PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HÀ M LƯỢNG ĐỒNG VÀ MANGAN<br />
TRONG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI Ở KHU VỰC<br />
XÃ TRUNG TRẠCH HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
NGUYỄN MẬU THÀNH<br />
VÕ THỊ KIM DUNG - NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG<br />
Trường Đại học Quảng Bình<br />
Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá hàm lượng đồng và mangan<br />
trong tôm thẻ chân trắng nuôi ở khu vư c̣ xã Trung Trạch huyện Bố Trạch<br />
- Quảng Bình bằng phương phá p quang phổ hấ p thu ̣ nguyên tử ngọn lửa<br />
(F-AAS). Phân tích đồng và mangan từ các mẫu tôm thẻ chất trắng được<br />
thu thập tại 16 địa điểm nghiên cứu đại diện cho 4 thôn trong xã vào ngày<br />
01/12/2015 và 27/12/2015. Kết quả cho thấy, phương phá p nà y cho đô ̣ lă ̣p<br />
la ̣i cao với RSD < 4,86%, đô ̣ thu hồ i 93,6 ÷ 102,5%, giớ i ha ̣n phá t hiê ̣n<br />
thấ p. Kế t quả cho thấ y hà m lươ ṇ g trung bình đồng và mangan trong tôm<br />
thẻ chân trắng tương đối cao (0,62 ÷ 2,76 mg/kg tươi và 0,87 ÷ 3,05<br />
mg/kg tươi), nằ m trong giớ i ha ̣n cho phé p theo quy đi nh<br />
̣ 46/BYT 2007.<br />
Hà m lươ ṇ g đồng và mangan trong tôm thẻ chân trắng đa ̣t cá c tiêu chuẩ n<br />
cho phé p củ a Viê ̣t Nam tại thời điểm khảo sát.<br />
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, đồng, mangan, phương pháp AAS<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tôm được tôn vinh là vua của các loại hải sản bởi giá trị dinh dưỡng cao. Nói đến các<br />
loại tôm thì tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) luôn là thực phẩm hải sản rất<br />
được ưa chuộng từ trước đến nay và giá cả cũng phải chăng. Việc sử dụng thực phẩm<br />
hải sản tươi sống như tôm sẽ đem lại giá trị rất lớn cho hệ tim mạch như: ngăn ngừa<br />
máu đông, làm cho các tĩnh mạch đàn hồi hơn, giảm cholesterol, giảm nhịp tim,… Mặt<br />
khác, trong thịt tôm thẻ chân trắng có chứa nhiều vitamin B12, axit béo, Omega 3, kẽm,<br />
iốt, photpho, sắt, canxi, magie,… Cho nên, trong những năm qua ngành nuôi trồng thuỷ<br />
sản nước ta, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ và trở<br />
thành một ngành kinh tế quan trọng, có động lực lớn trong việc thúc đẩy và phát triển<br />
kinh tế [1].<br />
Trong cơ thể người, đồng (Cu) được phân bố ở mô của nhiều cơ quan và thường tồn tại<br />
ở dạng phức hữu cơ. Đồng có chức năng chính trong nhiều enzim của cơ thể người, là<br />
nguyên tố cần thiết cho sự sống ở dạng vết, nhưng ở nồng độ cao nó gây rối loạn dạ<br />
dày, bệnh gan, thận. Đồng kích thích cho sự oxi hoá của dầu mỡ, một lượng vết đồng<br />
cũng đủ làm thúc đẩy sự phá huỷ của các vitamin, làm mất giá trị dinh dưỡng của thức<br />
ăn [3]. Mặt khác mangan (Mn) là kim loại đầu tiên được Gabriel Bertrand xem như<br />
nguyên tố vi lượng cơ bản đối với sự sống. Mangan tham gia vào sản xuất tác chất trung<br />
gian thần kinh dopamin – một chất dẫn truyền xung thần kinh cảm giác về ý chí và tinh<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 93-100<br />
<br />
94<br />
<br />
NGUYỄN MẬU THÀNH và cs.<br />
<br />
thần sáng tạo của con người. Nếu thiếu mangan, cơ thể sẽ mất cảm giác sung sướng hay<br />
đau buồn, giảm khả năng phản xạ của cơ thể. Ngoài ra, mangan còn kích thích chuyển<br />
hóa chất béo, giảm cholesterol góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Trong ty thể<br />
mangan làm chất đồng xúc tác cùng các enzyme chuyển hóa hàng loạt quá trình trong tế<br />
bào, thúc đẩy hình thành sắc tố melanin làm sáng da, tăng sức sống cho tóc [5].<br />
Trung Trạch là một xã gồm 8 thôn thuộc huyện Bố Trạch, cách trung tâm thành phố<br />
Đồng Hới khoảng 15 km về phía bắc. Theo thống kê thực tế của xã thì tính đến năm<br />
2015, trên toàn xã đã có rất nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng, sản lượng lên đến<br />
250 tấn/năm. Nhưng kiểm soát về chất lượng thì chưa đáng được quan tâm. Phương<br />
pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử là một phương pháp phân tích hiện đại đã<br />
và đang được ứng dụng rộng rãi để xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong<br />
các đối tượng mẫu như: mẫu quặng, mẫu nước, thực phẩm, dược phẩm, ...[2]. Vì vâ ̣y<br />
trong bài báo này chúng tôi trình bày kế t quả nghiên cứu phân tích, đánh giá hàm lươ ̣ng<br />
đồng và mangan trong tôm thẻ chân trắng nuôi ở khu vực xã Trung Trạch huyện Bố<br />
Trạch tỉnh Quảng Bình bằ ng phương pháp F-AAS.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Thiế t bi va<br />
̣ ̀ hóa chấ t<br />
Các ống nghiệm thủy tinh chịu nhiệt 30 ml có nắp xoáy; Cốc thủy tinh chịu nhiệt, thể tích<br />
100 ml, 250 ml, 1000 ml; Bình định mức thủy tinh, thể tích 25 ml, 50 ml,100 ml, 1000<br />
ml. Thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử Analyst 400 của hãng Perkin Elmer tích hợp ba<br />
kỹ thuật ngọn lửa; Cân phân tích, bếp điện, máy xay, bộ dao mổ y tế; Các micropipette<br />
Eppendorf và đầu hút.<br />
Các hóa chất sử dụng có độ tinh khiết PA của hãng Merck, Đức: Dung dịch chuẩn gốc<br />
đồng (1000 ± 2 ppm) và mangan (1001 ± 2 ppm) chuyên dùng cho AAS; axít HNO3<br />
và HCl đă ̣c, H2O2 đặc, nước cấ t hai lần.<br />
2.2. Chuẩ n bi mẫu<br />
̣<br />
Mẫu tôm thẻ chân trắng được lấy ở 8 ao nuôi của 8 hộ dân trong 4 thôn (thôn 1, 2, 5 và<br />
7) tại xã Trung Trạch huyện Bố Trạch. Các ao được lựa chọn để lấy mẫu là những ao<br />
đang được dùng thường xuyên cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng và đạt hiệu quả tốt thể<br />
hiện trên sơ đồ được trình bày ở hình 1.<br />
Mẫu được lấy ở trạng thái sống, sau đó được phẫu thuật, rửa sạch sẽ trước khi tiến hành<br />
đo các chỉ tiêu. Các mẫu tôm được lấy vào 2 đợt (đơ ̣t 1: 01/12/2015 và tôm đã nuôi<br />
được 75 ngày tuổi, đơ ̣t 2: 27/12/2015). Mỗi đơ ̣t gồ m 8 mẫu đươ ̣c phân loa ̣i theo kić h cở<br />
từ nhỏ đế n lớn theo chiề u dài, cân nặng của tôm, mỗi mẫu gồ m 3 ÷ 6 cá thể , lấ y theo<br />
phương pháp tổ hơ ̣p. Mẫu tôm thẻ chân trắng được chuyển ngay về phòng thí nghiệm<br />
sau khi lấy mẫu và được xử lý sơ bộ trước khi tiến hành phân tích: Rửa sạch phần vỏ và<br />
tráng bằng nước cất, sau đó dùng dao inox tách lấy phần thịt. Mẫu được xay nhuyễn, cất<br />
trong tủ lạnh sâu nếu chưa tiến hành phân tích ngay [6].<br />
<br />
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG ĐỒNG VÀ MANGAN TRONG TÔM THẺ…<br />
<br />
95<br />
<br />
Các mẫu tôm được ký hiệu Tij, trong đó: i = 1 n (thứ tự đợt lấy mẫu), j = 1 m (vị<br />
trí lấy mẫu).<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ lấy mẫu tôm ở xã Trung Trạch<br />
<br />
2.3. Tiế n hành phân tích<br />
Nghiên cứu tập trung vào sử dụng phương pháp phân tích đồng và mangan trên thiết bị<br />
quang phổ hấp thụ nguyên tử bằng kỹ thuật xử lý mẫu ướt (phá mẫu bằng hỗn hợp<br />
HNO3, HCl và H2O2). Quy trình xử lý mẫu và phân tích đồng, mangan trong tôm thẻ<br />
chân trắng được thực hiện theo các bước [4]:<br />
<br />
Hình 2. Quy trình xử lý mẫu, phân tích Cu và Mn trong thịt tôm bằ ng phương pháp F-AAS<br />
<br />
2.4. Phương pháp phân tích<br />
Áp dụng kỹ thuật phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật phá mẫu ướt.<br />
Thực hiê ̣n ta ̣i Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm - Chi cu ̣c Tiêu chuẩn Đo lươ ̣ng<br />
<br />
96<br />
<br />
NGUYỄN MẬU THÀNH và cs.<br />
<br />
Chất lượng Quảng Biǹ h và chấp nhận những điều kiện hoạt động của thiết bị đã được<br />
công bố [2], như nêu ở Bảng 1.<br />
Bảng 1. Điề u kiê ̣n đo F-AAS xác đi ̣nh đồng và mangan trong thịt tôm<br />
Thố ng số<br />
λ (nm)<br />
Khe đo (mm)<br />
Hỗn hơ ̣p khí đố t<br />
Kiể u đèn<br />
Đèn bổ chính nền<br />
<br />
Cu<br />
324,75<br />
2,7/1,8<br />
KK-C2H2<br />
Catot rỗng đồng<br />
D2<br />
<br />
Mn<br />
279,48<br />
2,7/1,8<br />
KK-C2H2<br />
Catot rỗng mangan<br />
D2<br />
<br />
Để xác định hàm lượng của một nguyên tố trong mẫu phân tích theo phép đo F-AAS<br />
chúng tôi thực hiện theo phương pháp đường chuẩn. Lấy một thể tích xác định ở dung<br />
dịch mẫu pha loãng theo các hệ số pha loãng phù hợp với đồng và mangan như khi khảo<br />
sát sơ bộ hàm lượng của chúng trong tôm thẻ chân trắng, rồi tiến hành đo độ hấp thụ<br />
quang của dung dịch đó.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Xây dựng đường chuẩn, khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng<br />
Đường chuẩn xác định hàm lượng đồng và mangan được thể hiện trên Hình 3. Đối với<br />
đồng phương trình có dạng: ACu = 0,142 C + 0,0001 (hệ số tương quan RCu = 0,999),<br />
với mangan phương trình có dạng AMn = 0,208 C + 0,005 (hệ số tương quan RMn =<br />
0,998), trong đó C là nồng độ (ppm). Nồng độ của đồng cũng như mangan có sự tương<br />
quan tuyến tính tốt trong khoảng nồng độ 0,01 ÷ 2 ppm. Giới hạn phát hiện (LOD), giới<br />
hạn định lượng (LOQ) của phép đo F-AAS trong phép xác định đồng và mangan đã<br />
được xác định theo quy tắc “3σ” [8]. LOD xác định đồng là 0,041 ppm và mangan là<br />
0,101; LOQ xác định đồng và mangan lần lượt là 0,137 và 0,337 ppm.<br />
<br />
(a)<br />
Hình 3. Đường chuẩn xác định Cu và Mn (a.Cu; b.Mn)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG ĐỒNG VÀ MANGAN TRONG TÔM THẺ…<br />
<br />
97<br />
<br />
3.2. Đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phép đo<br />
Độ lặp lại được xác định qua độ lêch chuẩn (S) hay độ lệch chuẩn tương đối (RSD) [8].<br />
Tiến hành phân tích 4 mẫu tôm, rồi lần lượt thêm chuẩn đồng và mangan vào 4 mẫu đó.<br />
Kết quả cho thấy, phương pháp F-AAS khi phân tích mẫu tôm đạt độ lặp lại tương đối tốt,<br />
RSD < 2,85% đối với đồng và RSD < 4,86% đối với mangan. Như vậy phương pháp FAAS đạt được độ lặp lại tốt khi phân tích đồng và mangan trong tôm thẻ chân trắng.<br />
Độ đúng của phương pháp phân tích đồng và mangan bất kỳ được xác định thông qua<br />
C C1<br />
100 . Trong đó, C0 là<br />
độ thu hồi (Recovery) theo công thức [9]: Re v(%) 2<br />
Co<br />
nồng độ chất phân tích được thêm vào trong mẫu thật; C1 là nồng độ chất phân tích<br />
trong mẫu thật; C2 là nồng độ chất phân tích trong mẫu thật đã được thêm chuẩn. Kết<br />
quả phương pháp xác định hàm lượng đồng và mangan có độ thu hồi lần lượt đạt từ<br />
93,6 ÷ 102,5%. Vì vậy, phương pháp F-AAS có thể áp dụng phân tích đồng và mangan<br />
trong các mẫu tôm thẻ chân trắng.<br />
3.3. Xác định hàm lượng đồng và mangan trong tôm thẻ chân trắng<br />
Kết quả xác định hàm lượng của đồng và mangan trong 16 mẫu tôm thẻ chân trắng nuôi<br />
ở các hộ dân khu vực xã Trung Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình được thể hiện ở<br />
bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả xác định hàm lượng Cu và Mn trong thịt tôm nuôi ở xã Trung Trạch<br />
Vị trí lấy mẫu<br />
T-VT-1<br />
T-VT-2<br />
T-VT-3<br />
T-VT-4<br />
T-VT-5<br />
T-VT-6<br />
T-VT-7<br />
T-VT-8<br />
Trung bình<br />
<br />
Hàm lượng kim loại (mg/kg)<br />
Cu<br />
Mn<br />
Đợt 1<br />
Đợt 2<br />
Đợt 1<br />
Đợt 2<br />
1,86<br />
2,48<br />
0,87<br />
1,82<br />
1,01<br />
1,57<br />
1,16<br />
1,55<br />
0,62<br />
1,15<br />
1,23<br />
2,51<br />
1,50<br />
1,84<br />
2,57<br />
2,67<br />
1,76<br />
1,98<br />
1,63<br />
2,23<br />
2,07<br />
2,76<br />
1,87<br />
2,35<br />
0,76<br />
1,50<br />
2,45<br />
3,05<br />
2,14<br />
2,46<br />
2,05<br />
2,19<br />
1,72<br />
2,01<br />
<br />
Từ kế t quả ở bảng 2 cho thấ y hàm lươ ̣ng đồng và mangan trung bình trong tôm thẻ chân<br />
trắng là: 1,72 mg/kg tươi đối với Cu; 2,01 mg/kg tươi đối với Mn và nằm trong phạm vi<br />
các tiêu chuẩn cho phép an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế - 46/BYT 2007 [7]. Kết quả<br />
này là một trong những cơ sở khoa học cho thấ y, thịt tôm nuôi ở khu vực xã Trung<br />
Trạch có khả năng cung cấp các nguyên tố vi lượng đặc biệt là đồng và mangan.<br />
<br />