Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
lượt xem 1
download
Tài liệu cung cấp dàn ý chi tiết đối với bài văn phân tích tác hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và bài văn mẫu hoàn chỉnh; giúp hiểu hơn về nội dung, nghệ thuật bài thơ “Sóng” thông qua trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn MS789 - Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : Viết Văn Categories : Bài viết của cộng tác viên, Văn mẫu lớp 12 MS789 - Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và hình tượng sóng. Xuân Quỳnh, như chúng ta đều biết, là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Nhắc đến Xuân Quỳnh chúng ta không thể không nhắc đến thi phẩm “Sóng” – một bài thơ chất chứa những nỗi niềm riêng tư mà trong sáng của người con gái trẻ khi yêu. Hình tượng sóng trong bài thơ đã phần nào nói lên được những nỗi niềm đó. 2. Thân bài: 2.1. Nội dung phân tích: Khái quát: Sóng trong thi phẩm cùng tên được coi là một hình tượng trung tâm và điển hình của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng “em” (hai hình tượng này song hành với nhau trong suốt tác phẩm). Dường như con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn kia có rất nhiều đối cực khác nhau, trạng thái khác nhau. Cũng như tình yêu vậy, tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc, trạng thái và cuối cùng điều muốn nói nhất ở đây chính là như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất (2 câu đầu bài thơ, phân tích với kết cấu đối lập-song hành và với việc đặt các từ dịu êm, lặng lẽ ở cuối câu tạo điểm nhấn). Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi (Phân tích 2 câu thơ tiếp của khổ 1 với kiểu nói nhấn mạnh như không hiểu nổi, tìm ra tận,…) Điểm khởi đầu bì ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, mọi việc, mọi chuyện dường như khó nắm bắt của tình yêu (Phân tích các khổ 3,4 của bài thơ với điệp từ nghĩ và sự xuất hiện của nhiều câu nghi vấn…) TàiSóng luônsẻluôn liệu chia vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp tại https://vietvanhoctro.vn đi lặp lại không yên, và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (Phân tích các khổ 5,6,7,8 của bài thơ với việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp) Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói, để ví von với tình yêu. (Phân tích khổ cuối của bài thơ với ý nghĩ và cách nói rất táo bạo của một người con gái hiện đại: Làm sao được tan ra…) Nêu và trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng: + Trước hết, hình tượng sóng đã như cho ta thấy được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu. + Hình tượng sóng còn đặc sắc hơn khi đã thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc. 2.2. Đặc sắc nghệ thuật - “Sóng” được xếp vào danh sách những bài thơ tình hay nhất của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh và là một trong những bài thơ tình hay nói chung của thơ Việt Nam hiện đại nói chung. - Lấy hình tượng sóng làm ẩn dụ thì phải khẳng định trong thơ ca Việt Nam thì không hề mới. Thi sĩ Xuân Quỳnh thật tinh tế và tài tình khi tìm được một hình tượng thơ đẹp và giàu ý nghĩa, rất hợp với tâm trạng của người phụ nữ khi yêu. 3. Kết bài: Tổng kết nội dung phân tích và nêu cảm nhận Bài làm tham khảo Xuân Quỳnh, như chúng ta đều biết, là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khát khao trong tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho cuộc sống đó. Và nhắc đến Xuân Quỳnh chúng ta không thể không nhắc đến thi phẩm “Sóng” – một bài thơ chất chứa những nỗi niềm riêng tư mà trong sáng của người con gái trẻ khi yêu. Hình tượng sóng trong bài thơ đã phần nào nói lên được những nỗi niềm đó. Sóng trong thi phẩm cùng tên được coi là một hình tượng trung tâm và điển hình của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng “em”, sóng đã thể hiện được những trạng thái, quy luật riêng của tình yêu cùng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trẻ khi yêu rất truyền thống mà cũng rất hiện đại. TàiDường như liệu chia sẻ con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn kia có rất nhiều đối cực khác nhau, trạng tại https://vietvanhoctro.vn thái khác nhau. Cũng như tình yêu vậy, tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc, trạng thái và
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn cuối cùng điều muốn nói nhất ở đây chính là như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất. Điều này được thể hiện rất rõ qua hai câu thơ đầu của bài thơ “Sóng”: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” Với kết cấu đối lập-song hành và với việc đặt các từ “dịu êm, lặng lẽ” ở cuối câu như vậy đã tạo được điểm nhấn cho hình tượng con sóng giữa đại dương mênh mông rộng lớn ấy. Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuối hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích. Và phải chăng nó giống như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng: “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng chính là điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, mọi việc, mọi chuyện dường như khó nắm bắt của tình yêu. Với điệp từ “nghĩ” và sự xuất hiện của nhiều câu nghi vấn đoạn thơ thứ 3 và 4 của bài thơ, hình tượng sóng như thể hiện những thắc mắc khôn nguôi trong lòng người con trẻ khi yêu vậy: “Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên. Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau?” Sóng luôn luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp đi lặp lại không yên, và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy: Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn “Con sóng dưới lòng sâu
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Với hiệu quả của hình thức đối lập trên -dưới, thức - ngủ, bắc – nam, xuôi-ngược…điều đó như những lời giãi bày tình cảm bộc trực như “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức…” Sóng còn chính là hiện tượng thgiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói, để ví von với tình yêu. Và đó là khát vọng muôn đời của bất cứ ai trong cuộc đời khi yêu nồng cháy. Và trước hết là người phụ nữ - nhân vật trữ tình trong bài thơ, muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực. Điều này thể hiện qua ý nghĩ và cách nói rất táo bạo của một người con gái hiện đại: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để trăm năm còn vỗ” Những cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng. Trước hết, hình tượng sóng đã như cho ta thấy được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu, tình yêu thật đằm thắm, thật dịu dàng, thật hồn hậu dễ thương, thật chung thủy. Hình tượng sóng còn đặc sắc hơn khi đã thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu đôi lứa. “Sóng” được xếp vào danh sách những bài thơ tình hay nhất của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh và là một trong những bài thơ tình hay nói chung của thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Lấy hình tượng sóng làm ẩn dụ thì phải khẳng định trong thơ ca Việt Nam thì không hề mới. Nhưng những tâm sự về tình yêu cùng cách khai thác sức chứa của ẩn dụ này lại có những nét tươi mới và thực sự mới mẻ. Thi sĩ Xuân Quỳnh thật tinh tế và tài tình khi tìm được một hình tượng thơ đẹp và giàu ý nghĩa, rất hợp với tâm trạng của người phụ nữ khi yêu. Và bài thơ này như lời giãi bày tình yêu dịu dàng mà không kém phần mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng của người phụ nữ. Tài“Sóng” liệu chialàsẻmột bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở tại https://vietvanhoctro.vn giai đoạn đầu. Hình tượng sóng là một “tìm tòi” nghệ thuật độc đáo của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn Sóng - Một bài thơ vừa xinh xắn duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị, sâu xa. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn thấy cái hương vị còn phơi phới bốc men say, những khát vọng về tình yêu chân chính sẽ mãi tồn tại trong trái tim tràn ngập yêu thương của chị. Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề bài: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
2 p | 314 | 63
-
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
5 p | 731 | 56
-
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng Của Xuân Quỳnh
8 p | 391 | 50
-
Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
4 p | 421 | 42
-
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng
5 p | 288 | 38
-
Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và bài thơ về Tiểu đội xe không kính
6 p | 563 | 34
-
Phân tích hình tượng người lái đò trên sông Đà
5 p | 321 | 26
-
Hình tượng sông Hương
6 p | 145 | 16
-
Cảm nhận bài thơ Sóng - Ngữ văn lớp 12
6 p | 223 | 13
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong "Ramayana"
7 p | 180 | 13
-
Xuân Quỳnh và bài thơ “ Sóng”
17 p | 228 | 11
-
Tổng hợp 6 bài phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của tác giả Kim Lân
15 p | 193 | 10
-
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
9 p | 263 | 10
-
Phân tích hình tượng nhân vật Bê-Li-Cốp trong truyện ngắn Người trong bao
10 p | 362 | 9
-
Cảm nhận về hình tượng Lorca qua bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca
7 p | 118 | 4
-
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội
3 p | 165 | 4
-
Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca Thanh Thảo
18 p | 103 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn