intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN BÓN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

140
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu rét. 1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh: Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu rét. Nhiệt độ thích hợp cho cây đậu tương từ 27-300C. Ở Việt nam đậu tương có thể trồng hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước. Đậu tương không yêu cầu nghiêm ngặt về đất đai từ đất sét, sét pha thịt, đất thịt pha cát và đến đất cát nhẹ. Tuy nhiên trên đất cát đậu tương thường không cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN BÓN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG

  1. PHÂN BÓN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu rét. 1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh: Đậu tương có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu rét. Nhiệt độ thích hợp cho cây đậu tương từ 27-300C. Ở Việt nam đậu tương có thể trồng hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước. Đậu tương không yêu cầu nghiêm ngặt về đất đai từ đất sét, sét pha thịt, đất thịt pha cát và đến đất cát nhẹ. Tuy nhiên trên đất cát đậ u tương thường không cho năng suất ổn định. Đậu tương có thể trồng 3 vụ trên năm hoặc xen với các loại cây trồng khác trong chu kỳ luân canh. Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên đậu tương có thể trồng 2 vụ/năm kề nhau trong mùa mưa hoặc gố i vụ với các loại cây trồng khác. 2. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng đậu tương ở vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ: vụ 1 gieo tháng 4, 5 và thu hoạch tháng 7,8. Vụ 2 gieo tháng 7, 8 và thu hoạch tháng 10 , 11. trong khi đó vùng đồng bằng sông Cửu Long thời vụ thường muộn hơn: Vụ 1 gieo tháng 12 thu hoạch tháng 2,3, vụ 2 gieo tháng 2 thu hoạch tháng 5, 6. Mật độ khoảng cách: tùy theo thời vụ và đặc điểm giống mà mật độ khoảng cách có thể khác nhau. Với các giống chín sớm mật độ tối thích 55 cây/m2, các giống chín trung bình mật độ tối thích 40-45 cây/m2.
  2. 3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây đậu tương Đậu tương yêu cầu lượng dinh dưỡng khá lớn đặc biệt là đậu tương sản xuất theo hướng thâm canh. So với ngô như cầu về đạm và kali cao gấp 2 lần. Tuy nhiên do khả năng cố định đạ m của đậu tương mà nhu cầu về đạm bón ít hơn so với các loạ i cây trồng khác. Nguồn đạm cộng sinh có thể cung cấp khoảng 60 % tổng số nhu cầu. Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây đậu tương. Đạm thường được tích lũy trong giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và nhu cầu cao nhất vào giai đoạn ra hoa, kết quả. Lân là nguyên tố quan trọng tới dinh dưỡng của đậu tương, lân các tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ, nốt sần, hoa và quả. Lân tham gia vào thành phầ n nuclêotit, axit nucleic, photpholipit v.v.. góp phần trong quá trình trao đổi gluxit và thúc đẩy quá trình quang hợp và hô hấp. Kali có vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình trao đổi đạm, trong chuyển hóa gluxit cũng như hàng loạt các phản ứng trao đổi khác trong cây, điều hòa quá trình cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu lạnh và chống đổ. Thiếu kali thường dẫn đến hiện tượng mép lá bị cháy, lá bị cong lên phía trên và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt thương phẩm.
  3. 3.1. Phân bón cho cây đậu tương Bảng 4: Phân bón cho cây đậu tương trên các loại đất và theo mùa vụ khác nhau Loại đất Thời vụ Phân hữu cơ V ội N (tấn/ha) kg/ha Đất phù sa Vụ hè 5-8 300-400 20-30 Vụ hè thu 6-10 300-400 30-40 Đất xám Vụ hè 5-8 300-500 20-30 Vụ hè thu 6-10 300-500 20 Đất bazan Vụ hè 5-8 300-500 40 Vụ hè thu 5-8 300-500 40 3.2. Thời kỳ bón phân, cách bón Bón lót toàn bộ phân hữu cơ (hoặc vi sinh), toàn bộ vôi, toàn bộ phân lân, và 1/3 lượng kali rải phân theo hàng. Bón thúc 1: Khi cây có 1 lá thật: bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng phân kali, bón phân cách gốc khoảng 5 cm, lấp đất kết hợp làm cỏ và xới vun nhẹ Bón thúc 2: Khi cây có 2-3 lá thật: 1/3 lượng đạm, và 1/3 lượng kali còn lại.
  4. Bón thúc 3: Khi cây chuẩn bị ra hoa với lượng đạm còn lại 4. Hiệu lực của Kali đối với đậu tương Theo kết quả nghiên cứu của Tô Văn Thống (1994), Bón kali cho đậu tương trên đất bạc màu có hiệu lực cao rõ rệt. Bón đơn thuần kali làm tăng năng suất 45% so với không bón và 31% so với bón NP. Hiệu suất kali từ 5,8 đến 15 kg đậu/kg K2O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2