Phân tích đoạn 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng
lượt xem 63
download
Tây tiến đoàn binh k mọc tóc Quân xanh màu lá dự oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ HN dáng kiều thơm Rải rác biên biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu xanh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành MB: Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sỉ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp .Ông đặc biệt thành công khu viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản.Một trong những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người lính là “ Tây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích đoạn 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng
- Phân tích đoạn 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng Tây tiến đoàn binh k mọc tóc Quân xanh màu lá dự oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ HN dáng kiều thơm Rải rác biên biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu xanh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành MB: Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sỉ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp .Ông đặc biệt thành công khu viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản.Một trong những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người lính là “ Tây tiến” . Tây tiến là bài thơ hay nhất tiêu biểu nhất của Quang Dũng .Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở phù lưu chanh tuy ông đã xa đơn vị Tây tiến một thời gian. Đoàn quân Tây tiến được thành lập vào đầu 1947 .Những người lính Tây tiến phần đông là thanh niên HN thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong đó có cả học sinh, sinh viên . Đặc biệt đoạn thơ sau đây được Quang Dũng khắc họa hình thượng người lính tây tiến với sự gian khổ hào hung lãng mạng bi tráng. TB :Hình tượng những người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp lãng mạng với khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác dụng mạnh vào cảm quan của ng đọc, kích thích trí tưởng tượng cho người đọc. Trong bài thơ Quang Dũng đã tạo đựợc một không khí chuẩn bị cho sự xuất hiện trực tiếp của những người lính Tây Tiến ở đoạn thơ thứ ba này. Trên nền hoang vu hiểm trở vừa hùng vĩ, vữa dữ dội khác thường của núi rừng ( ở đoạn một), và duyên dáng mỹ lệ thơ mộng của Tây Bắc ( ở đoạn hai) đến đoạn thứ ba hình ảnh người lính Tây Tiến trực tiếp xuất hiện với một vẻ đẹp độc đáo và kì lạ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc và quân xanh màu lá dữ oai hùm và chữ dùng thật lạ : Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng từ đoàn quân thì ở đây tác giả dùng đoàn binh. Cũng đoán ấy thôi nhưng khi dùng đoàn binh thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xung trận Các chi tiết không mọc tóc quân xanh màu lá diễn tả các gian khổ khác thường của cuộc đời ng lính trên một địa bàn hoạt động đặc biệt .Di chứng của những trận sốt rét rừng triền miên là tóc không mọc, là da xanh tái. Nhưng đối lập với ngoại hình tìu
- tụy ấy là sức mạnh phi thường từ bên trong phát ra từ tư thế dữ oai hùm. Với nghệ thuật tương phản chỉ trong hai dòng thơ Quang Dũng đã làm nổi bật được vẻ khác thường của đoàn quân Tây Tiến. Họ hiện lên những hình ảnh tráng sĩ ngày xưa.: “ Mắt trừng… kiều thơm” Từ mắt trừng biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêu đốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt. Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn quân Tây Tiến.Ở đây người lính Tây Tiến đề cập với tất cả thực trạng vất vả qua các từ k mọc tóc, quân xanh màu lá. Chính từ thực trạng này mà chân dung người lính sinh động chân thực. Thế nhưng vượt lên trên khó khăn, thiếu thốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ… thơm” . Câu thơ ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Chính cách nhìn nhiều chìu của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua vẻ oai hùng dữ dằn bề ngoài là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực , khao khát yêu đương Như vậy, qua bốn câu thơ trên Quang Dũng đã khắc họa hình ảnh những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những dáng vẻ bề ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ Khi viết về người lính Tây Tiến Quang Dũng đã nói đến cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy tan thương. Cảm hứng lãng mạng đã khiến ngòi bút ông nói đến cái chết như là những chất liệu tạo nên cái đẹp mang chất bị hùng “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Mồ viễn xứ là những nấm mồ ở những nơi hoang vắng xa lạ.Những nấm mồ rải rác trên đường hành quân nhưng không thể cản được ý chí quyết ra đi của người lính. Câu thơ sau chính là câu trả lời dứt khoát của những con người đứng cao hơn cái chết: “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Lời thơ bình dị câu thơ nhanh mạnh từ ngữ dứt khoát như ý chỉ, như quết tâm của người lính khi cần họ sẵn sáng hi sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thản bình yên như một giấc ngủ quên. Câu thơ vang lên như một lời thề:
- “Áo bào thay chiếu a về đất” Nếu như người tráng sĩ phong kiến ngày xưa coi da ngựa bọc thay là lý tưởng thì anh bộ đội cụ hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng. Hình ảnh áo bào làm tăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính. Chi tiết anh về đất nói được thái độ nhẹ nhàng của người tráng sĩ đi vào cái chết. Trước những cái chết cao cả ở nơi xa xôi hẻo lánh thì con song Mã là nhân vật chứng kiến là tiễn đưa: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Mở đầu bài thơ ta gặp ngay h.ả Sông Mã con sông ấy gắn liền với lịch sử của đoàn quân Tây Tiến .Sông Mã đã chứng kiến mọi gian khổ mọi chiến công và giờ đây lại chứng kiến sự hi sinh của người lính. Nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn làm rung động cả một chốn hoang sơ. Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ. Nó đề cập đến sự mất mác đau thương mà vẫn hùng tráng KB: Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng ,Đặc biệt ở khổ thơ thứ ba nhà thơ đã sáng tạo được hình tựơng người lính Tây Tiến miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử, một đi không trở lại Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính và Quang Dũng qua bài thơ Tây Tiến đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh của người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình Hơn 60 năm đã trôi qa kể từ ngày Tây Tiến ra đời nhưng đọc lại bài thơ em vẫn vô cùng xúc động. Vì những hình ảnh thơ đẹp vì khí thế, lí tưởng của một thế hệ thanh niên đã anh dũng ra đi mà nhìu người trong họ không trở về.Bản thân em mình cần phải… Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- MB : Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sỉ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp .Ông đặc biệt thành công khu viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản.Một trong những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người lính là “ Tây tiến”. Cảm hứng chủ đạo trong suốt bài thơ là cảm hứng về nổi nhớ . Đó là nỗi nhớ khó phai của cuộc đời người lính Tây Tiến : Nhớ về đồng đội, nhớ về vùng đất đã đi qua. Nỗi nhớ ấy được Quang Dũng khắc họa thành công trong đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi TB: Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở phù lưu chanh tuy ông đã xa đơn vị Tây tiến một thời gian. Đoàn quân Tây tiến được thành lập vào đầu 1947 .Những người lính Tây tiến phần đông là thanh niên HN thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong đó có cả học sinh, sinh viên. Là 1 người lính trẻ hào hao lãng mạng ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, sống và chiến đấu nơi núi rừng gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Một thời gắn bó sâu đậm với Tây tiến, với đồng bội, với núi rừng dã làm cho ông không khỏi bồi hồi xúc động khi nỗi nhớ Tây tiến dâng trào trong kí ức của nhà thơ "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! " Bằng cách sử dụng câu thơ cảm thán mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã gọi tên cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ da diết về núi rừng Tây Bắc Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa Sông Mã không đơn thuần là 1 con sông mà nó trở thành 1 nhân chứng lịch sử trong suốt cuộc đời người lính TT với bao nỗi buồn vui được mất. TT k chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trỡ thành 1 người bạn tru ân tri kỉ để nhà thơ giải bày tâm sự: " Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi " Câu thơ thứ 2 với điệp từ nhớ được lập lại 2 lần để diễn tả nỗi nhớ quay quất đang ùa vào tâm tí QD . Tính từ chơi vơi kết hợp với từ nhớ đã khắc sâu được tình cảm
- nhó nhung da diết của nhà thơ và nỗi nhớ đó như 1 cơn thác lũ tràn vào tâm trí nhà thơ đã đưa ông vào trạng thái bồng bềnh hư ảo. Hai câu thơ đầu với cách dùng từ chọn lọc. gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ dâng trào mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ" " Sài Khao...súng ngửi trời " QD đã liệt kê hàng lọt các địa danh như sài khao, mường lát, pha luông,.. đó là địa bàn hoạt động của binh đoàn TT những nơi họ đi qua và dừng chân trên bước đường hành quân gian khổ. Nói đến Tây Bắc là nói đến vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt .Những đêm dài hành quân người lính TT vất vả đi trong đêm dày đặc sương dăn không nhìn rõ mặt nhau " đoàn quân mỏi" nhưng tinh thần thì không mỏi bởi ý chỉ quyết tâm vì Tổ quốc đã làm cho những chàng trau yêu nước trở nên kiên cường bất khuất hơn. Có lẽ thiên nhiên rất ngắn bó với người lính TT nó trở thành ký ức khó phai trong lòng nhà thơ.Thiên nhiên tuy có đẹp nhưng cũng rất hiểm trở . Có những lúc người lính TT phải vất vả đẽ trèo lên đỉnh chạm đến mây trời. QD đã sử dụng từ thăm thẳm mà không dùng từ chót vót bởi khi nói chót vót người ta có thể cảm nhận được về sâu của nó nhưng thăm thẳm thì khó ai có thể hình dung được nó sâu ntn. Bằng những từ láy gợi hình ảnh rất cao, khúc khuỷu, thăm thẳm , heo hút nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được cái hoang sơ dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Nhà thơ cũng rất tinh nghịch khi đưa hình ảnh nhân hóa súng ngửi trời để cho ta cảm nhận được bên cạnh thiên nhiên hiểm trở còn hiện lên hình ảnh người lính với tư thế oai phong lẩm liệt nơi núi rừng hoang vu. Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đã tạo nên vẻ gân guốt nhọc nhằn đã nhấn mạnh được thiên nhiên Tây Bắc thật nguy hiểm trở : "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống ". Điệp từ ngàn thước đã mở ra 1 không gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ và cũng thật hiểm trở. Bên cạnh cái hiểm trở hoang sơ ta cũng thấy được vẻ đẹp trữ tình của núi rừng: " Nhà ai pha luông mưa xa khơi " Câu thơ nhiều thanh bằng như làm diệu đi vẻ dữ dội hiểm trở của núi rừng và mở ra 1 bức tranh thiên nhiên đầy lãng mạng KB: Tóm lại với nghệ thuật sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, nghê thuật nhân hóa táo bạo cũng với cách phối thanh bằng, trắc, bút pháp tả thực kết hợp lãng mạng...Có
- thể nói đoạn thơ đã in đậm phong cách tài hoa lãng mạng phóng khoáng của hồn thơ QD. Đoạn thơ đã thành công trong việc tái hiện 1 cách sống động bức tranh thiên nhiên miền Tây với những chặn đường hành quân gian khổ của người lính TT .Qua đó ta cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc, nỗi nhớ tha thiết của QD về những ngày tháng chiến đấu trong đoàn quân TT. Một thời mãi mãi để nhớ và tự hào Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa MB: Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sỉ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp .Ông đặc biệt thành công khu viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản.Một trong những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người lính là “ Tây tiến” . Tây tiến là bài thơ hay nhất tiêu biểu nhất của Quang Dũng .Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở phù lưu chanh tuy ông đã xa đơn vị Tây tiến một thời gian. Đoàn quân Tây tiến được thành lập vào đầu 1947. Đoạn trích thuộc phần 2 của bài thơ, là hồi ức của QD về những đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng TB: Trái ngược với đoạn thơ mở đầu, thiên nhiên và con người miền tây trong đoạn thơ này là 1 TG khác. Đó là những nét vẻ mềm mại, uyển chuyển, tài hoa, tinh tế thấm đẫm chất thơ, chất nhạc chất hào hoa lãng mạng của QD Trước hết là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ "Doanh trại.... hồn thơ" Với nét vẻ khỏe khoắn QD dẫn người đọc vào 1 đêm liên hoan văn nghệ. Đây là những kỉ niệm đẹp, hấp dẫn nơi xứ lạ 1 đêm liên hoan văn nghệ hiếm có giữa binh đoàn TT và nhân dân địa phương . Cảnh ấy thực mà như mơ, vui tươi mà sống động Cả doanh trại bừng sáng dưới ánh lửa đuốc bập bùng tưng bừng hân hoan như 1 ngày hội, ngày cưới. Trong ánh đuốc lung linh kì ảo, trong ân thanh véo vắt của tiếng kèn, tiếng nhạc những cô gái thái lộng lẫy rực rỡ trong bộ trang phục lạ, dáng điệu e
- thện tình tứ tring vũ điệu đậm sắc màu dễ thương đã khiến những chàng trai TT ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" Cảnh vật con người như ngất ngây vì vui sướng được sống trong những giây phút bình yên. Dư âm của chiến tranh tàn khốc dường như đẩy lùi ra xa để chỉ còn lại những tâm hồn lãng mạng. Đây là khoảng khắc hiếm hoi trong thời chiến để rồi ngày mai các anh lại bước vào bom đạn Cảnh thiên nhiên con người miền Tây cũng thật trữ tình thơ mộng để lại trong tâm hồn thi sĩ kí ức khó phai" Sau những ngày được nghỉ ngơi được giao lưu với nhân dân địa phương các chàng trai TT lại phải ra đi "Người đi Châu Mộc...lũ hoa đong đưa" Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiếu sương, dòng sông trôi lặn tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dạng người mềm mại uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào tạm biệt người ra đi Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế tài hoa: QD không chỉ tả mà chỉ gợi cảnh thiên nhiên không chỉ là vô tri vô giác mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người " có thấy hồn lai nẻo bến bờ " Hồn lautrong thơ của QD là của sự biệt ly phảng phất 1 chút buồn đầy nỗi nhớ thương lưu luyến. Nỗi nhớ thương lưu luyến ấy được nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ như: "có nhớ","có thấy". Tình yêu với cỏ cây hoa lá, dòng sông dáng người,..đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh giang khổ của những người lính có thêm sức sống Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh mà rất sống động. KB: Tóm lại với nghệ thuật sử dụng từ ngữ gợi tả gợi cảm, bút pháp tả thực kết hợp lãng mạng: có thể nói đoạn thơ đã in đậm phong cách tài hoa lãng mạng phóng khoáng của hồn thơ QD. Đoạn thơ đã thành công trong việc tái hiện lại những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ cũng như cảnh thiên nhiên con người miền Tây cũng đầy trữ tình thơ mộng đã để lại trong tâm hồn QD kí ức khó phai: Qua đó ta cảm nhận được sự gắn bó với đoàn quân TT: Một thời mãi mãi để nhớ và tự hào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
6 p | 1313 | 58
-
Văn mẫu lớp 12: 6 bài văn mẫu phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
14 p | 439 | 57
-
Tổng hợp 3 bài phân tích đoạn thơ "Những đường Việt Bắc của ta...đèo De, núi Hồng" trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
10 p | 461 | 48
-
3 Bài văn mẫu cảm nhận về nỗi nhớ qua hai đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Sóng của Xuân Quỳnh
9 p | 913 | 38
-
Phân tích bài thơ ” Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận
8 p | 762 | 35
-
Tổng hợp 3 bài phần tích 9 câu đầu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
13 p | 379 | 35
-
Văn mẫu lớp 12: 5 bài văn mẫu phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
14 p | 361 | 31
-
Hình tượng người lính trong đoạn thơ thứ ba của bài Tây Tiến
6 p | 285 | 31
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến”
15 p | 280 | 27
-
Giáo án tuần 5 bài Tập đọc: Chiếc bút mực - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
8 p | 370 | 24
-
Giáo án tuần 3 bài Tập đọc: Gọi bạn - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 451 | 21
-
Cảm nhận đoạn thơ Những người vợ ...Đã hóa núi sông ta trong đoạn trích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
22 p | 1408 | 20
-
Phân tích cảnh ra khơi của”
5 p | 133 | 15
-
Phân tích đoạn thơ Chị em Thuý Kiều
3 p | 253 | 15
-
Cảm nhận về tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
26 p | 442 | 13
-
Tổng hợp 3 bài phân tích đoạn thơ Những đường Việt Bắc của ta....Đèo de, núi hồng trong bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
10 p | 222 | 7
-
Phân tích ba đoạn đầu trong bài thơ Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo)
5 p | 168 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn