Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH<br />
CHỐNG OXY HÓA TRONG LÁ CHÙM NGÂY<br />
(MORINGA OLEIFERA LAM., MORINGACEAE)<br />
Trần Công Luận*, Trần Thị Thúy Quỳnh**, Salihah**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là loài cây hiện đang rất được quan tâm về hoạt tính chống<br />
oxy hóa. Để tìm hiểu sâu hơn về khả năng chống oxy của Chùm ngây, nhằm sử dụng loài cây này hiệu quả hơn,<br />
góp phần cho mục đích phát triển Chùm ngây như một loại thuốc hay thực phẩm chức năng chống oxy hóa,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài “Phân lập và xác định các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa trong lá Chùm ngây<br />
(Moringa oleifera Lam., Moringaceae)”.<br />
Đối tượng và phương pháp: Lá Chùm ngây thu tại Tri Tôn, An Giang. Xác định độ tinh khiết của nguyên<br />
liệu. Phân lập và xác định cấu trúc các chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh trong lá Chùm ngây. Đánh giá hoạt<br />
tính chống oxy hóa các chất phân lập được.<br />
Kết quả: Xác định độ tinh khiết của nguyên liệu lá Chùm ngây. Phân lập được 2 hợp chất có hoạt tính chống<br />
oxi hóa là vitexin (25 mg) và isoquercitrin (200 mg). Cả 2 chất phân lập được từ phân đoạn ethyl acetat của lá<br />
Chùm ngây đều có khả năng chống oxy hóa theo những cơ chế khác nhau.<br />
Kết luận: Những kết quả nghiên cứu này cho thấy Chùm ngây có tiềm năng làm thuốc hay thực phẩm chức<br />
năng chống oxy hóa.<br />
Từ khóa: Moringa oleifera, vitexin, isoquercitrin, chống oxy hóa.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ISOLATION AND IDENTIFICATION OF ANTIOXIDANT COMPOUNDS FROM LEAVES OF<br />
MORINGA OLEIFERA LAM., MORINGACEAE<br />
Tran Cong Luan, Tran Thi Thuy Quynh, Salihal<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 175 - 179<br />
Objective: Chum ngay (Moringa oleifera Lam.) is well interested in antioxidant activity. In order to<br />
use the plant more effectively and contribute to developing antioxidant production of Chum ngay, this study<br />
was conducted with the aim of isolating and identifying the antioxidant compounds from leaves of Moringa<br />
oleifera Lam.<br />
Methods: Leaves of “Chum ngay” were collected at Tri Ton district, An Giang province. Isolation and<br />
structure determination of compounds having strong antioxidant activity in leaves. Isolated compounds were<br />
tested on antioxidant activities .<br />
Results: Purity standard of Chum ngay leaves was determined. Two antioxidant compounds vitexin (25<br />
mg) and isoquercitrin (200 mg) were isolated and structural identification by means of 1D and 2D NMR<br />
techniques . Two isolated compounds had antioxidant effects with different mechanisms of action.<br />
Conclusion: The results of this study showed potential antioxidant drug or functional food from Chum ngay<br />
leaves.<br />
Keywords: Moringa oleifera, vitexin, isoquercitrin, antioxidant<br />
∗ Trung tâm sâm và dược liệu Tp. HCM ∗∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Công Luận. ĐT: 0903671323.<br />
Email: congluan53@gmail.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
175<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cuộc sống hiện nay con người càng đối mặt<br />
với nhiều căn bệnh nguy hiểm do tác động của<br />
các chất oxy hóa: Đái tháo đường, xơ vữa động<br />
mạch, đục nhân mắt, cao huyết áp, ung thư… Do<br />
đó, chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng và<br />
không thể thiếu trong phác đồ điều trị cũng như<br />
liệu pháp dự phòng các bệnh thoái hóa và ác<br />
tính. Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là loài<br />
cây hiện đang rất được quan tâm về hoạt tính<br />
chống oxy hóa. Để tìm hiểu sâu hơn về khả năng<br />
chống oxy của Chùm ngây, nhằm sử dụng loài<br />
cây này hiệu quả hơn, góp phần cho mục đích<br />
phát triển Chùm ngây như một loại thuốc hay<br />
thực phẩm chức năng chống oxy hóa, chúng tôi<br />
thục hiện đề tài “Phân lập và xác định các hợp<br />
chất có hoạt tính chống oxy hóa trong lá Chùm<br />
ngây (Moringa oleifera Lam., Moringaceae)”.<br />
<br />
NGUYÊNLIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nguyên liệu<br />
Lá Chùm ngây thu tại Tri Tôn, An Giang vào<br />
ngày 1/8/2010. Mẫu sử dụng bao gồm cuống và<br />
lá chét. Mẫu được thu hái, loại bỏ bụi bẩn, lá hư,<br />
sâu… Một phần được phơi khô ở 50 0C – 60 0C<br />
rồi xay nhỏ thành bột. Một phần lá tươi được<br />
dùng để chiết etanol thu cao toàn phần. Mẫu<br />
được định danh và lưu trữ tại Trung tâm Sâm và<br />
Dược liệu TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Cao cồn toàn phần và các cao phân đoạn<br />
được tiến hành định lượng phenolic tổng bằng<br />
phương pháp Folin – Ciocalteu theo<br />
Waterman và Mole (1994)(5) và được sàng lọc<br />
hoạt tính chống oxy hóa bằng phản ứng quét<br />
gốc tự do DPPH.<br />
Phân lập các chất trong các cao có hoạt tính<br />
chống oxy hóa cao bằng sắc kí cột nhanh – cột<br />
khô và sắc kí cột cổ điển với hệ dung môi đã<br />
thăm dò trên SKLM. Tinh chế các chất phân lập<br />
được bằng cách lọc qua phễu thủy tinh xốp và<br />
kết tinh lại với dung môi phù hợp. Khảo sát cấu<br />
trúc hóa học các chất phân lập được bằng các<br />
phương pháp phổ UV, phổ khối MS, phổ cộng<br />
hưởng từ hạt nhân NMR.<br />
<br />
Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa các chất<br />
phân lập được<br />
Phương pháp quét gốc tự do DPPH(4)<br />
Dựa vào phương trình hồi quy, tính được giá<br />
trị IC50 là nồng độ quét được 50% gốc tự do<br />
DPPH. Các mẫu có giá trị IC50 càng thấp thì hoạt<br />
tính chống oxy hóa càng cao.<br />
Phương pháp xác định năng lực khử: Theo<br />
phương pháp của Yen và Duh (1993) (6)<br />
Phương pháp thử hoạt tính quét gốc<br />
hydroxyl tự do: Được xác định theo phương<br />
pháp của Li và cộng sự (2007) (3)<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Xác định độ tinh khiết của nguyên liệu<br />
<br />
Xác định độ tinh khiết của nguyên liệu<br />
Xác định độ ẩm bột dược liệu, xác định độ<br />
tro toàn phần, xác định độ tro không tan trong<br />
acid hydrocloric theo DĐVN IV (1)<br />
<br />
Xác định giảm khối lượng do sấy khô là<br />
78,13 %. Độ ẩm bột dược liệu là 8,857 %. Độ tro<br />
toàn phần là 13,30 %. Tro không tan trong HCl là<br />
0,36 %.<br />
<br />
Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật có<br />
trong lá Chùm ngây.<br />
<br />
Xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật,<br />
trong là Chùm ngây có các hợp chất tinh dầu,<br />
acid béo, carotenoid, triterpenoid, alkaloid,<br />
anthraquinon, coumarin, tanin, flavonoid,<br />
saponin, chất khử, acid hữu cơ và polyuronic.<br />
<br />
Nghiên cứu hóa học<br />
Chiết xuất dược liệu bằng phương pháp<br />
ngấm kiệt và cô thu hồi để được cao cồn toàn<br />
phần. Cao cồn toàn phần được chiết phân bố<br />
lỏng – lỏng qua các dung môi có độ phân cực<br />
tăng dần, thu được các cao phân đoạn.<br />
<br />
176<br />
<br />
Chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn<br />
Từ 10 kg nguyên liệu lá tươi thu được 600 g<br />
cao toàn phần. Bằng phương pháp chiết lỏng –<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lỏng, thu được 4 cao phân đoạn: Cao eter 168 g,<br />
cao cloroform 2,63 g, cao etyl acetat 28,40g, cao<br />
nước 120 g.<br />
<br />
Kiểm tra trên SKLM phân đoạn E4 và EM có<br />
chứa nhiều thành phần có hoạt tính chống oxy<br />
hóa và khối lượng cao lớn.<br />
<br />
Định lượng phenolic toàn phần và khảo sát<br />
hoạt tính chống oxi hóa của các phân đoạn<br />
<br />
Phân đoạn E4 được tiến hành sắc ký cột cổ<br />
điển phân lập các hợp chất tinh khiết. Hệ dung<br />
môi giải ly là etyl acetat : metanol, thu được 7<br />
phân đoạn.<br />
<br />
Định lượng phenolic toàn phần<br />
- Hàm lượng phenolic toàn phần trong cao<br />
cồn toàn phần là 108,011 µg GAE/mg (µg<br />
đương lượng acid gallic/ml), chiếm khoảng 8,6<br />
% khối lượng cao. Kết quả cho thấy lá Chùm<br />
ngây có chứa hàm lượng phenolic khá cao, vì<br />
vậy có tiềm năng là nguồn chất chống oxy hóa<br />
tự nhiên dồi dào.<br />
- Hàm lượng phenolic toàn phần trong cao<br />
eter, cao cloroform, cao etyl acetat và cao nước<br />
lần lượt là 44,528 µg GAE/mg, 110,914 µg<br />
GAE/mg, 271,822 µg GAE/mg, 90,881µg<br />
GAE/mg. Hàm lượng phenolic toàn phần tập<br />
trung nhiều nhất trong phân đoạn etyl acetat.<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa thông qua cơ<br />
chế quét gốc tự do DPPH.<br />
Giá trị IC50 về khả năng quét gốc tự do DPPH<br />
của cao cồn toàn phần, cao eter, cao cloroform,<br />
cao etyl acetat và cao nước lần lượt là 95,26<br />
µg/ml, 287,79 µg/ml, 148,35 µg/ml, 24,59 µg/ml và<br />
206,69 µg/ml. Kết quả cho thấy phân đoạn etyl<br />
acetat là phân đoạn có hoạt tính chống oxi hóa<br />
cao nhất.<br />
<br />
Phân lập các hợp chất có hoạt tính chống<br />
oxi hóa<br />
Tiến hành khai triển các cao phân đoạn trên<br />
SKLM với hệ dung môi etyl acetat – metanol –<br />
nước (100: 17: 13) sử dụng thuốc thử DPPH. Kết<br />
quả cho thấy các chất có hoạt tính chống oxy hóa<br />
tập trung trong phân đoạn etyl acetat chủ yếu là<br />
các hợp chất phenolic.<br />
Tiến hành sắc kí cột nhanh – cột khô phân<br />
đoạn etyl acetat với hệ dung môi rửa giải:<br />
Cloroform 100% thu được 2 phân đoạn, etyl<br />
acetat 100% thu được 4 phân đoạn (E1-E4),<br />
etyl acetat – metanol (50 : 50) thu được 1 phân<br />
đoạn (EM).<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Phân đoạn 3, xuất hiện tủa màu vàng lắng<br />
dưới đáy. Tách riêng tủa và rửa tủa bằng<br />
metanol, thu được chất I.<br />
Từ phân đoạn 5, 6 xuất hiện kết tinh hình<br />
kim màu vàng. Tách riêng kết tinh, làm sạch<br />
bằng cách cho tái kết tinh trong dung môi etyl<br />
acetat, thu được chất II.<br />
Chất I và chất II được đo và giải phổ NMR<br />
(phổ H, phổ C, DEPT, HSQC, COSY, HMBC) và<br />
khối phổ MS.<br />
Chất I: 13C-NMR (125 MHz, DMSO)<br />
δc163,85; 102,37; 181,97; 155,90; 98,08;162,49;<br />
104,55; 160,32; 103,96; 121,54; 128,81; 115,73;<br />
161,03; 115,73; 128.81; 73,31; 70,82; 78,62; 70,54;<br />
81,71; 61,26. 1H-NMR (500 MHz, DMSO) δH<br />
4,93 (1H,d, J = 9,8 Hz, H-1’’); 6,77 (1H, s, H-3);<br />
6,88 (2H, d, J= 8,7 Hz, H-5’); 6,90 (2H, d, J= 8,7<br />
Hz, H-3’); 8,01(2H, d, J = 8,7 Hz, H-6’); 8,03 (2H,<br />
d, J = 8,7 Hz, H-2’); 13,16 (1H, s, 5-OH).<br />
Chất II: 13C-NMR (125 MHz, DMSO) δc<br />
156,16; 133,35; 177,39; 161,18; 98,58; 164,03;<br />
93,42; 156,27; 103,95; 121,15; 115,15; 144,72;<br />
148,37; 116,19; 121,51; 100,96; 74,06; 76,49;<br />
69,94; 77,42; 60,97. 1H-NMR (500 MHz, DMSO)<br />
δH 5,45 (1H, d, J = 6,9 Hz, H-1″);6,20 (1H, d, J =<br />
1,8 Hz, H-6); 6,40 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-8); 6,83<br />
(1H, d, J = 9,0 Hz, H-5′); 7,56 (1H, br s, H-2′);<br />
7,58 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-6′).<br />
Phổ H và phổ C của chất I và chất II được đối<br />
chiếu với phổ của chất chuẩn đã được công bố ta<br />
thấy chất I đúng là vitexin (C21H20O10 : (1S)-1,5anhydro-1-[5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)4-oxo-4H-chromen-8-yl]-D-glucitol)(7) và chất II<br />
2-(3,4là<br />
isoquercitrin<br />
(C21H20O12:<br />
dihydroxyphenyl)-5,7-dihydroxy-4-oxo-4Hchromen-3-yl β-D-glucopyranosid) (2).<br />
<br />
177<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(I)<br />
<br />
Hình 3. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của<br />
Isoquercitrin.<br />
<br />
Khảo sát năng lực khử<br />
Ở nồng độ 1000 µg/ml, vitexin đạt được 21,66<br />
% năng lực khử của vitamin C và isoquercitrin<br />
đạt được 70% năng lực khử của Vitamin C.<br />
<br />
(II)<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc của vitexin (I) và isoquercitrin (II)<br />
<br />
Hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do<br />
Giá trị IC50 của vitexin và isoquercitrin và<br />
vitamin C lần lượt là 248,152g/ml, 394g/ml và<br />
2183g/ml. Kết quả cho thấy vitexin có hoạt tính<br />
quét gốc hydroxyl tự do cao nhất, cao hơn<br />
vitamin C.<br />
<br />
Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của các<br />
chất phân lập<br />
Hoạt tính quét gốc tự do DPPH<br />
Giá trị IC50 của vitexin và isoquercitrin là<br />
85,18 µg/ml và 6,64 µg/ml. Isoquercitrin có hoạt<br />
tính cao hơn vitexin và cao hơn chứng dương<br />
vitamin C.<br />
Hình 4. Năng lực khử của vitexin, isoquercitrin và<br />
Vitamin C.<br />
<br />
Hình 2. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của<br />
vitexin<br />
Hình 5. Hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do của<br />
vitexin và isoquercitrin.<br />
<br />
178<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Chùm ngây là đối tượng đang được quan<br />
tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới cũng như<br />
trong nước. Kết quả cho thấy các hợp chất trong<br />
lá Chùm ngây có tiềm năng làm thuốc hay thực<br />
phẩm chức năng chống oxy hóa.<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đây là nghiên cứu đầu tiên trong nước được<br />
công bố đã phân lập được 2 hợp chất flavonoid<br />
là vitexin (25mg) và isoquercitrin (200mg) có<br />
hoạt tính chống oxi hóa từ phân đoạn etyl acetat<br />
trong lá Chùm ngây.<br />
Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa các chất<br />
phân lập được cho thấy:<br />
- Isoquercitrin có hoạt tính quyét gốc tự do<br />
DPPH cao hơn vitexin và cao hơn chứng dương<br />
vitamin C.<br />
- Vitexin đạt được 21,66 % năng lực khử<br />
của vitamin C và isoquercitrin đạt được 70%<br />
năng lực khử của Vitamin C<br />
- Vitexin có hoạt tính quét gốc hydroxyl tự<br />
do cao nhất, cao hơn vitamin C.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, tr.PL – 182, PL<br />
– 183, PL – 239.<br />
Deepralard K., Kazuko K., Masataka M., Thitima P., Rutt S.<br />
(2009). Flavonoid glycosides from the leave of Uvaria rufa with<br />
advanced glycation end – products inhibitory activity. Thai J.<br />
Pharm. Sci., 33, pp. 84 – 90<br />
Li TR, Yang ZY, Wang BD (2007). Synthesis, characterization<br />
and antioxidant of naringenin schiff base and its Cu (II), Ni(II),<br />
Zn (II) complexes. Chem Pharm Bull, 55, pp. 26 – 28.<br />
Nguyễn Thị Thu Hương (2010). Nghiên cứu tác dụng chống oxy<br />
hóa theo hướng bảo vệ gan của nấm Linh chi đỏ Ganoderma lucidum.<br />
Tạp chí Y học TP. HCM, tập 14 số 2, tr. 131 - 132<br />
Pilaipark C., Panya K., Yupin S., Srichan P., Noppawan M<br />
(2008). The in vitro and ex vitro antioxidant properties,<br />
hypolipidaemic and antitherosclerotic activities of water extract<br />
of Moringa oleifera Lam. Leave. Journal of Ethnopharmacology,<br />
119, pp. 439 – 436.<br />
Zhang Z., Jin J., Shi L. (2008). Antioxidant activities of derivative<br />
of polysacchride extracted from a Chinese medical herb<br />
(Ramulus mori). Food Sci. Technol. Res., 14, pp. 160 -1 68.<br />
Zhou X., Peng J., Guorong F. (2005). Isolation and purification of<br />
flavonoid glycosides from Trollius ledebouri using high-speed<br />
counter-current chromatography by stepwise increasing the<br />
flow-rate of the mobile phase. J Chromatoqr A., 1092 (2), pp. 216 –<br />
221.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
3/10/2013<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
15/10/2013,<br />
20/10/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
02/01/2014<br />
<br />
179<br />
<br />