intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy Lý luận chính trị - Một số vấn đề đặt ra hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay. Từ đó, xác định một số vấn đề đặt ra cần thực hiện để đội ngũ giảng viên lý luận chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong giảng dạy lý luận chính trị gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các khía cạnh: về nhận thức, về hoạt động giảng dạy, về nghiên cứu khoa học và về tạo lập cơ chế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy Lý luận chính trị - Một số vấn đề đặt ra hiện nay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH PHỦ ĐỊNH NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Lê Văn Phục Học viện Chính trị khu vực III Tác giả liên hệ: Lê Văn Phục, email: lephuchv3@gmail.com Tóm tắt: Bài viết tập trung nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy lý luận chính trị hiện nay. Từ đó, xác định một số vấn đề đặt ra cần thực hiện để đội ngũ giảng viên lý luận chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong giảng dạy lý luận chính trị gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các khía cạnh: về nhận thức, về hoạt động giảng dạy, về nghiên cứu khoa học và về tạo lập cơ chế. Từ khóa: quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh phản bác; lý luận chính trị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua bằng các hoạt động tinh vi, xảo quyệt, các thế lực thù địch đã đưa ra những quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ định bản chất, giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; xuyên tạc, phủ định quan điểm, đường lối, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc, phủ định bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Những chiêu trò đó của các thế lực thù địch là hết sức nguy hiểm. Mục đích cuối cùng mà chúng hướng đến là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta dày công xây đắp. Do vậy, nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai đó trong giảng dạy lý luận chính trị (LLCT) là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. NHẬN DIỆN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY Hiện nay, các quan điểm sai trái, thù địch phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng ta là hết sức đa dạng, phong phú. Trong giảng dạy LLCT, cần tập trung nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu sau đây: 362
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Thứ nhất, quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ định giá trị, bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Mục tiêu hàng đầu của các thế lực thù địch là xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm mất phương hướng, xa rời mục tiêu, lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì rằng, các thế lực thù địch nhận thức được rằng, sở dĩ cách mạng Việt Nam vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển bất chấp những khó khăn, thách thức khắc nghiệt là do có chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn dắt, soi đường và ảnh hưởng sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Chính điều đó, nên các thế lực thù địch bày ra và xuyên tạc với những luận điểm thâm độc nhằm chứng minh tính lỗi thời, lạc hậu của học thuyết Mác - Lênin. Bằng thực tế sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và Đông Âu, chúng khẳng định: “Mô hình sụp đổ, nghĩa là học thuyết sụp đổ. Thực chất chủ nghĩa Mác là một học thuyết hư vô, là sự biện hộ cho một khoa học tàn phá xã hội”! (Bùi, 2021, 176). Họ tuyên bố mạnh mẽ: “Cách mạng Tháng Mười Nga là sự đẻ non, là sai lầm của lịch sử; chủ nghĩa xã hội hiện thực là quái thai, là sự phát triển ngoài nền văn minh nhân loại”! (Bùi, 2021, 177). Hay họ cho rằng:“Hầu hết các nước ngày nay đều bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ còn một số nước ngoan cố như Trung Quốc, Việt Nam là tôn thờ”! (Bùi, 2021, 176). Hay gần đây, chúng xuyên tạc, vu khống Đảng ta: “Đem tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin áp dụng vào Việt Nam là sự gán ghép gượng gạo dẫn đến sai lầm”! (Bùi, 2021, 177). Từ đó, họ đưa ra các quan điểm phủ nhận bản chất, tính khoa học nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tập trung phủ định nguyên lý về hình thái kinh tế - xã hội, về học thuyết giá trị thặng dư, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về nguyên tắc tập trung dân chủ và đặc biệt là phủ nhận toàn bộ học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đặc biệt chúng tập trung xuyên tạc, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng: “Không có tư tưởng Hồ Chí Minh” hay “Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là ảo tưởng do Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ ra”! (Đinh, 2021, 214) hay họ cho rằng cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, dân tộc tư sản, trong khi đó ai cũng biết tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Họ còn trắng trợn cho rằng: “Hồ Chí Minh chỉ là người 363
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác - Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu. Đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là một sai lầm. Tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do là phi nhân tính”! (Bùi, 2021, 180). Cùng với đó họ phát tán những tài liệu với chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng dân tộc, không có ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin”!, “Con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn là con đường dân tộc, không phải chủ nghĩa xã hội”!, “Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là không đi theo con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn”! (Bùi, 2021, 181). Họ còn viết nhiều tài liệu dưới dạng văn học để dựng chuyện, vu cáo, bôi nhọ Bác về đời tư và sự nghiệp để nhằm “Hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”!... Thứ hai, xuyên tạc, phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Một trong những luận điểm vô cùng thâm hiểm của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phủ định con đường đi lên CNXH ở nước ta, đó là họ cho rằng: “Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lịch sử” (Đặng, 2021, 245), đó là sự lựa chọn chủ quan của Hồ Chí Minh, của những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, họ cho rằng chúng ta cần thay đổi, “kiên định đi theo chủ nghĩa xã hội là sai lầm, đi theo vết xe đổ của Liên Xô”! (Nguyễn, 2021, 269). Chúng đi đến kết luận xuyên tạc: “Chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ hiện thực được”! (Hội đồng lý luận Trung ương, 2017, 76). Họ còn trực diện phê phán, xuyên tạc sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Họ bằng những luận điệu tinh vi, họ cho rằng, Việt Nam với xuất phát điểm thấp, không còn sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa mà lựa chọn con đường quá độ “bỏ qua chế độ tư bản” là kỳ quặc, trái với quy luật tự nhiên, không thể đi lên chủ nghĩa xã hội được”, hay họ cho rằng: cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là “vẽ rắn thêm chân, đã là kinh tế thị trường thì “phải tự do tuyệt đối”. Thứ ba, xuyên tạc, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian qua các thế lực thù địch đã tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Đầu tiên họ tập trung phê phán Đảng ta không chịu đổi mới về chính trị, “không chịu thực hiện đa nguyên chính trị, giữ độc quyền lãnh đạo, hạn chế dân chủ”! (Bùi, 2021, 182). Họ mỉa mai cho rằng: “Độc tài, Đảng trị là cái gốc sai chính của nhà cầm quyền Việt Nam hiện đại”! và “Đảng chỉ 364
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” nên giữ vai trò lãnh đạo chính trị, không nên giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”! (Bùi, 2021, 182). Họ thống kê, tổng hợp những sai lầm, thiếu sót về quan điểm, đường lối lẫn hoạt động thực tiễn của Đảng trong quá khứ về các lĩnh vực của đời sống xã hội để minh chứng và đưa ra yêu sách:“chấm dứt vai trò lịch sử của Đảng”! mà trực tiếp là xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013. Trong thời gian gần đây, chúng lợi dụng đại dịch Covid-19 diễn ra đầu năm 2020; lợi dụng tình hình mưa lũ miền Trung năm 2020 để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho rằng lãnh đạo cấp cao của Đảng đã “không có hành động cụ thể”; trong việc chỉ đạo phòng, chống dịch, có dấu hiệu “bao che”, “bưng bít thông tin” nhằm che giấu “những hành vi bất chính” của một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Trần, 2020). Nhân lúc Đảng ta làm nhân sự cho Đại hội XIII, họ trắng trợn xuyên tạc bản chất công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ chỉ nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”, “lợi ích nhóm”... Nhân lúc Đảng ta triển khai việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII, chúng xuyên tạc để làm lu mờ những thành quả cách mạng, thổi phồng những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển đất nước, rồi quy kết đổ lỗi nguyên nhân của những hạn chế ấy là do thể chế chính trị, sự yếu kém trong thực hiện vai trò lãnh đạo... Khi Đảng xác định mục tiêu phát triển đất nước trong Văn Kiện XIII: “Phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Họ cho rằng những mục tiêu đó “không có tính khả thi” vì hiện tại Việt Nam vẫn là một nước nghèo, kém phát triển, do đó sẽ không thể đạt được những mục tiêu như đã đề ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Thực chất những quan điểm trên là xuyên tạc, phi lịch sử, phản động, phản khoa học. Mục đích thâm hiểm là rất rõ ràng, nếu chưa xóa bỏ được chủ nghĩa xã hội, lái nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa thì chí ít cũng làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY Những quan điểm sai trái, thù địch phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng ta của các thế lực thù địch, chống đối là hết sức nguy hiểm. Chính vì lẽ đó mà Bộ Chính 365
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TƯ, ngày 22-10-2018, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết số 35-NQ/TƯ đã xác định: Bảo vệ nền tảng tư tưởng vững chắc của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng Tuyên giáo các cấp (đội ngũ giảng viên LLCT) là nòng cốt. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị là người trực tiếp giảng dạy, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, giúp cho những đối tượng đó hình thành, phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học; hình thành niềm tin khoa học, từng bước tạo lập, rèn luyện, củng cố phẩm chất và năng lực chính trị, bồi đắp khả năng nhìn nhận, đánh giá khi tiếp cận các thông tin đa chiều. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị còn là người trực tiếp nghiên cứu để bổ sung và phát triển lý luận chính trị, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch dựa vào những vấn đề lý luận chưa lý giải được, những vấn đề bất cập của thực tiễn, những vấn đề giữa lý luận và thực tiễn chưa thống nhất để tìm cách xuyên tạc, nói xấu. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị đã tích cực nghiên cứu khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đó làm căn cứ khoa học cho việc bác bỏ những quan điểm sai trái, khẳng định giá trị khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Gắn với công việc chuyên môn của mình, đội ngũ giảng viên LLCT có vai trò to lớn trong việc tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Họ là lực lượng tiếp cận, nắm bắt thông tin nhanh, nhạy bén các luận điệu sai trái, thù địch vì họ là đội ngũ đông đảo, công tác ở trên các địa bàn khác nhau, ở nhiều lĩnh  Giảng viên lý luận chính trị là người đảm nhiệm giảng dạy các môn học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các học viện; các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã và các trường chính trị tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. 366
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” vực, nhiều lứa tuổi. Hơn nữa, đây là lực lượng có trình độ chuyên sâu, được đào tạo bài bản về khoa học lý luận chính trị. Cho nên họ là những người phân tích, nhận diện các luận điệu sai trái thù địch một cách nhanh, nhạy và chính xác. Để đội ngũ giảng viên LLCT thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong giảng dạy LLCT gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, trong thời gian tới cần chú trọng thực hiện một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy lý luận chính trị. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể trên nhiều mặt, nhiều phương diện. Trong đó, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Tích cực đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thông giáo dục quốc dân phù hợp với đối tượng học, bậc học trong từng thời kỳ phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức LLCT cho cán bộ, đảng viên trong các học viện, các trường chính trị… Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao, hấp dẫn. Như vậy, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản được xác định trong Nghị quyết 35- NQ/TW gắn liền trực tiếp với nhiệm vụ của các cơ quan, những người làm công tác LLCT, đặc biệt là những người giảng dạy LLCT ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; các học viện; các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã và các trường chính trị tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Do vậy, các cơ quan, những người làm công tác LLCT, đặc biệt đội ngũ giảng viên LLCT cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy LLCT, đó cũng chính là thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, từ đó xác định thái độ, trách nhiệm đúng đắn với nhiệm vụ đó. Mỗi giảng viên phải không ngừng tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy, phấn đấu trở thành tấm 367
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG gương về trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị vững vàng, không hoang mang dao động trước các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Phải xác định đây là công việc cần sự kiên trì, bền bỉ, lâu dài trong “cuộc chiến không có tiếng súng” mà người giảng dạy LLCT là chiến sỹ trên mặt trận đó. Thứ hai, cần chú trọng nghiên cứu tích hợp những quan điểm sai trái, thù địch vào hoạt động giảng dạy lý luận chính trị. Như trên đã đề cập, các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng ta là hết sức đa dạng, phức tạp, tinh vi, xảo quyệt. Để nghiên cứu tích hợp vào giảng dạy thì đội ngũ giảng viên LLCT cần chú ý thực hiện một số điểm sau: Một là, nghiên cứu, lựa chọn xây dựng nội dung tích hợp vào môn học, bài học. Để thực hiện điều này, người giảng viên LLCT cần nghiên cứu, lựa chọn, tích hợp những quan điểm sai trái, thù địch cụ thể vào nội dung từng môn học, bài học sao phù hợp (sau khi đã nhận diện những quan điểm sai trái, thù địch). Để có sự thống nhất cao, có tính hệ thống thì các đơn vị giảng dạy (các khoa, trung tâm,…) cần nghiên cứu, lựa chọn, xác định những quan điểm sai trái, thù địch để tích hợp nội dung vào trong từng môn học, bài học, từ đó làm tài liệu thống nhất chung cho việc giảng dạy. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phù hợp với từng môn học, bài học, đồng thời xác định phương pháp tích hợp các luận cứ khoa học đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong môn học, bài học, trong quá trình giảng dạy. Hai là, tích hợp trong xây dựng mục tiêu, kết cấu nội dung bài giảng. Trong mục tiêu bài giảng cần chú trọng xác định những kiến thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trong đó, nhấn mạnh những kiến thức về tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, bảo vệ Nhà nước và nhân dân; những hiểu biết để nhận diện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch. Trong kết cấu nội dung bài giảng, bên cạnh bám sát giáo trình môn học, giảng viên LLCT cần xác định rõ các vấn đề tích hợp gắn với từng nội dung trong từng bài giảng. Chẳng hạn như: xác định các quan điểm sai trái, thù địch, những âm mưu thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động liên quan 368
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” đến các nội dung trong từng bài giảng; xác định các luận cứ khoa học được phân tích, luận giải để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xác định những tình huống, những vấn đề, những câu hỏi cần nêu ra liên quan đến quan điểm sai trái, thù địch cũng như các luận cứ phản bác những quan điểm sai trái, thù địch đó; xác định vấn đề liên hệ với thực tiễn đất nước gắn liền với nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ba là, tích hợp trong hoạt động giảng dạy trên lớp và kiểm tra, đánh giá. Để phát huy tính chủ động, sáng tạo và hứng thú cho người học, giảng viên LLCT cần chú trọng sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực. Trong đó, cần ưu tiên sử dụng phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, trao đổi trực tiếp với người học. Giảng viên LLCT cần chú trọng nêu các vấn đề thảo luận, thực hiện tương tác, trao đổi; lồng ghép các vấn đề, các sự kiện, các quan điểm phản động, sai trái trong nội dung các chủ đề thảo luận để người học nghiên cứu, trao đổi, bày tỏ chính kiến của mình. Từ đó, bằng những luận cứ khoa học, hiểu biết về thực tiễn đất nước, địa phương, thực tiễn của người học và kiến thức môn học để làm rõ cơ sở khoa học, khẳng định tính đúng đắn, cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh của Đảng, đường lối đổi mới đất nước... và bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, luận điệu xuyên tạc, chống phá. Trong kiểm tra, đánh giá cần thực hiện thông qua các hoạt động giảng dạy như: xử lý tình huống, nêu vấn đề, hỏi đáp, thảo luận, trao đổi tương tác trên lớp,… Từ đó, giảng viên kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng, nhận thức, tư tưởng và ý thức trách nhiệm của người học trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ngoài ra, cần tích hợp các nội dung của Nghị quyết 35-NQ/TW vào đề thi kết thúc môn học, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án... Thứ ba, cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trong hoạt động giảng dạy nói chung và giảng dạy LLCT nói riêng, nghiên cứu khoa học là một khâu không thể tách rời. Nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc giảng dạy LLCT gắn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghiên cứu khoa 369
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG học góp phần làm sáng tỏ, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học để xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ cho đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ngoài ra, trong lĩnh vực này giảng viên còn đóng vai trò là các “chuyên gia bút chiến” trực tiếp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Do đó, trong giảng dạy LLCT gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Các các đơn vị, khoa, trung tâm… của các cơ sở giáo dục, đào tạo cần xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch, nội dung nghiên cứu khoa học bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 35-NQ/TW; gắn với nội dung môn học, bài học. Cần tăng cường sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chuyên môn bằng các hình thức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, dự giờ góp ý xây dựng bài giảng cho giảng viên. Nghiên cứu xây dựng thư mục khoa học về nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch; xác định các luận cứ khoa học phê phán, bác bỏ phục vụ cho hoạt động tích hợp vào từng nội dung môn học, bài học. Bên cạnh đó, các giảng viên LLCT cần tự giác tích cực làm đề tài khoa học, viết bài tạp chí khoa học, bài báo liên quan bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để tuyên truyền trên sách, báo, tạp chí… góp thêm tiếng nói trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thứ tư, cần tạo lập cơ chế để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy lý luận chính trị. Để gắn việc giảng dạy LLCT với đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch bên cạnh tự ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên LLCT thì cũng cần sự quan tâm và định hướng kịp thời từ cơ quan chức năng. Trong thực tế đa phần đội ngũ giảng viên LLCT là những người tự ý thức trách nhiệm đó là công việc của mình phải làm, đa phần đội ngũ giảng viên LLCT là những người trình độ chuyên sâu, được đào tạo bài bản về khoa học LLCT. Nhưng vẫn còn một bộ phận ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa tự giác trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; còn hạn chế về trình độ chuyên môn, phương pháp, kỹ năng trong giảng dạy LLCT gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Do vậy, các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần chú trọng bổ sung 370
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quy chế của giảng viên LLCT tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chú trọng đầu tư trang thiết bị, phương tiện phù hợp phục vụ cho giảng dạy. Đặc biệt, cần có “cơ chế đặc thù” để quan tâm, động viên cả vật chất và tinh thần đối với giảng viên chuyên làm nhiệm vụ này. 4. KẾT LUẬN Để gắn việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy LLCT có hiệu quả cao, trong thời gian tới bên cạnh nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch thì cần chú trọng thực hiện một số vấn đề: nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy LLCT; chú trọng nghiên cứu tích hợp những quan điểm sai trái, thù địch vào hoạt động giảng dạy LLCT trị; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tạo lập cơ chế để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy LLCT. Thực hiện tốt những điều này, chắc chắn sẽ góp phần nhận thức đúng đắn những luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng của Đảng như Nghị quyết 35-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi, Đ. B. (2021). “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với Việt Nam. In Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (pp. 174–190). Chính trị quốc gia sự thật. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Chính trị quốc gia. [3]. Đặng, T. G. (2021). “Việt Nam lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lịch sử”- Một luận điệu xuyên tạc vô cùng nguy hiểm và thâm độc của đối tượng cơ hội chính trị. In Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (pp. 245-255). Chính trị quốc gia sự thật. 371
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [4]. Đinh, B. Â. (2021). Âm mưu, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. In Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (pp. 213-226). Chính trị quốc gia sự thật. [5]. Hội đồng lý luận Trung ương. (2017). Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng. Chính trị quốc gia Sự thật. [6]. Nguyễn, B. D. (2021). Phải chăng kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, là đi theo vết xe đổ của Liên Xô? In Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (pp. 268-284). Chính trị quốc gia sự thật. [7]. Trần, H. N. (2020). Phòng, chống “diễn biến hòa bình ” về mặt tư tưởng trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Báo Quân Đội Nhân Dân. 372
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2