Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT<br />
CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY KHÁNH VIỆT<br />
ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING EMPLOYEES’ COMMITMENT<br />
TO KHANH VIET CORPORATION<br />
Nguyễn Thành Tuyến1, Lê Kim Long2<br />
Ngày nhận bài: 29/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 18/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân sự. Mục tiêu của nghiên<br />
cứu này là đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên đối với Tổng Công ty Khánh Việt. Căn cứ trên phương pháp nghiên cứu<br />
định tính và định lượng, nghiên cứu đề xuất mô hình gồm có mười nhân tố. Kết quả cuối cùng cho thấy: “Triển vọng phát<br />
triển của Tổng Công ty Khánh Việt”, “Môi trường làm việc và Công việc”, “Đào tạo” và “Mức thu nhập” là bốn nhân tố<br />
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự gắn kết của nhân viên với Tổng Công ty Khánh Việt. Đây là một trong những căn cứ quan<br />
trọng trong việc xây dựng chính sách quản lý nhân sự toàn diện tại Tổng Công ty Khánh Việt.<br />
Từ khóa: sự gắn kết, quản trị nhân sự, Tổng Công ty Khánh Việt<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Employees’ organizational commitment has very great impacts on human resource management. The aim of this<br />
research is to assess the degree of employee commitment to Khanh Viet Corporation. Based on qualitative and quantitative<br />
research methods, this paper proposes a model consisting of ten factors. The final results showed that employee<br />
commitment to Khanh Viet Corporation are affected by “Development prospects of Khanh Viet Corporation”, “Work<br />
environment and Jobs”,”Training” and “Incomes”. This is one of the important bases on which to devise a comprehensive<br />
human resource management policy at Khanh Viet Corporation.<br />
Keywords: commitment, human resource, Khanh Viet Corporation<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế<br />
hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển<br />
thì phải tự xây dựng cho mình một chiến lược sản<br />
xuất kinh doanh phù hợp, phải không ngừng đổi<br />
mới và sáng tạo, đảm bảo đầy đủ các nguồn lực<br />
như: vốn, công nghệ, đất đai, nhà xưởng, máy móc<br />
thiết bị và nguồn nhân lực. Trong đó nguồn nhân<br />
lực là nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyết định<br />
hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của đơn<br />
vị. Số liệu thống kê tại Tổng Công ty Khánh Việt<br />
(Khatoco) từ năm 2008 đến 2011 cho thấy Khatoco đã thành công trong việc thu hút nguồn nhân<br />
lực thông qua hình thức tuyển dụng và đào tạo [1].<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tuy nhiên, trong thực tế, công tác quản trị nguồn<br />
nhân lực của Khatoco vẫn còn tồn tại một số hạn<br />
chế nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định<br />
các nhân tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên<br />
đối với Khatoco là việc làm hết sức cần thiết, qua<br />
đó góp phần cải tiến cũng như khắc phục những<br />
hạn chế còn tồn tại về công tác quản trị nguồn<br />
nhân lực tại doanh nghiệp nhằm đạt lợi thế cạnh<br />
tranh hơn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ cung cấp<br />
cho các nhà quản lý công cụ phân tích, đánh giá<br />
mức độ gắn kết của nhân viên đối với Khatoco một<br />
cách khoa học, có căn cứ chứ không mang tính<br />
phỏng đoán, dựa vào cảm tính hoặc dựa vào các<br />
mách bảo vô căn cứ.<br />
<br />
Nguyễn Thành Tuyến: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
214 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
- Lý thuyết cổ điển: Taylor và Adam Smith cho<br />
rằng động cơ làm việc của con người là theo đuổi lợi<br />
ích kinh tế cá nhân, ông cho rằng bản chất của con<br />
người là con người kinh tế [6].<br />
- Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người:<br />
Các nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà<br />
quản trị có thể động viên con người bằng cách thừa<br />
nhận nhu cầu xã hội của họ, và tạo điều kiện cho<br />
người lao động cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích<br />
và quan trọng của họ trong công việc chung [7].<br />
- Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow: Theo<br />
A. Maslow, nhu cầu của con người được phân thành<br />
năm nhóm, đó là các nhu cầu về sinh lý, an toàn, xã<br />
hội, được tôn trọng và tự hoàn thiện [8].<br />
- Thuyết về nhu cầu của David Mc. Clelland:<br />
David Mc. Clelland cho rằng con người có ba nhu<br />
cầu cơ bản, đó là: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên<br />
minh và nhu cầu quyền lực [9].<br />
- Thuyết về sự công bằng: Thuyết này cho rằng,<br />
tạo được sự công bằng sẽ giúp thắt chặt mối quan<br />
hệ với nhân viên, động viên và gia tăng mức độ hài<br />
lòng của họ [10].<br />
- Thuyết nhân tố của F. Herzberg: Theo<br />
Frederick Herzberg, thay vì cố gắng cải thiện yếu<br />
tố duy trì, các nhà quản trị nên gia tăng các yếu tố<br />
thúc đẩy nếu muốn có sự hưởng ứng tích cực của<br />
nhân viên [11].<br />
- Thuyết kỳ vọng của Victor H. Vroom: Thuyết<br />
này cho rằng, sự hài lòng bị ảnh hưởng bởi sự kỳ<br />
vọng và kết quả đầu ra và phần thưởng thật sự<br />
nhận được [12].<br />
<br />
Số 1/2014<br />
- Thuyết X và thuyết Y của Douglas McGregor:<br />
Thuyết X khẳng định: bản chất của người lao động<br />
là lười biếng, thụ động, thiếu tính sáng tạo,… vì vậy<br />
nên lấy tiêu chí nghiêm khắc để quản trị. Ngược lại<br />
với thuyết X, thuyết Y cho rằng, bản chất của con<br />
người không phải là lười nhác, mỗi người đều có tài<br />
năng tiềm ẩn, có tinh thần tập thể,… cho nên cần<br />
nêu cao tinh thần quản trị “ôn hòa”, khuyến khích,<br />
tạo động lực cho người lao động [13].<br />
- Mô hình đặc điểm công việc của Hacman &<br />
Oldham (1974): Hacman & Oldham cho rằng các<br />
nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân<br />
viên đó là sự trao quyền, sự khen thưởng và công<br />
nhận, đào tạo các kỹ năng [4].<br />
2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết<br />
2.1. Mô hình nghiên cứu<br />
Từ những cơ sở lý thuyết trên và thông qua một<br />
số các mô hình nghiên cứu liên quan ở trong và<br />
ngoài nước như: “Khảo sát cuộc chiến nhân tài” của<br />
McKinsey & Company (2000) [2], “Đánh giá trình độ<br />
quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du<br />
lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Trần<br />
Kim Dung (1999) [3], “Ảnh hưởng của văn hóa công<br />
ty đến sự cam kết gắn bó của nhân viên. Trường<br />
hợp của Công ty Hệ thống thông tin FPT” [5],…<br />
tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm<br />
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết<br />
của nhân viên đối với Khatoco. Tuy nhiên, vì đây<br />
là mô hình nghiên cứu ở nước ngoài và tại các<br />
doanh nghiệp có đặc thù kinh doanh khác nhau, nên<br />
căn cứ vào tình hình thực tế tại Khatoco, tác giả đã<br />
điều chỉnh thang đo bằng việc tham khảo ý kiến của<br />
các cán bộ lãnh đạo và các chuyên viên trong lĩnh<br />
vực quản lý nhân sự, tiền lương, tuyển dụng,… của<br />
Khatoco. Kết quả mô hình nghiên cứu có dạng sau:<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 215<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2.2. Giả thuyết nghiên cứu<br />
2.2.1. Điều kiện làm việc<br />
Điều kiện làm việc trong Công ty được hiểu là<br />
tổng thể các yếu tố của môi trường sản xuất có ảnh<br />
hưởng đối với người lao động [14]. Môi trường làm<br />
việc tốt sẽ tạo cho người lao động có cảm giác an<br />
toàn, thoải mái, thuận lợi, không buồn chán,... từ đó<br />
họ có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình,<br />
đặc biệt là khả năng phán đoán và sáng tạo trong<br />
công việc. Do vậy, khi môi trường và điều kiện làm<br />
việc được cải thiện sẽ góp phần nâng cao năng suất<br />
lao động, giảm chi phí.<br />
H1: Điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay<br />
không tốt có mối quan hệ cùng chiều với mức độ<br />
thỏa mãn trong công việc của người lao động.<br />
2.2.2. Đặc điểm công việc<br />
Người lao động có hứng thú với công việc đang<br />
làm hay không, có muốn tiếp tục làm việc nữa hay<br />
không, một phần là do tính thú vị của công việc mà<br />
người đó đang làm. Chính vì vậy, đặc điểm của<br />
công việc đang làm (như hiểu rõ công việc, quyền<br />
quyết định trong công việc, nhận được phản hồi góp<br />
ý của cấp trên, công việc phù hợp với năng lực) là<br />
một yếu tố góp phần làm cho người lao động đam<br />
mê với công việc, hăng say làm việc và cảm thấy hài<br />
lòng với công việc mà tổ chức giao cho.<br />
H2: Đặc điểm công việc được đánh giá tốt hay<br />
không tốt có mối quan hệ cùng chiều với mức độ<br />
thỏa mãn trong công việc của người lao động.<br />
2.2.3. Thu nhập<br />
Tiền lương là hình thức thỏa mãn nhu cầu vật<br />
chất và khuyến khích tinh thần đối với người lao<br />
động, nó không chỉ cần thiết cho cuộc sống bản<br />
thân và gia đình mà còn là động lực để làm việc,<br />
vì tiền lương giúp họ cảm thấy được đánh giá đúng<br />
khả năng, năng lực làm việc và mức độ đóng góp<br />
vào kết quả hoạt động của một tổ chức. Bên cạnh<br />
đó, các khoản thưởng, trợ cấp là động lực thúc đẩy<br />
người lao động làm việc tích cực hơn; thu hút, động<br />
viên và giữ chân nhân viên [15].<br />
H3: Thu nhập được đánh giá tốt hay không tốt<br />
có mối quan hệ cùng chiều với mức độ thỏa mãn<br />
trong công việc của người lao động.<br />
2.2.4. Phúc lợi<br />
Để khuyến khích tạo điều kiện làm việc cho<br />
nhân viên, nhà quản trị cần chú ý các yếu tố phi tài<br />
chính trong cơ cấu thu nhập của người lao động,<br />
xây dựng bầu không khí làm việc thích hợp. Phúc lợi<br />
là một trong những yếu tố quan trọng, phúc lợi thể<br />
hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống<br />
người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên<br />
trung thành gắn bó với doanh nghiệp. Tại Việt Nam,<br />
<br />
216 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2014<br />
các phúc lợi mà nhân viên quan tâm nhất bao gồm<br />
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép<br />
theo luật định, chế độ nghỉ ốm và nghỉ vì việc riêng<br />
khi có nhu cầu, được công đoàn bảo vệ lợi ích hợp<br />
pháp của nhân viên, được đi du lịch hàng năm,<br />
được Công ty hỗ trợ mua nhà, được quyền mua cổ<br />
phần Công ty với giá ưu đãi, ... [16].<br />
H4: Phúc lợi được đánh giá tốt hay không tốt có<br />
mối quan hệ cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong<br />
công việc của người lao động.<br />
2.2.5. Đào tạo và thăng tiến<br />
Đào tạo và thăng tiến là một trong những động<br />
cơ mạnh mẽ thúc đẩy người lao động hăng say làm<br />
việc. Các nhân viên được đào tạo sẽ không chỉ có<br />
giá trị hơn đối với công ty mà bản thân họ còn kiếm<br />
được số tiền nhiều hơn. Nếu Công ty hiểu rõ điều<br />
này và áp dụng đúng người, đúng việc thì không<br />
những người lao động làm việc có hiệu quả, năng<br />
suất, chất lượng lao động cao mà còn giữ chân<br />
được nhân viên làm việc lâu dài cho Công ty.<br />
H5: Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh<br />
giá tốt hay không tốt có mối quan hệ cùng chiều<br />
với mức độ thỏa mãn trong công việc của người<br />
lao động.<br />
2.2.6. Đồng nghiệp<br />
Đối với phần lớn các công việc thì thời gian<br />
mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp của mình<br />
là nhiều hơn. Do vậy, mối quan hệ của nhân viên<br />
với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn<br />
trong công việc. Vì vậy, sự cộng tác và hỗ trợ của<br />
đồng nghiệp cũng là nhân tố khá quan trọng giúp<br />
người lao động gắn bó với Công ty, cảm thụ được<br />
không khí làm việc vui vẻ và hòa đồng, qua đó tôn<br />
vinh văn hóa công ty hơn.<br />
H6: Quan hệ với đồng nghiệp được đánh giá tốt<br />
hay không tốt có mối quan hệ cùng chiều với mức<br />
độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.<br />
2.2.7. Cấp trên<br />
Mối quan hệ của nhân viên đối với cấp trên trực<br />
tiếp là rất quan trọng. Cấp trên là nguồn động viên<br />
lớn của mỗi nhân viên, nhân viên sẽ làm việc lâu dài<br />
với Công ty nếu họ có một cấp trên đáng kính trọng<br />
và tin tưởng. Người lao động luôn mong muốn họ là<br />
người có ích, có những ảnh hưởng nhất định đến<br />
môi trường xung quanh; đặc biệt là những hiểu biết<br />
và sự cống hiến của mình vào mục tiêu, sứ mạng<br />
của Công ty. Vì vậy mối quan hệ với cấp trên ở công<br />
ty nếu quá khắt khe thì sẽ làm cho họ cảm thấy thiếu<br />
tự tin, cảm giác bị gò bó nên công việc có thể sẽ<br />
không được hoàn thành tốt như mong đợi. Do vậy<br />
cấp trên cần phải linh hoạt trong việc lãnh đạo nhân<br />
viên của mình.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
H7: Quan hệ với cấp trên được đánh giá tốt hay<br />
không tốt có mối quan hệ cùng chiều với mức độ<br />
thỏa mãn trong công việc của người lao động.<br />
2.2.8. Triển vọng và sự phát triển của Khatoco<br />
Triển vọng và sự phát triển của Khatoco cũng<br />
là những yếu tố được nhân viên đặt biệt quan tâm.<br />
Thương hiệu, uy tín, chất lượng và sự thành công<br />
của Khatoco không chỉ là giá trị khẳng định sự tồn<br />
tại, phát triển của Khatoco mà còn thể hiện giá trị,<br />
niềm tự hào của mỗi nhân viên đang làm việc tại<br />
Khatoco.<br />
H8: Triển vọng phát triển của Khatoco được<br />
đánh giá tốt hay không tốt có mối quan hệ cùng<br />
chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của<br />
người lao động.<br />
2.2.9. Sự hài lòng của nhân viên đối với Khatoco<br />
Sự hài lòng của nhân viên đối với Khatoco là<br />
một công cụ giúp cho người lao động có thể tự bày<br />
tỏ tâm tư, nguyện vọng để phát triển sự nghiệp đồng<br />
thời giúp cho lãnh đạo Khatoco hiểu tâm lý và mong<br />
muốn của nhân viên từ đó phát huy tối đa năng lực<br />
và sự nhiệt tình trong công việc của họ và không<br />
ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân<br />
lực. Sự thỏa mãn tập thể nhân viên chính là cách để<br />
gây dựng lòng trung thành của họ đối với Khatoco,<br />
làm cho nhân viên yêu thích công việc, gắn bó với<br />
đồng nghiệp, tìm thấy sự lạc quan trong môi trường,<br />
từ đó gắn kết họ với mục tiêu của tổ chức và phấn<br />
đấu cho mục tiêu đó.<br />
H9: Sự hài lòng của nhân viên đối với Khatoco<br />
được đánh giá tốt hay không tốt có mối quan hệ<br />
cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc<br />
của người lao động.<br />
2.2.10. Sự gắn kết của nhân viên đối với Khatoco<br />
Sự gắn kết nhân viên đối với Khatoco là những<br />
hoạt động, nỗ lực làm cho người nhân viên cống<br />
hiến và gắn kết trong công việc nhiều hơn. Nếu hiểu<br />
theo nghĩa "cho" và "nhận", gắn kết nhân viên là các<br />
công cụ, biện pháp làm cho người nhân viên "cho"<br />
nhiều hơn họ có thể thực hiện đối với Khatoco. Gắn<br />
kết nhân viên không chỉ áp dụng cho nhân viên làm<br />
việc, ở lại lâu trong Khatoco mà nó còn được áp<br />
dụng cho toàn bộ nhân viên.<br />
H10: Sự gắn kết của nhân viên đối với Khatoco.<br />
<br />
Khatoco thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp<br />
(dưới sự hỗ trợ của Phòng Tổ chức Hành chính;<br />
các tổ trưởng, tổ phó; trưởng, phó bộ phận của từng<br />
đơn vị) và bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến (google<br />
forms) đã được thiết kế sẵn.<br />
Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo<br />
đã hiệu chỉnh và được đo lường trên thang đo Likert<br />
5 điểm với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng<br />
ý. Đối tượng chọn mẫu là 400 cán bộ quản lý hiện<br />
đang làm việc tại các đơn vị sản xuất, phòng, trung<br />
tâm; Các chuyên viên, công nhân có tay nghề cao.<br />
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Khatoco.<br />
Dữ liệu thu thập sau khi nhập liệu và làm sạch được<br />
xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Phân tích dữ liệu<br />
sẽ được thực hiện thông qua hai bước: Đánh giá<br />
độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha<br />
và độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.<br />
Tiếp theo, phân tích hồi quy nhằm kiểm định sự phù<br />
hợp của mô hình và đánh giá mức độ quan trọng<br />
của các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân<br />
viên đối với Khatoco.<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai<br />
bước: Nghiên cứu sơ bộ (phương pháp định tính)<br />
bằng phương pháp thảo luận tập trung, kết hợp với<br />
ý kiến của các lãnh đạo, các chuyên viên trong lĩnh<br />
vực quản lý nhân sự của Khatoco. Nghiên cứu chính<br />
thức (phương pháp định lượng) bằng phương pháp<br />
phỏng vấn các cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại<br />
<br />
2. Độ tin cậy và độ giá trị của các đo lường<br />
2.1. Phân tích Cronbach Alpha và phân tích khám<br />
phá EFA<br />
Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha cho<br />
thấy, 10 thang đo ban đầu với 51 mục hỏi đều đảm<br />
bảo độ tin cậy, không có biến quan sát nào bị loại<br />
khỏi thang đo. Trong đó có 14 mục hỏi về sự hài<br />
lòng và sự gắn kết của nhân viên đối với Khatoco<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Mẫu thu thập<br />
Với cỡ mẫu đưa vào phân tích là N = 400, kết<br />
quả thống kê cho thấy có 62,2% người nam và 37,8%<br />
người nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi. Trong mẫu,<br />
số người thuộc nhóm tuổi từ 26 đến dưới 35 tuổi<br />
chiếm đa số với tỷ lệ 56,7%. Phân bố mẫu theo trình<br />
độ học vấn cho thấy nhóm có trình độ Cao đẳng Đại học chiếm đa số với tỷ lệ 81,1%. Tình trạng hôn<br />
nhân chiếm đa số là nhóm đã có gia đình với tỷ<br />
lệ 78,5%. Thâm niên công tác chiếm đa số thuộc<br />
nhóm có thời gian công tác từ 3 đến trên 10 năm, tỷ<br />
lệ này chứng tỏ đa số nhân viên của Khatoco là đội<br />
ngũ có nhiều kinh nghiệm công tác. Phân bố mẫu<br />
theo chức vụ chiếm đa số là nhóm nhân viên và<br />
chuyên viên với tỷ lệ 75,9%, điều này cho thấy tỷ lệ<br />
người tham gia trả lời bảng câu hỏi là phù hợp với<br />
cơ cấu lao động thực tế của các đơn vị thành viên<br />
trong Khatoco. Phân bố mẫu theo thu nhập cho thấy<br />
chiếm đa số là nhóm có mức thu nhập trung bình từ<br />
5 đến 10 triệu/tháng với tỷ lệ 61,3%.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 217<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
được đưa vào biến phụ thuộc để phân tích hồi quy,<br />
37 mục hỏi còn lại được đưa vào trong phân tích<br />
nhân tố khám phá (EFA) ở bước tiếp theo.<br />
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA bằng<br />
phương pháp Principal Component với phép quay<br />
Varimax, có ba biến bị loại do có hệ số tải nhân<br />
tố < 0,45, thang đo còn lại 34 biến quan sát được<br />
trích thành bảy nhóm nhân tố với tổng phương sai<br />
trích được là 61.275% (> 50%).<br />
Bảy nhóm nhân tố được hình thành sau khi<br />
phân tích EFA đó là: (1) Môi trường công việc,<br />
(2) Thu nhập, (3) Phúc lợi, (4) Công tác đào tạo,<br />
(5) Đồng nghiệp, (6) Mối quan hệ với lãnh đạo và<br />
(7) Triển vọng phát triển của Khatoco.<br />
2.2. Phân tích tương quan và hồi quy<br />
2.2.1. Phân tích tương quan<br />
Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan<br />
cho thấy, bảy biến độc lập “Môi trường công việc”,<br />
“Thu nhập”, “Phúc lợi”, “Công tác đào tạo”, “Đồng<br />
nghiệp”, “Mối quan hệ với lãnh đạo” và “Triển vọng<br />
phát triển của Khatoco” đều có sự tương quan với<br />
biến phụ thuộc “Sự hài lòng” vì có hệ số tương quan<br />
thấp nhất là 0.523 và tất cả đều có Sig < 0.1 với mức<br />
ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy tất cả các biến đều<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
2.2.2. Phân tích hồi quy đa biến với biến “Sự hài lòng”<br />
Đưa bảy biến độc lập có ý nghĩa thống kê sau<br />
khi phân tích tương quan vào phân tích hồi quy bằng<br />
phương pháp Enter để chọn lọc dựa trên tiêu chí<br />
<br />
chọn những biến có mức ý nghĩa 0,1.<br />
Như vậy, kết quả cuối cùng cho thấy chỉ còn<br />
năm biến có tác động đến “Sự hài lòng” của nhân<br />
viên đối với Khatoco và được giữ lại trong mô hình,<br />
đó là: (1) Thu nhập, (2) Công tác đào tạo, (3) Mối<br />
quan hệ với đồng nghiệp, (4) Mối quan hệ với lãnh<br />
đạo, (5) Triển vọng phát triển của Khatoco.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc “Sự hài lòng”<br />
Coefficientsa<br />
Unstandardized Coefficients<br />
<br />
Model<br />
<br />
B<br />
<br />
1<br />
<br />
Std. Error<br />
<br />
(Constant)<br />
.240<br />
F2<br />
.226<br />
F4<br />
.198<br />
F5<br />
.199<br />
F6<br />
.181<br />
F7<br />
.158<br />
a<br />
. Dependent Variable: HL<br />
<br />
.134<br />
.025<br />
.033<br />
.030<br />
.037<br />
.035<br />
<br />
Standardized<br />
Coefficients<br />
<br />
t<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
1.794<br />
9.086<br />
5.945<br />
6.605<br />
4.935<br />
4.492<br />
<br />
.074<br />
.000<br />
.000<br />
.000<br />
.000<br />
.000<br />
<br />
Collinearity Statistics<br />
<br />
Beta<br />
<br />
.305<br />
.241<br />
.232<br />
.213<br />
.165<br />
<br />
Tolerance<br />
<br />
VIF<br />
<br />
.784<br />
.539<br />
.713<br />
.473<br />
.652<br />
<br />
1.276<br />
1.855<br />
1.402<br />
2.114<br />
1.533<br />
<br />
2.2.3. Phân tích hồi qui đa biến về tác động của biến “Sự hài lòng” với biến “Sự gắn kết”<br />
Với mức tin cậy lựa chọn là 90%, kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến “Sự hài lòng” của mô hình tác<br />
động có ý nghĩa thống kê lên biến “Sự gắn kết” (sig=0.000). Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.295 cho biết trong tổng thể<br />
29.5% biến “Sự gắn kết” được giải thích bởi biến “Sự hài lòng”.<br />
Bảng 2. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc “Sự gắn kết”<br />
Model Summaryb<br />
Adjusted<br />
R Square<br />
<br />
Std. Error<br />
of the Estimate<br />
<br />
1 .679a<br />
.461<br />
.448<br />
b<br />
. Dependent Variable: GKNV<br />
<br />
.38295<br />
<br />
Model<br />
<br />
R<br />
<br />
R<br />
Square<br />
<br />
218 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Change Statistics<br />
R Square<br />
Change<br />
<br />
F<br />
Change<br />
<br />
.461<br />
<br />
36.499<br />
<br />
fdf1<br />
<br />
đdf2<br />
<br />
999<br />
<br />
Durbin-Watson<br />
Sig. F<br />
Change<br />
<br />
.000<br />
<br />
1.696<br />
<br />