intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển tập văn mẫu lớp 7 (Phần 1)

Chia sẻ: Harmony Suz | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

1.298
lượt xem
250
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp cho học sinh có những tư liệu tham khảo hay và bổ ích chuẩn bị cho bài kiểm tra Văn sắp tới với điểm số cao, mời các bạn tham khảo tài liệu những bài văn mẫu hay lớp 7 (Phần 1).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển tập văn mẫu lớp 7 (Phần 1)

  1. TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN MẪU LỚP 7 ( Phần 1) Bài 1: Hãy giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên d ạy rằng, muốn nên người, mu ốn hi ếu biết nhi ều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng t ầm nhìn, t ầm hiểu bi ết c ủa b ản thân mình. Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các t ừ đ ều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và mi ền Nam với nghĩa là đ ường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên nh ững đ ơn v ị đ ịnh danh v ừa c ụ th ể l ại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừacó ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa th ời gian. Khi ngày đàng k ết h ợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không t ạo nên m ột đ ại l ượng c ụ thể, d ễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có s ự ra đi trong m ột kho ảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đ ề, là c ơ sở đ ể t ạo nên k ết qu ả h ọc m ột sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học m ột sàng khôn hàm ch ỉ k ết qu ả h ọc hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính bi ểu tr ưng và t ạo nên nh ững liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một lo ại đ ồ đan bằng tre, hình tròn, nông và th ưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đ ơn vị. Đ ơn vị đ ược đong, đo, đ ếm b ằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một mi ếng gi ữa làng b ằng m ột sàng xó b ếp là cách đ ối l ập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái t ốt c ủa thiên h ạ đ ể cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong s ự liên t ưởng, thì ít nhi ều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đ ến sàng ng ười ta nghĩ t ới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nh ỏ. L ọt sàng xu ống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có s ố l ượng nhi ều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã đ ược chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có g ửi g ắm đi ều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên t ưởng như v ậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu t ục ng ữ đ ược h ỗ tr ợ c ủa phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể h ọc đ ược đi ều hay l ẽ ph ải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một d ạng thức nữa là đi m ột quãng đàng, h ọc m ột sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa vi ệc đi l ại b ằng đ ơn v ị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đ ổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ. Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn v ề c ả ba phương diện c ấu t ạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên b ảo ng ười đ ời c ần phải ti ếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống .
  2. Bài 2 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (bài hay) Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không ch ỉ là chi ến sĩ mà còn là m ột nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đ ầu ở chi ến khu Vi ệt B ắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đ ậm c ủa Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xu ống kh ắp khu r ừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đ ềm, trong v ắt c ủa mình cho nh ững ng ười yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai th ứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có m ột c ảm nh ận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu l ắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang t ừ xa v ọng l ại. Và Ng ười đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và h ơi ấm c ủa con ng ười. S ự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.” Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng đ ược c ảm nh ận khác nhau ở nhi ều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta th ấy r ằng: dù là m ột vĩ lãnh t ụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em c ảm nhận sự ngọt ngào, du d ương c ủa âm thanh suối chảy “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chi ếu vào lá và hoa t ạo nên v ẻ đ ẹp l ấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hi ện. Hoa lá c ỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như m ột b ức tranh tuy ệt v ời c ủa đ ất
  3. nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “l ồng” để miêu t ả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng tr ở nên thú v ị và lãng m ạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung c ảnh thơ nh ư đang hi ện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đ ầy sinh đ ộng. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì s ự cuốn hút c ủa thiên nhiên nh ưng ng ười không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì “Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà” Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn s ống trong c ơ c ực, l ầm than. Và đ ể nh ấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm t ư của Bác, m ột người luôn n ặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con ng ười yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp c ủa đ ất n ước.Đây chính là n ỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta d ẫu b ận trăm công nghìn vi ệc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là ng ười b ạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy t ư. T ừ đây, ta nh ận th ấy Bác là m ột ng ười luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhi ệm đ ối v ới công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ng ắm trăng đó là m ột nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người đ ược sống tự do, h ạnh phúc. D ường nh ư trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đ ất nước mới đc t ự do đ ể con người tho ả s ức ng ắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng n ỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất c ả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào c ảm xúc m ến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao gi ờ Ng ười đ ược thảnh thơi đ ể t ận h ưởng ni ềm vui c ủa riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân t ộc Vi ệt Nam. Qua bài th ơ, ta c ảm nh ận đ ược lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt g ặp m ột tâm hồn thanh cao l ồng trong c ốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con ng ười và s ự s ự hài hòa giữa cảnh và tình. Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đ ời những v ần th ơ hay đ ầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô h ạn v ị Cha già c ủa dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn c ảnh nào, Bác vẩn gi ữ đ ược thái đ ộ bình tĩnh ch ủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là n ỗi lo cho n ước, nỗi th ương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhi ều lẽ nhưng điều khi ến chúng ta c ảm ph ục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
  4. Bài 3 : Hãy giải thích ý nghĩa câu Thất bại là mẹ thành công Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ c ả cuộc đ ời mình theo đuổi? Phải chăng đó là k ết qu ả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác c ủa t ừ thành đ ạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì b ạn hãy dành chút thời gian đ ể l ặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt đ ược thành công theo m ột cách gi ản d ị đ ến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu nh ững món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đ ỏ s ậm thì l ại ng ả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến tr ường” b ếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa h ơn c ả nh ững món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ. Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi l ại bình th ường đ ược. T ừ nh ỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, c ậu bé tr ở thành c ầu th ủ d ự b ị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không ph ải là th ất b ại. Trái l ại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chi ến thắng hoàn c ảnh đ ể theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được? Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình tr ở thành “t ử sĩ”. Hai b ảy đi ểm, cao th ật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai b ảy phẩy năm? Đó thật ra không ph ải là th ất b ại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống v ẫn chào đón h ọ v ới nhi ệm v ụ hai, nhi ệm v ụ ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc đ ộng. Chuyện kể về một c ậu bé nghèo v ới bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người m ẹ với mái tóc pha s ương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận r ằng: bà ngo ại là ng ười m ẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đ ời. Bài văn l ạc đ ề, ph ải v ề nhà vi ết l ại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất ch ứa tình yêu thương c ủa đ ứa cháu m ồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà l ớn lao, đó là chi ến th ắng c ủa một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi v ọng hi ện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đ ậu đ ại học cũng là ngày t ốt nghi ệp khoá h ọc của một người cha. Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm b ằng lo ại ưu gần hai mươi năm trước. V ới tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nh ưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đ ảm đang, m ột người m ẹ d ịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là m ột phụ n ữ trung niên, Ng ười v ẫn nói v ới tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công l ớn”. M ỗi khi nghe câu nói ấy, tôi
  5. lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đ ẹp đẽ của đ ời mẹ, và chúng tôi ph ải c ảm ơn m ẹ vì điều đó. Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. B ạn mu ốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy g ấp đ ồng ti ền m ột cách c ẩn th ận r ồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho m ọi người hi ểu đ ược b ạn không ch ỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đ ội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ c ần b ạn dành thời gian chăm sóc cho “đ ội bóng” c ủa gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nh ận l ại đ ược t ừ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế! Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đ ại của cha và mẹ. Trách nhiệm c ủa b ạn là ph ải gìn gi ữ cho v ẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là m ột chu ỗi c ủa thất b ại, b ởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Bài 4: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù c ực kh ổ, dù đ ắng cay, nh ưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên đ ược. Sau này khi b ạn nh ớ l ại, nhìn l ại nó, s ẽ c ảm th ấy
  6. "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đ ời. Và đó cũng là nh ững ni ềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ. Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn c ả ngày xưa của tôi, cuộc s ống thay đ ổi nhi ều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có nh ững trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí c ủa tôi b ắt đ ầu t ừ ngày đầu tiên đi học... Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đ ầu tiên đi học. Và nh ững k ỉ ni ệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đ ầu tiên c ủa bài văn "tôi đi h ọc" c ủa nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đ ường rụng nhiều và trên không có nh ững đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu tr ường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé. Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những t ấm lòng yêu con, lo l ắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là nh ững m ơ ước, nh ững khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được. Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không đ ược hạnh phúc nh ư câu chuy ện c ủa hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ! Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một b ộ qu ần áo s ạch, lành l ặn ( không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo: -Con đi học đi, ráng học giỏi nha con! Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình. Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những ng ười m ẹ âu y ếm d ắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đ ơn đ ộc, b ị nh ấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác.
  7. Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đ ơn đ ộc m ột mình, đ ứng d ựa l ưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nh ỏ đang ríu rít bên nh ững chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có nh ững đám mây nh ỏ trôi ch ầm ch ậm, r ồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?" Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa b ổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các b ạn nh ỏ khác, không h ề hi ểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại m ột mình tôi đ ứng đ ối di ện v ới th ầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi: - Con tên gì? - Dạ! Con tên Đực. - Con còn tên Đức nữa phải không? Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá: - Dạ phải rồi ạ! Con quên. - Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi! Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường. Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các b ạn đ ừng nghĩ r ằng m ẹ không th ương tôi. M ẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ! Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi c ảm thấy mình r ất h ạnh phúc, vì cha m ẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có m ột l ời than vãn. H ọ chính là nh ững thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp". Bài 5: Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh cho sự giản dị của Bác
  8. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính b ởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học t ập đ ược nhi ều đi ều đ ặc bi ệt là l ối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác gi ản d ị trong đ ời s ống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là m ột v ị ch ủ t ịch n ước trong b ữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không đ ể r ơi vãi, ăn xong cái bát bao gi ờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù h ợp v ới hoàn c ảnh, v ới con ng ười Bác. B ộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đ ồng h ồ Liên Xô.....là nh ững đ ồ v ật gi ản d ị g ắn li ền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề gi ống như những v ị vua th ời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà n ơi ở c ủa Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đ ơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những gi ờ làm vi ệc căng th ẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không c ần ai giúp đ ỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm vi ệc r ất c ần cù, c ả đ ời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng r ất gi ản d ị. Từ vi ệc đi thăm nhà t ập th ể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam ho ặc đi thăm và t ặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đ ến rất đông Bác đã cùng m ọi ng ười ng ồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa v ời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người d ễ hi ểu, d ễ nh ớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý h ơn đ ộc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành công thành công đại thành công" Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết. Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm v ẻ đ ẹp con ng ười Bác. S ự gi ản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi theo. Bài 6: Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh
  9. “Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh vi ết trong 9 năm kháng chi ến ch ống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu d ạ”,…Sau chiến thắng Vi ệt B ắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đ ường s ố b ốn. Ni ềm vui th ắng tr ận tràn ng ập ti ền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài th ơ “Nguyên tiêu” c ủa Bác H ồ xu ất hiện trên báo “ Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thu ỷ đã d ịch khá hay bài th ơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”. Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài th ơ nói lên c ảm xúc và ni ềm vui dào đ ạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử. Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên b ầu trời, v ầng trăng v ừa tròn (nguy ệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đ ẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đ ất nước quê h ương bao la m ột màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” ti ếp n ối v ới màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là nh ững nét v ẽ đ ặc s ắc làm n ổi b ật cái “th ần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời. “Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”. (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) “Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi tr ẻ, là v ẻ đ ẹp xinh t ươi. Nó còn g ợi t ả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh li ệt c ủa đ ất n ước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu t ả c ảnh đ ẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông c ủa m ột h ồn th ơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
  10. Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đ ời tha thi ết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng l ồng c ổ th ụ, bóng l ồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Vi ệt B ắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ng ọn núi, chim r ừng báo mùa thu ch ợt đ ến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển. Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng: “Yêu ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đ ất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân s ự” (bàn b ạc vi ệc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đ ợi v ới bao hy v ọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình th ường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, n ơi “yên ba thâm x ứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chi ến khu bao la! Ng ười đang th ưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con ng ười hành đ ộng, ng ười chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đ ặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân s ự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng t ạo làm hco bài th ơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác v ới th ơ c ủa ng ười xưa, làm cho v ần th ơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại. Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, tr ời đã v ề khuya. N ửa đêm (d ạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền c ủa v ị thống soái, con thuy ền kháng chi ến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng: “Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”. (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). “Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ: “Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá? Trăng nước như xưa chín với mười”. (Triệu Hỗ - Đường thi) “Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt, Một vầng trăng trong vắt lòng sông…” (Bạch Cư Dị) “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu” (Nguyễn Trãi) .v.v….
  11. Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đ ạo quân dân ta kháng chi ến đ ể giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đ ầy tr ời c ủa đ ất nước quê h ương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm h ồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài c ủa dân t ộc mang c ốt cách ngh ệ sĩ, nhà hi ền triết phương Đông. “Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong v ị Đ ường thi. Bài th ơ có đ ầy đ ủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, tr ời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác m ột điều, ở gi ữa khung c ảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đ ạo thi phú t ừ ch ương, mà ch ỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đ ẹp trong vườn hoa dân t ộc, là tinh hoa k ết t ụ t ừ tâm h ồn, trí tu ệ, đạo đức của Hồ Chí Minh. Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đ ến với muôn ng ười. Th ơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình c ảm, l ẽ s ống cao đ ẹp c ủa Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với v ầng trăng xuân th ơ m ộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, h ướng t ới b ầu tr ời xuân v ới tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đ ời không thể thi ếu v ầng trăng. Bi ết yêu trăng cũng là biết sống đẹp. “Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền ch ở đ ầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận ...
  12. Bài 7: Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu l ắng c ủa m ột trái tim ph ụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút h ướng v ề tình c ảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường c ất lên v ới gi ọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là m ột bài th ơ như vậy. "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ" Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chi ến sĩ đ ể lòng mình cu ốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi l ần đ ộng t ừ nghe đ ược l ặp l ại, tr ường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự m ở ra theo chi ều r ộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đ ầu tiên là sự thay đ ổi c ủa ngo ại c ảnh: Nghe xao đ ộng nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cu ối cùng là s ự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đ ổi c ảm giác đã di ễn t ả tinh t ế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã tr ở thành âm thanh v ọng v ề t ừ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ng ữ ti ếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng c ảm xúc c ủa nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm: Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm l ại những c ảm xúc tr ẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ng ắm nhìn không chán m ắt màu hoa,
  13. màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, ng ười bà xu ất hi ện trong s ự k ết n ối t ự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tu ổi th ơ c ủa ng ười cháu. Có giọng bà vang vọng: Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng Có bóng dáng thân thuộc của bà: Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi đ ược s ống l ại trong tình yêu th ương và s ự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà: Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông đến Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới" Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự l ặp l ại c ủa bao n ỗi lo âu, mong m ỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ đ ể l ấy nụ c ười đ ược b ộ qu ần áo m ới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh c ủa bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng. "Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh trúc bâu Đi qua nghe sột soạt" Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá kh ứ c ủa đ ứa cháu nh ỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi th ấm thía tình c ảm c ủa người bà thân thương. Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối ngu ồn yêu th ương nuôi d ưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu: "Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng" Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và nh ững k ỉ ni ệm tu ổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và tr ở thành m ột ph ần thiêng liêng trong lòng ng ười cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Kh ổ cu ối, m ạch c ảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
  14. "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ." Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như c ảm xúc l ại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp l ại về ph ạm vi: T ổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là c ội nguồn s ức m ạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, l ớn lao hay tr ừu t ượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà c ục tác, m ột ổ r ơm tr ứng h ồng nh ư Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức c ụ thể hóa lòng yêu n ước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê tr ở nên lòng yêu T ổ qu ốc. Bài th ơ đ ược mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nh ưng đó không đ ơn thu ần là ti ếng gà g ọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản ch ất c ủa lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà. Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu c ảm với t ự sự, miêu t ả; th ỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân đ ịnh b ởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc c ảm xúc, bài thơ đã diễn đ ạt m ột cách t ự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên b ước đ ường hành quân. Ch ất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình v ừa b ồng b ột, nhí nh ảnh v ừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là m ột đi ểm chung c ủa th ế h ệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
  15. Bài 9: Cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang) Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đ ại, đó là H ồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc c ạnh thì thơ c ủa Bà Huy ện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”. “Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta” Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu l ắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khi ến ai nghe cũng c ảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà” Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều s ắp t ắt, thật h ữu tình nh ưng v ẫn hoang vu, hiu vắng. Đó là khung hiện ra trong con mắt c ủa người xa s ứ mang theo v ẻ bu ồn mênh mang.
  16. Khoảng khắc “xế tà” xuất hiện như để bộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đ ơn tr ước không gian rộng mà heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng n ơi đây còn hoang s ơ, ít dấu chân người. Câu thơ cho em cảm xúc bâng khuâng, ni ềm mong ước đ ặt chân đ ến mi ền đ ất xa sôi này. Nơi đã khơi gợi niềm cảm xúc nhớ nhà của nữ sĩ. Khung cảnh ấy b ất giác gieo vào lòng ng ười đ ọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả không gian lẫn thời gian. Một b ức tranh thiên nhiên đ ẹp nh ưng l ại đượm buồn. Người phụ nữ sang trọng, đài cát, ăn mặc theo lối xưa đang h ướng đôi m ắt buồn nhìn c ảnh Đèo Ngang trong buổi chiều tà lặng êm. Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không t ồn t ại s ự s ống, v ẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng t ừ “vài, m ấy” g ợi v ẻ ít ỏi, th ưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian tr ở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thu ật đ ảo ng ữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà th ơ. Là ng ười phụ n ữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung c ảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đ ọng trong lòng bà. T ất c ả nh ư hòa quy ện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đ ơn, trống vắng vì n ỗi nh ớ nhà, nh ớ quê. Đ ến đây, em c ảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con m ắt c ủa nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài c ổ, man mác buồn c ủa mình. C ảnh bu ồn, ng ười buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê “Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia” Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Âm thanh kh ắc kho ải, da di ết c ủa ti ếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng của nữ sĩ? C ảnh thể hiện kín đáo, nh ẹ nhàng mà tha thi ết, sâu sắc tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình. Nỗi niềm vời vợi nhớ thương c ủa nhà thơ b ất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đ ất trời và sự cô đ ơn đ ến tuyệt đ ỉnh c ủa chính nhà thơ làm xúc động lòng người “Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta” Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai mi ền”, là s ự đ ối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn c ủa con người như cô đ ặc l ại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình. Tác gi ả đã khi ến em nh ận ra s ự l ẻ loi, bé nhỏ, cô đơn của nữ sĩ. Cụm từ “ta với ta” nghe thật cô đ ơn biết bao, nó di ễn t ả bà v ới chính mình, đó là sự cô đơn đến tộc độ, là nỗi buồn sâu thẳm. Nó khác hoàn toàn với “ta với ta” đ ầm ấm, vui t ươi trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Đọc bài thơ, em đ ồng c ảm với nỗi bu ồn sâu s ắc c ủa tác gi ả và nhận thấy một điểm đáng trân trọng trong tâm hồn người nữ sĩ tài danh, đó là tình yêu sâu nặng bà dành cho quê hương, đất nước. Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu t ả c ảnh đ ẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đ ơn, nhớ n ước th ương nhà da di ết c ủa chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết đ ược. Đây là bài th ơ đ ậm ch ất tr ữ tình, được đánh giá cao và thanh công nhất của Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có l ẽ
  17. chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Em yêu thích ngòi bút ngôn ngữ r ất n ực trang nhã c ủa bà Huy ện Thanh Quan. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ. Nó x ứng đáng đ ược ng ười đ ời ghi nhớ và hoài lưu đến tận sau này Bài 10: Cảm nghĩ về một loài cây (hoa) mà em yêu quý (10 điểm) Ở nhà, người thân thường gọi em là Siren. Đó là tên một loài hoa ở Liên Xô, nơi ba m ẹ em tr ải qua nh ững năm tháng sinh viên. Một hôm, bác Kiên, bạn của ba mẹ đã c ất công mang t ừ Matcova v ề m ột bó Siren đ ể tặng em. "Ôi, loài hoa ta từng được ước ao được biết đến là đây ư?". Ôm bó Siren, lòng em ch ợt chùng xu ống m ềm mại bởi sắc tím nao nao và hương thơi nhè nhẹ. Không rực r ỡ như hoa cúc, không l ộng l ẫy nh ư hoa h ồng, những bông Siren thật dịu dàng và đằm thắm bởi mùi hương thanh khiết. Thoạt nhìn, hoa Siren hao hao hoa dạ hương nhưng cánh tròn và dày hơn. Từng c ụm hoa li ti. li ti nh ư sao, kết lại thành chùm hình mái vòm. Lá Siren nom từa tựa hoa giấy, xanh thẫm, có cuống dài, mọc đ ối nhau. Trông xa, toàn bộ cành hoa giống như cây nến xanh thắp ngọn lửa tím. Ba em kể: "Hoa m ới n ở thì mang màu tim tím như hoa xoan, khi sắp tàn thì chuyển dần sang màu trắng. Siren m ọc thành c ụm lúp xúp, b ừng nở vào chớm xuân, khi tuyết vừa tan, nó thả vào không gian làn hương thơm mát". Em tò mò h ỏi: "V ậy là Siren đem mùa xuân về hay mùa xuân kéo Siren thức t ỉnh h ả ba?". Ba l ắc đ ầu "ch ỉ bi ết s ớm xuân, khi tuy ết vừa tan, mọi người đã thấy Siren vươn nhành". Mẹ lại kể: "Thường mỗi bông Siren nhỏ chỉ có bốn cánh thôi, nhưng đôi khi lác đác trong chùm l ọt m ột bông hoa năm cánh hiếm hoio.. Thế nên truyền rằng, ai tìm đ ược bông hoa năm cánh s ẽ là ng ười vui v ẻ, hạnh phúc". Có thể em chẳng tìm được bông hoa năm cánh nào nhưng em vẫn hạnh phúc vì Siren là s ợi dây vô hình g ắn kết ba mẹ với nhau trước đây và cả sau này. Miên man theo dòng hồi tưởng, đắm chìm trong hương hoa ngan ngát, em b ỗng m ơ đ ến n ước Nga xa xôi, nơi những bạn nhỏ như em đang vui đùa bên bóng nắng tím của Siren. Nh ắm m ắt l ại, em v ẫn hình dung rõ mồn một hình ảnh rặng Siren tím trải dài hàng con phố. Yêu nước Nga qua những câu chuyện của ba mẹ, em bỗng thấy đam mê loài hoa Siren đ ến kỳ l ạ. Có l ẽ ai đã từng nhìn thấy loài hoa này thì trong tâm hồn h ẳn s ẽ v ương v ấn s ắc tím d ịu dàng và h ương th ơm d ịu nhẹ của nó. Nhẹ nhàng kẹp một bông Siren vào quyển sổ tay, em muốn ướp cả sự thanh tao c ủa nó và ch ợt hi ểu vì sao Siren là một dấu ấn trong những kỷ niệm mà ba mẹ hằng nhớ về nước Nga thân thương. Em t ự nh ủ, mình là một bông hoa Siren năm cánh của ba mẹ. _HẢI LINH_
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2