intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích đa dạng di truyền và lập tiêu bản ADN các giống chè Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR và SCoT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phân tích đa dạng di truyền và lập tiêu bản ADN các giống chè Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR và SCoT trình bày việc lập tiêu bản ADN của 23 giống chè Việt Nam bằng chỉ thị SSR; Lập tiêu bản ADN của 23 giống chè Việt Nam bằng chỉ thị ScoT; Kết quả phân tích mối quan hệ di truyền của các nguồn gen chè nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích đa dạng di truyền và lập tiêu bản ADN các giống chè Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR và SCoT

  1. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(64)/2016 PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ LẬP TIÊU BẢN ADN CÁC GIỐNG CHÈ VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR VÀ SCoT Nguyễn Bá Ngọc1, Nguyễn ị anh ủy2 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, 23 nguồn gen chè Việt Nam được đánh giá đa dạng di truyền bằng 16 mồi SSR và 45 mồi SCoT (Start Codon Targeted). Trong đó, 16 chỉ thị SSR và 25 chỉ thị SCoT cho đa hình đối với tập đoàn nghiên cứu. Kết quả đã thiết lâp được 16 mẫu tiêu bản SSR và 25 tiêu bản ScoT của 23 nguồn gen chè. Trong đó, 13 nguồn gen chè có thể được phân biệt bởi 19 alen hiếm tại 15 locut chỉ thị (2 locut SSR và 13 locut SCoT). Phân tích đa dạng di truyền 23 giống chè sử dụng 41 chỉ thị phân tử (SSR và SCoT) thu được 405 alen, đạt trung bình 9,9 alen/locut. Chỉ số đa dạng PIC dao động từ 0,23 -0,98 (trung bình 0,73), chứng tỏ sự đa dạng cao về mặt di truyền của các locut nghiên cứu. Ma trận tương đồng và sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa 23 giống chè được xây dựng dựa trên hệ số tương đồng DICE cho thấy hệ số tương đồng di truyền giữa các giống chè dao động từ 0,47 đến 0,79 (trung bình 0,59) và được phân làm 5 phân nhóm chính. Kết quả này cho thấy bộ chỉ thị có thể phát hiện sự khác biệt về di truyền giữa từng nguồn gen nghiên cứu. Từ khóa: Cây chè, chỉ thị SCoT, chỉ thị SSR, đa dạng di truyền, tiêu bản ADN I. ĐẶT VẤN ĐỀ những cây trồng chủ lực trong quy hoạch phát Công tác khẳng định chủ quyền Quốc gia về các triển kinh tế các tỉnh trung du và miền núi phía nguồn gen đặc biệt quan trọng khi nước ta đã tham Bắc nước ta. Có nhiều vùng trồng và chế biến chè gia công ước về đa dạng sinh học Quốc tế (CBD) nổi tiếng như Mộc Châu, ái Nguyên, Hà Giang năm 1994. Bảo hộ tốt các quyền tác giả giống vật với các giống chè quý như chè Shan Hà Giang, chè nuôi, cây trồng là đảm bảo việc chia sẻ công bằng Tân Cương ái Nguyên... Đây là nguồn vật liệu lợi ích từ nguồn gen, bảo tồn và phát triển bền vững có giá trị lớn đối với chương trình chọn tạo giống đa dạng nguồn gen. chè. Tuy nhiên tính tới nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về việc lập tiêu bản để nhận dạng eo phương pháp truyền thống, những đặc những giống chè quý hiếm. Chính vì thế tiến hành điểm hình thái thường được sử dụng để mô tả đặc nghiên cứu “Phân tích đa dạng di truyền và lập tiêu tính của giống. Công việc này tốn nhiều thời gian bản ADN các giống chè Việt Nam bằng chỉ thị phân và gặp phải những khó khăn do tác động của điều tử SSR và chỉ thị ScoT”. kiện môi trường. Mọi sự khác biệt giữa các cá thể đều được mã hóa trong phân tử ADN, do vậy tiêu II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU bản ADN (DNA ngerprint) thực sự hữu ích cho việc phân biệt, nhận dạng giống. 2.1. Vật liệu nghiên cứu Collard và Mackill (2009) đã thiết kế chỉ thị mới - 23 mẫu giống chè Việt Nam được lưu giữ tại cho chè, dựa vào trình tự bảo thủ chứa bộ ba mở Viện Miền núi phía Bắc trong Mạng lưới Bảo tồn đầu ATG là chỉ thị ScoT (Start Codon Targeted). Tài nguyên thực vật (Bảng 1). Ưu điểm của chỉ thị ScoT là đơn giản, tỷ lệ đa hình - Các chỉ thị phân tử: 16 cặp mồi SSR (bao gồm cao, liên quan trực tiếp tới vùng mã hóa..., vì vậy chỉ 10 cặp mồi SSR thiết kế đặc hiệu cho cây chè thị này đã được phát triển rộng rãi trên một số cây Camellia sinensis (Freeman et al., 2004) và 6 cặp mồi trồng quan trọng như lúa (Collard and Mackill; 2009), thiết kế cho cây chè hoa Camellia japonica (Ueno nhãn (Chen et al., 2010), mía (Wu et al., 2013)... et al., 1999) và 25 chỉ thị ScoT (Collard, Mackill, Hiện nay cây chè được xác định là một trong 2009; Jian-Ming Wu, 2013). 1 Viện Di truyền Nông nghiệp 2 Bộ Nông nghiệp và PTNT 13
  2. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(64)/2016 Bảng 1. Danh sách 23 giống chè sử dụng trong nghiên cứu Nguồn gốc, Nguồn gốc, TT Tên giống Ký hiệu TT Tên giống Ký hiệu phân bố phân bố 1 Chè Xuân Sơn Phú ọ T1 13 PH1 Phú ọ T13 2 Chè Nậm Ngặt Hà Giang T2 14 Chè Lao Chảy Hà Giang T14 3 Chè Tân Chi Lạng Sơn T3 15 Chè Gia Vài Hà Giang T15 4 Chè Tân Cương ái Nguyên T4 16 Chè Lũng Phìn Hà Giang T16 5 Hooc Môn Nam Bộ T5 17 Chè TB14 Lâm Đồng T17 6 Nậm Ty Hà Giang T6 18 Tà Xùa Sơn La T18 7 Mộc Châu Sơn La T7 19 Chè Suối Giàng Yên Bái T19 8 Chất Tiền Hà Giang T8 20 Ba Vì Ba Vì T20 9 Brao cũ Lâm Đồng T9 21 Dền Sáng Hà Giang T21 10 Minh Rồng Lâm Đồng T10 22 Chè Cù Dề Phùng Hà Giang T22 11 Bản Xen Quảng Ninh T11 23 Chè am Vè Hà Giang T23 12 Trung du (tím) Phú ọ T12 2.2. Phương pháp nghiên cứu locus do mồi i khuếch đại càng lớn, tức là càng ADN lá chè được tách chiết và tinh sạch theo nhiều alen được sinh ra. phương pháp CTAB của Doyle (1987). Chất lượng Sự có mặt hay vắng mặt của các alen của từng và nồng độ của ADN tổng số được xác định bằng chỉ thị SSR được ghi nhận cho tất cả các giống chè máy quang phổ nanodrop. Phản ứng PCR được nghiên cứu, trong đó 0 là không có băng ADN và thực hiện với tổng thể tích 15 µl, gồm: 5µl ADN, 1 là có băng ADN ở cùng một vị trí. Số liệu xử lý 0,15µM mồi, 0,2 mM dNTPs, 1X dịch đệm PCR, bằng chương trình NTSYS-pc v. 2.1 (Rohlf, 1997) 2,5mM MgCl2 và 0,25 đơn vị Taq TaKaRa; điều để xây dựng ma trận tương đồng di truyền sử dụng kiện chạy phản ứng: 950C - 7 phút; 35 chu kỳ của: hệ số Dice (Dice, 1945; Nei, 1979) và sơ đồ hình cây 940C - 15 giây, 550C - 30 giây, 720C - 1 phút; 72 0C biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa các giống chè - 5 phút; giữ mẫu ở 40C. Sản phẩm PCR được điện nghiên cứu. di bằng gel agarose 1,5% trong đệm TBE, nhuộm bằng EtBr và được soi dưới đèn UV. Các phản ứng III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN được lặp lại 2 lần để chắc chắn về tính chính xác 3.1. Lập tiêu bản ADN của 23 giống chè Việt Nam của thí nghiệm. bằng chỉ thị SSR Phân tích số liệu: Các số liệu thống kê được tính Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích 16 cặp toán gồm số alen trên locut, tần số alen phổ biến mồi SSR với 23 giống chè đã thu được tổng số 48 nhất, alen hiếm (alen xuất hiện duy nhất ở 1 giống alen, đạt trung bình 3 alen/locut, hệ số PIC dao trong toàn bộ các giống chè nghiên cứu) và đa dạng động trong khoảng từ 0,23 (locut MScjaF25) tới di truyền alen của các chỉ thị SSR thông qua hệ số 0,71 (locut CamsinM5). Như vậy, với 16 chỉ thị PIC (Polymorphism Information Content) được SSR cho đa hình và rõ nét, đã lập được 16 tiêu bản tính toán theo phương trình: ADN ngerprinting của bộ 23 mẫu giống chè của n Việt Nam. Trong số các alen thu được, tại 2 locut PICi=1- ∑P j-1 2 ij CamsinM4 (SSR4) và CamsinM6 (SSR6) xuất hiện alen đặc trưng. Nguồn gen chè Xuân Sơn (T1) được Trong đó: Pij : là tần số xuất hiện của alen thứ j tương nhận dạng bằng 1 alen hiếm tại locut SSR6 (Hình 1); ứng với mồi i. Nguồn gen Nậm Ty (T6) được nhận dạng bằng 1 Giá trị PIC càng lớn tức là mức độ đa hình của alen hiếm tại locut SSR4 (Hình 2). 14
  3. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(64)/2016 Hình 1. Tiêu bản SSR của 23 giống chè tại locut SSR6 Hình 2. Tiêu bản SSR của 23 giống chè tại locut SSR4 3.2. Lập tiêu bản ADN của 23 giống chè Việt Nam nhận biết 2 alen hiếm/ nguồn gen. Các chỉ thị còn bằng chỉ thị ScoT lại nhận biết 1 alen hiếm/ nguồn gen (Bảng 2, Hình 3). Kết quả phân tích 45 chỉ thị SCoT với 23 giống Tổng hợp phân tích tiêu bản SSR và SCoT cho chè đã thu được 25 chỉ thị cho đa hình với tổng số thấy, 13 nguồn gen chè Việt Nam được phân biệt 357 alen, trong đó có 17 alen đặc trưng cho từng với nhau và với các nguồn gen khác bằng 19 alen giống, đây là những alen tiềm năng cho việc phát hiếm. Giống Chè Lũng Phìn (T16) được phân biệt triển chỉ thị ScoT- SCAR. Những chỉ thị cho đa bởi 5 alen hiếm tại 4 locut SCoT; giống Chè Xuân hình này đã được sử dụng để lập 25 tiêu bản ADN Sơn (T1), chè Nậm Ngặt (T2) và Chè Cù Dề Phùng cho bộ 23 nguồn gen chè Việt Nam. Trong các tiêu (T20) cũng nhận biết được bằng 2 alen hiếm (Bảng 3). bản SCoT được lập có 13 chỉ thị khuếch đại 17 alen Các alen hiếm ScoT này có thể được dùng để giải hiếm của 12 nguồn gen. Phân tích kết quả nhận trình tự nhằm xác định trình tự mã nhận dạng cho thấy 4 chỉ thị SCoT12, SCoT21, ScoT28 và ScoT46 từng nguồn gen. Bảng 2. Các chỉ thị SCoT khuếch đại alen hiếm ở các giống chè Việt Nam TT Chỉ thị Alen hiếm Mẫu có alen hiếm TT Chỉ thị Alen hiếm Mẫu có alen hiếm 1 SCoT3 1 T10 8 SCoT23 1 T4 2 SCoT10 1 T7 9 SCoT28 2 T16 3 SCoT11 1 T2 10 SCoT30 1 T19 4 SCoT12 2 T12, T16 11 SCoT34 1 T1 5 SCoT13 1 T16 12 SCoT35 1 T16 6 SCoT18 1 T18 13 SCoT46 2 T2, T13 7 SCoT21 2 T20, T22 Tổng 13 17 12 Hình 3. Tiêu bản ScoT của 23 giống chè tại locut ScoT3 15
  4. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(64)/2016 Bảng 3. Các nguồn gen chè được nhận biết bởi các alen hiếm tại các locut Nguồn gen có alen hiếm Alen hiếm Chỉ thị TT Ký hiệu Tên giống 1 T1 Chè Xuân Sơn 2 CamsinM6, SCoT34 2 T2 Chè Nậm Ngặt 2 SCoT11, ScoT46 3 T4 Chè Tân Cương 1 SCoT23 4 T6 Nậm Ty 1 CamsinM4 5 T7 Mộc Châu 1 SCoT10 6 T10 Minh Rồng 1 SCoT3 7 T12 Bản Xen 1 SCoT12 8 T13 PH1 1 ScoT46 9 T16 Chè Lũng Phìn 5 SCoT12, SCoT13, SCoT28, SCoT35 10 T18 Tà Xùa 1 SCoT18 11 T19 Chè Suối Giàng 1 SCoT30 12 T20 Ba Vì 2 SCoT21, ScoT46 13 T22 Chè Cù Dề Phùng 1 SCoT21 Tổng 13 19 15 3.3. Kết quả phân tích mối quan hệ di truyền của đa dạng cao giữa các giống chè. các nguồn gen chè nghiên cứu Ma trận tương đồng giữa 23 giống chè đã được Kết quả phân tích đa dạng di truyền sử dụng tính toán thông qua hệ số Dice và sơ đồ hình cây 41 chỉ thị phân tử (SSR và SCoT) thu được tổng được thiết lập bằng phương pháp UPGMA đã thể cộng 405 alen, mỗi locut có từ 2 đến 23 alen, số alen hiện mối quan hệ di truyền giữa các giống chè (Hình trung bình là 9,9 alen/locut, tần số alen phổ biến 4). Kết quả phân tích cho thấy hệ số tương đồng di nhất dao động từ 9,33% (chỉ thị SCoT5) 86,96% truyền giữa các giống chè dao động từ 0,47 đến 0,79 (chỉ thị SSR14). Trong tổng số 405 alen thu được có với giá trị trung bình là 0,59. Hai giống chè TB14 19 alen hiếm. Các chỉ thị thu được 2 alen là SCoT12, (T17) - Chè Dền Sáng (T21) có hệ số tương đồng di SCoT21, SCoT28 và SCoT46. Chỉ số đa dạng PIC truyền cao nhất là 0,79. Chè Xuân Sơn (T1) và chè của các locut nghiên cứu dao động từ 0,23 đến 0,98, Bản Xen (T12) được xếp nhóm tách biệt với toàn với giá trị trung bình là 0,73. Giá trị PIC trung bình bộ các giống chè nghiên cứu. Các giống chè còn lại phản ánh mức độ đa dạng chung cho tất cả các chia làm 3 nhóm ở giá trị tương đồng 0,58. Kết quả locut nghiên cứu. Điều này chứng tỏ những chỉ thị này cho thấy bộ chỉ thị có thể phát hiện sự khác biệt được sử dụng trong nghiên cứu này đã cho kết quả về di truyền giữa từng nguồn gen nghiên cứu. Hình 4. Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa 23 giống chè nghiên cứu 16
  5. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(64)/2016 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 4.1. Kết luận Chen, H., X.H. He, C. Luo, J. Zhu, F. Li, 2010. Analysis on the genetic diversity of 24 longan (Dimocarpus - 16 mẫu tiêu bản SSR và 25 tiêu bản ScoT của 23 longan) accessions by SCoT markers. Acta Hortic. nguồn gen chè Việt Nam đã được lập, trong đó 13 Sin. Acta Horticulturae Sinica, 37(10): 1651 -1654. tiêu bản SCoT có 17 alen hiếm của 12 nguồn gen; Collard, B.C.Y., D.J. Mackill, 2009. Start Codon Targeted 2 tiêu bản SSR có 2 alen hiếm của 2 nguồn gen chè. (SCOT) Polymorphism: a simple novel DNA marker Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng technique for generating gene-targeted markers in thế hệ chỉ thị mới là ScoT để lập tiêu bản ADN cho plants. Plant Mol. Biol. Rep, 27: 86–93. nguồn gen chè bản địa. Các alen hiếm SCoT có thể Doyle, J.J., J.L. Doyle, 1987. A rapid DNA isolation được sử dụng để phát hiện trình tự đặc trưng cho procedure for small quantities of fresh leaf tissue. nguồn gen tương ứng. Phytochem Bull, 19: 11-15. - Kết quả phân tích đa dạng di truyền 23 giống Freeman, S., J. West, 2004. Isolation and characterization chè Việt Nam với 41 chỉ thị phân tử (16 chỉ thị SSR o ighly polymorphic microsatellite in tea (Camellia và 25 chỉ thị SCoT) đã thu được 405 alen, trung sinensis). Molecular Ecology Notes, 4: 324-326. bình 9,9 alen/locut. Chỉ số đa dạng PIC dao động Wu J.M., Y.R. Li, L.T. Yang, F.X. Fang, H.Z. Song, từ 0,23 - 0,98, với giá trị trung bình 0,73, chứng tỏ H.Q. Tang, M. Wang, M.L. Weng, 2013. cDNA-SCoT: khả năng cho đa dạng cao của bộ chỉ thị phân tử A novel rapid method for analysis of gene di erential trong nghiên cứu. expression in sugarcane and other plants. AJCS, 7(5): 659-664. - Hệ số tương đồng di truyền Dice giữa các giống chè nghiên cứu dao động từ 0,47 đến 0,79 với giá trị Nei M. and W.H Li, 1979. Mathematical model for studying genetical variation in terms of restriction trung bình là 0,59 đã cho thấy sự đa dạng cao trong endonucleases. Proceedings of the National Academy nguồn gen chè bản địa Việt Nam. of Sciences of the United States of America, 76(10): 4.2. Đề nghị 5269-5273. Khuyến nghị sử dụng bộ 25 chỉ thị ScoT và 16 Rohlf F., 1997. NTSYS-pc: numerical taxonomy and chỉ thị SSR trong nghiên cứu đa dạng di truyền và multivariate analysis system, 2.1 edn. Department of nhận biết nguồn gen chè của Việt Nam. Ecology and Evolution, State University of NY, Stony Brook. Ueno, S., H. Yoshimaru, 1999. Development and characterization of microsatellite markers in Camellia japonica L. Molecular Ecology, 8: 335-346. Genetic diversity evaluation and DNA pro le of Northern Vietnamese tea germplasms by SSR and SCoT markers Nguyen Ba Ngoc, Nguyen i anh uy Abstract Sixteen simple sequence repeat and 45 Start Codon Targeted (SCoT) markers were used to evaluate 23 Vietnamese camellia germplasms in this study. All surveyed SSR markers and 25 out of 45 SCoT markers were polymorphic among tea accessions and thus, 16 SSRs and 25 SCoT ngerprints of 23 tea accessions were pro led successfully. In this ngerprinting, 13 tea accessions could be distinguished by 19 unique alleles at 2 SSRs and 13 SCoT loci. Polymorphic analysis based on 41 markers (SSR, SCoT) revealed a total of 405 alleles, averaging 9.9 alleles per locus. Polymorphism Information Content (PIC) ranged from 0.23 -0.98 re exed rather high genetic diversity among studied tea accessions. Neighbour joining tree grouping by Unweighted Pair-Group Method with Arithmetical averages showed that Dice coe cent among 23 accessions ranged from 0.47-0.79 and averaged at 0.59, which seperated each tea germplasm distingly in 5 groups. Key words: DNA ngerprinting, genetic diversity, SCoT markers, SSR markers, tea Ngày nhận bài: 12/4/2016 Ngày phản biện: 19/4/2016 Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu Ngày duyệt đăng: 26/4/2016 17
  6. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(64)/2016 XÂY DỰNG DỮ LIỆU TIÊU BẢN ADN CỦA MỘT SỐ NGUỒN GEN CHUỐI BẢN ĐỊA BẰNG CHỈ THỊ SSR VÀ SCOT Nguyễn ị Lan Hoa1, Nguyễn ị anh ủy2 TÓM TẮT Chỉ thị ADN là công cụ hữu hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc nhận dạng nguồn gen cũng như các giống cây trồng. Nghiên cứu sử dụng 46 chỉ thị SCoT và 13 chỉ thị genic-SSR là các chỉ thị PCR-based để xây dựng tiêu bản ADN của 12 giống chuối bản địa. Kết quả phân tích đa hình với chỉ thị SCoT thu được 29/46 mồi cho đa hình giữa các nguồn gen chuối nghiên cứu, tổng cộng thu được 267 băng đa hình. Kích thước sản phẩm khuếch đại trong khoảng từ 200-2000bp. Trong đó, 8 mồi ScoT khuếch đại được 10 băng đặc trưng giúp nhận dạng 4 nguồn gen Chuối Tây anh Hóa, Chuối Hột, Chuối Trăm nải, chuối Gáo. Mười trong tổng số 13 chỉ thị genic-SSR cho đa hình và đã được sử dụng thành công để lập tiêu bản ADN của các nguồn gen chuối nghiên cứu, kết quả thu được 64 alen từ 10 chỉ thị, 6 chỉ thị khuếch đại được 13 alen hiếm của 6 mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu. Kết quả này cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho việc quản lý, nhận dạng, cũng như công tác chọn tạo giống chuối tại Việt Nam. Từ khóa: Cây chuối, tiêu bản ADN, chỉ thị ScoT, chỉ thị SSR I. ĐẶT VẤN ĐỀ (genic-SRR) đã được phát triển và sử dụng hiệu quả Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới quan trọng hơn trong nghiên cứu đa dạng và chọn giống chuối. nhất, đứng thứ tư trên thế giới về giá trị xuất khẩu Cùng với chỉ thị SSR, cũng trong các vùng mã hóa, chỉ sau gạo, bột mỳ và sữa. Nước ta nằm trong vùng thế hệ chỉ thị mới SCoT (Start Codon Targeted) xuất xứ đa dạng của nguồn gen chuối, gồm chuối mới đã ra đời dựa trên phản ứng PCR khuếch đại trồng và dạng hoang dại với số lượng các giống các trình tự bảo thủ chứa bộ ba mở đầu ATG của chuối đa dạng đủ 8 dạng kiểu gen (loài) và nhiều các gen có ưu điểm như đơn giản, tỷ lệ đa hình cao, dạng khác vẫn chưa nhận diện được kiểu phân loại. chi phí thấp, liên quan trực tiếp tới vùng mã hóa Các giống chuối khó được nhận diện phân loại do nên gần đây chỉ thị này đã được phát triển rộng chuối có hệ gen rất phức tạp; kiểu hình biến động rãi trên một số cây trồng ăn quả quan trọng như lớn bởi môi trường nên khó áp dụng hệ thống phân nhãn (Chen và cs., 2010), xoài (Luo và cs., 2011)… loại hình thái. Đa phần các giống chỉ được biết đến Do hiệu quả và mức độ sẵn sàng của hai loại chỉ bởi tên gọi địa phương chứ chưa được gọi bằng tên thị này, trong nghiên cứu này, đã sử dụng hai loại khoa học chính xác. Đây là một trở ngại trong công chỉ thị EST-SSR và SCoT cho công tác lập tiêu bản tác phân loại để quản lý nguồn gen chuối nước ta. ADN cho 12 nguồn gen chuối bản địa Việt Nam. Ngày nay, mặc dù tiến trình chọn giống của II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chuối bị hạn chế do hệ gen phức tạp và cách thức nhân giống và canh tác chuối đa bội, càng nhiều 2.1. Vật liệu nghiên cứu kỹ thuật phân tử và tế bào được ứng dụng trong - Nguồn gen: 12 mẫu giống chuối bản địa chọn tạo giống chuối. Sử dụng chỉ thi phân tử trong được lưu giữ tại Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm đánh giá nguồn gen và phân tích quần thể có vai nghiệp Miền núi phía Bắc. ông tin thu thập và trò đầy hứa hẹn trong cải tiến hiệu quả các chương tham khảo về các giống chuối được ghi nhận trong trình chọn giống chuối. Những kỹ thuật phân tích Bảng 1. mới hơndựa trên polyphenol, isozym, chỉ thị phân Các chỉ thị phân tử tử ADN lục lạp, ADN nhân: RFLP, RAPD, AFLP, - 13 chỉ thị genic-SSR nằm trên 11 NST của STMS, IRAP, DArT, rRNA, SEAP cũng đã được sử chuối thiết kế trong vùng coding protein liên quan dụng để giúp củng cố kết quả trong các nghiên cứu đến sự hình thành tính kháng điều kiện bất thuận ở đa dạng phục vụ mục tiêu chọn giống chuối. cây trồng theo 2 cơ chế: bảo vệ (defence) và kháng Với sự phát triển mạnh của việc nghiên cứu (resistance), dựa trên các trình tự transcriptom của genome, việc thiết kế những chỉ thị khuếch đại các 2 hệ gen lưỡng bội M. acuminata, M. balnisiana và vùng gen lặp nằm gần hoặc trong vùng gen mã hóa tam bội M. acuminata Cavendish (Passo MA, 2013) 1 Trung tâm Tài nguyên thực vật; 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2