intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân lập, tuyển chọn nấm men từ trái cây địa phương thử nghiệm lên men dịch xoài

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập, tuyển chọn nấm men từ các loại trái cây địa phương và thử nghiệm lên men dịch xoài. 16 chủng nấm men đã được phân lập từ các mẫu trái cây lên men tự nhiên, trong đó nghiên cứu tuyển chọn được hai chủng N11 và N23 có khả năng chịu được nồng độ đường 25%w/v, nồng độ cồn 8%v/v và có khả năng kết lắng tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân lập, tuyển chọn nấm men từ trái cây địa phương thử nghiệm lên men dịch xoài

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2017<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN NẤM MEN TỪ TRÁI CÂY ĐỊA PHƯƠNG<br /> VÀ THỬ NGHIỆM LÊN MEN DỊCH XOÀI<br /> ISOLATION, SELECTION OF YEASTS ASSOCIATED WITH LOCAL FRUITS<br /> AND FERMENTATION OF MANGO JUICE<br /> Nguyễn Thị Thanh Hải1, Đỗ Thị Ánh Hòa2<br /> Ngày nhận bài: 19/7/2016; Ngày phản biện thông qua: 15/8/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Sản phẩm nước trái cây lên men đang phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam. Việc sử dụng chủng nấm<br /> men phù hợp trong quá trình lên men nước trái cây là vấn đề cần quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là<br /> phân lập, tuyển chọn nấm men từ các loại trái cây địa phương và thử nghiệm lên men dịch xoài. 16 chủng nấm<br /> men đã được phân lập từ các mẫu trái cây lên men tự nhiên, trong đó nghiên cứu tuyển chọn được hai chủng<br /> N11 và N23 có khả năng chịu được nồng độ đường 25%w/v, nồng độ cồn 8%v/v và có khả năng kết lắng tốt.<br /> Hai chủng này được tiến hành thử nghiệm lên men dịch xoài và cho dịch lên men có nồng độ cồn tương ứng<br /> 4,7%v/v và 4,57%v/v. Kết qủa định danh bằng giải trình tự gen 28S rRNA cho thấy cả 2 chủng tuyển chọn đều<br /> là Saccharomyces cerevisiae với độ tương đồng 99%. Chủng nấm men tuyển chọn góp phần nâng cao giá trị<br /> và ổn định chất lượng sản phẩm, thúc đẩy ngành sản xuất đồ uống trái cây lên men có độ cồn thấp phát triển.<br /> Từ khóa: 28S rRNA, dịch xoài lên men, nấm men, Saccharomyces cerevisiae<br /> ABSTRACT<br /> Fermented fruit juice products are growing strongly in Vietnam market. The proper use of yeast strains<br /> during fermentation of juice should be considered. Isolation, selection of yeasts associated with local fruits<br /> and fermentation on mango juice have been investigated. There were 16 strains of yeast isolated from natural<br /> fermented fruit samples and two selected strains are N11 and N23. They can tolerate with glucose concentration<br /> of 25% w/v, alcohol content of 8% v/v and can form aggregates. These two strains were used to ferment mango<br /> juice, which produced fermented liquids with alcohol contents of 4,7% v/v and 4,57% v/v, respectively. The<br /> results from the sequencing of the 28S rRNA gene showed that both selected strains were Saccharomyces<br /> cerevisiae species with an identity of 99%. The selected yeasts contribute to enhance the value of products,<br /> to stabilize the quality and to promote the development of the fermented fruit drinks industry with low<br /> alcohol content.<br /> Keywords: 28S rRNA, fermented mango juice, Saccharomyces cerevisiae, yeast<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hệ vi sinh vật tham gia trong quá trình<br /> lên men trái cây tự nhiên rất phức tạp nên<br /> thường cho độ cồn không cao, dễ bị nhiễm tạp,<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> chất lượng rượu ít được đảm bảo. Công<br /> nghiệp lên men hiện đại xây dựng dựa trên<br /> việc sử dụng chủng nấm men tuyển chọn có<br /> độ tin cậy về an toàn, khả năng lên men tốt,<br /> <br /> Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang<br /> Trung tâm Thí nghiệm Thực hành, Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> góp phần ổn định chất lượng của sản phẩm<br /> tạo ra [1], [6], [7]. Do đó, các chủng nấm men<br /> thuần đang được sử dụng phổ biến trong công<br /> nghiệp nước quả lên men trên thế giới [9], [13].<br /> Các loài và chủng nấm men với các đặc tính<br /> khác nhau sẽ tạo thành các chất dễ bay hơi có<br /> thành phần và tỷ lệ khác nhau trong sản phẩm<br /> lên men [14]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các<br /> chủng Saccharomyces cerevisiae có tính chất<br /> sinh hóa đặc trưng đã được tuyển chọn dùng<br /> để sản xuất rượu vang từ trái cây có sẵn tại địa<br /> phương với công nghệ thích ứng có thể thực<br /> hiện đơn giản, rẻ tiền [1], [4], [9].<br /> Xoài là đối tượng sản xuất rượu vang với<br /> chất lượng tương tự rượu vang nho [6], [11].<br /> Tuy nhiên, có rất ít thông tin về sản xuất rượu<br /> vang xoài, đặc biệt là sản xuất rượu vang phù<br /> hợp giống xoài địa phương với chủng nấm<br /> men thuần [12]. Ở Việt Nam đã có nghiên<br /> cứu sử dụng chủng nấm men bánh mỳ<br /> Saccharomyces cerevisiae (Pháp) trong quá<br /> trình lên men rượu vang xoài [2].<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thu thập mẫu trái cây<br /> Mẫu trái cây (dâu, nho, xoài, vải, nhãn)<br /> không có các chất kích thích và chất phòng<br /> trừ sâu bệnh được thu nhận tại các nhà vườn<br /> thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và Lâm<br /> Đồng. Các mẫu trái cây sau thu nhận được<br /> làm dập trong túi nilon vô trùng, ủ lên men tự<br /> nhiên và giữ làm nguồn phân lập nấm men.<br /> Trái cây có vỏ cứng được loại bỏ vỏ vô trùng,<br /> tránh tạp nhiễm sau đó đem làm dập. Mẫu sau<br /> 1 tuần lên men được bảo quản ở 40C để tiến<br /> hành phân lập.<br /> 2. Phân lập và làm thuần chủng nấm men<br /> Chủng nấm men được phân lập trên môi<br /> trường YPG (YPG: yeast extract peptone<br /> glucose medium) và YPG có bổ sung 6 g/L<br /> tartaric acid, 30 mg/mL chloramphenicol. Các<br /> môi trường sử dụng trong thí nghiệm đều là<br /> môi trường của Merck (Đức).<br /> <br /> 10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 3/2017<br /> Lấy 1g mẫu trái cây lên men pha loãng,<br /> và cấy trang trên môi trường YPG, ủ ở 300C<br /> trong 24 - 48 giờ. Sau khi ủ, chọn các khuẩn<br /> lạc điển hình cấy ria sang môi trường YPG có<br /> bổ sung chloramphenicol 30 mg/l môi trường<br /> và ủ cùng điều kiện. Khi khuẩn lạc thuần phát<br /> triển tốt, cấy chuyển ống thạch nghiêng YPG<br /> và bảo quản ở 40C chuẩn bị cho nghiên cứu<br /> tiếp theo [8], [9].<br /> 3. Tuyển chọn chủng nấm men<br /> 3.1. Thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu nồng<br /> độ đường của chủng phân lập<br /> Chủng phân lập được thử nghiệm bằng<br /> cách nuôi cấy cùng mật độ trong các bình nuôi<br /> cấy chứa canh YPG bổ sung glucose lần lượt<br /> với các nồng độ 15%, 20%, 25%, 30% (w/v) ở<br /> 300C trong 48 giờ, đo mật độ quang OD540nm<br /> và so sánh khả năng chịu nồng độ đường thử<br /> nghiệm của chủng phân lập. Việc tăng mật độ<br /> quang học trong mỗi bình nuôi cấy được ghi<br /> nhận như bằng chứng của sự phát triển. Nồng<br /> độ của đường mà tại đó sự tăng trưởng của<br /> nấm men bị ức chế được đánh giá là khả năng<br /> chịu đựng đường của nấm men [13].<br /> 3.2. Thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu nồng<br /> độ cồn<br /> Chủng phân lập được thử nghiệm bằng<br /> cách nuôi cấy cùng mật độ trong các bình nuôi<br /> cấy chứa canh YPG bổ sung ethanol tinh khiết<br /> với các nồng độ tương ứng 0%, 4%, 6%, 8%,<br /> 10% (v/v) ở 300C trong 48 giờ và tương tự<br /> xác định OD540nm. Nồng độ rượu tại đó sự sinh<br /> trưởng của nấm men bị ức chế được đánh giá<br /> là khả năng chịu đựng ethanol của nấm men<br /> [5], [13].<br /> 3.3. Thí nghiệm kiểm tra khả năng kết lắng của<br /> chủng lên men<br /> Nấm men được nuôi cấy trong ống nghiệm<br /> chứa 10ml canh YPG và ủ ở 300C trong<br /> 48 - 72 giờ. Sau khi ủ, lấy ống nghiệm ra lắc<br /> đều, đo chiều cao đoạn lắng trong ở các ống<br /> nghiệm. Nếu nấm men có khả năng lắng tốt thì 7<br /> ngày sau khi lên men, chiều cao đoạn dịch trong<br /> >75 % chiều cao của khối môi trường lên men.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2017<br /> 4. Xử lý số liệu<br /> Các thí nghiệm trên được lặp lại 3 lần và số<br /> liệu được xử lý trên phần mềm Exel, phân tích<br /> thống kê ANOVA (p0,05) nên được tuyển chọn cho<br /> nghiên cứu tiếp theo.<br /> 2.2. Kết quả thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu<br /> nồng độ cồn của chủng phân lập<br /> Khảo sát trên 7 chủng tuyển chọn cho thấy,<br /> khi nuôi cấy trong môi trường chứa nồng độ<br /> cồn 4% có 6 chủng, ở nồng độ cồn 6% có 5<br /> chủng, ở nồng độ cồn 8% chỉ có 3 chủng có<br /> độ OD540nm không khác biệt có ý nghĩa với mẫu<br /> đối chứng (p>0,05). Kết quả thí nghiệm kiểm<br /> tra khả năng chịu nồng độ cồn của 3 chủng<br /> phân lập chịu nồng độ cồn 8% được thể hiện<br /> trong Bảng 3.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 3/2017<br /> <br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ cồn đến sinh trưởng của 3 chủng chịu nồng độ cồn 8% (v/v)<br /> Nồng độ cồn % (v/v)<br /> <br /> Chủng<br /> tuyển chọn<br /> <br /> Đối chứng<br /> <br /> 4%<br /> <br /> 6%<br /> <br /> 8%<br /> <br /> 10%<br /> <br /> N11<br /> <br /> 1,79 ± 0,09a<br /> <br /> 1,75 ± 0,14a<br /> <br /> 1,71 ± 0,06a<br /> <br /> 1,05 ± 0,05ab<br /> <br /> 0,27± 0,05b<br /> <br /> N23<br /> <br /> 1,75 ± 0,03a<br /> <br /> 1,73 ± 0,07a<br /> <br /> 1,60 ± 0,15a<br /> <br /> 1,20 ± 0,07ab<br /> <br /> 0,7 ± 0,64b<br /> <br /> V11<br /> <br /> 1,78 ± 0,07a<br /> <br /> 1,75 ± 0,14a<br /> <br /> 1,74 ± 0,03a<br /> <br /> 1,03 ±0,6ab<br /> <br /> 0,53 ± 0,23b<br /> <br /> Các giá trị a, b thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các số liệu (p 75 %<br /> <br /> N23<br /> <br /> dạng bột<br /> <br /> > 75 %<br /> <br /> V11<br /> <br /> dạng bột<br /> <br /> 50 % - 75 %<br /> <br /> Kết quả khảo sát cho thấy 2 chủng N11 và<br /> N23 có khả năng kết lắng tốt, dịch lên men<br /> trong độ cao lớn 75% chiều cao của dịch lên<br /> men sau 7 ngày lên men. Kết lắng dạng bột<br /> bám chắc đáy ống lên men, thuận tiện quá<br /> trình tách cặn sau lên men. Khả năng kết lắng<br /> là một đặc tính rất tốt dùng để sản xuất rượu<br /> vang, vì nấm men kết lắng tốt thuộc nhóm nấm<br /> men lên men chìm, nhóm nấm men lên men<br /> chậm, nên khả năng giữ mùi hương cao, kết<br /> lắng tốt làm cho rượu trong, quá trình lắng sẽ<br /> không tốn các phụ gia cũng như thiết bị lọc.<br /> <br /> Mặt khác nếu nấm men thuộc nhóm nấm men<br /> lên men bề mặt, hoạt lực lên men mạnh, CO2<br /> sinh ra nhiều sẽ mang theo các chất thơm, làm<br /> mất mùi thơm của rượu, cho nên trong sản<br /> xuất rượu vang người ta ít sử dụng nấm men<br /> thuộc nhóm lên men bề mặt [8], [14].<br /> 2.4. Kết quả thí nghiệm kiểm tra khả năng lên men<br /> rượu của chủng tuyển chọn trong dịch ép xoài<br /> Kết quả xác định hàm lượng chất rắn hòa<br /> tan còn lại (TSS) và hàm lượng cồn tạo thành<br /> sau lên men dịch xoài với chủng tuyển chọn<br /> được thể hiện trên Bảng 5.<br /> <br /> Bảng 5. Khả năng lên men rượu của chủng tuyển chọn trong dịch ép xoài<br /> Chủng tuyển chọn<br /> <br /> Hàm lượng TSS ban đầu<br /> (oBrix)<br /> <br /> Hàm lượng TSS còn lại<br /> (oBrix)<br /> <br /> Hàm lượng cồn tạo thành<br /> (% v/v)<br /> <br /> N11<br /> <br /> 16,2<br /> <br /> 7,10± 0,36a<br /> <br /> 4,70 ± 0,1bb<br /> <br /> N23<br /> <br /> 16,2<br /> <br /> 7,57 ± 0,51a<br /> <br /> 4,57 ± 0,21b<br /> <br /> Các giá trị a, b thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các số liệu (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2