intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phan Huy Ôn, nhà sử học kiêm toán học ở thế kỷ XVIII 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

123
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phan Huy Ôn, nhà sử học kiêm toán học ở thế kỷ XVIII 1 Phan Huy Ôn là con ông Phan Huy Cận (sau đổi là Áng) và là em ông Phan Huy Ích, một nhân vật có nhiều đóng góp vào cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Họ Phan này gốc ở chợ Cày (tức làng Ngọc Điền, nay thuộc huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), về sau mới rời sang làng Canh Hoạch ở cùng tỉnh1. Cuối đời Lê, nhân Phan Huy Cận ra làm quan ở Thăng Long, gia đình này mới nhập tịch làng Thuỵ Khuê, sáng lập ra chi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phan Huy Ôn, nhà sử học kiêm toán học ở thế kỷ XVIII 1

  1. Phan Huy Ôn, nhà sử học kiêm toán học ở thế kỷ XVIII 1 Phan Huy Ôn là con ông Phan Huy Cận (sau đổi là Áng) và là em ông Phan Huy Ích, một nhân vật có nhiều đóng góp vào cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Họ Phan này gốc ở chợ Cày (tức làng Ngọc Điền, nay thuộc huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), về sau mới rời sang làng Canh Hoạch ở cùng tỉnh1. Cuối đời Lê, nhân Phan Huy Cận ra làm quan ở Thăng Long, gia đình này mới nhập tịch làng Thuỵ Khuê, sáng lập ra chi họ Phan ở Sài Sơn, tỉnh Hà Sơn Bình cũ.
  2. Huy Ôn thuở còn trẻ tên là Khuông, lớn lên đi thi đổi là Uông, tự Trọng Dương, hiệu Nhã Hiên, đến sau khi đỗ thi hương, lại đổi tên là Ôn, tự Hoà Phủ, hiệu Chỉ An. Năm ông đỗ giải nguyên mới 20 tuổi (1774), đến năm 26 tuổi (1779) đỗ đồng tiến sỹ, sau làm đốc đồng2 Sơn Tây, rồi Thái Nguyên và Thị chế Hàn lâm viện, đến năm 32 tuổi (1786) thì mất, được tặng Mỹ Xuyên bá, và truy tặng tước Mỹ Xuyên hầu. Năm ông mất, chính là năm Quang Trung kéo quân ra Thăng Long, diệt họ Trịnh, củng cố lại ngôi vua cho nhà Lê. Huy Ôn tuy mất lúc còn trẻ tuổi, nhưng cũng để lại một số tác phẩm có giá trị, có lẽ ông tranh thủ biên soạn trong lúc làm quan, nhất là khi ở Viện hàn lâm. Tác phẩm của ông, ngoài một số bài thơ nhỏ lẻ, có các tập đăng khoa lục nh ư: Liệt huyện đăng khoa lục, Khoa bảng tiêu kỳ, Nghệ An tạp ký và đặc biệt có quyển Chỉ minh lập thành toán pháp. Về các tập đăng khoa lục, Huy Ôn dựa theo tài liệu cũ sắp xếp lại có hệ thống hơn, một mặt theo các triều đại, mặt khác theo các trấn (tỉnh) các huyện, liệt kê danh sách các người đỗ đại khoa, như tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa), tiến sĩ (tức Hoàng giáp), đồng tiến sĩ ở các kỳ thi chính, tức có định kỳ. Ngoài ra,
  3. tác giả có lưu ý ghi chép danh sách người thi đỗ ở các kỳ thi đặc biệt, không định kỳ, như các khoa Minh kinh, hoành từ, chế khoa. Như vậy, trong quyển Liệt huyện đăng khoa lục, ông đã có công viết tiểu sử rất kỹ một số người có tên tuổi, thí dụ Nguyễn Trãi, và có công sắp xếp rành mạch từng huyện một, đặc biệt trong tỉnh Nghệ An, là tỉnh chánh quán của ông, ông đã tìm tòi, bổ sung được một số người không có trong các tập đăng khoa lục trước đó. Cần chú ý rằng tỉnh Nghệ An thời Lê bao gồm Hà Tĩnh thời Nguyễn và bao gồm cả châu Bố Chính, giáp Hoành Sơn (nay thuộc Quảng Bình). Qua quyển này, chúng ta thấy Nghệ An thời Lê chỉ có hai trại trạng nguyên, một là Bạch Liêu, người làng Nguyễn Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu (nay ở huyện Yên Thành), sau làm gia khách cho Trần Quang Khải rời nhà ra ở làng Nghĩa Lư, huyện Thanh Lâm (Hải Hưng), nhưng lúc về già lại vào ở chân Hồng Lĩnh, hiện có mộ táng ở xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh hiện nay); hai là Trương Xán, người làng Hoành Bồ (giáp đèo Ngang), huyện Hoành Sơn, phủ Hà Hoa. Bạch Liêu đỗ khoa Đại tỉ đời Trần Thánh Tông, còn Trương Xán đỗ khoa Đại tỉ trước đó, đời Trần Thái Tông. Việc này ghi rõ trong quyển Nghệ An tạp ký, có lẽ cũng
  4. chỉ là một chương của quyển Liệt huyện đăng khoa lục. Về quyển Liệt huyện đăng khoa lục này, về sau, em ông Huy Ôn là Huy Sáng tiếp tục chỉnh lý và bổ sung. Riêng trong quyển Khoa bảng tiêu kỳ gồm 8 mục, chúng ta thấy có vài chỗ chép trùng lắp với quyển Liệt huyện đăng khoa lục ở trên, ngoài mục thứ sáu là mục chép về các khoa thi hương (hương khảo). Đặc biệt, tác giả có tập hợp một số gia đình có truyền thống đỗ đại khoa như ba đời liền cùng đỗ, hoặc trong một đời mà cha con, chú cháu, anh em cùng đỗ, hoặc có 8 gia đình mà 3 anh em cùng đỗ tiến sĩ… Ngoài ra, tác giả có một số tra cứu bổ sung ở các khoa thi ch ưa chính quy khoảng những năm mà Lê Lợi sắp và mới lên ngôi vua, thí dụ khi Lê Lợi đến Đông Đô, mở khoa thi đầu tiên giấy Giáp đệ 26 người, Đào Công Soạn đỗ đầu, và Ất đệ 6 người, Nguyễn Tông Vĩ đỗ đầu; tiếp đó có các khoa Minh kinh có Triệu Thái đỗ đầu; khoa Hoành từ có Nguyễn Thiên Tích đỗ đầu; khoa đặc biệt đối sách năm Quý Sửu, có Chu Xa đỗ đầu. Đến thời Lê Thánh Tông, trước khoa Đại Bảo là khoa chính quy, dẫn đầu là trạng nguyên Nguyễn Trực, có khoa thi ch ưa chính quy năm Ất Mão ở nhà Vân tập chỉ lấy có 6 người, có Nguyễn Nhật Tuyên đỗ đầu. Những chi tiết như vậy rất cần
  5. thiết cho việc tìm hiểu sự phát triển văn hoá thời Lê sơ, vì rằng các kỳ thi đó được chép rất lộn xộn ở nhiều sách đăng khoa lục khác. Đặc biệt, Huy Ôn rất chú trọng về toán học: Quyển Chỉ minh lập thành toán pháp của ông khá thông dụng thời Lê và Nguyễn, lúc mà ngành toán ở nước ta đang ở bước sơ đẳng, so với ngành toán hiện đại ngày nay. Không rõ tác giả soạn sách này vào những năm nào, có thể trước thời gian ông làm quan, tức trước năm 1779, lúc ông còn dạy học ở Đông Ngạc (Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội hiện nay), vì rằng tên tác giả ghi là: Đông Ngạc xã, lão phố Phan Huy Khuông tức là cái tên lúc còn hàn vi. Bản chép tay này ở Thư viện khoa học xã hội là một bản phần đầu gồm quyển Chỉ minh lập thành toán pháp của Huy Khuông, còn phần sau phụ lục nói về nhà toán học rất xưa của ta là trạng nguyên Lương Thế Vinh thời Lê Thánh Tông và nhà toán học lớp trước Huy Khuông là Phạm Hữu Chung tự là Phúc Cẩn, người huyện Thanh Lâm (Hải Hưng), thời Lê Dụ Tông. Tác phẩm của Huy Ôn gồm bốn quyển, tức là bốn mục và một bài tựa đặt ở đầu sách: “Phan gia toán pháp chỉ minh tự” (Bài tựa sách làm toán của họ Phan). Mở
  6. đầu Quyển I là sơ đồ hình vẽ bàn tính ngũ phân, tức bàn tính gồm 15 hàng, mỗi hàng có 5 con tính ở dưới, 2 con tính ở trên, hiện còn lưu hành trên miền Bắc ta, ở nhiều cửa hàng thuốc bắc, bách hoá và thực phẩm… Tiếp đó, là bài thơ tổng quát về cương lĩnh chung, rồi đến các phép tắc chung, bản cửu chương, sau phép tính gốc (tương đương với bốn phép tính gốc của ta hiện nay là: nhân, chia, trừ, cộng), các đơn vị đo lường xưa như tiền (tiêu dùng), nhận (đo), ly (cân), quẻ (đong)… Quyển II nói về phép đo đạc ruộng đất, gồm 32 hình vẽ các kiểu diện tích, các phép hình học mặt phẳng, phép lấy số pi, phép bình phương, khai phương… Quyển III nói về phép thực hành đo đạc, đong lường, đặc biệt áp dụng vào phép chở thuyền, phép đắp đê. Quyển IV nói về phân số như các cách bình phân, sai phân. Cuối sách là bảng toán học điều lệ, ghi rõ các bước học tập, các lời căn dặn như phải nắm vững lý thuyết, trước khi thực hành và khi thực hành phải thận trọng, để tránh sai sót, để đến nỗi sai một ly, đi một dặm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2