intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIEZEL SỬ DỤNG BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Tuyến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:55

1.199
lượt xem
546
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ DIEZEL có công dụng hút dầu từ thùng chứa, lọc sạch và tạo áp lực cao phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương mù, đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phù hợp với phụ tải của động cơ. Do chất lượng phun nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến công suất, mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Vì vậy hệ thống cung cấp nhiên liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Dầu DIEZEl cung cấp cho động cơ phải sạch. Thời điểm bắt đầu phun dầu phải chính xác, thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIEZEL SỬ DỤNG BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI

  1. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIEZEL SỬ DỤNG BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI I.Công dụng, yêu cầu, phân loại: 1.1- Công dụng: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ DIEZEL có công dụng hút dầu từ thùng chứa, lọc sạch và tạo áp lực cao phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương mù, đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phù hợp với phụ tải của động cơ. 1.2- yêu cầu: a. Chỉ tiêu kĩ thuật: Do chất lượng phun nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến công suất, mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Vì vậy hệ thống cung cấp nhiên liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Dầu DIEZEl cung cấp cho động cơ phải sạch. - Thời điểm bắt đầu phun dầu phải chính xác, thời điểm kết thúc phải dứt khoát để tránh hiện tượng phun nhỏ giọt. - lượng nhiên liệu phun phải kịp thời, đúng thời điểm quy định và đồng đều giữa các Xilanh của động cơ. - áp suất phun phải đảm bảo để nhiên liệu phun ra ở dạng sương mù và bảo đảm đọ phun xa tới các góc của buồng cháy. -Lượng nhiên liệu phun phải thay đổi phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. b. Chỉ tiêu về kinh tế: -Hoạt động lâu bền, có đọ tin cạy cao. - Dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. -Dễ chế tạo, giá thành hạ. -1-
  2. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L 1.3. Phân loại: Có nhiều kiểu phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu DIEZEL sủ dụng bơm cao áp phân phối nhưng ngày nay dựa vào hình thức hoạt động của bơm người phân thành: - Hệ thống cung cấp nhiên liệu DIEZEL sử dụng bơm cao áp trang bị bộ điều tốc điều khiển bằng cơ năng. -Hệ thống cung cấp nhiên liệu DIEZEL sử dụng bơm cao áp điều khiển bằng thiết bị điện tử . -2-
  3. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L II. SƠ ĐỒ CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHUNG CỦA HỆ THÔNGS CUNG CẤP NHIÊN LIỆU DIEZEL SỬ DỤNG BƠM CAO ÁP PHÂN PH 2.1 Sơ đồ cấu tạo: Hình 1: Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống cung cấp nhiên liệu DIEZEL sử dụng bơm cao áp phân phối Trang bị bộ điều tốc cơ khí 2.2 Nguyên lý làm việc: - Trục dẫn động bơm cao áp được quay nhờ Curoa căng(hoặc bánh răng) dầu DIEZEL được bơm cung cấp nhiên liệu hút qua bộ tách nước và lọc dầu tới đường dầu vào bơm cao áp. -3-
  4. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Bộ lọc dầu có tác dụng lọc sạch các cặn bẩn trong dầu DIEZEL và bộ tách nước gắn ở phía dưới của bộ lọc dầu để loại bỏ nước có lẫn trong nhiên liệu. Khi trục bơm quay nhiên liệu được hút vào bơm cung cấp và theo đường dẫn vào trong buồng cao áp. áp suất nhiên liệu tỉ lệ thuận với tốc độ của trục bơm(tốc độ của động cơ ) và khi áp suất này vượt quá trị số quy định thì nhiên liệu thừa sẽ được hồi về khoang áp lực thấp qua van điều tiết áp suất nhiên liệu đặt ở đường ra của bơm cung cấp. Nhiên liệu trong khoang bơm cao áp qua đường vào phía đầu bơm đi vào buồng áp suất. Tại đó áp suất của nó sẽ tăng lên do Piston vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến. Nhiên liệu sau đó sẽ qua cửa ra của buồng áp suất thắng được sức căng của lò xo van triệt hồi(van phân phối) rồi theo đường cao áp phun vào động cơ qua vòi phun. Một van dầu hồi được đặt ở phía trên lắp bơm có chức năng duy trì nhiệt độ, áp suất nhiên liệu không đổi trong buồng bơm bằng việc hồi dầu thừa vào thùng nhiên liệu qua đường dầu hồi -4-
  5. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L PHẦN II KẾT CẤU-NGUYÊN LÝ LÀM VIÊC CỦA BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI Cũng giống như các loại bơm cao áp khác: Bơm cao áp phân phôi được xem như quả tim của động cơ diezel nó có công dụng: ấn đinh lưu luợng phun nhiên liệu. Tạo áp suất cao để phun nhiên liệu vào buồng đot qua kim phun nhiên liệu. Bơm nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm và đúng lượng cần thiết theo yêu cầu của các chế độ làm việc của động cơ. Cung cấp nhiên liệu thống nhất giữa các kim phun theo đúng thứ tư nổ cua động cơ. Tuy nhiên do co cấu tạo và đặc điểm làm việc có nhiều ưu điểm hơn nên ngày nay bơm cao áp phân phối đang được sử dụng ngày càng nhiều trên các động cơ cỡ nhỏ và trung bình. Trong đó bơm cao áp VE được sử dụng rộng rãi hơn cả, ngoài ra còn một số lọai bơm phân phôis khác như: Bơm CAV-DPA; hệ thống STARADYNE, và bơm chia với thiết bị điều khiển bằng điện tử. -5-
  6. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L I/Bơm cao áp phân phối VE trang bị bộ điều tốc cơ năng. 1.1.Cấu tạo nguyên lý làm việc chung của bơm cao áp phân phối trang bị bộ điều tốc cơ năng. 1.1.1.Cấu tạo. Hình 2: Bơm cao áp phân phối VE trang bị bộ điều tốc cơ khí Trục dẫn động bơm chia đặt trên ổ đỡ trong thân bơm trên trục chủ động là bơm cung cấp nhiên liệu được dẫn động bằng Rơle (hoặc bánh răng). Bộ truyền động bánh răng và đĩa con lăn được lắp trên trục truyền động với phương thẳng đứng so với trục . Con lăn của bơm phân phối chuyển động xoay tròn, lên xuống sẽ tác động lên đàu piston bơm, nhờ đó piston có thể vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến. -6-
  7. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Tại đầu bơm phân phối có bộ tắt máy bằng điện, van phân phối và các ống van phân phối. Bộ điều chỉnh tốc độ li tâm(bộ điều tốc) được cấu tạo bởi các má băng và hệ thống tay đòn điều chỉnh cùng van trượt. Phía dưới bơm có bộ điều chỉnh phun sớm bằng áp suất thủy lực. Phía trên có tay đòn điều chỉnh số vòng quay và hai vít điều chỉnh không tải, điều chỉnh số vòng quay định mức. 1.1.2. Nguyên lý làm việc: Khi khởi động động cơ lúc đó bơm cung cấp nhiên liệu se hoạt động và hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu qua bộ tách nước, bầu lọc tới đường dầu vào bơm cao áp rồi được đưa tới bơm cánh gạt. Nhiên liệu được cung cấp trực tiếp từ bơm này vào trong khoang bơm. Nhiên do bơm cánh gạt cung cấp có áp suất vượt quá áp suất của bơm phân phối, để giảm bớt áp suất này trên đuờng ra của bơm cánh gạt người ta có lắp một van điều chỉnh áp suất. Khi áp suất đạt đến một giá trị nhất định sẽ thắng sức cang của lò xo đảy van điều áp đi lên, lúc này nhiên liệu se qua đường dẫn quay trở về đường nạp nhiên liệu ban đầu trong than bơm. Luợng nhiên liệu cần thiết sẽ được đưa vào buuồng trong của bơm phân phối tại đó để làm mát và thường xuyên tự sả e cho bơm ,một lượng nhiên liệu nhất định luôn chạy qua van dầu hồi trở về thùng nhiên liệu. Khi piston đi xuống, lúc này rãnh vát trên đầu piston mở cửa nạp. Nhiên liệu trong khoang bơm sẽ qua đường nạp vào rãnh vát của piston chia tới khoang cao áp của bơm phân phối. Piston bơm phân phối nhận chuyển động quay từ cam và con lăn. Số vấu cam của đĩa cam hay số lần chuyển động lên xuống của con lăn chính bàng số Xilanh mà động cơ có. Cam lăn mang chuyển động qua cam quay qua đó nó tác động thành chuyển động tịnh tiến cảu đĩa cam và làm cho Piston vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay. Qua chuyển động quay sẽ tạo lên việc đóng mở của rãnh vát và đường dầu vào piston chia và đầu chia. áp lực cao đạt được nhờ sự chuyển động đi lên của piston. Sự cung cấp nhiên liệu đựơc thực hiện khi rãnh vát của piston chia đóng cửa dầu vào và khi cửa xả trên piston trùng với đường xả trên đầu bơm. Dầu với áp suất cao được tạo ra sẽ thắng sức căng lò xo của van triệt hồi khi đó van triệt hồi được nâng lên và nhiên liệu sẽ được bơm lên vào đường cao áp phun vào động cơ qua kim phun. -7-
  8. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Quá trình cung cấp nhiên liệu kết thúc khi piston tịnh tiến lên mở van tiết lưu qua đó nhiên liệu từ buồng áp suất cao được xả tự do trả lại khoang bơm. Quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ còn được điều khiển bởi van tiết lưu thông qua bộ điều tốc li tâm. Khi công suất động cơ tăng nhiên liệu sẽ được phun vào sớm hơn thông qua bộ điều chỉnh phun sớm bằng thủy lực. Khi tắt máy là ngừng cung cấp nhiêu liệu cho piston, xilanh bom cao áp ta chỉ cần cắt điện của van điện từ khi đó van điện từ sẽ đóng đường nạp nhiên liệu vào trong khoang cao áp lúc này do chuyển động quán tính của động cơ piston vẫn vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến nhưng không có nhiên liệu cung cấp nên động cơ sẽ ngừng làm việc. 1.2. Cấu tạo nguyên lý làm việc của các cụm chi tiết, chi tiết trong bơm cao áp phân phối trang bị bộ điều tốc cơ năng. 1.2.1. Bơm cung cấp nhiên liệu (Bơm cánh gạt) 1. Cấu tạo của bơm: Hình 3. Bơm cung cấp Bơm cánh gạt được bố trí trên trục truyền chình trong thân bơm phân phối nó gồm Roto được lắp cố định trên trục bằng thên. Trên Roto có 4 rãnh lắp 4 cánh gạt. -8-
  9. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Để thực hiện quá trình bơm bên trên vòng ngoài Roto lắm vòng sai tâm bằng 2 vít. Trên vòng sai tâm có một lỗ ở đường ra của bơm cánh gạt vào khoang bơm. Đường nhiên liệu từ ngoài vào bơm, cửa nạp của bơm. Trên đường ra của bơm có nắp van điều áp và đường dầu hồi để ổn định áp suất nhiên liệu trong khoang bơm. 2. Nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt: Khi trục chuyển động quay, Roto được lắp cố định ở trên trục sẽ quay theo, nhờ lực li tâm cánh gạt sẽ văng ra, nhiên liệu từ đường dầu vào đến cửa nạp của bơm. Do cấu tạo vòng lệch tâm nên cánh gạt của bơm sẽ văng ra lớn nhất nguyên liệu vào trong khoảng không gian cánh gạt, Roto, vòng lệch tâm . Roto tiếp tục quay làm cánh gạt tiếp xúc với vòng lệch tâm dầu ngày càng thu hẹp lại, do vòng lệch tâm dầu bị nén lại tạo áp suất. Khi Roto tiếp tục quay khoang nhiên liệu bị nén đến cửa xả và theo lỗ xả đến đường dẫn đi vào khoang phía trong của bơm để cung cấp cho Piston chia. áp suất của nhiên liệu sẽ tăng lên khi số vòng quay của trục khuỷu động cơ tăng. Khi áp suất nhiên liệu trong khoang bơm tăng để điều chỉnh áp suất theo số vòng quay của động cơ thì Van điều áp được bố trí trên đường xả của bơm cánh gạt sẽ hoạt động khi đó áp suất trong khoang bơm sẽ đủ lớn để thắng sức căng của lò xo van điều áp đẩy Piston van điều áp đi lên làm mở cửa dầu hồi, nhiên liệu từ cửa xả của bơm cánh gạt qua đường dầu hồi về đường dầu lạp trong thân bơm ngoài ra trên lắp máy còn có lắp đường dầu hồi về thùng nhiên liệu. 1.2.2 Van điều áp và đường dầu hồi 1.Van điều áp -9-
  10. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L 1.Đệm cao xu 2.Lò xo 3.Xi lanh (thân van) 4.Lỗ cân bằng áp suất 5.Lỗ dầu hồi 6.Đường dầu ra 7.Đường dầu đến 8. Piston 9. Ren Hình vẽ: Cấu tạo van tiếp lưu (van điều áp) Áp suất nhiên liệu ở bơm cung cấp tăng tỉ lệ thuận với tốc độ bơm, tuy nhiên lượng nhiên liệu được sử dụng vào việc phun cần thiết cho động cơ lại ít hơn nhiều so với lượng nhiên liệu chuyển tới từ bơm cung cấp. Vì vậy để tránh được tăng quá sức áp suất nhiên liệu trong buồng bơm do thừa nhiên liệu và điều chỉnh áp suất trong buồng bơm luôn nằm trong một giá trị nhất định thì ở đường ra của cung cấp người ta có nắp một van điều tiết áp suất (Van điều áp). Cấu tạo, hoạt động của van điều áp Van điều áp có cấu tạo gồm: Piston được lắp trong Xilanh (Thân van) đầu phía dưới tiếp xúc với cửa xả của bơm cung cấp nhiên liệu , đầu trên lắp với lò xo. Đế van luôn ở trạng thái đóng khi áp suất trên đương ra chưa thẳng nổi sức căng của lò xo. Trên thân có hai lỗ: Lỗ dầu hồi khi áp suất dầu do bơm cung cấp tạo ra thắng sức căng của lò xo làm đẩy Piston đi lên mở lỗ này đưa nhiên liệu về đường lạp;Lỗ cân bằng áp suất ở phía trên, lỗ này có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong khoang bơm phía trên Piston khi mà Piston đi lên cũng như đi xuống. Nó cho áp suất mở van chỉ phụ thuộc vào lực căng của lò xo và khi Piston đi xuống nó sẽ bù một lượng nhiên liệu vào để không tạo ra một độ chân không cản trở Piston chuyển -10-
  11. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L động đi xuống đóng lỗ dầu hồi lại khi áp suât nhiên liệu trong khoang bơm ở mức quy định. Van được lắp vào thân bơm bằng Ren và để không lọt dầu trên van có lót hai vòng đệm cao su. 2.Van dầu hồi: 1. Đệm bằng đồng 2. Đầu nối 3. Đường dầu ra 4. Lỗ khoan 5. Lưới lọc 6. Đường dầu đến Hình vẽ: Cấu tạo van dầu hồi + Đường dầu hồi được lắp bằng đầu nối vào lắp bơm nhằm ổn định áp suất của nhiên liệu trong bơm phân phối VE. Sự thông nhau đường ra với đầu nối bằng lỗ khoan nó làm thay đổi bằng một lượng nhiên liệu trả lại thùng nhiên liệu qua lỗ khoan nhỏ khoảng 0,6 mm. Nó chia nhiên liệu tràn qua và hạn chế sự tan chảy khi có mặt lỗ khoan có kích thước được tính toán để duy trì bởi vì dù đã xác định áp suất đúng theo yêu cầu của lỗ khoan, nó điều khiển lượng nhiên liệu, áp suất nhiên liệu ngoài ra nó còn có tác dụng là dùng để xả e (Khí) ở trong của khoang cao áp 1.2.3 Bộ tắt máy (Van ngắt nhiên liệu) 1. Bộ tắt máy bằng cơ khí a. Cấu tạo -11-
  12. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L 1. Tay đòn phía ngoài 2. Tay đòn khởi đông 3. Van kết lưu 4. Piston chia 5. Tay đòn phía trong 6. Chốt 7. Tay đòn tỳ 8. Chốt 9. Lỗ thoát nhiên liệu Hình vẽ: Bộ tắt máy bằng cơ khí b. Nguyên lý làm việc Bộ tắt máy bằng cơ khí do người lái điều khiển thông qua dây cáp đến cánh tay đòn.Tay đòn bên ngòai nối với tay đòn bên trong, nó sẽ dịch chuyển theo khi đầu dưới của tay đòn tác động vào tay đòn khởi động,làm lò xo khởi động bị nén lại, khi tay đòn khởi động và tay đòn điều chỉnh tiếp xúc với nhau. Lúc này người lái xe vẫn tiếp tục kéo dây cáp làm tay đòn tiếp tục dịch chuyển đẩy đầu trên củ cơ cấu dẫn động ga về phía phải cho đầu dưới của cơ cấu dẫn động ga về phía trái.Qua đó nó làm cho van tiết lưu dịch chuyển về phía bên trái lạm mở lỗ xả nhiên liệu trên piston của bơm phân phối. Lúc này do động cơ vẫn làm việc, piston chia vẫn vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến lên xuống nhưng do không tạo được áp suất cao cho nhiên liệu để thắng sức căng của lò xo van triệt hồi. Vì vậy nhiên liệu không được đưa tới vòi phun mà theo đường dẫn trở về khoang bơm. Động cơ sẽ ngừng làm việc. 2. Bộ tắt máy bằng điện (van điện từ cắt nhiên liệu): a. Cấu tạo: -12-
  13. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Van cắt nhiên liệu có cấu tạo đơn giản gồm một nam châm điện và một ty van cùng với một lò xo trong ty van để đẩy cho ty van đóng đường nhiên liệu từ khoang bơm vào trong khoang nhiên liệu b. Nguyên lý làm việc Đối với bơm chia VE người ta thường ứng dụng bộ tắt máy bằng điện (van điện từ) vì có cấu tạo đơn giản và quá trình sử dụng thuận tiện, cắt nhiên liệu dứt khoát. Khi có dòng điẹn do người lái điều khiển cấp cho van, dòng điện chạy qua nam châm điện phát sinh lực từ đủ lớn thắng sức căng củ lò xo thì khi dó van sẽ hút lên phía trên mở đường dầu vào thông vơi khoang nhiên liệu, piston chuyển động quay tịnh tiến lên xuống tạo ra nhiên liệu áp suất cao cung cấp theo đường dẫn thắng sức căng lò xo van triệt hồi cung cấp cho vòi phun. Khi người lái xe muốn tắt máy tức là ngừng cung cấp nhiên liệu cho vòi phun,thì người lái chỉ việc ngắt điện đến van ngắt nhiên liệu. Lúc này do không có dòng điện chạy qua nam, nam châm điện giảm lực từ nên lực từ không đủ sức thắng sức căng của lò xo,bị lò xo đẩy về vị trí ban đầu. Đường dầu vào khoang cao -13-
  14. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L áp bị đóng lại, dẫn đến không có nhiên liệu cung cấp cho vòi phun và đông cơ sẽ ngưng làm việc. 1.2.4. Bộ tạo áp suất cao và phân phối: 1.Cấu tạo Hình vẽ : Bộ tạo áp suất cao và phân phối Trục dẫn động được dẫn động từ động cơ, piston nhận chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến thông qua đĩa cam và con lăn đặt trên vòng lăn. Đĩa cam đựợc nối với trục bằng khớp nối rằng buộc. Piston được nối với đĩa cam bằng một rãnh. Trên piston có lắp van tiết lưu để điều chỉnh áp suất (lượng) nhiên liệu cung cấp cho từng chế độ làm việc cưa động cơ. Đầu bơm được bố trí đường dầu ra và đầu nối cao áp ra thân van áp lực. 2. Nguyên lý làm việc: Trục chủ động sẽ dẫn động đồng thời bơm cung cấp, đĩa cam và piston bơm. Chuyển động tịnh tiến của piston được thực hiện bởi các vấu cam khi nó đội lên con lăn. Khi rãnh dầu vào của piston trùng với lỗ dầu vào trên thân bơm thì dầu -14-
  15. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L được hút vào trong buồng áp suất. Sau đó piston tiếp tục vừa chuyển tịnh tiến vừa chuyển động quay sẽ đóng lỗ dầu vào. Khi rãnh dầu ra trên piston trùng với lỗ dầu ra trên thân bơm và áp suất trong buồng áp suất lớn hơn áp suất dư trên đừờng ống cao áp cộng với lực căng của lò xo van phân phối sẽ mở để dầu theo đường cao áp tới vòi phun và phun vào xi lanh động cơ. Khi cửa cắt nhiên liệu trên piston trùng với bề mặt vành điều khiển thì việc phun nhiên liệu sẽ kết thúc. Do lúc này nhiên liệu trong buồng áp suất sẽ theo cửa xả quay trở lại khoang dầu trong thân bơm nên áp suất của nó sẽ giảm không thăng đựoc áp suất dư trên đường cao áp cộng với lưc căng của lò xo van triệt hồi. Thân bơm chỉ có một rãnh dầu vào nhưng có số cửa dầu ra bằng với số xilanh của động cơ. Tuy nhiên mặc dù piston có số rãnh dầu ra bằng với số xilanh của động cơ nhưng chỉ có một rãnh dầu ra và một rãnh cân bằng. 3. Các hành trình làm việc của piston: a.Hành trình hút: Hình vẽ: Hành trình hút Trong hành trình này piston hồi về, khi lỗ dầu ở thân bơm và rãnh dầu trên vào trên piston trùng nhau thì lúc đó dầu được nén ở trong buồng bơm sẽ được hút vào buồng áp suât. 1.Đường dầu vào b.Hành trình cung cấp: 2.Rãnh dầu vào 3.Khoang áp suất -15-
  16. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Hình vẽ: Hành trình cung cấp 4.Piston 6.Cửa dầu ra 5.Khoang áp suất 7.Đường dầu ra Khi piston vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến nhờ đĩa cam thì mặt ngoài của piston sẽ đóng cửa hút và nén dầu lại cùng lúc đó rãnh dầu ra trên piston trùng với cửa dầu ra trên thân bơm,kết quả là dầu được nén với áp suất cao lớn hơn áp suất dư trên đường ống cao áp cộng với lực căng của lò xo van phân phối làm mở van phân phối. Tiêp theo dầu sẽ theo đường dẫn phun vào động cơ qua vòi phun. c.Kết thúc việc phun: Hình vẽ: Kết thúc việc phun 8.Vành điều khiển 9.Rãnh thoát dầu Khi mặt sau của van điều khiển trùng với cửa xả nhiên liệu trên piston bơm. Nhiên trong buồng áp suất có áp suất cao hơn nhiều so với trong buồng bơm, qua cửa cắt nhiên liệu, nhiên liệu sẽ được đưa ra khoang bơm. Do đó áp suất trong -16-
  17. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L khoang áp suất sẽ giảm đột ngột, van phân phối sẽ đóng lại nhờ lực căng của lò xo và chấm dứt việc cung cấp nhiên liệu. d.Hành trình cân bằng: Tiếp theo việc kết thúc phun piston bơm sẽ quay và cửa dầu ra trên thân bơm sẽ trùng với rãnh cân bằng trên piston. sau đó áp suất nhiên liệu trên đường cao áp từ giữa cửa xả trên piston và van phân phối sẽ giảm bằng với áp suất daauf trong buồng bơm . Hành trinh này sẽ cân bằng áp suất cửa ra cho từng xilanh với mọi vòng quay. Do vậy đảm bảo cho việc phun được ổn định. (chu ý: những hoạt động trên được thực hiện theo thứ tự phun cho mỗi động cơ.) e. Tránh quay ngược: Trong khi piston chuyển động theo chiều quay thường thì cửa vao sẽ mở suốt hành trinh của piston do đó lượng nhiên liệu cần thiết cho hoạt động của động cơ sẽ được hút ào trong buồng áp suất. Trong hành trình nén cửa dầu vào đựơc đóng lại và việc phun nhiên liệu được thực hiện. Tuy nhiên nếu động cơ quay theo chiều ngược lại (giả sử khi xe đã tăt máy ở trên đường dốc chuyển động lùi lại và động cơ quay ) thì cửa dầu vào trên thân bơm và rẫnh dầu vào trên piston sẽ trùng nhau trong suốt thời gian piston nâng lên. Vì vậy dầu sẽ không dầu sẽ không tạo được áp suất và việc phun nhiên liệu sẽ không xảy ra. Động cơ vì thế sẽ không làm việc. f. Điều khiển lượng phun nhiên liệu: Lượng phun nhiên liệu đựợc tăng lên hay giảm đi sẽ phụ thuộc vào hành trình dịch chuyển của piston, nó làm thay đổi vị trí của van tiết lưu (vành điều khiển ) g. Hành trình có ích: Hành trình có ích này là hành trình của piston từ cửa cắt nhiên liệu trên piaston tới mặt sau của vành điều khiển trong hành trình cung cấp sau khi cửa xả vào thân bơm và rãnh piston được đóng lại. Hành trình có ích tỷ lệ thuận với lượng nhiên liệu được phun vào động cơ. -17-
  18. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Như có thể thấy trên hình vẽ sự dịch chuyển của vành điều khiển về phía trái sẽ làm giảm hành trình có ích và ngựợc khi nó dịch chuyển về phía phải sẽ làm tăng hành trình có ích và tăng lượng nhiên liệu vào động cơ. Mặc dù vị trí bắt đầu phun là cố định nhưng việc kêt thúc phun lại phụ thuộc vào vị trí của vành điều khiển, mà vị trí này lại do bộ điều tốc quyết định. 1.2.5. Van phân phối: 1. Cấu tạo: Hình vẽ: Cấu tạo van phân phối và van dập dao động Van phân phối được cấu tạo đặc biệt để đảm bảo cho việc đóng kín nhiên liệu đầu trên của van có bề mặt hình nón nên người ta thường gọi là van hình nón. Van có vành giảm tải , trục dẫn hướng để dẫn hướng chuyển động của van giúp cho nó luôn cân bằng.rãnh dọc để dẫn nhiên liệu có áp suất cao, ngoài ra nó còn có giá đỡ, có bề mặt làm việc tiếp xúc với van hình nón có độ chính xác cao, lò xo giúp van luôn đóng khi piston chia chưa tạo áp suất cao cho đường xả. Bề mặt làm việc của vành giảm tải, van hình nón, trục dẫn và giá đỡ có độ chímh xác cao. 2. Nguyên lý làm việc: Van áp lực làm việc cùng thời gian đối với xilanh bơm chia từ lúc hành trình cung cấp bắt đầu tới khi kết thúc hành trình đó. Trong hành trình cung cấp van áp lực liên tục mở. -18-
  19. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L Ở hành trình cung cấp nhiên liệu, nhiên liệu từ lỗ chia trên piston trùng với đường xả, nhiên liệu có áp suất cao tới van áp lực thao rãnh dài tác dụng vào vành thoát tải. Khi áp suất thắng được sức căng của lò xo sẽ đẩy van thoát tải đi lên và khi hết khoảng chạy giữa đế van và van thoát tải thì van đã mở nhiên liệu đi vào khoang trong thân van rồi theo đường cao áp tới vòi phun bắt đầu quá trình cung cấp nhiên liệu. Khi đường dầu ra giảm áp suất, do áp lực cao ở đường cao áp và do lực đẩy của lò xo van sẽ bị đẩy về vị trí ban đầu, việc phun nhiên liệu kết thúc. Khi van đi xuống trục van có nhiêm vụ dẫn hướng, rãnh thoát tải có hình dạng đặc biệt, cuối giai đoạn cung cấp nó phải ngâm trong ống dẫn hướng của van và lập tức đóng đường áp suất cao để giảm sự nhỏ giọt của nhiên liệu vào trong buồng đốt. Khi đi hết khoảng chạy của vành giảm tải trong ống dẫn hướng, vành thoát tải giúp van hình nón đóng êm dịu thì van hình nón hạ xuống thấp vào vị trí của nó làm cho nhiên liệu tăng trong đường ống nạp đẻ cung cấp cho thể tích sau nó nhằm giảm tải cho rãnh thoát tải,điều nnày làm giảm áp suất một cách chính xác trong đường cao áp. Nó làm đóng kim của vòi phun một cách nhanh chóng và dứt khoát. 1.2.6. Bộ điều chỉnh phun sớm: Như ta đã biết quan hệ giữa thời điểm phun nhiên liệu và tính năng của động cơ (công suất, khí thải, rung động của động cơ) là rất quan trọng. Nếu thời điểm phun thực tế chỉ khác một chút so với thời điểm phun tiêu chuẩn thì tính năng của động cơ cũng sẽ ảnh hưởng không tốt. Trong quá trình làm việc của động cơ khi ta thay đổi tốc độ của động cơ (tăng tốc chẳng hạn) sẽ xuất hiên: Hiện tượng cháy trễ trong quá trình cháy. Vì vậy cần phải bù vào hiện tượng cháy trễ này bằng cách tăng thời điểm phun sớm nhiên liệu, để hỗn hợp nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn đảm bảo cho công suất của động cơ tối ưu. Để làm được điều đó thì trên bơm cao áp phân phối VE người ta có găn thên bộ phận điều khiển thời điểm phun sớm nhiên liệu. -19-
  20. ĐHSPKT HƯNG YÊN Lớp ĐLK34L 1. Bộ điều khiển phun sớm theo tốc độ: a.Cấu tạo: Hình vẽ: Bộ điều khiển phun sớm theo tốc độ 1.Giá đỡ con lăn 3.Lò xo 2.Trục dẫn động 4.Piston Như đã trình bày ở phần trên,thiết bị điều chỉnh thời điểm phun sớm sẽ tạo ra thời điểm phun phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ. Nhờ đó mà động cơ có thể phát huy được tối đa công suất (đạt được công suất cao nhất), nhiên liệu tiêu hao là ít nhất và qua đó sẽ giảm được trong khí thải như: lưu huỳnh ; phốt pho;..........làm giảm sự ô nhiễm môi trường. Nó được nắp phía dưới vòng con lăn của bơm chia gồm có: piston điều chỉnh phun nhiên liệu; trong piston đường dẫn thông với khoang bơm; piston được đẩy về bên phải bằng lò xo và góc phun ban đầu được cố định bằng mặt bích; con trượt được nắp trong piston thông qua chốt điều chỉnh, chốt này được nắp vào vòng cam, một đầu nắp vào con trượt đẻ khi piston điều chỉnh chuyển động thì thông qua chốt điều chỉnh vòng con lăn sẽ chuyển động theo. -20-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0