intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực quán hàu - Tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực quán hàu - Tỉnh Quảng Bình trình bày: Đánh giá hàm lượng Me II trong Hàu cho thấy, các vị trí lấy mẫu khác nhau là như nhau (hay không khác nhau) với p > 0,05; thời gian lấy mẫu khác nhau có hàm lượng Me II khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hàm lượng Me II phân tích năm 2009 và kết quả phân tích năm 2011 khác nhau không nhiều,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực quán hàu - Tỉnh Quảng Bình

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG<br /> TRONG HÀU Ở KHU VỰC QUÁN HÀU - TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> LÊ THANH LONG<br /> Trường THPT Ninh Châu, Quảng Bình<br /> VÕ TIẾN DŨNG<br /> Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng trị<br /> NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Đã áp dụng thành công phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử<br /> xác định hàm lượng CuII, PbII, CdII, ZnII (MeII) trong Hàu ở khu vực Quán Hàu<br /> – tỉnh Quảng Bình. Phương pháp đạt giới hạn phát hiện thấp (1,1 ppb đối với<br /> Cu; 1,0 ppb đối với Pb; 0,2 ppb đối với Cd và 0,075 ppm đối với Zn); độ đúng<br /> tốt đối với bốn kim loại (độ thu hồi đạt được từ 91,6 ÷ 105,7%) và độ lặp lại<br /> cao với RSD < 5,3 % (n = 3). Kết quả cho thấy hàm lượng trung bình (µg/g<br /> tươi) của kim loại trong Hàu là 1.14 ± 0.15 đến 3.32 ± 0.09 đối với CuII;<br /> 0.27 ± 0.09 đến 1.13 ± 0.13 đối với PbII; 0.04 ± 0.01 đến 0.16 ± 0.01 đối<br /> với CdII và 282.9 ± 37.8 đến 557.6 ± 91.7 đối với ZnII. Đánh giá hàm lượng<br /> MeII trong Hàu cho thấy, các vị trí lấy mẫu khác nhau là như nhau (hay không<br /> khác nhau) với p > 0,05; thời gian lấy mẫu khác nhau có hàm lượng MeII khác<br /> nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hàm lượng MeII phân tích năm<br /> 2009 và kết quả phân tích năm 2011 khác nhau không nhiều. Hàm lượng các<br /> kim loại Pb và Cd thấp hơn so với các tiêu chuẩn cho phép của Châu Âu,<br /> Australia – New Zealand và tiêu chuẩn Việt Nam.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Các loài động vật nhuyễn thể như: hàu, trai, ốc, nghêu, sò, vẹm… là một trong những<br /> nguồn thực phẩm thiết yếu và được ưa chuộng ở nước ta. Đã từ lâu thị trấn Quán Hàu Quảng Bình nổi tiếng cả nước với nhiều món ăn ngon được chế biến từ Hàu. Hàu là loại<br /> thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là<br /> vitamin E và chất kẽm [1], [2].<br /> Tuy nhiên trong những năm gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài động vật<br /> này có thể tích tụ một số chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng trong cơ thể chúng<br /> với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với hàm lượng ở môi trường bên ngoài. Các kim<br /> loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn…) từ chất thải công nghiệp, nước rò rĩ từ các khu vực<br /> khai khoáng, phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật… có thể đi vào nước sông, tích luỹ<br /> trong môi trường và khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn gây hại cho sức khoẻ con<br /> người và động vật thuỷ sinh, làm giảm chất lượng thuỷ sản. Bên cạnh là nguồn thực<br /> phẩm bổ dưỡng, chúng là loài nhuyễn thể có vai trò làm sạch môi trường là sinh vật chỉ<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(24)/2012: tr. 47-54<br /> <br /> 48<br /> <br /> LÊ THANH LONG và cs.<br /> <br /> thị để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước vì sự tích lũy kim loại<br /> nặng trong cơ thể chúng tương xứng với sự ô nhiễm môi trường [1], [3], [5], [6].<br /> Vì vậy, phân tích và đánh giá hàm lượng các kim loại nặng trong các loài nhuyễn thể<br /> nói chung và trong Hàu ở khu vực Quán Hàu – tỉnh Quảng Bình nói riêng là việc làm<br /> cần thiết.<br /> 2. THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất<br /> - Máy AAS hiệu AA 6800 Shimazu (Nhật), ghép nối thiết bị tự động bơm mẫu (ASC6100) vào lò GFA-EX7.<br /> - Dung dịch chuẩn MeII được pha từ dung dịch gốc có nồng độ 1000 mg/L của hãng<br /> Merck chuyên dùng cho AAS.<br /> 2.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu<br /> Mẫu Hàu: Hàu được lấy ở trạng thái sống, sau đó được cọ rửa sạch sẽ trước khi tiến<br /> hành đo các chỉ tiêu. Các mẫu Hàu được lấy 4 đợt, mỗi đợt gồm 4 mẫu được lấy ở 4 vị<br /> trí khác nhau, mỗi mẫu gồm 20 cá thể.<br /> Dùng dao nhựa tách đôi vỏ, toàn bộ phần thịt bên trong được bảo quản trong chai nhựa<br /> polietilen sạch và giữ trong tủ lạnh sâu. Trước khi phân tích, mẫu được lấy ra và được<br /> làm nhuyễn đều trong cối nhựa sạch, cân một lượng chính xác để phân hủy mẫu cho<br /> phân tích [1], [7].<br /> Ký hiệu mẫu: Các mẫu Hàu được ký hiệu Hij, trong đó: i = 1 ÷ n (thứ tự đợt lấy mẫu), j<br /> = 1 ÷ m (vị trí lấy mẫu).<br /> 2.3. Chuẩn bị mẫu phân tích<br /> Mẫu Hàu: Cân chính xác 1,00 g mẫu Hàu tươi (sau khi đã được làm nhuyễn đều) cho<br /> vào bình Kjeldal. Thêm 7 mL dung dịch HNO3 65% và 3 mL H2O2, đậy nắp kín, đưa<br /> vào bộ bếp phá mẫu điều nhiệt, để ở nhiệt độ thấp trong khoảng 1 giờ. Sau đó, nâng dần<br /> nhiệt độ lên đến 1500C và giữ trong khoảng 4 giờ tới khi màu vàng nâu của dung dịch<br /> không còn nữa và dung dịch có màu vàng nhạt trong suốt, chuyển toàn bộ dung dịch<br /> sang cốc thủy tinh và đun trên bếp cách cát để đuổi axit cho đến gần khô, cuối cùng<br /> thêm nước cất hai lần định mức đến 20 mL [1], [7].<br /> Chuẩn bị mẫu trắng: Mẫu trắng là nước cất hai lần và được phân hủy hoàn toàn tương<br /> tự như đối với mẫu Hàu và mẫu nước [6], [8].<br /> 2.4. Phương pháp định lượng<br /> Để xác định hàm lượng của một nguyên tố trong mẫu phân tích theo phép đo F-AAS và<br /> GF- AAS chúng tôi thực hiện theo phương pháp đường chuẩn [1], [5], [7], [8].<br /> <br /> PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU…<br /> <br /> 49<br /> <br /> Mẫu Hàu: Lấy một thể tích xác định ở dung dịch mẫu pha loãng theo các hệ số pha<br /> loãng phù hợp với MeII như khi khảo sát sơ bộ hàm lượng của chúng trong Hàu, rồi tiến<br /> hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch đó.<br /> 2.5. Cách tiến hành phân tích mẫu thực tế và đánh giá<br /> Phương pháp AAS xác định MeII được thực hiện tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Mỹ phẩm - Thực phẩm Thừa Thiên Huế. Định lượng MeII theo phương pháp đường<br /> chuẩn với CuII, PbII, CdII dùng phương pháp GF-AAS; ZnII dùng phương pháp F-AAS.<br /> Để nghiên cứu áp dụng phương pháp AAS, chúng tôi chấp nhận một số điều kiện thích<br /> hợp đã được công bố [1, 4, 7, 8], trình bày ở bảng 1 và 2.<br /> Để đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu theo vị trí và thời gian lấy mẫu cũng như so<br /> sánh và đánh giá kết quả phân tích năm 2009 và năm 2011; so sánh kết quả phân tích<br /> năm 2011 với các tiêu chuẩn cho phép chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê [9].<br /> Đánh giá mức tích lũy của MeII đối với Hàu thông qua hệ số nồng độ sinh học [1].<br /> Chúng tôi đã tiến hành phân tích 8 mẫu nước được lấy vào các tháng 1 và 5 tương ứng ở<br /> 4 vị trí lấy mẫu Hàu (4 mẫu/đợt). Sau khi khảo sát sơ bộ hàm lượng của các kim loại<br /> trong các mẫu nước và so với giới hạn phát hiện của các kim loại ta thấy: Hàm lượng<br /> của CuII và PbII trong các mẫu nước nằm trên giới hạn phát hiện nên không cần làm giàu<br /> mẫu. Còn đối với CdII và ZnII thì cần làm giàu mẫu bằng cách cô cạn dung dịch 20 lần.<br /> <br /> ⎡⎣Me II ⎤⎦<br /> sinh vÀt<br /> Hệ số nồng độ sinh học (BCF) được tính theo công thức: BCF =<br /> II<br /> ⎡⎣ Me ⎤⎦<br /> <br /> m´ i tr≠Í ng<br /> <br /> Bảng 1. Điều kiện đo GF–AAS với lò graphit được xử lý nhiệt với đĩa<br /> đệm (platform) xác định Cu, Pb, Cd<br /> Thông số<br /> λ (nm)<br /> Độ rộng khe (nm)<br /> Thời gian đo (s)<br /> Dòng HCL (Ma)<br /> <br /> Cu<br /> 324,8<br /> 0,5<br /> 58<br /> 6<br /> <br /> Pb<br /> 283,3<br /> 1,0<br /> 57<br /> 10<br /> <br /> Cd<br /> 228,8<br /> 0,5<br /> 57<br /> 8<br /> <br /> Bảng 2. Điều kiện đo F–AAS xác định Zn<br /> <br /> Thông số<br /> λ (nm)<br /> Độ rộng khe (nm)<br /> Hỗn hợp khí đốt<br /> Cường độ dòng (mA)<br /> Kiểu đèn<br /> Chiều cao đầu đốt (mm)<br /> <br /> Zn<br /> 213,9<br /> 0,5<br /> KK-C2H2<br /> 8<br /> BGC-D2<br /> 7<br /> <br /> (*)<br /> <br /> 50<br /> <br /> LÊ THANH LONG và cs.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Giới hạn phát hiện, độ lặp lại và độ thu hồi của phép đo<br /> Khoảng tuyến tính được khảo sát với CuII là 5÷25 ppb, PbII là 2÷20 ppb, CdII là 0,2÷2,0<br /> ppb, ZnII là 0,10÷2,00 ppm với hệ số tương quan (R) tương ứng là 0,9991, 0,9994,<br /> 0,9981, 0,9996. Giới hạn phát hiện (áp dụng quy tắc 3σ ) đối với Cu, Pb, Cd, Zn lần<br /> lượt là 1,1, 1,0, 0,2, 76,0 ppb.<br /> Để đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phương pháp F-AAS và GF-AAS, tiến hành phân<br /> tích 4 mẫu Hàu, rồi tiến hành thêm chuẩn MeII vào 4 mẫu đó. Kết quả cho thấy, phương<br /> pháp F-AAS và GF-AAS khi phân tích mẫu Hàu đạt độ lặp lại cao với RSD < 5,3% và<br /> độ đúng tốt với độ thu hồi 91,6 ÷ 105,7% với 4 kim loại. Như vậy, phương pháp F-AAS<br /> và GF-AAS có thể áp dụng phân tích MeII trong Hàu.<br /> 3.2. Xác định hàm lượng MeII trong mẫu thực<br /> Kết quả xác định hàm lượng của MeII trong 16 mẫu Hàu ở vùng Quán Hàu tỉnh Quảng<br /> Bình và hàm lượng trung bình các MeII được ghi ở bảng 3, bảng 4.<br /> Bảng 3. Kết quả xác định hàm lượng MeII trong Hàu ở vùng Quán Hàu - Quảng Bình<br /> Hàm lượng các MeII trong Hàu<br /> CuII<br /> ( µg /g tươi ± 0,01,<br /> n = 4)<br /> <br /> PbII<br /> ( µg /g tươi ± 0,01,<br /> n = 4)<br /> <br /> H11<br /> H12<br /> H13<br /> <br /> 0,98<br /> 1,07<br /> 1,23<br /> <br /> 0,21<br /> 0,35<br /> 0,17<br /> <br /> 0,04<br /> 0,03<br /> 0,06<br /> <br /> 321,9<br /> 232,0<br /> 281,3<br /> <br /> 4<br /> <br /> H14<br /> <br /> 1,30<br /> <br /> 0,64<br /> <br /> 0,04<br /> <br /> 296,2<br /> <br /> 5<br /> <br /> H21<br /> <br /> 2,51<br /> <br /> 1,51<br /> <br /> 0,09<br /> <br /> 382,8<br /> <br /> 6<br /> <br /> H22<br /> <br /> 2,70<br /> <br /> 1,54<br /> <br /> 0,16<br /> <br /> 242,4<br /> <br /> 7<br /> <br /> H23<br /> <br /> 2,72<br /> <br /> 1,02<br /> <br /> 0,07<br /> <br /> 305,4<br /> <br /> 8<br /> <br /> H24<br /> <br /> 3,13<br /> <br /> 1,66<br /> <br /> 0,09<br /> <br /> 211,5<br /> <br /> 9<br /> <br /> H31<br /> <br /> 2,33<br /> <br /> 0,95<br /> <br /> 0,09<br /> <br /> 460,9<br /> <br /> 10<br /> <br /> H32<br /> <br /> 3,04<br /> <br /> 1,13<br /> <br /> 0,16<br /> <br /> 374,1<br /> <br /> 11<br /> <br /> H33<br /> <br /> 3,28<br /> <br /> 1,30<br /> <br /> 0,11<br /> <br /> 289,4<br /> <br /> 12<br /> <br /> H34<br /> <br /> 3,60<br /> <br /> 1,51<br /> <br /> 0,11<br /> <br /> 442,3<br /> <br /> 13<br /> 14<br /> 15<br /> 16<br /> <br /> H41<br /> H42<br /> H43<br /> H44<br /> <br /> 3,30<br /> 3,20<br /> 3,42<br /> 3,35<br /> <br /> 2,76<br /> 2,93<br /> 1,79<br /> 2,82<br /> <br /> 0,19<br /> 0,20<br /> 0,39<br /> 0,14<br /> <br /> 519,1<br /> 462,9<br /> 482,7<br /> 440,8<br /> <br /> TT<br /> <br /> Mẫu<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> CdII<br /> ZnII<br /> ( µg /g tươi ± 0,01, ( µg /g tươi ± 1,0,<br /> n = 4)<br /> N = 4)<br /> <br /> PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU…<br /> <br /> 51<br /> <br /> Bảng 4. Hàm lượng trung bình MeII trong Hàu năm 2011<br /> MeII<br /> <br /> Hàm lượng trung bình<br /> ( µg / g tươi)<br /> <br /> %RSD, n = 16<br /> <br /> CuII<br /> PbII<br /> <br /> 2,62<br /> 0,83<br /> <br /> 37,35<br /> 47,11<br /> <br /> CdII<br /> ZnII<br /> <br /> 0,11<br /> 415,1<br /> <br /> 56,10<br /> 30,5<br /> <br /> Qua 2 bảng cho thấy, hàm lượng CuII, PbII, CdII đều thấp và không khác nhiều hàm<br /> lượng các nguyên tố đó trong các nhuyễn thể khác (Vẹm xanh ở đầm Lăng Cô - Thừa<br /> Thiên Huế, một số nhuyễn thể vùng ven biển Đà Nẵng và khu vực Hồ Tây - Hà Nội).<br /> Riêng hàm lượng ZnII thì cao hơn nhiều, có lẽ đây là do đặc tính riêng của Hàu sống ở<br /> vùng này. Đặc điểm này cho thấy, Hàu ở khu vực Quán Hàu tỉnh Quảng Bình có giá trị<br /> dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khoẻ.<br /> So sánh với tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm của Châu Âu (2001) đối với Pb<br /> là 1,5 µg/g tươi; tiêu chuẩn Australia – New Zealand (2003) đối với Pb là 2,0 µg/g tươi<br /> [1]; tiêu chuẩn Việt Nam (28 TCN 193:2004) đối với Pb là 1,5 µg/g tươi [10]; Tiêu<br /> chuẩn cho phép hàm lượng Cd trong nhuyễn thể hai mãnh vỏ (TCVN 7603:2007) là 1,0<br /> µg/g tươi [11] cho thấy hàm lượng trung bình của PbII và CdII đều thấp hơn. Do vậy<br /> việc tiêu thụ Hàu ở vùng này không có gì đáng lo ngại đến sức khỏe cộng đồng.<br /> 3.3. Đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu năm 2009, 2011<br /> 3.3.1. Đánh giá hàm lượng MeII trong Hàu năm 2011<br /> Áp dụng phương pháp phân tích phương sai 2 yếu tố (ANOVA 2 chiều) đánh giá tác<br /> động của yếu tố tháng (thời gian lấy mẫu) và yếu tố vị trí lấy mẫu đến giá trị hàm lượng<br /> MeII, thu được kết quả ở bảng 5.<br /> Bảng 5. Kết quả phân tích ANOVA 2 chiều của sự biến động hàm lượng MeII<br /> MeII<br /> Cu<br /> <br /> II<br /> <br /> PbII<br /> <br /> CdII<br /> <br /> Nguồn<br /> phương sai<br /> Giữa các vị trí<br /> Giữa các đợt<br /> <br /> Bậc tự<br /> do (f)<br /> 3<br /> 3<br /> <br /> Ftính<br /> <br /> Flí thuyết (p=0,05, f1=3, f2=9)<br /> <br /> F1 = 0,06<br /> F2 = 72,65<br /> <br /> 3,86<br /> 3,86<br /> <br /> Sai số thí nghiệm<br /> <br /> 9<br /> <br /> Giữa các vị trí<br /> <br /> 3<br /> <br /> F1 = 0,024<br /> <br /> 3,863<br /> <br /> Giữa các đợt<br /> <br /> 3<br /> <br /> F2 = 33,532<br /> <br /> 3,863<br /> <br /> Sai số thí nghiệm<br /> <br /> 9<br /> <br /> Giữa các vị trí<br /> <br /> 3<br /> <br /> F1 = 0,096<br /> <br /> 3,863<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1