Phân tích năng lực cốt lõi
lượt xem 34
download
Điều gì làm bạn nổi bật giữa đám đông? Ý tưởng về ”năng lực cốt lõi” là một trong những ý tưởng kinh doanh quan trọng nhất hiện đang định hình thế giới của chúng ta. Đây là một trong những ý tưởng chủ đạo thúc đẩy làn sóng outsourcing (thuê ngoài) hiện nay: các doanh nghiệp tập trung thực hiện những hạng mục mà họ có thể làm tốt nhất và thuê ngoài càng nhiều càng tốt những công việc thứ yếu hơn. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích năng lực cốt lõi
- Phân tích năng lực cốt lõi. Đi trước. Dẫn đầu Điều gì làm bạn nổi bật giữa đám đông? Ý tưởng về ”năng lực cốt lõi” là một trong những ý tưởng kinh doanh quan trọng nhất hiện đang định hình thế giới của chúng ta. Đây là một trong những ý tưởng chủ đạo thúc đẩy làn sóng outsourcing (thuê ngoài) hiện nay: các doanh nghiệp tập trung thực hiện những hạng mục mà họ có thể làm tốt nhất và thuê ngoài càng nhiều càng tốt những công việc thứ yếu hơn. Trong bài này, 15phut giải thích và giúp bạn sử dụng công cụ trên cả hai cấp độ doanh nghiệp và cá nhân. Bằng cách đó,chúng tôi chỉ cho bạn làm sao để đi trước và dẫn đầu. Bằng cách áp dụng ý tưởng này, bạn sẽ tận dụng tối đa những cơ hội đang mở ratrước mắt bạn:
- • Bạn sẽ biết cách tập trung nỗ lực tối đa để phát triển đến một mức độ độc nhất về chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn đang phục vụ khách hàng. Bởi như vậy, bạn sẽ độc chiếm những thành tựu mà chuyên môn của bạn mang lại. • Bạn sẽ hiểu rõ làm thế nào để phát triển kỹ năng theo cách bổ sung năng lực cốt lõi cho công ty bạn. Bằng cách xây dựng các kỹ năng mang lại giá trị tốt nhất, bạn sẽ giành chiến thắng và có được sự thăng tiến nghề nghiệp mà bạn muốn. Sự giải thích về nang lực cốt lõi: Giá trị của sự duy nhất Điểm khởi đầu để tìm hiểu năng lực cốt lõi là doanh nghiệp phải ý thức rằng cần tạo ra những giá trị mang tính duy nhất đối khách hàng để có thể tạo ra lợi nhuận. Khi phát biểu “Tôi cũng vậy” trong kinh doanh (không có gì độc đáo để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh của họ) nghĩa là doanh nghiệp đã cam chịu sự cạnh tranh về giá: điều duy nhất tôi có thể làm để khách
- hàng lựa chọn mình là giảm giá. Và cũng như các “Tôi cũng vậy” khác, lợi nhuận của họ ngày một ít dần. Đây là lý do tại sao trong kinh doanh luôn đặt nặng khái niệm USP (Unique Selling Points). Nếu bạn có thể cung cấp những thứ là độc nhất, khách hàng sẽ chọn sản phẩm của bạn và sẵn sàng trả giá cao hơn để sử dụng chúng. Câu hỏi đặt ra là từ đâu tạo ra sự độc nhất này, và làm thế nào để duy trì nó. Trong bài báo năm 1990 “The Core Competence of the Corporation“, C.K.Prahaladvà Gary Hamel đã lập luận rằng “Năng lực cốt lõi” là một số những nhân tố quan trọng nhất tạo nên tính độc nhất: Đây là những thứ mà chỉ một công ty duy nhất có thể làm tốt, không ai khác có thể sao chép một cách nhanh chóng, đủ để tạo nên sự cạnh tranh về sản phẩm.
- Prahalad và Hamel đã sử dụng các ví dụ là các tập đoàn lớn có sự tăng trưởng chậm, nhanh chóng bị quên lãng vì thất bại trong việc nhận ra và phát huy điểm mạnh của họ. Họ so sánh những trường hợp thành công khác như những ngôi sao của những năm 1980 (như NEC, Canon và Honda), những tập đoàn có ý tưởng rõ ràng rằng mình mạnh và tăng trưởng nhanh về cái gì. Bởi vì các công ty này tập trung vào năng lực lõi của mình, họ tiếp tục dồn sức để xây dựng và củng cố thế mạnh, sản phẩm của họ ngày được nâng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, và khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho họ. Một khi hiểu được cần rời bỏ những công việc không phải là sở trường, để tập trung vào các lĩnh vực là sức mạnh, sản phẩm của họ ngày một cải tiến, chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu một thị trường. Tới lúc này thì dường như bạn đã có ý niệm về những gì mà công ty mình có thể làm tốt nhất. Tuy nhiên, Hamel và Prahalad đưa ra ba thử nghiệm để xem liệu những suy nghĩ của bạn có phải là “năng lực cốt lõi” thực sự hay không:
- 1. Sự xác đáng: Thứ nhất, năng lực cốt lõi phải mang lại cho khách hàng giá trị thật sự, gây ảnh hưởng để họ phải chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu không, nó sẽ không có hiệu quả trong vị thế cạnh tranh và không phải là năm lực cốt lõi. 2. Khó sao chép: Thứ hai, năng lực cốt lõi rất khó sao chép. Điều đó cho phép bạn tạo ra những sản phẩm tốt hơn đối thủ của mình. Và bởi vì bạn không ngừng nâng cấp chúng, tạo ra vị thế cạnh tranh tối thượng trong thị trường. 3. Khả năng mở rộng: Thứ ba, năng lực cốt lõi cần có khả năng mở rộng trong những thị trường tiềm năng. Nếu nó chỉ ứng dụng thành công được trong 1 thị trường rất nhỏ, chuyên biệt, như vậy sẽ không đủ để tạo nên sự phát triển bền vững về sau. Ví dụ:
- bạn có thể đang xem xét liệu nền tảng kiến thức chuyên môn sâu về 1 ngành công nghiệp có phải là năng lực cốt lõi của công ty bạn. Có thể đúng, tuy nhiên, nếu đối thủ cạnh tranh của bạn có chuyên môn tương đương, thì đây không phải là năng lực cốt lõi. Thật sự “năng lực cốt lõi” mà bạn đang suy nghĩ ở trên chỉ tạo ra một ít khó khăn khi các đối thủ mới muốn gia nhập thị trường của bạn. Và hơn nữa, chính “kiến thức chuyên môn” cũng sẽ là rào cản nếu bạn muốn tham gia vào một thị trường mới cũng đã tồn tại những đại gia khác. (Trả lời câu 1: có; Câu 2: không; Câu 3: có lẽ là không.) Ứng dụng “năng lực cốt lõi” như thế nào: Để xác định năng lực cốt lõi của bạn, nên dùng các bước sau: Bước 1: Suy nghĩ các yếu tố là quan trọng đối với khách hàng.
- Nếu ở góc cạnh doanh nghiệp, hãy xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng khi họ mua những dạng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán. Nếu ở góc độ cá nhân, suy nghĩ các yếu tố mà người khác dùng để đánh giá bạn về hiệu suất, sự thăng tiến, hoặc cho vai trò công việc mới mà bạn mong muốn. Sau đó đào sâu vào các yếu tố này, và xác định năng lực cốt lõi đằng sau chúng. Như ví dụ về tập khách hàng của các sản phẩm kích thước nhỏ (ví dụ như điện thoại di động), thì giá trị cốt lõi họ quan tâm nhất có thể là “khả năng tích hợp từng bộ phận và sự thu nhỏ kích thước”. Bước 2: Suy nghĩ về những năng lực hiện có của bạn và những điểm nào bạn làm thật sự tốt. Bước 3:
- Thực hiện bài kiểm tra về 3 yếu tố nêu trên (Sự xác đáng, Khó sao chép và Khả năng mở rộng) đối với danh sách năng lực mà bạn tự liệt kê (ở bước 2), xem xét có cái nào thật sự là năng lực cốt lõi. Bước 4: Đối với danh sách của các yếu tố quan trọng đối với khách hàng (ở bước 1), cũng làm bài kiểm tra trên để xem liệu bạn có thể phát triển chúng thành năng lực cốt lõi hay không Bước 5: Hãy suy nghĩ đến chi phí thời gian và tiền mà cá nhân bạn hoặc công ty phải trả? Nếu bất kỳ những điều nào không góp phần tạo nên một năng lực cốt lõi, hãy tự hỏi liệu bạn có thể thuê ngoài chúng hiệu quả, giảm thời gian để bạn có thể tập trung vào xây dựng năng lực cốt lõi. Ví dụ, nếu là một cá nhân, bạn có phí thời gian đề suốt ngày giặt giũ, ủi đồ và trang trí nhà cửa? Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có làm hết công
- việc kế toán, nhân sự và trả lương? Khi trở thànhmột doanh nghiệp quy mô hơn, bạn có tự sản xuất những linh kiện quan trọng cho sản phẩm của bạn, hoặc thực hiện các hoạt động ít giá trị? Lời khuyên 1: Trong những buổi não công, bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn nếu bạn mời những người khác (được lựa chọn cẩn thận) tham gia. Lời khuyên 2: Trên khả năng cá nhân trong thời gian ngắn hạn, rất khó để tạo nên năng lực cốt lõi thực sự độc đáo. Tuy nhiên, giữ ý tưởng này trong tâm trí và tiếp tục làm việc để dần dần phát triển năng lực cốt lõi của bạn. Lời khuyên 3: Có thể bạn sẽ thấy khó tìm ra năng lực cốt lõi cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đạt được thành công giúp vượt qua các đối thủ cạnh tranh, có thể đó là do một nhân tốt nào khác.
- Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc chăm chỉ nhưng lại không thấy lợi nhuận đâu cả, bạn có thể nghĩ kỹ để tìm ra một lợi thế cạnh tranh nào đó cho doanh nghiệp. Bao gồm cả việc phát triển năng lực cốt lõi có liên quan, thực tế và bền vững. Lời khuyên 4: Hiển nhiên, nếu bạn đầu tư nguồn lực vào một số lĩnh vực mới, bạn sẽ phải giảm nguồn lực của các công việc khác.Thời gian bạn có là hữu hạn và nếu bạn cố gắng làm quá nhiều bạn sẽ không thực sự làm tốt bất kỳ một công việc nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị chiến lược (TS Trần Minh Anh) - Chương 3 Phân tích môi trường nội bộ
57 p | 294 | 41
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 2 - TS. Hoàng Văn Hải
32 p | 198 | 26
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 3: Phân tích bên trong
33 p | 94 | 23
-
Bài giảng Môi trường bên trong: Các nguồn lực, các năng lực tiềm tàng và năng lực cốt lõi - TS. Phạm xuân lan
21 p | 235 | 23
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 4: Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp (Năm 2022)
35 p | 66 | 22
-
Bài giảng Giới thiệu quản trị chiến lược - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
12 p | 169 | 18
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
39 p | 397 | 16
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược - Chương 3: Phân tích môi trường nội bộ
26 p | 173 | 15
-
Bài giảng Môi trường nội bộ: Những nguồn lực, các khả năng, và các năng lực cốt lõi
18 p | 199 | 14
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 3 - Trần Minh Anh
59 p | 97 | 12
-
Bài thuyết trình Phân tích chiến lược giá tại Saudi Aramco
27 p | 132 | 12
-
Bài thuyết trình môn Quản trị chất lượng
63 p | 115 | 9
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 5 - PGS. TS. Nguyễn Hải Quang
11 p | 13 | 9
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 3 - ThS. Trần Minh Anh
57 p | 72 | 8
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 2: Phân tích chiến lược
32 p | 55 | 6
-
Bài giảng môn Quản trị chiến lược: Chương 4 - ĐH Thương Mại
32 p | 50 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn