intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích những điểm độc đáo trong phương pháp lai của Menđen

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

320
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người đặt nền móng cho Di truyền học là linh mục Grêgo Menđen (1822 - 1884). Sau khi học hết bậc trung học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Menđen vào học ở trường dòng tại thành phố Brunơ- quê hương ông (nay thuộc Cộng hoà Séc) và sau 4 năm đã trở thành linh mục (năm 1847). Thủa đó, tu viện có lệ các thầy dòng phải dạy các môn khoa học cho các trường của thành phố, do đó Menđen được cử đi học Đại học ở Viên (1851 - 1853). Khi trở về Brunơ, ông vừa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích những điểm độc đáo trong phương pháp lai của Menđen

  1. Phân tích những điểm độc đáo trong phương pháp lai của Menđen Người đặt nền móng cho Di truyền học là linh mục Grêgo Menđen (1822 - 1884). Sau khi học hết bậc trung học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Menđen vào học ở trường dòng tại thành phố Brunơ- quê hương ông (nay thuộc Cộng hoà Séc) và sau 4 năm đã trở thành linh mục (năm 1847). Thủa đó, tu viện có lệ các thầy dòng phải dạy các môn khoa học cho các trường của thành phố, do đó Menđen được cử đi học Đại học ở Viên (1851 - 1853). Khi trở về Brunơ, ông vừa tham gia dạy học vừa nghiên cứu khoa học. Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền và đã được công bố chính thức vào năm 1866. Do hạn chế của khoa học đương thời nên người ta chưa hiểu hết được giá trị phát minh của Menđen. Đến năm 1900, các quy luật Menđen được các nhà khoa học khác phát hiện cũng bằng thực nghiệm và năm đó được xem là năm Di truyền học chính thức ra đời. Grêgo Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả phép lai mang tính trạng trội thì kiểu gen của tính trạng cần xác định là đồng hợp. Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Nội dung cơ bản là: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính
  2. trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng. Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan. Làm thí nghiệm nghiên cứu đậu Hà Lan với 3 thuận lợi: + Thời gian sinh trưởng phát triển ngắn + Có nhiều tính trạng đối lập và dơn gen + Có khả năng tự thụ phấn cao, do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó mà đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai Ông đã trồng khoảng 3700 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và khoảng 300000 hạt. Từ đó, rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2