intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc

Chia sẻ: Hồ Phúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

297
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp: Ta về, mình có nhớ ta Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc

  1. Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc I/Mở bài - Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. - Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp: Ta về, mình có nhớ ta Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. II/Thân bài : * Nhận xét chung : Đây là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng. Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt. 1/Hai câu đầu : Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi: Ta về, mình có nhớ ta Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:
  2. Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng (6/8) như một lời ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết của nhân vật trữ tình. Đây còn là lời ngợi ca về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong ngôn ngữ Việt, hoa còn có ý nghĩa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Vả lại, hoa và người hoà quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi. 2/ Tám câu thơ sau : - Nhận xét : Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Nhiều người gọi đây là bộ tứ bình (xuân, hạ, thu, đông). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật hội hoạ cổ truyền của dân tộc trong khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn: - Bức tranh thứ nhất: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của rừng, nổi bật lên hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ ( Cỏ non xanh rợn chân trời – cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Nguyễn Du ) tỏ ra rất hữu hiệu. Giữa bạt ngàn xanh của núi rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, có sức lan toả. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi, thân thiết với con người: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa, cách điểm xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng lớn hơn. Vì thế, câu thơ có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch, bỗng có sức sống, sự chuyển động. Thơ ca là một nghê thuật của thời gian. Với những nghệ sĩ tài hoa đó, việc tạo dựng nên những lớp thời gian chồng lấp và không gian không bất động, bất biến mà ngang sức sống nhờ sự tái sinh của những lớp ngôn từ. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo
  3. cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một câu thơ như thế. - Bức tranh thứ hai Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Khác bức tranh thứ nhất, bức tranh thơ thứ hai mở đầu có sự định vị về thời gian (Ngày xuân). Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không gian: Ngày xuân mở nở trắng rừng Cách điệp âm (mơ/nở; trắng/rừng) cùng với hình ảnh của hoa mơ (màu trắng) tạo ra một không gian vừa rộng lớn, vừa có sự rộn ràng, náo nức của thiên nhiên. Nếu ở bức tranh thơ thứ nhất, nghệ thuật miêu tả của tác giả ở điểm xuyết, tìm hình ảnh gợi, sắc màu sáng (hoa đỏ, nắng ánh) để diễn tả sự chuyển động của cảnh vật thì ở đây, nhà thơ lại hướng cái nhìn vào sự bao quát điệp trùng để tìm cái rạo rực (tiềm ẩn) của thiên nhiên. Trên cái nền không gian rộng lớn và náo nức ấy, nhà thơ hướng mắt nhìn về một hoạt độnh có vẻ tỉ mỉ: …Người đan nón chuốt từng sợi giang. Nhiều người nói câu thơ ca ngợi “dáng điệu cần mẫn, cẩn trọng và tài hoa” trong “công việc thầm lặng” của người Việt Bắc (1). Có người nói “dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh co gái Việt Bắc hiện lên thanh mảnh, dịu dàng” (2). Câu thơ có hình ảnh ấy. Con người Việt Bắc trong hoài niệm của Tố Hữu là như thế. Nhưng đó là hình ảnh thực. Trong chuỗi hoài niệm của tác giả, hình ảnh kia chỉ là một điểm gợi nhớ. Câu thơ gợi lên cách cảm, cách nhìn của tác giả hơn là tả thực. Đó là hình ảnh đặc trưng của sinh hoạt đời thường ở Việt Bắc. Với nhiều người, nó có thể nhỏ nhặt, không đáng nhớ. Với một nhà thơ ân tình như Tố Hữu, đó lại là hình ảnh khắc ghi trong tâm khảm. - Bức tranh thứ ba Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Câu thơ mở đầu bằng âm thanh ( ve kêu ), nhưng cũng là cách định vị bằng thời gian (mùa hè). Dòng thơ vừa có âm thanh rộn ràng, vừa có màu sắc đặc trưng của rừng Việt Bắc. Âm thanh và màu sắc ấy tạo nên cảnh tưng bừng của thiên nhiên. Nếu nói thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó thi đây quả thực là ngày hội của
  4. cảnh vật. Vì vậy, trong “ngày hội” ấy hình ảnh cô em gái hái măng một mình không lẻ loi mà góp phần tạo nên bức tranh thơ hoàn chỉnh: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Như đã nói, hoa và người Việt Bắc trong thơ Tố Hữu hoà quỵên, cùng tôn vinh lẫn nhau. Trong hoài niệm này, tác giả dùng bút lực của mình để ca ngợi, tôn vinh sự hài hoà đó. Và chính sự hài hoà đó đã tạo nên chất thơ. Vì thế, không nên suy diễn, giàu chất tượng trưng với những nét sinh hoạt, lao động của cuộc sống thực. - Bức tranh thứ tư Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Câu thơ có kiểu mở đầu bằng sự định vị cả không gian lẫn thời gian (rừng thu). Đến đây, ta chú ý các kiểu định vị ở những câu thơ trên: Rừng xanh => không gian Ngày xuân => thời gian Ve kêu => âm thanh ( thời gian ) Ứng với mỗi câu thơ và cách định vị trên là một mùa của thiên nhiên (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ). Câu thơ này cũng là bức tranh về một mùa của thiên nhiên (mùa thu). Nhưng có lẽ vì đó là bức tranh cuối của bộ tứ bình và là tiếng hát cuối của một trường đoạn hoài niệm nên hình ảnh tất thảy đều trở nên tượng trưng, âm hưởng cũng bao quát hơn: Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Rừng thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mênh mông nhưng không lạnh lẽo. “Trăng rọi hoà bình” vừa mang ý nghĩa ánh trăng của cuộc đời ân tình ấy, lại vừa mang ý nghĩa cuộc sống có sự soi rọi ấm áp của niềm tin, tự do. Và, trong cuộc sống ấm áp ấy, có biết bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng. Thơ Tố Hữu là khúc hát của tự do, của ân tình cách mạng. Bản thân cuộc đời ân tình ấy, đối với nhà thơ, luôn là bài ca sâu nặng. Vì thế, nhà thơ không chỉ cảm, nghĩ về cuộc đời mà cất tiếng ca ngợi. Tiếng hát ân tình thuỷ chung trong bài thơ Việt Bắc là tiếng hát như thế. - Đánh giá :
  5. Bộ tứ bình bằng thơ về cảnh và người Việt Bắc được dệt dưới ánh sáng của hoài niệm da diết. Thông thường, nguời ta chỉ nhớ những gì mang ấn tượng nhất của quá khứ và thời gian càng lùi xa thì ấn tượng ấy càng trở nên tươi đẹp, huyền ảo hơn. Hàng loạt điệp từ nhớ ( 5 từ ) trong một khổ thơ như là sự nối dài của lòng hoài niệm không dứt. III/ Kết bài - Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Ở đó, nhà thơ thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo thi ca. Sự tài hoa ấy được dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa của nhà thơ. - Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn say đắm. Phân tích đoạn thơ tả bức tranh tứ bình : Ta về mình có nhớ ta ……………………. Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung . I .Mở bài Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú , giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Có thể nói , tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc : “ Ta về mình có nhớ ta , Ta về , ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh , dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình
  6. Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” II.Thân bài 1.Giới thiệu chung Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi , các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó . Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc động bâng khuâng . Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống , sử dụng sáng tạo cặp đại từ nhân xưng mình-ta , lối đối đáp quen thuộc của ca dao , giọng thơ tâm tình ngọt ngào , lời thơ đậm sắc thái dân gian để mở ra bao nỗi niềm nhớ thương , bao kỉ niệm về một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng . Qua đó nghĩa tình gắn bó thắm thiết thuỷ chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc , với đất nước được bộc lộ một cách thấm thía , chân thành , cảm động . Phần đầu của bài thơ , dưới hình thức đối đáp giữa mình và ta , đã tập trung khắc hoạ một khung cảnh tiễn đưa đầy thương nhớ , bịn rịn , bồn chồn , lưu luyến của kẻ ở người đi . Qua lời đối đáp ân tình , cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp . 2.Phân tích đoạn thơ Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phai về những người dân hoà quyện với thiên nhiên , núi rừng tươi đẹp : Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ , nhưng hỏi chỉ là cái cớ để bộc lộ chiều sâu tình cảm . Điệp từ “ta” và “nhớ” khẳng định , nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người về thủ đô. Phép liệt kê “ những hoa cùng người” nêu lên đối tượng của nỗi nhớ . Đó là những gì tươi đẹp nhất của chiến khu . Hoa là kết tinh hương sắc của thiên nhiên còn người là kết tinh vẻ đẹp của đời sống xã hội . Xét cho cùng , người cũng là một loại hoa của đất . Hoa và người đặt cạnh nhau càng tôn tạo vẻ đẹp cho nhau , làm sáng lên cả không gian núi rừng Việt Bắc trùng điệp . Những câu thơ tiếp theo tập trung tái hiện cụ thể , chân thực vẻ đẹp bốn mùa của
  7. chiến khu . Cảnh và người hoà quyện , đan xen vào nhau , cứ câu thơ lục tả cảnh thì câu thơ bát tả người . Mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng tạo thành một bức tranh tứ bình tràn ngập ánh áng , màu sắc , đường nét , âm thanh vui tươi , ấm áp . Mở đầu cho bức tranh tứ bình là khung cảnh mùa đông : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Nhớ về mùa đông Việt Bắc , nhà thơ không nhớ về cái giá rét âm u mà lại nhớ tới những ngày nắng đẹp rực rỡ . Biện pháp tiểu đối “ rừng xanh” với “hoa chuối đỏ tươi” đã tái hiện một không gian rừng núi mênh mông , bạt ngàn màu xanh tươi của cây cỏ , ẩn hiện trong sắc xanh sống động đó là những bông chuối rừng ngời ngời sắc đỏ như những ngọn đuốc . Hai gam màu ấm nóng kết hợp với nhau tạo cảm giác vui tươi , làm ấm cả không gian , tạo ám ảnh trong tâm hồn con người . Trong núi rừng ấy không chỉ có những bông chuối đỏ tươi mà còn có những con người vượt lên không gian , xuất hiện trên đỉnh đèo cao ở tư thế đầy kiêu hãnh , xuất hiện trong ánh sáng lấp lánh của mặt trời phản chiếu vào chiếc dao đi rừng gài ngang lưng . Hình bóng con người lồng lộng trong không gian , giữa núi và nắng, giữa trời và rừng xanh chính là kết tinh vẻ đẹp của núi rừng , là điểm nhấn của núi rừng . Hai câu thơ tiếp khắc hoạ cảnh mùa xuân : Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Hai động từ “nở trắng” đặt cạnh nhau vừa diễn tả bước đi của mùa xuân vừa nhấn mạnh vào màu sắc của Việt Bắc ngày xuân . Mùa xuân đến đem theo sức sống mới , làm cho từng cây , từng cây mơ nở hoa trắng rồi dần dần làm cho cả núi rừng tràn ngập sắc hoa trắng tinh khiết , dịu dàng , thơ mộng . Màu trắng của hoa mơ lấn át các màu sắc khác làm cả khu rừng như toả sáng , khiến cho lòng người không khỏi xao xuyến , bâng khuâng , nhung nhớ . Và nhà thơ đã nhớ đến những người đan nón . Hành động chuốt từng sợi giang là biểu hiện của sự cần mẫn , khéo léo , tài hoa trong tâm hồn , tính cách người dân Việt Bắc . Họ nhẫn nại , tỉ mỉ trong từng cử chỉ để tạo ra những sản phẩm đẹp cho đời . Câu thơ chứa đựng một thái độ trìu mến , thân thương , trân trọng những người lao động của nhà thơ Tố Hữu . Tiếp đến , mùa hè chiến khu hiện lên trong âm thanh và màu sắc không thể nào quên :
  8. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Qua cách miêu tả của nhà thơ , tiếng ve râm ran như khúc nhạc rộn rã không chỉ làm cho núi rừng vang động mà còn làm cho màu sắc cây lá biến đổi . Động từ “đổ vàng” đã diễn tả tài tình sự thay màu đột ngột của rừng phách . Khi tiếng ve vang lên báo hiệu hè đến , cả rừng phách xanh tươi bỗng khai nở muôn nghìn cánh hoa màu vàng óng ả như được trộn bằng mật ong và nắng rừng ngọt ngào . Trong giàn nhạc và thảm hoa ấy , nhà thơ nhớ đến một người em gái . Cô sơn nữ một mình trong núi rừng không gợi ấn tượng buồn hiu hắt mà lại mang vẻ đẹp khoẻ khoắn vì cô hiện lên trong tư thế lao động vất vả , giản dị nhưng cũng rất thơ mộng , vui vẻ . Nhớ về mùa thu , nhà thơ không thể nào quên ánh trăng : Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung Câu thơ mở ra một không gian tràn ngập ánh trăng thanh bình soi chiếu khắp núi rừng chiến khu . Ánh trăng ấy không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên mà nó còn gắn với niềm xúc động của những con người từng trải qua bao năm khốc liệt , gian khổ của chiến tranh . Trong khu rừng thấm đẫm ánh vàng ấy bỗng ngân nga lên tiếng hát ân tình làm rạo rực lòng người .Tiếng hát bộc lộ lòng người , bộc lộ tâm hồn thuỷ chung , tình nghĩa của con người Việt Bắc cũng chính là tấm lòng của người về xuôi với chiến khu . Thế nên dường như ánh trăng cũng ngời sáng hơn và tiếng hát cũng du dương và vang xa hơn. Như vậy , nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng VB với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng , thi vị , riêng biệt , độc đáo , khác hẳn những miền quê khác của Tổ quốc . Gắn liền với cảnh là những con người lao động bình dị nhưng chính họ đã gióp phần to lớn tạo nên chiến tháng vĩ đại của dân tộc . Chỉ những người gắn bó sâu nặng , coi VB là quê hương thân thiết mới có những xúc cảm , ấn tượng và nỗi nhớ da diêt như thế . Nỗi nhớ VB còn được tác giả khắc sâu và mở rộng trong những đoạn thơ sau của tác phẩm . Theo dòng hoài niệm , VB trong kháng chiến hiện lên vừa gian khổ vừa hào hùng với niềm tin vào Đảng , vào Bác Hồ vĩ đại , với cảm hứng ngợi ca đất nước sâu sắc .
  9. III. Kết bài . Đoạn thơ ngắn 10 dòng trên mang âm điệu ngọt ngào , từ ngữ trong sáng giản dị giàu sức gợi , in đậm phong cách thơ Tố Hữu đã bộc lộ sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với Việt Bắc . Qua nỗi nhớ , niềm trân trọng tha thiết của nhà thơ , cảnh và người VB hiện lên thật gần gũi , chân thực mà thơ mộng , trữ tình. Thông qua tình cảm riêng của mình , Tố Hữu đã nói lên tình cảm của cả một thế hệ với quê hương đất nước , đã ngợi ca tình nghĩa thuỷ chung ân tình của nhân dân ta . Bài giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc Cuộc chia tay đầy lưu luyến nhờ thương giữa những người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu phản ánh trong bài thơ “Việt Bắc” như cuộc chia tay của một đôi bạn tình. Ta và mình đã sống với nhau mười lăm năm keo sơn gắn bó, giờ đây phải chia tay để làm nhiệm vụ mới. Bài thơ được kết cấu theo lối hát đối đáp dân tộc. Đoạn trích dưới đây là lời của người cán bộ kháng chiến nói lên nỗi yêu thương nhớ của mình đối với Việt Bắc, với thiên nhiên tươi đẹp và với con người Việt Bắc tình nghĩa” ”..Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” Mở đầu đoạn thơ, người cán bộ kháng chiến hỏi Việt Bắc có nhớ “ta” không và diễn tả nỗi nhớ của mình với Việt Bắc một cách khái quát: “Ta về, mình có nhớ ta
  10. Ta về, ta nhớ những hoa cùng người” Điệp từ “Ta về” và “nhớ” tăng cường nhạc điệu êm ái hợp với tình cảm thương nhớ và nhấn mạnh tình cảm tha thiết giữa người đi kẻ ở. Trong nỗi nhớ của người ra về, ấn tượng sâu đậm nhất là “hoa” và “người”. “Hoa” là biểu tượng của thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp. Đặt “hoa” bên cạnh “người” làm tôn lên niềm yêu mến trân trọng của người đối với nhân dân các dân tộc Việt Bắc tình nghĩa. Đoạn thơ còn lại diễn tả nỗi nhớ dào dạt của người về xuôi đối với Việt Bắc. Nỗi nhớ hiện lên trong từng thời gian và không gian của Việt Bắc. Người ra về nhớ cả hình ảnh bốn mùa của Việt Bắc. Cũng là cái cớ để nhà thơ phác họa vẻ đẹp rực rỡ và thơ mộng của núi rừng và gợi hình ảnh của nhân dân Việt Bắc ân tình thủy chung. Đây là mùa đông với màu xanh tha thiết lại đột ngột bùng lên màu “hoa chuối đỏ tươi” như ngọn lửa của rừng, ấm áp tìn yêu: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao ánh nắg dao gài thắt lưng” Vẻ đẹp của màu sắc, của hoa lá, của ánh sáng, của hương hoa hòa quyện với vẻ đẹp của con người. Giữa “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” đã nổi bật lên hình ảnh người lao động miền núi: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” Tố Hữu quan sát rất tinh. Người đi rừng bao giờ cũng có một con dao trần dắt lưng lấp lánh ánh sáng mặt trời. Hình ảnh “đèo cao ánh nắng”… ấy làm sao mà quên được? “Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” Bức tranh mùa xuân lại được chuyển sang gam màu lạnh. Ngày xuân rừng núi phủ một màu trắng tinh khiết của hoa mơ. Động từ “nở” khiến cho màu sắc như đang vận động, màu trắng càng có sức ám ảnh đối với người đọc. Dưới ánh sáng của rừng mơ mùa xuân, hình ảnh cô gái lao động Việt Bắc hiện lên thanh mảnh, dịu dàng:
  11. “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” Mùa hè, âm thanh của tiếng ve là đặc trưng của rừng núi Việt Bắc: “Ve kêu rừng phách đổ vàng” Tác giả đã sử dụng bút pháp ấn tượng . Tưởng chừng như tiếng “ve kêu” đậm đặc, rung chuyển cả cây rừng khiến cho lá “phách đổ vàng”, Ấn tượng ấy mang lại nét lạ cho phong cách thơ Tố Hữu. Giữa cảnh rừng mua hè, bất chợt gặp một cô gái “hái măng một mình”, phong cảnh thật là hữu tình. Cảnh thu Việt Bắc lại được miêu tả về đêm với bầu trời cao rộng và mảnh trăng thu thanh bình. “Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” Những đêm trăng thu nổi lên “tiếng hát ân tình thủy chung” như tạc vào trong dạ của người ra đi. Trong trí nhớ của họ, phong cảnh Việt Bắc đầy màu sắc như một cái nền để làm nổi bật hình ảnh người Việt Bắc đảm đang,tình nghĩa, thủy chung. Như vậy là màu sắc, đường nét, âm thanh của rừng núi Việt Bắc được miêu tả trong sự vận động của thời gian, không gian. Mùa nào, cảnh rừng Việt Bắc cũng đẹp, cũng nên thơ đáng yêu, đáng nhớ. Có thể coi đấy là bộ tranh tứ bình đặc sắc của cảnh rừng Việt Bắc kháng chiến in đậm trong tâm trí của người về. Đây là đoạn thơ đặc sắc trong bài thờ “Việt Bắc” nổi tiếng của Tố Hữu. Đoạn thơ đã diễn tả được tình cảm nhớ thương Việt Bắc sâu nặng của người cán bộ kháng chiến khi rời Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội. Ngôn ngữ uyển chuyển, ngọt ngào. Những từ “ta”, “mình” được nhà thơ sử dụng có ý nghĩa mới. Những từ vón rất riêng được Tố Hữu dùng với nghĩa chung, khiến cho cái chung có sứ rung động lạ thường. Nhạc điệu của câu thơ lục bát êm đềm có sức ngân vang trong lòng người đọc như một khúc hát ru kỉ niệm. Điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần với nhiều cấp độ khác nhau tăng cường nhạc điệu du dương của đoạn thơ và nhấn mạnh được nỗi lòng lưu luyến của tác giả với chiến khu, với cảnh, với người Việt Bắc. Đặc biệt hơn cả là trong tâm tưởng của người ra vè in sâu hình ảnh sắc màu của bức tranh tứ bình tươi sáng rực rỡ thơ mộng. Đoạn thơ đã diễn tả được một khía cạnh sâu sắc của chủ đề bài thơ “Việt Bắc” là tình cảm thủy chung – thủy chung với cách mạng. Mình sẽ post cho bạn thêm một bài nữa để bạn có được nhiều dẫn chứng cho bài văn của bạn thêm hay hơn. Chúc bạn làm bài tốt!!!
  12. Việt Bắc của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người con rời “thủ đô kháng chiến”, thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương.Trong tâm trạng kẻ ở - người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay, những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của tình người lan toả : “ Ta về , mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang Ve kêu rùng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng dọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Bài thơ được Tố Hữu viết về buổi chia tay của cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.Bằng tiếng nói ngọt ngào tha thiết của khúc hát giao duyên trong ca dao, nhà thơ đã ca ngợi tình cảm gắn bó thủy chung với cách mạng, với đất nước , với nhân dân.Khổ thơ được phân tích thuộc đoạn 2 của bài thơ.Đây được coi là 10 câu thơ hay nhất diễn tả nỗi nhớ thiên nhiên và con ngườiVB của người ra đi.Qua nỗi nhớ ấy người đọc liên tưởng tới thiên nhiên VB giống như 1 bức tranh tứ bình. Hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ đã thể hiện rõ tâm trạng của người ra đi: “ Ta về , mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”. Hai câu thơ sử dụng từ “mình” và “ta” quen thuộc trong ca dao, “ta” chỉ người ra đi và “mình “ chỉ người ở lại.Cụm từ “ta về”, “nhớ” được nhắc đi nhắc lại tới 2 lần ,trong câu thơ đầu tiên là người ra đi hỏi người ở lại,còn trong câu thơ thứ 2 là để bày tỏ tâm trạng của người ra đi: nỗi nhớ “hoa cùng người”. “Hoa” tượng trưng cho thiên nhiên VB, “người” là để chỉ nhân dân VB.Nỗi nhớ hoa và người đan xen hòa trộn trong tâm trạng của người ra đi.Trong 8 câu thơ tiếp theo nỗi nhớ ấy lần lượt hiện lên với tất cả những gì đẹp nhất,thơ mộng nhất. Mở đầu cho bức tranh tứ bình là khung cảnh muà đông,một mùa đông mang vẻ đẹp lạ lùng: “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Câu thơ tả những cánh rừng VB tràn ngập 1 màu xanh của cây lá,màu xanh của sự sống.Giữa màu xanh bạt ngàn bừng lên màu đỏ tươi của hoa chuối,màu đỏ tươi sáng ấm áp như xua đi không khí lạnh lẽo.hoang sơ của núi rừng .Hai màu xanh đỏ tương
  13. phản nhưng cùng tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm đẹp rực rỡ.Và giữa khung cảnh rừng núi thơ mộng ấy bỗng hiện lên bóng người trên đèo cao.Nhà thơ ko tả dáng người , ko tả gương mặt mà tả tư thế con người trong công việc, một tư thế khỏe khoắn của người làm chủ thiên nhiên.Trên trời cao ánh nắng hắt xuống lưng người , chiếu vào con dao làm ánh lên 1 màu sáng kì diệu.Cái nắng hiếm hoi của mùa đông đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm tươi tắn, mang 1 vẻ đẹp riêng độc đáo. Màu xanh vô tận của những cánh rừng bỗng thay đổi thành 1 màu trắng của hoa mơ: “Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang”. Hai câu thơ trên miêu tả mùa xuân của VB. “Ngày xuân” là từ báo hiệu thời gian thay đổi,1 mùa đông qua đi 1 mùa xuân mới đến.Rừng VB vào xuân trên khắp núi rừng những bông hoa mơ thi nhau nở rộ khoa 1 màu trắng tinh khiết.Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ “trắng rừng” có tác dụng nhấn mạnh rừng VB bạt ngàn 1 màu trắng.Màu trắng tinh khiết của hoa mơ như lấn át tất cả màu xanh của cây lá làm bừng sáng cả khu rừng .Câu thơ đem lại cho người đọc 1 cảm nhận không khí xuân lan tràn, không gian núi rừng mênh mông, thiên nhiên VB giàu sức sống.Trong sắc x ân của thiên nhiên nhiên đất trời hiện lên hình ảnh con người lao động làm việc chăm chỉ cần cù, miệt mài “chuốt từng sợi giang”. “Chuốt” là 1 từ chỉ động tác làm đi làm lại, người dân Việt Bắc tỉ mỉ cẩn thận trong công vịêc bằng đôi bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm đẹp. Thế rồi, khoảnh khắc nhàn hạ của mùa xuân cũng qua mau, qua mau, con người tiếp tục sống cuộc sống của họ. “Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác, lẫn thính giác. Đầu tiên, cái độc đáo ở đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu”. Câu thơ tạo ra hình ảnh nhân hóa. Con ve là loài vật, vậy mà nó biết kêu, biết gọi, nó xui khiến rừng phách đổ vàng ở đây, chúng ta nên dành một ít thời gian để tìm hiểu cái rừng phách kì lạ này. Rừng phách là những cây lạ ở miền Bắc. Nó không mọc riêng rẽ mà mọc thành rừng, rất nhạy cảm với thời tiết. Tiếng ve kêu râm ran đây đó đã báo hiệu mùa hạ, nhưng lúc này đã là cuối hạ. Cái lạnh đang tràn ngập núi rừng, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cả rừng phách thay áo mới, chiếc áo vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thế lại càng lãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của một sơn nữ ”hái măng một mình”. Đọc tới đây khiến ta liên tưởng đên một hình ảnh tương tự trong thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ của đồng quê: “Thơ thẩn đường chiều một khách thơ Say nhìn ra rặng núi xanh lơ Khí trời lặng lẽ và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ” Đây là khổ thơ thứ nhất trong bài thơ”Cô hái mơ”. Ta thấy có sự giống nhau rất ngẫu nhiên: cũng là rừng núi và cô gái đang làm việc. Chỉ có điều ở đây là “hái mơ”
  14. chớ không phải “hái măng”. Từ “hái” ở đây dường như không thể thay thế bằng một động từ nào khác: bẻ, đốn… vì chỉ có nó mới phù hợp nét dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái mà thôi. Ta hãy thử tưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp biết bao. Cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ như thế lại khảm chạm thêm vào hình ảnh một người thiếu nữ nhẹ nhàng làm việc. Quả thật bức tranh vừa đẹp vừa có thần nữ. Rõ ràng thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau. Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹp đẽ. ”Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánh trăng. Việc sử dụng hình ảnh trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mới mẻ. Tuy nhiên đặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ ta thấy được niềm mơ ước hòa bình của người cán bộ cũng như toàn dân Việt Bắc. Tất cả đều nói lên niềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến với cách mạng với đất nước. Câu thơ thiếu cụ thể nên con người ở đây cũng thiếu cụ thể. Từ “ai” nhòa đi để tạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Mình về có nhớ ta chăng?”. Tuy hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người ấy vẫn thủy chung, son sắt. Đây là lời đồng vọng trong tâm hồn của cả hai người yêu nhau cùng nhớ, cùng thương” “nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi ý kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại. Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta”. Ở đây điệp từ nhớ dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. Từ ”rừng” lặp lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại. Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh, đỏ lặng lẽ, nhưng có sức sống. Màu con dao thể hiện sự hoạt động. Màu trắng làm thanh thoát con người và màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn. Rõ ràng bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc. Bên cạnh đó,nhạc đệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru – khúc hát ru kỉ niệm. Có lẽ khúc hát ru này không của ai khác là của ”ta” và cho người nhận là “mình”. Cả ”ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung ”Tiếng hát ân tình “ và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy. Chúng ta có thể thấy, ở đoạn thơ trên thiên nhiên VB hiện lên với bao vẻ đẹp đa dạng trong hững thời gian và ko gian khác nhau, thay đổi theo từng thời tiết,từng mùa . Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình dị, bằng những việc làm tưởng chừng như nhỏ bé của mình, họ đã góp phần ko nhỏ vào sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ,bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ cùng chung mọi gian khổ và niềm vui,cùng gánh vác những trách nhiệm nặng nề khó khăn ....càng làm cho “VB” ngời sáng lung linh trong ánh hào quang của kỉ niệm. Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài “Việt Bắc”. Cảnh thiên nhiên và con người trong đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập
  15. sức sống. Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2