PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA<br />
HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ LÚA GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP<br />
TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ<br />
Trần Thanh Dũng <br />
<br />
Phạm Nguyễn Đăng Khoa <br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả đề tài cho thấy các hộ tham gia hợp đồng có ứng dụng các tiến<br />
bộ kỹ thuật nhiều nhiều hơn và mang lại hiệu quả tài chính cao hơn những hộ<br />
không tham gia hợp đồng. Đề tài đã nêu được các vấn đề hiện nay trong hợp<br />
đồng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng của nông<br />
dân là có tham gia các tổ chức về sản xuất lúa ở địa phương, kinh nghiệm và<br />
diện tích sản xuất lúa. Qua đó, đề tài đề xuất một số giải pháp về sự hỗ trợ của<br />
chính quyền địa phương và sự thực thi hợp đồng tiêu thụ lúa giữa nông dân và<br />
doanh nghiệp.<br />
Từ khóa: hiệu quả; hợp đồng; sản xuất; thực thi; tiêu thụ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C<br />
ùng với sự phát triển nông nghiệp giá trị cao, sự phát triển của<br />
hệ thống siêu thị, thực phẩm chế biến và nền nông nghiệp định<br />
hướng xuất khẩu đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của<br />
việc sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (Miyata et all., 2009). Hình thức hợp<br />
đồng sẽ loại bỏ vai trò của các tầng lớp mua bán và làm dịch vụ trung gian như<br />
người thu gom, cho vay lãi, cò mồi, trực tiếp bảo vệ người sản xuất, nhất là<br />
người nghèo khi bán sản phẩm. Hợp đồng sản xuất nông nghiệp cũng cho phép<br />
xoá bỏ độc quyền dẫn đến hiện tượng chèn ép giá và bóc lột lợi nhuận của<br />
người nông dân của các cơ sở chế biến và lưu thông, khiến họ trực tiếp quan<br />
tâm đến khả năng giảm giá thành, tăng chất lượng của nông dân, bởi vậy hình<br />
thành cơ chế chia sẻ lợi nhuận, tạo ra khả năng tăng thu nhập và tái sản xuất<br />
mở rộng của nông dân (Đặng Kim Sơn, 2001). Hiện nay lúa gạo nước ta đã có<br />
<br />
<br />
Khoa Phát Triển Nông Thôn – Đại học Cần Thơ.<br />
<br />
Khoa Phát Triển Nông Thôn – Đại học Cần Thơ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
451<br />
mặt trên 80 quốc gia, đang đứng vị trí thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Thái<br />
Lan, cho nên sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng đang được quan tâm. Trong<br />
thời gian qua, đã có nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL nỗ lực thực hiện mô hình sản<br />
xuất và tiêu thụ lúa gạo qua hợp đồng và bước đầu đạt được một số kết quả<br />
nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và trở ngại trong quá trình thực<br />
hiện mô hình này. Hầu hết nông dân vẫn chưa quen với phương thức sản xuất<br />
theo hợp đồng với doanh nghiệp, các yếu tố liên quan đến môi trường hoạt<br />
động của hợp đồng như thể chế thực thi hợp đồng vẫn còn yếu kém, sự kém ổn<br />
định về giá cả nông sản trên thị trường, lợi ích do hợp đồng mang lại chưa đủ<br />
“hấp dẫn” đối với nông dân và doanh nghiệp cho nên mô hình này vẫn chưa<br />
phát huy hết hiệu quả (Trần Quốc Nhân, 2012). Vĩnh Thạnh là huyện sản xuất<br />
lúa hàng hóa trọng điểm của thành phố Cần Thơ nhưng nông dân nơi đây chưa<br />
thực sự tha thiết sản xuất lúa theo hợp đồng. Vì vậy đề tài “Phân tích các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa giữa nông dân và doanh<br />
nghiệp tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” được thực hiện là rất cấp<br />
thiết.<br />
<br />
<br />
1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
1.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu của đề tài nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao<br />
hiệu quả sự tham gia sản xuất lúa theo hợp đồng, qua đó gián tiếp nâng cấp<br />
chuỗi giá trị lúa gạo; bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài còn là cơ sở cho<br />
các nhà hoạch định chính sách về việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong vùng.<br />
1.2. Nội dung nghiên cứu<br />
- Hiện trạng sản xuất lúa trong địa bàn nghiên cứu: những thông tin về<br />
nông hộ, tình hình sản xuất, hiệu quả tài chính của nhóm hộ không và có tham<br />
gia hợp đồng.<br />
- Nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa<br />
của nông dân.<br />
- Các giải pháp: tìm hiểu những vấn đề trong hợp đồng, những tích cực<br />
và tồn tại, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
452<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu<br />
Đề tài đã tiến hành khảo sát 60 hộ nông dân sản xuất lúa tại huyện Vĩnh<br />
Thạnh (bao gồm 30 nông dân tham gia hợp đồng và 30 nông dân không tham<br />
gia hợp đồng). Bên cạnh, đề tài còn phỏng vấn KIP 3 chuyên gia và 2 doanh<br />
nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp của đề tài được<br />
lấy từ các bản báo cáo tổng hợp của phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh,<br />
niên giám thống kê, các bài báo, tạp chí, internet có uy tín.<br />
1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu<br />
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, kiểm định<br />
T-test và mô hình hồi quy Binary Logistic.<br />
<br />
<br />
2. Kết quả nghiên cứu<br />
2. .1. Hiện trạng sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu<br />
2.1.1. Thông tin nông hộ<br />
Nông dân trong vùng nghiên cứu có độ tuổi đủ lớn để có kinh nghiệm<br />
cao trong sản xuất lúa. Thêm vào đó là trình độ, diện tích canh tác của nông<br />
dân nơi đây tương đối tốt để quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật<br />
vào sản xuất lúa, cơ giới hóa tối đa nên không cần nhiều lao động tham gia.<br />
Bảng 1: Thông tin nông hộ<br />
<br />
Trong Ngoài Mức ý<br />
Thông tin<br />
hợp đồng hợp đồng nghĩa<br />
<br />
Tuổi của chủ hộ (tuổi) 47,20 46,66 0,84<br />
<br />
Kinh nghiệm (số năm) 26,73 22,60 0,11<br />
<br />
Trình độ (cấp) 2,50 2,23 0,12<br />
<br />
Diện tích đất lúa (ha/hộ) 2,93 1,96 0,00<br />
<br />
Lao động sản xuất lúa<br />
1,96 2,03 0,80<br />
(người/hộ)<br />
<br />
<br />
<br />
453<br />
Tất cả những thông tin nông hộ không có sự khác biệt nhau giữa hai<br />
nhóm hộ ngoại trừ diện tích đất lúa thì nông hộ có tham gia hợp đồng sở hữu<br />
nhiều ruộng hơn và sự khác biệt này thông qua kiểm định T-test bằng phép thử<br />
Duncan ở mức ý nghĩa 5%. Sự khác biệt này cũng phần nào thể hiện điều kiện<br />
tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa phải có diện tích tương đối lớn.<br />
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ<br />
Do có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa nên nông dân đã ý thức được<br />
việc sử dụng giống truy nguyên nguồn gốc và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào<br />
sản xuất, trong đó những hộ tham gia hợp đồng có phần cao hơn những hộ<br />
không tham gia hợp đồng. Đặc biệt là tham gia vào các tổ chức sản xuất lúa ở<br />
địa phương như Hợp tác xã và Cánh đồng lớn được hộ tham gia hợp đồng quan<br />
tâm nhiều hơn. Có lẻ đây cũng là yếu tố bước đầu để những hộ có tham gia vào<br />
tổ chức sản xuất làm quen với hình thức tiêu thụ lúa có hợp đồng.<br />
Và hiển nhiên tất cả những nông dân có tham gia hợp đồng tiêu thụ lúa<br />
sẽ sẵn sàng bán cho doanh nghiệp đã ký kết. Tuy nhiên cũng còn có 13,33%<br />
nông dân tham gia hợp đồng lại bán cho thương lái hoặc qua cò là do một trong<br />
hai bên lợi dụng điểm hở trong nội dung hợp đồng mà không thực thi đúng theo<br />
hợp đồng trước đó. Trong khi đó, những nông dân không tham gia hợp đồng<br />
không chủ động được đầu ra hầu hết đều bán cho thương lái hoặc qua cò, chỉ<br />
một số ít được bán cho doanh nghiệp là do nông hộ này có tham gia Hợp tác xã<br />
hoặc Cánh đồng lớn với việc sử dụng giống có xác nhận và áp dụng áp dụng<br />
quy trình kỹ thuật giống với hộ tham gia hợp đồng vì thế doanh nghiệp sẵn dịp<br />
thu mua cho đầy chuyến hàng.<br />
Bảng 2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa<br />
<br />
Thông tin Trong hợp đồng (%) Ngoài hợp đồng (%)<br />
<br />
Giống lúa<br />
<br />
Hàng hóa 0,00 6,67<br />
<br />
Xác nhận 100,00 93,33<br />
<br />
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật<br />
<br />
Sạ hang 26,67 13,33<br />
<br />
<br />
<br />
454<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3 giảm 3 tăng 20,00 3,33<br />
<br />
1 phải năm giảm 100,00 93,33<br />
<br />
Tham gia tổ chức sản xuất lúa<br />
<br />
Hợp tác xã 20,00 3,33<br />
<br />
Cánh đồng lớn 76,67 16,67<br />
<br />
Đối tượng bán lúa<br />
<br />
Doanh nghiệp 86,67 6,67<br />
<br />
Cò/thương lái 13,33 93,33<br />
<br />
2.1.3. So sánh hiệu quả tài chính giữa hộ có và không tham gia hợp đồng<br />
Trong sản xuất lúa các hộ phải bỏ ra những chi phí về tiền mặt bao gồm:<br />
giống, làm đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bơm nước, lao động làm thuê<br />
và thu hoạch. Các khoản chi phí trên hầu như các nông hộ đầu tư như nhau nên<br />
tổng chi phí tiền mặt giữa hộ có và không tham gia hợp đồng chênh lệch không<br />
đáng kể.<br />
Ngoài ra nông dân còn phải chịu thêm chi phí cơ hội bao gồm: công lao<br />
động gia đình, lãi suất ngân hàng và tiền thuê đất. Đây là loại chi phí mà đa<br />
phần nông dân không nhắt đến, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn cho nhà<br />
quản lý trong quá trình tính toán giá thành sản xuất mà đề xuất giá lúa sàn hợp<br />
lý cho nông dân có lời. Theo định hướng của ngành nông nghiệp thì giá lúa sàn<br />
như hiện nay đảm bảo cho người nông dân lời 30%. Trong khi kết quả đề tài<br />
này chi phí cơ hội lên đến xấp xỉ 30% đối với hộ tham gia hợp đồng và 31% đối<br />
với hộ không tham gia hợp đồng. Như vậy rõ ràng người trồng lúa chỉ ăn vào<br />
mảnh đất, sức lao động và tiền vốn mình bỏ ra chứ không thu lợi gì từ việc<br />
trồng lúa. Kết quả đề tài cho thấy chi phí cơ hội của hộ có tham gia ít hơn hộ<br />
không tham gia hợp đồng thông qua kiểm định T-test, phép thử Duncan ở mức<br />
ý nghĩa 5%. Sự chênh lệch này chủ yếu là do công lao động gia đình ở hộ<br />
không tham gia hợp đồng bỏ ra quá nhiều đáng kể so với hộ có tham gia hợp<br />
đồng. Như đã phân tích phần trên, những hộ tham gia hợp đồng có diện tích<br />
canh tác lớn hơn nhiều so với những hộ không tham gia, do đó khả năng áp<br />
dụng cơ giới hóa vào sản xuất được dễ dàng hơn, làm giảm công lao động gia<br />
<br />
<br />
455<br />
đình hơn.<br />
Mặc dù năng suất lúa hộ có tham gia hợp đồng cao hơn không nhiều so<br />
với hộ không tham gia hợp đồng nhưng giá bán lúa giữa hai nhóm hộ lại khác<br />
biệt có ý nghĩa thông kê 5%, thông qua kiểm định T-test, với phép thử Duncan.<br />
Nông hộ tham gia hợp đồng bán lúa với giá cao là do đa phần họ bán trực tiếp<br />
cho doanh nghiệp; trong khi hộ không tham gia hợp đồng thì phần đông bán<br />
cho thương lái hay qua cò, mất nhiều khâu trung gian.<br />
Chính những điều đó làm cho những hộ tham gia hợp đồng có hiệu quả<br />
cao hơn hộ không tham gia hợp đồng cả về lợi nhận, hiệu quả đồng vốn và hiệu<br />
quả lao động ở mức ý nghĩa 5% thông qua phép thử Duncan, kiểm định T-test.<br />
<br />
<br />
Bảng 3: Hiệu quả tài chính của nông hộ<br />
<br />
Chỉ tiêu Trong hợp Ngoài hợp Mức ý<br />
đồng đồng nghĩa<br />
<br />
Chi phí tiền mặt (1000đ/ha) 20.148,77 20.351,47 0,81<br />
<br />
Chi phí cơ hội (1000đ/ha) 8.717,00 9.101,81 0,02<br />
<br />
Tổng chi phí (1000đ/ha) 28.865,77 29.453,28 0,24<br />
<br />
Năng suất (tấn/ha) 8,55 8,33 0,41<br />
<br />
Giá bán (1000đ/kg) 4,95 4,74 0,02<br />
<br />
Doanh thu (1000đ/ha) 42.365,63 39.593,14 0,09<br />
<br />
Lợi nhuận (1000đ/ha) 13.500,85 10.140,88 0,03<br />
<br />
Hiệu quả đồng vốn (lần) 0,47 0,34 0,03<br />
<br />
Hiệu quả lao động 1.223,35 684,68 0,00<br />
(1000đ/ngày công)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
456<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhìn chung, những hộ tham gia hợp đồng có điều kiện sản xuất, áp dụng<br />
tiến bộ kỹ thuật đồng bộ, bán giá cao và đạt hiệu quả tài chính tốt hơn những hộ<br />
không tham gia hợp đồng.<br />
<br />
<br />
2..2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hợp đồng<br />
Căn cứ vào số liệu thu thập và tài liệu tham khảo có liên quan thì mô<br />
hình được xây dựng theo phương trình như sau:<br />
<br />
P(Y 1)<br />
loge B0 B1 X 1 B2 X 2 B3 X 3<br />
P(Y 0)<br />
<br />
Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện kết quả thực hiện hợp đồng được<br />
đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có tham gia hợp đồng, 0 là không tham<br />
gia hợp đồng).<br />
Các biến X1, X2, X3 là các biến độc lập được giải thích trong Bảng 4.<br />
Bảng 4: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình Logicstic<br />
<br />
Biến độc lập Diễn giải<br />
<br />
X1: Tham gia tổ chức sản Biến giả, nhận hai giá trị đại diện: 1 có tham<br />
xuất lúa (có hoặc gia, 0 không tham gia hợp đồng.<br />
không)<br />
<br />
X2 : Kinh nghiệm sản xuất Kinh nghiệm sản xuất lúa của chủ hộ<br />
(năm)<br />
<br />
X3: Diện tích sản xuất lúa Diện tích đất sản xuất lúa của nông hộ<br />
(ha)<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy Giá trị - 2LL = 40,188 đủ nhỏ để để mô<br />
hình tổng thể phù hợp với mức dự đoán đúng của mô hình là 78,3%.<br />
Các biến được giải thích như sau: các biến về sự tham gia tổ chức sản<br />
xuất ở địa phương (có, không), kinh nghiệm làm ruộng (năm) và diện tích sản<br />
xuất (ha) đã ảnh hưởng thuận đối với sự tham gia sản xuất lúa theo hợp đồng.<br />
Như vậy các biến có tham gia tổ chức sản xuất lúa ở địa phương, kinh<br />
<br />
<br />
457<br />
nghiệm và diện tích sản xuất tác động đến sự tham gia hợp đồng, vì thế khi làm<br />
chính sách địa phương cần thiết phải xem xét các yếu tố này.<br />
Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy Binary Logicstic<br />
<br />
Biến độc lập B Si Ex<br />
g. p(B)<br />
<br />
Tham gia tổ chức sản xuất lúa (có, không) 1,2 0, 3,<br />
05 040 336<br />
<br />
Kinh nghiệm (năm) 2,9 0, 18<br />
03 000 ,232<br />
<br />
Diện tích sản xuất (ha) 0,0 0, 1,<br />
80 043 083<br />
<br />
Hằng số - 0, 0,<br />
7,910 003 000<br />
<br />
-2 Log likelihood (-2LL): 40,188<br />
<br />
Xác suất dự đoán đúng: 78,3%<br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Những vấn đề trong hợp đồng<br />
Nông dân tham gia hợp đồng đạt được nhiều mặt khả quan như: đầu ra ổn<br />
định với giá nông sản cao vì giá được đảm bảo theo giá thị trường cộng thêm<br />
phần chênh lệch, cắt nhiều khâu trung gian, nông dân được ứng trước vật tư, hỗ<br />
trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí tạo lợi nhuận cho nông dân.<br />
Doanh nghiệp dễ dàng thu mua với sản phẩm chất lượng đồng loạt, chủ động<br />
vùng nguyên liệu cung ứng ra thị trường.<br />
Bên cạnh mặt tích cực, sản xuất theo hợp đồng tại huyện Vĩnh Thạnh còn<br />
nhiều vấn đề quan tâm. Mặc dù đa số hợp đồng là văn bản giấy nhưng cũng số<br />
đông nông dân ký trực tiếp với doanh nghiệp mà không có sự chứng kiến của<br />
chính quyền địa phương làm giảm tính hiệu lực trong hợp đồng. Thêm vào đó<br />
là nội dung văn bản được doanh nghiệp soạn thảo nên rất nhiều nông dân mặc<br />
dù biết nhưng chưa rõ các điều khoản trong hợp đồng. Nông dân cũng chưa<br />
<br />
<br />
<br />
458<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
quen với hình thức ràng buộc kỹ thuật, ghi chếp sổ sách. Bên cạnh đó, vẫn còn<br />
doanh nghiệp thu mua không đúng ngày hợp đồng làm ảnh hưởng đến năng suất<br />
và chất lượng lúa. Doanh nghiệp còn phân nhiều loại nông sản với chất lượng<br />
khác nhau nên giá mua cũng khác nhau. Ngược lại cũng có nông dân không bán<br />
cho doanh nghiệp như đã ký kết, không trung thực trong quá trình sản xuất, bảo<br />
quản lúa. Đây là những lý do ảnh hưởng đến kết quả thực thi hợp đồng giữa<br />
nông dân và doanh nghiệp.<br />
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng tiêu thụ lúa<br />
Từ những tồn tại trên, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:<br />
Cần thiết sự quan tâm và tham gia của chính quyền đìa phương vào hợp<br />
đồng cho nông dân tin tưởng và cho tính hiệu lực hợp đồng nâng. Bên cạnh còn<br />
thông tin, khuyến khích nông hộ tham gia hình thức tổ chức này.<br />
Nông dân cần nâng cao trình độ thông qua cách quản lý sổ sách, ứng<br />
dụng Tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dồn điền đổi thửa, mạnh dạn, chủ động<br />
tham gia hợp đồng, quan tâm và hiểu hết điều khoản trước khi ký hợp đồng.<br />
Cần ràng buộc giữa CẦN và LỢI (nhu cầu và lợi ích) giữa nông dân và<br />
doanh nghiệp một cách lâu dài và hài hóa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng<br />
chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm trên sản phẩm cuối cùng có như thế thì khả<br />
năng thực thi hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân được thực hiện tốt hơn.<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Kết quả đề tài cho thấy nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất<br />
khi biết áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhất là hộ tham gia hợp<br />
đồng biết tham gia tổ chức sản xuất lúa tại địa phương và cắt nhiều khâu trung<br />
gian khi tiêu thụ lúa trực tiếp với doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính của hộ tham<br />
gia hợp đồng hơn hẳn hộ không tham gia hợp đồng khi mà lợi nhuận, hiệu quả<br />
đồng vốn và hiệu quả lao động chênh lệch đáng kể. Đề tài còn phân tích rõ chi<br />
phí cơ hội chiếm khoảng 30% vốn đầu tư cho nhà quản lý có thêm cơ sở định<br />
giá lúa sàn cho nông dân có lợi nhuận cao.<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong hợp đồng tiêu thụ lúa gạo là<br />
có tham gia tổ chức sản xuất lúa địa phương, có kinh nghiệm và diện tích đất<br />
lúa. Đề tài còn đề xuất các giải pháp về sự tham gia và khuyến khích của chính<br />
quyền địa phương, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý của nông dân, hài hòa<br />
<br />
<br />
459<br />
giữa CẦN và LỢI trong thực thi hợp đồng.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Miyata, S., N. Minot, D. Hu, (2009). Impact of contract farming on<br />
income: Linking small farmers, packers, and supermarkets in China, World<br />
Development 37.<br />
2. Đặng Kim Sơn, (2001). Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, NXB Nông<br />
nghiệp Hà Nội.<br />
3. Trần Quốc Nhân, (2012). “Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực<br />
thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt<br />
Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Số 10(7), 8 trang: 1069-1077.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
460<br />