VĂN MẪU LỚP 12<br />
7 BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ <br />
QUA BÀI TÙY BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN <br />
TUÂN<br />
<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác <br />
phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình <br />
cảm gắn bó với đất nước quê hương. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về <br />
phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ông. Người lái đò Sông Đà, đó là một <br />
bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi đã thể hiện được nhưng nét tiêu biểu về <br />
phong cách đó.<br />
Người lái đò sông Đà trước hết là một tác phẩm viết về một con người và con <br />
sông. Nhưng dưới ngòi bút đầy hứng thú và tài hoa của ông mọi cảnh vật thiên nhiên đều <br />
trở thành những công trình mĩ thuật, con ngưõri đều trở thành những nghệ sĩ điêu luyện <br />
của mình.<br />
Bằng sự tiếp cận quan sát và khả năng mô tả cùng với một kho chữ nghĩa vô cùng <br />
giàu có, chuẩn xác Nguyễn Tuân đã dựng lên những bức tranh hết sức sống động, những <br />
hình tượng kì vĩ giàu sức hấp dẫn trong thiên tùy bút rất độc đáo này.<br />
Người lái đò trên sông Đà trong tác phẩm, trước hết là một ông già 70 tuổi đã giành <br />
một phần lớn đời mình cho nghề lái đò dọc trên sông Đà. Đó là một người lái đò lão <br />
luyện: “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái <br />
độ sáu chục lần...” trong thời gian hơn chục năm làm cái nghề đầy nguy hiểm và gian <br />
khổ này.<br />
Đây là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò, và đã <br />
đạt đến trình độ “bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào<br />
lòng đất tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Nguyễn <br />
Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục của mình đối với con người này: “Sông Đà, với ông <br />
lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm <br />
than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Thật là một cách so sánh “rất văn <br />
chương” đầy thú vị và cũng “rất là Nguyền Tuân”.<br />
Hình tượng người lái đò với “cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao <br />
to gọn quánh như chất sừng, chất mun” và những cánh tay vẫn là cánh tay của một <br />
“chàng trai”, “trẻ tráng quá”, Nguyễn Tuân đã gọi đó là một thứ “vàng mười”. Ồng đã <br />
đứng trước những thách thức của con sông Đà với thế lực của những bãi đá ghê gớm, <br />
những cạm bẫy đầy kinh hoàng: khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa của một <br />
chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần <br />
có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào <br />
nhỡ vào đường ngoặt sóng là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”.<br />
Và một mình một thuyền ông đã giao chiến như một dũng sĩ: "... hai tay giữ mái <br />
chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy <br />
quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo, võ khí trên cánh tay mình”, và sóng nước “thúc <br />
vào gối bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như <br />
đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não <br />
bạt”. Có lúc tưởng như ông lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông... Các miêu tả chân thực <br />
và táo bạo này cho thấy sức mạnh ghê gớm của dòng thác hung dữ đối với con người, chỉ <br />
cần lóa mắt, lỡ tay một chút là phải trả giá bằng sinh mạng của mình.<br />
Nhưng dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà cái quan trọng hơn là tài nghệ cùa người <br />
cầm lái để lái con đò đến mức điêu luyện và nghệ thuật. Tác giả đã so sánh người lái đò <br />
sông Đà với người lái xe lao xuống dốc đèo tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có <br />
phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại “còn như cái thuyền mà lao xuống thác thì chả <br />
có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì <br />
thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có lùi gì cả...” vẫn bằng phương pháp so sánh, <br />
nhưng với những hình ảnh rất táo bạo, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗ <br />
như có một cái bẫy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó <br />
riêng. Có chỗ thì nước sông “reo lên như đun sôi một trăm độ muốn hất tung cả một cái <br />
thuyền đang phải đóng vào một cái nắp ấm nước đang sôi khổng lồ”. “Có luồng nước đi <br />
lầm vào thì chết ngay”. Lại có những “hút nước" xoáy sâu như lòng giếng “cái hút nó lút <br />
xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”...<br />
Thật là một dòng sông Đà đầy hiểm trở, đầy gian nan cho con người. Thế nhưng, <br />
“ông lái đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái.. ”. Mặc dù mặt <br />
“méo bệch đi” vì những đòn hiểm, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ <br />
tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”.<br />
Rõ ràng qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân nhắm <br />
đến một mục đích lớn: ca ngợi sự dũng cảm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến <br />
thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt bao thác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến <br />
bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần, suốt 15 năm làm người lái <br />
thuyền vượt sông Đà. Cuộc đọ sức giữa con người đã chiến thắng; trở về cuộc sống <br />
thanh bình: “thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh (...). <br />
Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam...”<br />
Cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng, lan tỏa trong từng câu văn tả thực, tạo cho <br />
đoạn văn một sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Đó là một bài ca về lao động, về con <br />
người lao động.<br />
Sau mười năm làm nghề lái đò, cả sau khi đã thôi nghề vài chục năm, trên ngực <br />
người lái đò vẫn còn “bầm tụ” một “củ khoai nâu”, với Nguyễn Tuân, đó cũng là cái hình <br />
ảnh quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng”.<br />
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thưởng thức một công trình nghệ <br />
thuật đầy sáng tạo. Ngoài việc cung cấp cho chúng ta những kiến thức về thức về cuộc <br />
sống, về văn hóa và lịch sử địa lí, về ngôn ngữ... tác phẩm đích thực ấy còn là một khối <br />
kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, giúp ta cảm thụ được cái đẹp một cách sâu sắc. Cái đẹp hùng <br />
vĩ của thiên nhiên của tạo hóa và đặc biệt là cái đẹp của con người cụ thể, con người lao <br />
động: Người lái đò sông Đà.<br />
Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những <br />
con người lao động gian lao nguy hiểm, nhưng đầy vinh quang.<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Tuân là một người tài hoa, và đa tài. Những tác phẩm của ông đều mang <br />
những đặc điểm rất độc đáo không ai có thể học theo. Và như một điều rất tự nhiên <br />
những lời lẽ trong văn ông rất nghệ thuật chứa đựng những kiến thức hiểu biết sâu <br />
rộng. Những nhân vật trong các tác phẩm của ông nghiễm nhiên là một nghệ sĩ, và còn là <br />
những nghệ sĩ tài hoa. Nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của <br />
Nguyễn Tuân là một nhân vật như thế.<br />
Nguyễn Tuân đã khoác một chiếc áo mới vào văn chương của nền văn học Việt <br />
Nam, với những câu chuyện cũ nhưng cách khai thác mới đã khiến độc giả đón nhận. Và <br />
trong tác phẩm “Người lái đò sông đà” dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, bức tranh <br />
thiên nhiên sông Đà hiện lên vô cùng hung bạo, trữ tình có vị trí quan trọng. Điều này góp <br />
phần làm nên một tấm phông rất phù hợp để hình tượng người lao động ở trên núi rừng <br />
Tây Bắc nổi lên với hai phẩm chất, anh hùng và nghệ sĩ. Và tiêu biểu là ông lái đò rất <br />
gan dạ, dũng cảm gần hai mươi năm chiến đấu với thác đá sóng nước sông Đà để tồn <br />
tại.<br />
Có thể thấy ông là người có“tay lái ra hoa”. Qua những trang văn, hình ảnh ông lái <br />
đò hiện lên đầy ấn tượng với những nét về ngoại hình đúng là một con người của sông <br />
nước: gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khỏe và được miêu tả với “thân hình gọn <br />
quánh như chất sừng, chất mun”, “tiếng nói ào ào như sông nước”. “hai tay dài lêu nghêu <br />
như cái sào lái đò”, “hai chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong <br />
tưởng tượng”…chỉ với những nét vẽ mộc mạc mang tính gợi vậy mà hình tượng ông lái <br />
đò như là một anh hùng trên sông nước, vĩnh viễn đọng lại vào trái tim bạn đọc để dự <br />
báo về nhân vật cả cuộc đời gắn với nghề lái đò và ông giống như một nghệ sĩ thực thụ.<br />
Bao nhiêu đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào nhân vật <br />
ông lái đò, chính vì thế nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sông Đà đến mức <br />
máu thịt, ông lái đò có thể hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác tên <br />
ghềnh hơn một nghìn tên. Trong cách miêu tả của Nguyễn Tuân, Ông lái đò thuộc dòng <br />
sông như thuộc một “bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than <br />
và từng đoạn xuống dòng”. “Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, <br />
ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”. Chính vì thế mà ông lái đò đã <br />
khuất phục, chế ngự được sự hung bạo của dòng sông Đà.<br />
Người lái đò là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt nhưng với <br />
trí dũng song toàn nên ông vẫn chiến thắng thiên nhiên nghiệt ngã<br />
Mảng thứ hai mà Nguyễn Tuân muốn khắc họa đó chính là tính cách của ông lái đò. <br />
Nó cụ thể qua những cuộc giao tranh dữ dội với nước, sóng, gió và đã qua ba thạch trận. <br />
Những trận chiến của người với thiên nhiên được miêu tả một cách tỉ mỉ chi tiết.Trước <br />
hết là trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá <br />
được nhân hóa như một đội quân: “đá tảng, đá hòn”..;, “đá tiền vệ” đã bày ra thạch trận <br />
với năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh. Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng một loạt <br />
động từ trùng điệp để tô đậm sức mạnh của đội quân đá: “mai phục”, “nhổm cả dậy”, <br />
“đứng ngồi nằm tùy theo sở thích”. “ăn chết”, ‘cánh cửa”, “hất hàm’…Cộng hưởng với <br />
những động từ là những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, <br />
“méo mó…Tất cả làm nổi bật thế và lực của đá sông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê <br />
sợ tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã để <br />
gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp. Bên cạnh đá là nước, “phối hợp với <br />
đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá”, tạo nên âm thanh dữ dội tăng thêm không <br />
khí chiến đấu ác liệt. Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá <br />
cà, đánh khuýp quật vô hồi, đá trái, thúc gối…<br />
Với sự hiểu biết rộng lớn của mình. Nguyễn Tuân đã mở mang tầm kiến thức của <br />
người đọc. Tác giả sử dụng kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp trong mọi lĩnh vực <br />
của sự sống, cả các ngôn ngữ quân sự thể thao, quân sự cũng được huy động với tần số <br />
đậm đặc để cực tả đá nước sông Đà. Và đây chính là nghệ thuật vẽ mây đẩy trăng gián <br />
tiếp ca ngợi chí dũng của ông lái đò. Nhà văn ca ngợi ông lái đò có sức chịu đựng phi <br />
thường.<br />
Ở trùng vi thạch trận thứ hai, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử “dòng thác hùm <br />
beo đang hồng hộc tế mạnh”, “bốn năm thủy quân không ngớt khiêu khích”…Những <br />
động từ mạnh vẫn tiếp tục được sử dụng trên những trang văn cộng hưởng với phép tu <br />
từ so sánh nhân hóa rất độc đáo. Những phép nghệ thuật này giúp nhà văn biến sóng <br />
nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh để tiếp tục tôn lên tư thế hào <br />
hùng của ông lái đò.<br />
Khi miêu tả ông lái đò. Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây <br />
thứ hai và đổi luôn chiến thuật”, “ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, <br />
ông đã thuộc hết quy luật phục kích của lũ đá” nên ông chủ động tự tin nhanh nhẹn làm <br />
chủ tình thế “cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, nắm chặt bờm sóng, ghì cương lái, <br />
phóng nhanh, chặt đôi thác để mở đường tiến. Lại với những động từ mạnh liên tiếp lại <br />
khiến người đọc đi vào cuộc chiến của sóng nước để từ đó tôn vinh lên những nét đẹp <br />
của ông lái đò đó là mưu trí, dũng cảm, kiên cường. Nguyễn Tuân miêu tả “bên phải, bên <br />
trái đều là luồng chết” khiến ông lái đò phải vận dụng tài năng nghề nghiệp của mình, <br />
nâng thuyền của mình lên mặt nước như nghệ sĩ lái mô tô bay trong không trung để <br />
“xuyên qua mặt nước”…những động từ mạnh “vút” hay “xuyên” cộng với nhiều phép so <br />
sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ nhanh mạnh vừa cảm nhận được <br />
độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn lách tránh đội quân đá đông đúc. Cách <br />
ông lái đò chế ngự những trận đồ và nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc <br />
hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Ông đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của <br />
mình.<br />
Qua “ Người lái đò sông Đà” chúng ta càng phải khẳng định Nguyễn Tuân đích thực <br />
là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian <br />
lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò. Người dân lao <br />
động hiện lên với vẻ tài hoa và như một nghệ sĩ thực thụ với nghề của mình.<br />
BÀI MẪU SỐ 3:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. "Người <br />
lái đò Sông Đà" trích trong "Tùy bút Sông Đà" (1960). Đây là kết quả chuyến đi thực tế <br />
đến với Tây Bắc năm 1958 để kiếm tìm "chất vàng" của thiên nhiên và chất vàng mười <br />
trong tâm hồn con người. Đọc tác phẩm, ta bắt gặp hình ảnh Sông Đà với hai nét tính <br />
cách hung bạo và trữ tình. Và nổi bật bên hình tượng ấy là người lái đò dũng cảm tài hoa <br />
trên sông nước.<br />
Điểm đặc biệt đầu tiên của nhân vật này chính là không có tên gọi cụ thể mà tên <br />
của ông gắn liền với nghề nghiệp, địa danh: "ông lái đò Lai Châu". Điều này thể hiện, <br />
ông là đại diện cho vẻ đẹp người lái đò trên sông nước, cần mẫn. Người lái đò là một <br />
ông lão 70 tuổi. Ông đã dành một phần lớn cuộc đời của mình để lái đò dọc trên Sông <br />
Đà. Bây giờ ông đã thôi nghề khoảng mười năm." Trên sông ông xuôi ông ngược trên 100 <br />
lần, giữ tau lái chính khoảng 60 lần". Chỉ bằng vài câu ngắn gọn giới thiệu về người lái <br />
đò, độc giả phần nào đã hình dung ra ngoại hình và tố chất của ông. Đọc tiếp tác phẩm, <br />
ta có thể thấy được điều đó.<br />
Ông lái đò hiện lên là người khỏe mạnh, từng trải, ngoại hình và tố chất được tạo <br />
nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động là trên sông nước. "Tay ông lêu nghêu như <br />
cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh ra như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng. Giọng <br />
ông ào ào, nhỡn giới cao vòi vọi". Nguyễn Tuân gọi con người này là "thứ vàng mười" <br />
bởi ông đã đứng trước thử thách và chiến thắng Sông Đà. Trước hết ở ông lái đò Lai <br />
Châu là người tài hoa trí dũng, có phong thái ung dung của người nghệ sĩ. Ông tài trí, từng <br />
trải, lão luyện trong nghề, đạt đến trình độ "lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào <br />
lòng tất cả những luồng nước của những con thác hiểm trở". Nguyễn Tuân đã bày tỏ <br />
lòng khâm phục của mình đối với người lái đò bằng cách so sánh, liên tưởng độc đáo <br />
"sông Đà đối với ông lái đò như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc cả dấu <br />
câu chấm than và cả đoạn xuống dòng". Ông thuộc rõ quy luật phục kích của đá, biết rõ <br />
cửa tử cửa sinh.<br />
Lòng dũng cảm của ông được thể hiện qua ba thạch trận. Vòng một sông Đà hiện <br />
lên như một kẻ thù nham hiểm xải quyệt, không chỉ sóng gió mênh mang, hút nước, thác <br />
nước mà còn bầy binh bố trận "bọt tung trắng xóa cả một chân trời đá". Đá mai phục <br />
ngàn năm bày binh bố trận những binh pháp tôn tử. Ở vòng này gồm năm cửa trận, bốn <br />
cửa tử, một cửa sinh chia thành ba tuyến tiền vệ, trung vệ và hậu vệ. Phối hợp với đá và <br />
thác nước hò la vang dậy làm thanh điệp cho đá. Đá oai phong lẫm liệt tiến lùi thách thức <br />
còn sóng nước như quân liều mạng. Nhưng ông lái đò vẫn giữ chặt mái chèo để khỏi bị <br />
hất tung ra trận địa sóng. Ông cố nén vết thương kẹp chặt cuống lái kiên cường vượt qua <br />
cơn võ chiến. Đến vòng hai, sông Đà lúc này mở ra nhiều cửa tử hơn, chỉ có một cửa sinh <br />
nằm lập lờ phía tả ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc thế mạnh. Bọn thủy quân cửa ải <br />
xô ra níu thuyền vào cửa tử. Ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên con sông như cưỡi <br />
trên lưng hổ. Ông nắm chắc bờm sóng, ghì cương lái miết vào cửa sinh. Bốn năm bọn <br />
thủy quân cứ ào nước xô ra níu thuyền vào cửa tử. Dòng sông như con thú hoang lồng lên <br />
đòi ăn chết con thuyền. Nhưng ông già dằn mặt từng đứa nắm chắc quy luật của thần <br />
sông thần đá không hề nao núng, tỉnh táo, sáng tạo thay đổi chiến thuật chiến thắng <br />
Sông Đà. Bị thua ông lái đò ở hai vòng trước, trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên <br />
cuồng dữ dội hơn. Ít cửa ra vào, bên phải bên trái đều là cửa tử, luồng sống ở giữa ngay <br />
cạnh voi đá vọng về xong ông lái đò vẫn bình tĩnh dũng cảm phóng thẳng thuyền. <br />
Thuyền vút vút qua cánh cổng đá để rồi chiến thắng đi qua.<br />
Không chỉ dũng cảm tài ba, người lái đò yển sông còn mang phong thái nghệ sĩ. Sau <br />
cuộc vượt thác mọi nguy hiểm như tan biến "sóng nước xèo xèo tan trong trí nhớ". Họ <br />
lại đốt lửa nướng ống cơm lam bàn chuyện cá anh vũ, cá rồng xanh như không có gì xảy <br />
ra". Mặc dù ngày ngày họ phải vật lộn đối mặt với hiểm nguy rình rập. Đó là vẻ đẹp <br />
của một tâm hồn nghệ sĩ.<br />
Trong xây dựng nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân chú ý khắc họa nét tài hoa của <br />
nghệ sĩ "nhân vật phải là người nghệ sĩ trong nghề nghiệp". Nhà văn chú ý tạo tình <br />
huống thử thách để nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Sông Đà càng hung bạo bao <br />
nhiêu, người lái đò càng tài hoa dũng cảm bấy nhiêu. Nhà văn am hiểu nhiều ngành nghệ <br />
thuật quân sự, thể thao kết hợp với nghệ thuật miêu tả so sánh liên tưởng độc đáo qua <br />
ngôn ngữ phong phú để làm nổi bật sông Đà và người lái đò Sông Đà. Tóm lại, thành <br />
công trong xây dựng nhân vật ông lái đò Lai Châu đã trở thành sức hút riêng của tác phẩm <br />
trong nền văn học nước nhà.<br />
BÀI MẪU SỐ 4:<br />
<br />
<br />
I. MỞ BÀI<br />
Có 2 cách viết mở bài:<br />
Giới thiệu tác giả tác phẩm<br />
Giới thiệu về người lái đò Sông Đà<br />
Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn <br />
Tuân được in trong tập sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này Nguyễn Tuân tự coi mình là <br />
người đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng <br />
mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với <br />
công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa được vui và vững bền. Chất vàng mười <br />
của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân <br />
người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình.<br />
II. THÂN BÀI<br />
1. Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà<br />
Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã 70 tuổi, làm nghề đò dọc mười năm <br />
liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm. Nhưng mười năm người lái đò đã in dấu ấn khá <br />
đậm ở ngoại hình ông lão : Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh <br />
khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước <br />
trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào <br />
đó trong sương mù.Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại <br />
hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó. <br />
Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “hàm lượng <br />
thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn<br />
2. Tính cách người lái đò sông Đà<br />
>>> Sự từng trải:<br />
Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng <br />
trải, thành thạo nghề. Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết : người lái đò còn là một linh <br />
hồn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông <br />
xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần… Sự từng <br />
trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã <br />
lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các <br />
con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh <br />
hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn <br />
xuống dòng. Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết <br />
của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy <br />
mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lão lái đò. Đấy cũng <br />
là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người như được sinh ra <br />
từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà<br />
"Sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc cả đến dấu <br />
chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng".<br />
>>> Lòng dũng cảm :<br />
Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có <br />
lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa <br />
nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy <br />
được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là <br />
cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ <br />
chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn <br />
ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm <br />
địa của kẻ thù số một :<br />
… Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây <br />
ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất <br />
hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông <br />
là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đat nào trông cũng ngỗ <br />
ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Sông Đà đã <br />
giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn <br />
chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc <br />
không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn…<br />
Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng <br />
trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước <br />
bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang <br />
trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị <br />
chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố <br />
nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng <br />
đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận <br />
thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp <br />
của thần sông thần đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết <br />
cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa <br />
giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa <br />
trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự <br />
động lái được lượn được. Thế là kết thúc.<br />
Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài <br />
hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ <br />
là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới <br />
nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu <br />
phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái <br />
đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các <br />
quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.<br />
Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình <br />
tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở <br />
những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu <br />
mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm <br />
nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở <br />
này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn <br />
khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động <br />
trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác. Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản <br />
như chưa từng vượt thác: Sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh <br />
bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, <br />
cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá <br />
rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng <br />
vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau <br />
khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công <br />
sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của họ là ngày <br />
nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những <br />
cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. <br />
Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, người <br />
lái đò chỉ có Nguyễn Tuân. Và, lời ghi chú của nhà văn thật đáng để suy ngẫm !<br />
III. KẾT BÀI<br />
Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn <br />
được nhà văn chú ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng <br />
tháng Tám 1945, theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ thì nay, <br />
trong Người lái đò sông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm thấy và khẳng định cái <br />
đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện tại của đất <br />
nước. Cuộc đời của người lái đò vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang <br />
vu, khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời. Nếu như <br />
thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “kẻ thù số một” của con người, <br />
thì cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người <br />
vào lao động.<br />
<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 5:<br />
<br />
<br />
<br />
Mở bài:<br />
Nguyễn Tuân không chỉ say sưa với vẻ đẹp “trữ tình thơ mộng và rất gợi cảm” của <br />
con sông Đà, mà ông còn hết lời ca ngợi nhân vật người lái đò. Bằng ngôn ngữ giàu có, <br />
tinh tế như khắc, như chạm, với lối cảm nghĩ độc đáo, thích nhìn sự vật và con người <br />
trên quan điểm thẩm mĩ, văn hoá, với sự lịch lãm, vốn hiểu biết uyên bác về nhiều lĩnh <br />
vực khoa học., Nguyễn Tuân qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” (In trong tập “Sông <br />
Đà” 1960), đã xây dựng được một hình tượng rất hấp dẫn mang đậm phong cách <br />
Nguyễn Tuân. Đó là một người lái đò không chỉ trí dũng tuyệt vời mà còn là một người <br />
nghệ sĩ rất mực tài hoa trong công việc lao động sông nước, trong nghệ thuật leo thác <br />
vượt ghềnh của mình.<br />
Thân bài <br />
Ý1: Lai lịch và chân dung ngoại hình<br />
Bằng hệ thống ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, bằng lối so sánh <br />
độc đáo gợi cảm, trước hết Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trước mắt người đọc hình <br />
ảnh một ông lái đò có ngoại hình đặc biệt ấn tượng “Tay ông lêu nghêu như cái sào. <br />
Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng. Giọng <br />
ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Nhãn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng <br />
mong một cái bến xa nào đó trong mù”. Người ta nói rằng làm cái nghề lái đò trên sông <br />
hiểm ác lắm thác nhiều ghềnh này tổn thọ lắm. Nhưng ông lái đò của Nguyễn Tuân đã <br />
cải chính một cách hùng hồn cái điều ấy bằng hình ảnh một con người đã gần bảy mươi <br />
tuổi, cái đầu bạc nhưng còn “quắc thước” lắm “đặt trên một thân hình cao to, gọn <br />
quánh như chất sừng, chất mun”, “ông giơ đôi tay còn trẻ tráng quá” làm cho nhiều <br />
người lầm tưởng là “mình đang đứng trước một chàng trai”…<br />
Đặc điểm ngoại hình đặc sắc ấy tự nó đã nói lên một cách đầy đủ với độc giả: con <br />
người này như được sinh ra từ sóng, thác hung dữ của sông Đà và là “một linh hồn muôn <br />
thuở của sông nước này”… “ông làm nghề chèo đò đã mười lăm năm liền, trên dòng <br />
sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông đã giữ lái độ sáu chục <br />
lần…”. Cảnh sông nước lên thác xuống ghềnh nhiều hiểm nguy đã tôi luyện cho ông lái <br />
đò nhiều giác quan và phẩm chất đặc biệt. Ông đã trở thành một con người lão luyện, <br />
lắm từng trải, hiểu biết thành thạo cái nghề sông nước độc đáo của mình: “ Trí nhớ ông <br />
được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào luồng tất cả <br />
những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Nguyễn Tuân đã dành cho ông <br />
lái đò những câu văn, hình ảnh đầy thán phục “sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một <br />
trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và <br />
những đoạn xuống dòng”. Thật là một cách so sánh giàu tính chất nghệ thuật rất mới lạ <br />
hấp dẫn mà cũng rất Nguyễn Tuân. Con người được Nguyễn Tuân giới thiệu như là một <br />
người được mọc lên từ “con sông Đà hung dữ độc ác khét tiếng với bảy mươi hai con <br />
thác hiểm nghèo” ấy đã có một khả năng kì diệu là chế ngự con sông hung dữ thành một <br />
môi trường sống thân thuộc, êm dịu của mình. Ông lái đò tâm sự “Chạy thuyền trên khúc <br />
sông không có thác nó dễ dại tay, dại chân và buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi <br />
dẫm lên đồng bằng thiếu dốc, thiếu đèo”.<br />
Ý2: Ông lái đò rất mực tài trí, dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy <br />
hiểm nguy.<br />
Nhân vật người lái đò với những đặc điểm ngoại hình và lai lịch có một không hai <br />
ấy, nếu xuất hiện trên khung cảnh sông nước êm đềm, phẳng lặng trong cuộc mưu sinh, <br />
thì hẳn là không thể gây được một ấn tượng gì sâu sắc cho người đọc. Ở đây, Nguyễn <br />
Tuân đã có dụng ý nghệ thuật sâu xa là để cho người lái đò xuất hiện trên một hoàn cảnh <br />
đầy thử thách khốc liệt nhằm làm bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của nhân vật. <br />
Nguyễn Tuân khẳng định: “Ông muốn ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao <br />
của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông <br />
Đà”. Nguyễn Tuân đã mô tả một cách chân thật, sinh động, vừa trân trọng, vừa yêu <br />
thương, vừa cảm phục nhân vật ông lái đò rất hiên ngang, trí dũng trong cuộc chiến đấu <br />
với những con sóng, con thác đầy hung dữ, nguy hiểm. Cuộc vượt thác, dưới ngòi bút <br />
Nguyễn Tuân diễn ra như một trận đánh dữ dội có nhiều hồi, nhiều đợt, mỗi đợt lại có <br />
những thử thách ác liệt khác nhau, dòng sông bày ra những thạch trận hiểm hóc khác <br />
nhau: “Lúc này, sông Đà reo lên như đun sôi 100º, muốn hắt tung đi cái thuyền đóng vai <br />
một nắp ấm khổng lồ… Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục trong lòng sông để vồ lấy <br />
con thuyền. Đá bày ra thạch trận trên sông với những bom ke chìm và pháo đài nổi. Phối <br />
hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá… phải tiêu diệt tất cả thuyền <br />
trưởng, thuỷ thủ ngay ở chân thác”. Kho từ vựng giàu có và vốn kiến thức văn hoá khoa <br />
học phong phú, uyên bác như quân sự, võ thuật, vũ thuật, thể dục, thể thao, điện ảnh… <br />
của Nguyễn Tuân được dịp huy động để miêu tả cuộc thuỷ chiến ác liệt giữa người lái <br />
đò và sóng, thác sông Đà. “Sóng nước thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng <br />
đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa <br />
mình ra giữa trận nước vang trời thanh la, não bạt. Sóng nước đã đánh đến món đòn <br />
hiểm độc nhất”. Có lúc tưởng như ông lái đò sẽ bị con thuỷ quái sông Đà vô cùng hung <br />
bạo nuốt chửng. Nhưng ông lái đò vẫn không hề nao núng, trái lại, vẫn bình tĩnh chủ <br />
động chiến đấu một cách dũng cảm đầy mưu trí như một vị chỉ huy tài trí tuyệt vời, điều <br />
khiển con thuyền lần lượt vượt qua các thác ghềnh như “phá cái trận đồ bát quái của <br />
dòng sông hung bạo”; “Dòng nước hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông Đà. Nhưng <br />
người lái đò vẫn cưỡi lên thác đến cùng như cưỡi hổ”. Cả những lúc bị thương “mặt <br />
méo lệch đi”, mặc cho luồng sóng “đánh đòn âm, đòn tỉa vào chỗ hiểm”,ông lái đò hai <br />
chân “vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”.<br />
Ý3: Người lái đò tài hoa tuyệt vời<br />
Ông lái đò còn là người tài hoa có phong thái ung dung, pha chút nghệ sĩ. Sóng thác <br />
sông Đà rất khắc nghiệt. Chỉ cần người lái đò một chút thiếu chính xác, một tích tắc <br />
thiếu bình tĩnh, nhỡ tay, hoa mắt là có thể phải trả giá bằng cả sinh mệnh của mình. <br />
Nhưng sóng, thác sông Đà dù có hung dữ đến đâu, cũng bị khuất phục trước người lái đò <br />
thời nay. Bởi người lái đò là một nghệ sĩ có nghệ thuật chở đò rất kì diệu. Nghệ thuật <br />
ấy được biểu hiện rõ nhất ở khả năng nắm chắc tất cả các quy luật tất yếu của dòng <br />
sông Đà và nhờ thế mà người lái đò trở thành người tự do, người chiến thắng. Người lái <br />
đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng các luồng sinh, luồng <br />
tử mà chủ động trong mọi tình huống. “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi <br />
của ải nước hiểm trở này”. Lúc thì “Ông cưỡi lên con thác nắm lấy bờm sóng mà phóng <br />
nhanh qua cửa tử”; lúc lại “ghì cương đè sấn lên mà chặt đôi con thác”; “xuống thác, <br />
người lái đò sông Đà linh hoạt và luôn luôn cơ động mà phối hợp đôi mắt, đôi tay, đôi <br />
chân” lái con thuyền “như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước” xuyên qua biết bao ghềnh <br />
thác hiểm nghèo của dòng sông hung bạo này. Nguyễn Tuân gọi người lái đò của mình <br />
có “tay lái ra hoa” là như vậy.<br />
Thật đẹp biết bao hình ảnh người lái đò sau những phút giây chiến đấu sống còn <br />
với thác nước sông Đà đầy hung ác lại ung dung “ Đốt lửa trong hang đá, nướng ống <br />
cơm lam và toàn bàn về cá dầm xanh, anh vũ…chẳng ai bàn tán thêm một lời nào về <br />
cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.<br />
Ý4: Đánh giá về bút pháp của Nguyễn Tuân<br />
Trước kia, Nguyễn Tuân bị xem là nhà văn có quan điểm duy mỹ. Ngày nay, ông đã <br />
hướng ngòi bút của mình đến những con người lao động bình thường. Ông phát hiện ra <br />
nét tài hoa nghệ sĩ của con người lao động không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo <br />
nghệ thuật mà còn cả trong những hoạt động khác. Nếu như công việc của họ đạt tới <br />
trình độ điêu luyện; ví như người lái đò cũng đã trở thành người nghệ sĩ tài hoa trong <br />
công việc lao động đầy hiểm nguy nhưng cũng vô cùng cao cả của mình. Nguyễn Tuân <br />
gọi đó là “Cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí con người Tây Bắc ”. Cũng qua hình <br />
tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu một quan niệm: người anh hùng không phải chỉ <br />
có trong chiến đấu mà còn xuất hiện trong cả cuộc sống lao động bình thường. “Trên bả <br />
vai người lái đò bầm lên một khoanh củ nâu. Cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh <br />
quý giá của một thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò sông Đà ”. <br />
Chỉ một vết nghề nghiệp của đầu con sào gửi lại đời đời cho người lái đò mà Nguyễn <br />
Tuân đã nâng lên tầm vóc anh hùng ca. Thật là một ý nghĩ độc đáo rất thú vị mà cũng rất <br />
sâu sắc.<br />
Kết luận:<br />
Qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, độc giả chúng ta không chỉ thưởng thức một <br />
khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hung bạo, dữ dằn nhưng trữ tình thơ mộng, mà còn <br />
được chiêm ngưỡng một hình tượng người lái đò có phong thái ung dung, pha chút nghệ <br />
sĩ song lại rất mực mưu trí dũng cảm trong cuộc vượt thác đầy hiểm nguy. Qua đó, <br />
chúng ta còn được thưởng thức một kho từ vựng mới mẻ, giàu màu sắc tạo hình, cùng <br />
lối ví von so sánh mới lạ, tài hoa, bất ngờ, độc đáo của một ông vua tuỳ bút Nguyễn <br />
Tuân./<br />
BÀI MẪU SỐ 6:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Tuân là nhà văn có hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng. Trước <br />
1945 ông nổi tiếng với các tác phẩm như Vang bóng một thời, Một chuyến đi… sau năm <br />
1945 ông nổi tiếng với thể loại tùy bút mà tiêu biểu là các tác phẩm: Hà Nội ta đánh Mỹ <br />
giỏi, tùy bút Sông Đà… Người lái đò Sông Đà là tác phẩm trích trong tùy bút Sông Đà <br />
được viết nhân chuyến thực tế Tây Bắc năm 1958. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu <br />
sắc trong lòng người đọc không chỉ là hình tượng con Sông Đà “hung bạo, trữ tình” mà <br />
còn là bởi hình tượng người lái đò hiên ngang trên thác dữ – một tay lái ra hoa. <br />
Thế giới nhân vật trên trang văn của Nguyễn Tuân thật đáng yêu vô cùng. Một cụ <br />
Kép, lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, thấp thoáng giữa vườn lan “nguyện đem cái quãng <br />
đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự hoa thơm cỏ quý” (Hương Cuội). Một cụ <br />
Ấm thức dậy lúc mờ sáng, mang phong thái “một triết nhân ngồi tính bước đi của thời <br />
gian”. Trong ấm trà pha ngon, cụ đã “nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí” (Chén <br />
trà sương). Một Huấn Cao tử tù chân vướng xiềng, cổ mang gông, vung bút viết lên tấm <br />
lụa bạch những chữ như rồng bay phượng múa, thể hiện “những cái hoài bão tung hoành <br />
của một đời con người” (Chữ người tử tù)… Và hình ảnh ông lái đò người Thái (Tây <br />
Bắc) có “tay lái ra hoa”. Đó là những con người cực kì tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ. <br />
Trên thác đá đầy đủ tướng dữ quân tợn, những hút nước chết người, những yết hầu chật <br />
hẹp, lạnh lẽo và “sóng xô đá, đá xô gió” bỗng hiên ngang một người lái đò hùng dũng, oai <br />
phong như khắc như chạm. Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò <br />
vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất <br />
mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng <br />
khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực <br />
nhìn xa vời vợi. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến <br />
trường Sông Đà” mà Nguyễn Tuân ngưỡng mộ gọi là “thứ Huân chương lao động siêu <br />
hạng”. Ông lái đò sông Đà này có “tay lái ra hoa” đã từng vượt qua bao trùng vây thạch <br />
trận, giao phong sinh tử với “lũ đá nơi ải nước”.<br />
Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có 6 mái chèo đã ngược xuôi <br />
sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, chè, cánh kiến về xuôi, ông nắm vững từng <br />
con thác, cái ghềnh, nắm chắc binh pháp thần Sông, thần Đá.<br />
Không chỉ mang vẻ đẹp ngoại hình gắn với lao động sông nước, ở ông còn in đậm vẻ <br />
đẹp tâm hồn tính cách:<br />
Thứ nhất, thể hiện ở sự từng trải, giàu kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc về <br />
luồng lạch trên sông Đà. Ông lái đò thể hiện sự hình thành “tính cách” của mình qua “trí <br />
nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng <br />
tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở . Sông Đà, đối với ông lái <br />
đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than <br />
chấm câu và những đọan xuống dòng ”.” Chính vì vậy “ông lái đã nắm chắc được binh <br />
pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá”. Đó chính là hình <br />
ảnh của một con người gắn bó với lao động, yêu nghề sông nước, từng trải và giàu kinh <br />
nghiệm.<br />
Thứ hai, ở sự thông minh linh hoạt, dũng cảm như một viên tướng tài ba, như một <br />
nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà. Cuộc sống của người lái đò sông Đà là một <br />
cuộc chiến đấu hằng ngày. Và ngày nào cũng phải giành những cái sống từ tay nhưng <br />
con thác. Vẻ đẹp này được ngòi bút NT thể hiện qua hình ảnh ông lái đò vượt thác: Vẻ <br />
đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là sự tài ba dũng mãnh của một vị thuyền trưởng dày <br />
dạn kinh nghiệm thủy chiến. Chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là ở bản lĩnh chiến đấu <br />
và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò đã thể hiện rõ vẻ đẹp <br />
và cốt cách ấy. Ở trùng vây thứ nhất, ông lái đò xung trận với khí thế nghênh chiến <br />
quyết thắng: “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới”. Cảnh hỗn chiến ác <br />
liệt diễn ra. Những hòn đá “bệ vệ oai phong lẫm liệt” được nước thác “reo hò làm thanh <br />
viện” chúng liều mạng xông vào mà “đá trái” mà “ thúc gối vào bụng và hông thuyền… <br />
Có lúc chúng đội cả thuyền lên”. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn bình tĩnh “hai <br />
tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”. Ngay cả lúc bị con thủy quái này đánh miếng <br />
đòn hiểm nhất “bóp chặt lấy hạ bộ” đau điếng nhưng vị thuyền trưởng vẫn “ hai chân <br />
vẫn kẹp lấy cuống lái” dù mặt méo bệch vì đau đớn nhưng tiếng chỉ huy của ông vẫn <br />
sắc lạnh, tỉnh táo, đưa con thuyền thoát khỏi nguy hiểm.<br />
Thật là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có! Cao cường biết bao !<br />
Trùng vây thứ hai lại vô cùng hiểm trở, bố trí nhiều cửa tử hơn: “Dòng thác hùm beo <br />
đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm <br />
chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh <br />
mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Bọn tướng đá, đứa thì “ông tránh mà <br />
rảo bơi chèo lên”, đứa thì bị “ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối <br />
cùng ông thắng còn bọn đá tướng thất bại thảm hại đưa cái mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất <br />
vọng”.<br />
Trùng vây thứ ba, bên phải bên trái đều là “luồng chết cả”. Đã vậy, còn bố trí “bọn đá <br />
hậu vệ” canh cửa hòng “bắt chết” cái thuyền. Ông lái đò mưu trí “phóng thẳng con <br />
thuyền”, “chọc thủng” trùng vây rồi “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”. Chiếc thuyền <br />
như một mũi tên tre “vút, vút” xuyên nhanh qua hơi nước. Thế là hết thác. Sông nước lại <br />
thanh bình.<br />
Qua đó, ta thấy ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, <br />
quyết đoán và quyết thắng. Đó là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò được Nguyễn <br />
Tuân khám phá và ca ngợi. Những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng sáng <br />
tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào <br />
hùng. Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo <br />
thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động : so sánh ngầm , nhân hóa , <br />
cường điệu … Câu chữ tuôn chảy ào ạt , điệp điệp trùng trùng tạo ra một bức tranh <br />
hòanh tráng . Nhà văn đã dụng tâm diễn tả cuộc chiến giữa ông lái đò với dòng sông theo <br />
hướng thọat đầu tưởng như không cân sức. Nhưng cuối cùng phần thắng đã thuộc về <br />
con người nhờ sự thông minh và dũng cảm. Cuộc vượt thác thật ngoạn mục, ông lái đò <br />
thực sự là một người nghệ sĩ tài hoa.<br />
Thứ ba, ở sự khiêm nhường, bình dị, phong thái ung dung mang cốt cách nghệ sĩ.<br />
Đối với người lái đò, hiểm nguy trên dòng sông cũng chính là một phần trong cuộc sống <br />
của ông . Khi vượt qua gian nguy , sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ “sông nước lại <br />
thanh bình . Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá , nướng ống cơm lam , và tòan bàn tán <br />
về cá anh vũ , cá dầm xanh … Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến <br />
thắng vừa qua ” . Nhà văn như muốn nghỉ ngơi sau chặng đường dài cùng nhân vật của <br />
mình đua tranh tài trí với thiên nhiên hung dữ . So