Phân tích nhu cầu tuyển dụng đối với sinh viên ngành Kế toán tại Bình Dương
lượt xem 1
download
Thông qua số liệu thống kê, phân tích nội dung và lược khảo các nghiên cứu trước đây, bài viết phân tích nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng đối với sinh viên kế toán tại Bình Dương. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng nhân lực kế toán, nâng cao kỹ năng của người học tại Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích nhu cầu tuyển dụng đối với sinh viên ngành Kế toán tại Bình Dương
- PHÂN TÍCH NHU CẦU TUYỂN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI BÌNH DƯƠNG Lê Nguyễn Linh Giang 1 1. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Hiện nay, ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã lan rộng vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đẩy mạnh sự tham gia của lĩnh vực kế toán vào chuỗi giá trị toàn cầu và thị trường dịch vụ tài chính, góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước. Bình Dương, là một trong những tỉnh thành có sự phát triển mạnh mẽ, được biết đến với sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, các cơ sở đào tạo đã và đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu và xu hướng của doanh nghiệp trong khu vực và các vùng lân cận. Thông qua số liệu thống kê, phân tích nội dung và lược khảo các nghiên cứu trước đây, bài viết phân tích nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng đối với sinh viên kế toán tại Bình Dương. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng nhân lực kế toán, nâng cao kỹ năng của người học tại Bình Dương. Từ khóa: CMCN 4.0; kỹ năng; kế toán, nhu cầu tuyển dụng; sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều năm trở lại đây, thuật ngữ "Cách mạng Công nghiệp 4.0" (CMCN 4.0) đã trở nên phổ biến rộng rãi. CMCN 4.0 có thể tạo ra sự cạnh tranh gay gắt nhưng cũng mang lại cơ hội cho các tổ chức tài chính và kế toán để liên tục phát triển dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Vì vậy, góp phần tăng cường tính minh bạch của báo cáo tài chính (BCTC), nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành nghề. Bình Dương là một trong những tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam, đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục về vốn đầu tư trong và ngoài nước, quy mô sản xuất và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp (DN). Các DN đã tự ý thức nâng cao khả năng quản trị của mình để duy trì sự phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh CMCN 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Tại bất kì đơn vị kinh tế nào thì nhân nhân viên kế toán là người chịu trách nhiệm trong việc ghi chép, thu thập, phân tích, xử lý và tóm tắt các giao dịch tài chính. Hệ thống thông tin kế toán cung cấp dữ liệu về tài chính, về quản trị giúp đưa ra quyết định quản lý, dự báo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, tài chính. Có thể thấy rằng kế toán là lĩnh vực yêu cầu hệ thống có tính chính xác cao, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề tài chính từ giản đơn đến phức tạp. Vì vậy, sinh viên (SV) kế toán - kiểm toán sau khi tốt nghiệp cần phải đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng và DN. Để đạt được điều này đòi hỏi các SV cần tự trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học và ngoại ngữ, cũng như cần có đạo đức nghề nghiệp và khả năng thích ứng nhanh chóng với công nghệ và kỹ năng mới trong xã hội ngày càng phát triển. Cho nên, các trường đại học và cao đẳng tại Bình Dương cần liên tục không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, từ phía bản thân mỗi SV cũng cần có ý thức và nỗ lực học hỏi để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của 222
- DN trong và ngoài khu vực. Bài viết phân tích nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực kế toán tại Bình Dương và đề xuất một số chính sách cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết tổng hợp các số liệu thống kê để đánh giá nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu tìm việc tại Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp chủ yếu trong bài viết, nhằm lược khảo những văn bản pháp lý, các nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan để phân tích, so sánh. Từ đó, bài viết đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo kế toán đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các DN tại Bình Dương và vùng lân cận. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Yêu cầu của nhà tuyển dụng Nghiên cứu của Collins và nnk. (2014) chứng minh rằng việc áp dụng chiến lược tuyển dụng sớm không chỉ tăng cường số lượng mà còn cải thiện chất lượng của nguồn ứng viên. Tuy nhiên trong khi quảng cáo của DN chỉ ảnh hưởng tích cực đến số lượng ứng tuyển, thì danh tiếng của DN lại đóng vai trò quan trọng đến việc nâng cao chất lượng ứng viên. Nghiên cứu của Low và nnk. (2013) cho thấy, theo quan điểm của các nhà tuyển dụng đối với SV tốt nghiệp ngành kế toán. Mặc dù SV có các kỹ năng, kỹ thuật kế toán cần thiết nhưng thiếu hụt các kỹ năng mềm quan trọng. Ngoài việc yêu cầu kiến thức cơ bản về kế toán, các nhà tuyển dụng cũng mong muốn SV tốt nghiệp có khả năng học hỏi và phát triển kỹ năng trong quá trình làm việc. Nhà tuyển dụng thể hiệ sự quan tâm đặc biệt đến các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, khả năng hòa nhập với môi trường, khả năng thích ứng với văn hóa tổ chức của công ty. Điều này bao gồm khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đa văn hóa và tương tác tích cực với đồng nghiệp và cấp dưới. Hiện nay, Các công ty thuộc Big 4 về lĩnh vực kiểm toán như PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst and Young (EY), và KPMG hay các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn lớn trong nước hiện nay đều đặt ra yêu cầu cao về việc tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh. Họ ưu tiên ứng viên sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA, ICAEW và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thứ ba từ giai đoạn ứng tuyển ban đầu. Cả Big 4 hay tập đoàn Unilever đều là những tên tuổi nổi bật trong ngành và thường xuyên tổ chức chương trình thực tập và đào tạo thông qua các chương trình internship hàng năm. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong việc tham gia các chương trình này cũng rất cao. Ứng viên phải trải qua một loạt khoảng 3 đến 5 vòng thi mới có cơ hội được chọn. Sau kỳ thực tập, SV thể hiện tốt có cơ hội được chọn làm nhân viên chính thức. Vì vậy, ngoài các kỹ năng cần thiết trong thời đại CMCN 4.0, nhà tuyển dụng cũng đặt yêu cầu cao về năng lực chuyên môn và khả năng thích nghi của SV để trở thành công dân toàn cầu. SV cần phải thích ứng với những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng từ đó có cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp. Dựa trên thống kê của công ty Deloitte (2017), việc thu hút và phát triển nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của DN. Số liệu cho thấy có đến 84% DN tin rằng tuyển dụng, phát triển nhân sự là một trong những yếu tố then chốt giúp DN đạt được kết quả mong muốn. 223
- Hai yếu tố này được xem là không thể thiếu cho sự phát triển của DN, đảm bảo sự hiện diện của đội ngũ nhân sự tài năng và kỹ năng tốt để đối phó với thách từ của thị trường và phát triển trong tương lai. Tóm lại, việc tuyển dụng và phát triển nhân sự được coi là một hoạt động quản lý nhân sự chủ lực giúp DN nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh. 3.1.2. Kỹ năng Trong các chương trình giáo dục của UNICEF và nhiều tổ chức khác, khái niệm kỹ năng sống (life skills) đã không còn xa lạ. Thuật ngữ “kỹ năng sống” trở thành một phần quan trọng được nhấn mạnh trong nhiều chương trình giáo dục khác nhau, từ mầm non đến đại học. Theo WHO, kỹ năng sống là khả năng thích ứng và tích cực, giúp đối mặt và giải quyết hiệu quả trước các thách thức trong cuộc sống. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nhấn mạnh rằng kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hành vi, tạo ra sự cân bằng trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Trong lĩnh vực nghề nghiệp, các kỹ cần thiết để giải quyết vấn đề và đạt được kết quả như mong muốn thường được chia thành hai loại cơ bản: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng chính là kiến thức chuyên môn, chuyên ngành mà SV thu thập được trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong khi đó, kỹ năng mềm là các kỹ năng cá nhân mà con người tích lũy để dễ dàng hoà nhập, thực hiện công việc một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả. 3.1.3. Chất lượng đào tạo Nghiên cứu của Ngô Phan Anh Tuấn (2017) cho thấy cơ sở đào tạo cần đáp ứng đồng thời mục tiêu đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và kỹ năng sống của học viên, cũng như mức lương phải thỏa mãn yêu cầu của người học. Do đó, khi đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực, điều quan trọng nhất là phải xem xét kết quả đầu ra của quá trình đào tạo. Điều này không chỉ đơn thuần là việc đánh giá thành tích học tập của học sinh, SV từ các cơ sở đào tạo, mà còn cần xem xét theo một cách toàn diện hơn. Chất lượng của quá trình đào tạo chỉ thực sự có ý nghĩa khi những sản phẩm sau đó được thị trường lao động và các tổ chức sử dụng nhân lực chấp nhận và hài lòng. Đồng nghĩa với việc học sinh, SV sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm phù hợp với trình độ và ngành nghề được đào tạo, có khả năng phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp. Do đó, chất lượng đào tạo phản ánh sự đáp ứng nhu cầu thị truờng, được đảm bảo thông qua chất lượng của quá trình tổ chức đào tạo từ giai đoạn bắt đầu, quá trình học tập đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo. 3.2. Thực trạng tại Bình Dương 3.2.1. Về nhu cầu tuyển dụng Hiện nay, nguồn nhân lực kế toán được đào tạo ở rất nhiều cơ sở giáo dục từ bậc thấp đến bậc cao. Những cơ sở đào tạo luôn cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tỉnh Bình Dương hiện có 8 trường đại học và hơn 10 trường cao đẳng, trung cấp với hình thức đào tạo đa dạng từ tại chức, đào tạo từ xa cho đến chính quy, cấp bậc đào tạo từ trung cấp đến sau đại học có tuyển sinh đào tạo ngành kế toán. Bên cạnh đó, còn có các cơ sở tổ chức đào tạo kế toán ngắn hạn, chứng chỉ kế toán. Tuy nhiên, theo thực tế kết quả tuyển sinh đầu vào ngành kế toán ở tỉnh Bình Dương chưa đạt được kì vọng như kế hoạch đề ra. Kết quả này chủ yếu do một số nguyên nhân như: công tác hướng nghiệp phân luồng chưa hiệu quả; tâm lý của phụ huynh, học sinh về cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán; công tác tuyển sinh chưa đạt hiệu quả, chất lượng đào tạo chưa đủ thu hút học sinh đăng kí tham gia dự tuyển…(Lê Đoàn Minh Đức và nnk.,2018). 224
- Hình 1: Nhu cầu tuyển dụng lao động tỉnh Bình Dương năm 2022 Nguồn: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn Hình 2: Nhu cầu tuyển dụng theo vị trí việc làm tỉnh Bình Dương năm 2022 Nguồn: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn Qua hình 1, hình 2 cho thấy nhu cầu tuyển dụng giảm nên chi phối đến vị trí việc làm đều giảm so với năm trước. Cụ thể nhu cầu lao trình độ động phổ thông giảm 1,02%; nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn 42,63%; sự suy giảm này chủ yếu ở thời điểm quý 3 và quý 4 của năm. 225
- Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng theo nhóm công việc tỉnh Bình Dương năm 2022 Nguồn: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn Hình 4: Nhu cầu tìm việc theo vị trí công việc tỉnh Bình Dương năm 2022 Nguồn: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông luôn chiếm lĩnh thị trường tuyển dụng từ trước đến nay, ngay cả trong thời điểm biến động giảm. Do nền sản xuất công nghiệp ở nước ta nói chung và ở Bình Dương nói riêng vẫn là những ngành thâm dụng lao động, cần nhiều lao động làm việc chân tay, chưa có nhiều dây chuyền sản xuất, máy móc có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Hiện nay, quy trình đào tạo kế toán thường tổ chức trên quy mô lớn, điều này làm cho kế toán trở thành một trong những ngành nghề có nguồn cung lao động phong phú, trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo chưa tổ chức một cách toàn diện, thiếu sự liên kết với nhu cầu của xã hội, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động. Hậu quả là, SV tốt nghiệp 226
- chuyên ngành kế toán gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc phải làm việc ngoài ngành đã được đào tạo. Trong năm 2022 nhu cầu tìm việc ở nhóm nhân sự, kế toán, nhân viên văn phòng…8.527 người (Hình 3), trong khi nhu cầu tuyển dụng của DN chỉ 4.327 người (Hình 4), cho thấy nhóm ngành này ngành đang có nguồn cung gấp 1,97 lần so với nhu cầu của tỉnh. Tuy nhiên, kế toán vẫn là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao, khi nhìn từ góc độ cung ứng nhân lực. Theo báo cáo sở Lao động thương binh và xã hội của tỉnh Bình Dương, nhân viên kế toán là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng trung bình cao, chiếm tỷ lệ 4,40% (Hình 3) Với sự bùng nổ của CMCN 4.0, những nhân viên kế toán, kiểm toán với trình độ thấp dễ dàng bị thay thế bởi các thiết bị và trí tuệ nhân tạo. Tăng tình trạng dư thừa nguồn lực lao động hoạt động trong lĩnh vực này, tăng nguy cơ thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Trong mỗi ngành nghề, có những công việc có mức độ phức tạp khác nhau. Trong một nền kinh tế phát triển luôn luôn bao gồm các công việc chuyên môn cao, trung bình và thấp, và mỗi loại công việc đều đóng góp vào cấu trúc thị trường lao động. Hiện nay ở cả nước và tại Bình Dương, các công việc yêu cầu trình độ tay nghề trung bình chiếm đa số, trong khi công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cao như cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ thấp. (Hình 5). Nguyên nhân chủ yếu do những lao động có trình độ chuyên môn thấp thường chấp nhận làm các công việc không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, thường đi kèm với mức lương thấp. Trái lại, nhóm trình độ học vấn, chuyên môn cao sẽ cố gắng tìm kiếm công việc có thu nhập hấp dẫn và phù hợp hơn. Từ đó cho thấy, chất lượng công việc trên thị trường lao động hiện nay vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Hình 5: Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ tỉnh Bình Dương năm 2022 Nguồn: http://soldtbxh.binhduong.gov.vn 3.2.2. Về yêu cầu tuyển dụng Ngày nay, các DN có xu hướng tuyển dụng yêu cầu cao về kỹ năng, thái độ làm việc và sức khỏe tốt đối với nguồn nhân lực chung và kinh nghiệm, trình độ chuyên môn đối với lao động khối văn phòng, kỹ thuật. Nhu cầu DN luôn muốn trẻ hóa đội ngũ nhân lực vì vậy yêu cầu độ tuổi không quá 45 tuổi. Trong thời đại hiện nay, DN đang dần thay thế con người bằng các phương tiện tự động hóa, chuyển hướng tuyển dụng và trả lương cho lao động dựa trên sản phẩm, thay vì tuân theo mô hình truyền thống của hợp đồng lao động cá nhân trước đây. Điều 227
- này là tất yếu vì DN luôn muốn tối ưu hóa hoạt động sản xuất dịch vụ. Người lao động có trình độ, tay nghề cao ngày nay có xu hướng làm việc một cách linh hoạt, có thể làm việc tại nhà (work from home), thậm chí làm nhiều việc khác nhau và không nhất thiết chỉ làm một công việc duy nhất. Người lao động ngày càng nâng cao nhu cầu về việc làm theo các tiêu chí sau: có thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, thoải mái, không gây áp lực, công việc ít ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian làm việc linh động, … nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kế toán - kiểm toán ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, mặc dù mỗi năm có hàng chục nghìn SV được đào tạo đúng chuyên ngành, nhưng sau khi tốt nghiệp vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. (Trần Thị Hằng, 2018) Dữ liệu thống kê từ phản hồi của các DN về việc tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán cho thấy tỷ lệ SV được tuyển dụng nhưng chưa sẵn sàng cho công việc kế toán chiếm từ 80% đến 90%. Mặc dù có đầy đủ kiến thức lý thuyết chuyên ngành kế toán, SV vừa tốt nghiệp thường thiếu kinh nghiệm thực tế, dẫn đến hạn chế về khả năng và kỹ năng làm việc. Công việc kế toán đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, các chuẩn mực kế toán, cùng với các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và khả năng ngoại ngữ. Do đó, SV thường thiếu tự tin và sáng tạo khi bắt đầu làm việc sau khi rời ghế nhà trường. Ở tỉnh Bình Dương hiện nay, Đại học Thủ Dầu Một là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, đóng vai trò là cầu nối giữa đào tạo với thực tiễn đáp ứng các nhu cầu xã hội. Dựa vào báo cáo của trung tâm thị trường lao động, tác giả tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp ngành kế toán bậc đại học qua các năm của trường qua bảng dưới đây (sau 06 tháng tốt nghiệp) (Bảng 1) Bảng 1: Tình hình việc làm của SV tốt nghiệp ngành kế toán qua các năm Chỉ tiêu Số SV tốt Số SV phản Số SV có việc Tỷ lệ SV có việc Tỷ lệ SV có việc làm nghiệp hồi làm đúng làm /Tổng số SV đúng ngành /Tổng số ngành phản hồi (%) SV phản hồi (%) Năm 2019 152 141 46 75,21 32,62 Năm 2020 149 122 73 79,51 59,84 Năm 2021 156 55 20 65,45 36,36 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2024) Bảng 1 cho thấy tỉ lệ SV có việc làm tương đối cao giao động với tỉ lệ 60-80%. Tuy nhiên, số SV làm đúng ngành chưa cao chỉ chiếm khoảng 30-50%, nguyên nhân là do một số vấn đề sau: Kết quả tuyển sinh đầu vào chưa đáp ứng được với tiêu chí tuyển sinh do đó số lượng SV nhập học đầu năm còn thấp; Khi tốt nghiệp ra trường SV khả năng về ngoại ngữ, kỹ năng mềm và khả năng tự học còn yếu kém; DN và nhà trường cũng chưa được đẩy mạnh vấn đề gắn kết đào tạo. Vì vậy, để có thể đạt được công việc tốt, phù hợp với chuyên ngành SV cần tìm hiểu rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp, đáp ứng được vị trí dự tuyển. Dựa vào dữ liệu từ các quảng cáo tuyển dụng về vị trí kế toán, kiểm toán trên các trang web, tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích những yêu cầu của nhà tuyển dụng thành ba nhóm chính, cụ thể như sau: Kiến thức chuyên ngành: Yêu cầu cơ bản khi ứng tuyển là SV phải có bằng tốt nghiệp hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, đối với các công ty kiểm toán còn yêu cầu có thêm kiến thức về thuế – kiến thức này cũng được các DN yêu cầu khi tuyển dụng vị trí kế toán thuế. 228
- Kỹ năng cơ bản: Ứng viên cần có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp và khả năng làm việc độc lập. Trong đó, ngoại ngữ và tin học văn phòng là 02 kỹ năng quan trọng rất được các DN quan tâm. Cụ thể: - Khả năng ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh): Tiếng Anh đạt mức có thể giao tiếp, đặc biệt chú trọng 2 kỹ năng nói (speaking), viết (writing). - Khả năng tin học văn phòng: sử dụng thông thạo Microsoft Word, Microsoft Excel nhất là các hàm tính toán, thống kê ,cũng như một số phần mềm kế toán như MISA/FAST/SAP… - Khả năng giao tiếp: có tác phong chuyên nghiệp; thái độ, tinh thần làm việc nghiêm túc; trung thực, cẩn thận và có đạo đức nghề nghiệp. - Khả năng làm việc độc lập: khi tuyển dụng, các DN thường yêu cầu nhân viên kế toán, kiểm toán phải có khả năng chịu áp lực cao trong công việc, có khả năng sắp xếp, lên kế hoạch làm việc hợp lý, giải quyết ổn thỏa mọi nhiệm vụ công việc được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc cá nhân. Đồng thời, có tinh thần tập thể cao và có thể đi công tác xa. Yêu cầu khác: đối với SV mới ra trường, các yêu cầu bổ sung bao gồm một số kỹ năng chính như làm việc nhóm, suy luận logic, phân tích số liệu, tổng hợp thông tin. Ngoài ra, một số DN ưu tiên tuyển dụng SV từ các trường có danh tiếng về chất lượng đào tạo, một số vị trí đề cập đến ngoại hình, cụ thể người tuyển dụng cần có ngoại hình ưa nhìn và nhanh nhẹn. Việc lựa chọn SV chất lượng cao, sẽ đảm bảo người tuyển dụng có trình độ tiếng Anh, một số chứng chỉ như ACCA, ICAEW đã được tích hợp trong nội dung giảng dạy cho SV. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn trong tuyển dụng vị trí kế toán, kiểm toán, cần có kinh nghiệm làm việc từ 03 năm trở lên. Cụ thể, DN yêu cầu ứng viên cần có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn vững chắc, nắm vững chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Đồng thời, có kỹ năng tổ chức, quản lý và phân tích tốt; có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm phân tích như SAS, SQL, Python…sử dụng được hệ thống ERP, có khả năng lập kế hoạch, bám sát theo kế hoạch đặt ra, có điều chỉnh khi cần thiết, có chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ CPA hay ACCA. Điều này cho thấy, các ứng viên mới rời ghế nhà trường cần xây dựng thêm cho mình các kỹ năng trên sau 3 năm để đáp ứng được nghề nghiệp lâu dài. 3.3. Kiến nghị Mỗi các nhân trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là kế toán - kiểm toán cần phải ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng vào xu thế mới nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực, tăng hiệu quả công việc trong cuộc CMCN 4.0. Từ đó, có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai khi nền kinh tế thị trường đầy biến động. (Đặng Thị Mây, 2023). Sự bùng nổ của CMCN 4.0 đã mang đến sự biến đổi nhanh chóng như vũ bão trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. Công nghệ đã mở ra cơ hội mới cho các người dạy và người học, tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức cần phải vượt qua. Để giải quyết những vấn đề này, bài viết đề xuất một số hàm ý như sau: Thứ nhất, nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của giảng viên. Đội ngũ giảng viên cần phải sở hữu phẩm chất đạo đức cao và kiến thức chuyên môn sâu rộng, luôn nỗ lực cập nhật kiến thức mới và áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại. Đồng thời, giảng viên cần phải hiểu rõ về tình hình thực tiễn của lĩnh vực chuyên môn, để có thể kết hợp tính hàn lâm và tính thực tiễn một cách sâu sắc trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, các giảng viên cần trau dồi trình độ ngoại ngữ, kỹ năng đáp ứng giai đoạn chuyển đổi số để phục vụ nghiên cứu và trao đổi học thuật cũng như phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. 229
- Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy. Các cơ sở đào tạo cần hướng tới xu hướng giảng dạy theo mô hình học tập chủ động, trong đó người học sẽ là trung tâm. Giảng viên thúc đẩy học sinh viên tự chủ trong việc tìm kiếm thông tin, thảo luận, và đề xuất phương án giải quyết vấn đề. Từ đó rèn luyện cho người học khả năng biết tự học, chủ động tìm hiểu thông tin, tra cứu tài liệu, cập nhật thêm những nội dung mới, biết cách xử lý thông tin để trở thành tri thức của mình, rèn luyện thái độ học tập chủ động, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, xử lý các thông tin,…Bên cạnh đó, cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, để phát huy tối đa việc dạy và học. Và E-learning chính là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ công tác giảng dạy theo hướng ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Thứ ba, các cơ sở đào tạo cần thiết lập mối quan hệ gắn kết với DN cần tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường với các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và quá trình đào tạo, từ đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra. Chính những góp ý của DN sẽ giúp nhà trường có cơ sở phù hợp điều chỉnh chuẩn đầu ra hay chương trình đào tạo một cách kịp thời. Thứ tư, SV cần lên kế hoạch nghề nghiệp: Trong một thị trường lao động cạnh tranh và sự mở cửa hội nhập của Việt Nam, việc SV định hướng và lập kế hoạch nghề nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng - Đầu tiên, SV cần tìm hiểu rõ ngành nghề kế toán. SV có thể tìm kiếm sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, trao đổi với họ về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Điều này góp phần giúp SV tự tin hơn trong định hướng nghề nghiệp. Việc tham gia những buổi hội thảo về nghề nghiệp kế toán, thực tập, thực hành trong lĩnh vực kế toán cũng là cách tốt giúp SV nâng cao kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm cũng như nhận định xem bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không. - Tiếp theo, SV cần chuẩn bị hành trang và kiên trì theo đuổi mục tiêu. Bản thân SV phải không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngành nghề. Nên chủ động tìm hiểu, tìm cách nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp, nỗ lực thực hiện đúng những gì đã đặt ra một cách nghiêm túc, hướng tới mục tiêu và thành công trong tương lai. - 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, tầm quan trọng của lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong thời đại CMCN 4.0 là không thể phủ nhận, vẫn giữ vai trò then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, kỹ năng và năng lực của SV cũng phải điều chỉnh để thích ứng với xu hướng thay đổi của thị trường. Sự khác biệt trong đánh giá từ phía nhà tuyển dụng đối với SV mới tốt nghiệp so với những người đã có kinh nghiệm làm việc trở nên rõ ràng. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cơ bản, thì nhà tuyển dụng ngày càng đặt nhiều yêu cầu cao hơn về các kỹ năng mềm. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với SV khi họ cần phải liên tục tự cập nhật và hoàn thiện kỹ năng của mình. Trong bối cảnh hiện nay, công tác đào tạo kế toán cần được điều chỉnh và cải thiện liên tục, nhằm đảm bảo rằng SV ra trường có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên ngành sâu rộng và kỹ năng làm việc hiệu quả. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo tại tỉnh Bình Dương và trên toàn quốc cần phải định hướng rõ ràng để SV có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành của mình, thực hiện công việc kế toán chuyên sâu một cách thành công. Hạn chế của nghiên cứu là chưa khảo sát định tính và phân tích định lương. Trong tương lai, tác giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu và kết hợp khảo sát, đo lường các nhân tố tác động đến nhu cầu tuyển dụng kế toán của DN. 230
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Collins, C. J., & Han, J. (2014). Exploring applicant pool quantity and quality: the effects of early recruitment practice strategies, corporate advertising, and firm reputation. Personnel Psychology, 67(3), 685-714 2. Deloitte (2017). Global human capital trends 2017: Rewriting the rules for the digital age 3. Đại học Thủ Dầu Một (2019). Tài liệu thông tin trung tâm thị trường lao động và khởi nghiệp. 4. Đại học Thủ Dầu Một (2020). Tài liệu thông tin trung tâm thị trường lao động và khởi nghiệp. 5. Đại học Thủ Dầu Một (2021). Tài liệu thông tin trung tâm thị trường lao động và khởi nghiệp. 6. Lê Đoàn Minh Đức và Nguyễn Thị Hoàng Yến (2018). Yêu cầu mới trong đào tạo nhân lực kế toán tại các trường trung cấp, cao đẳng tỉnh Bình Dương. Tạp chí Tài chính, 11/2018, 65-67 7. Trần Thị Hằng (2018). Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Khoa học và công nghệ, 2018, 26-30 8. Low, M., Samkin, G., & Liu, C. (2013). Accounting Education and the Provision of Soft Skills: Implications of the recent NZICA CA Academic requirement changes. E-journal of Business Education and Scholarship of Teaching, 7(1), 1-33. 9. Đặng Thị Mây (2023). Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp của SV chuyên ngành Kế toán- Kiểm toán. Tạp chí Công thương, 05/2023 10. Trần Thị Ngọc Thuý (2021). Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kế toán- Kiểm toán tại Việt Nam. Tạp chí Công thương, 12/2021 11. Ngô Phan Anh Tuấn (2017). Đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề công lập vùng Đông Nam bộ (Luận án tiến sĩ). Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 12. Sở lao động thương binh xã hội Bình Dương (2022). Tài liệu Thông tin thị trường lao động tỉnh Bình Dương năm 2022. 231
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yêu cầu về kỹ năng và năng lực đối với nhân sự trong ngành ngân hàng
2 p | 475 | 167
-
Giáo trình phân tích cấu tạo lý thuyết trường và phương thức sử dụng toán tử divergence p1
5 p | 83 | 7
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p1
5 p | 103 | 6
-
Giáo trình Toán kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
48 p | 58 | 6
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p5
5 p | 75 | 6
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p9
5 p | 76 | 5
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p7
5 p | 49 | 5
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p2
5 p | 102 | 5
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p8
5 p | 55 | 4
-
Giáo trình phân tích cấu tạo nghiệp vụ ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên paynet p4
5 p | 79 | 4
-
Tác động của chia sẻ chi phí trong bảo hiểm y tế tại Việt Nam
9 p | 48 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Vas 17) tại Việt Nam
14 p | 67 | 3
-
Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán mới ra trường
10 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn