Phân tích nội dung các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông
lượt xem 7
download
Bài viết này phân tích các hoạt động cụ thể mà trường phổ thông cần thực hiện để phòng, chống bạo lực học đường; các điều kiện để thực hiện tốt hoạt động này; góp phần xây dựng cơ sở lí luận, định hướng cho việc thực hiện trong thực tiễn tại các trường phổ thông hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích nội dung các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 1-5 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trường Đại học Sài Gòn Nguyễn Thị Thúy Dung Email: thuydung139@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 20/02/2020 School violence prevention and intervention is one of important and essential Accepted: 20/3/2020 duties at schools. In order to perform this duty effectively, the schools should Published: 05/4/2020 focus more on three basic strategies: propaganding and educating against school violence; building a safe, healthy and friendly education environment; Keywords and handling when there is a risk of violence or school violence has occurred. School violence, school Among them, the strategies on propaganding, educating and building violence prevention and educational environment could ensure to prevent and intervent the school intervention, school. violence in long-term and sustainably. School violence prevention and intervention is necessary to have the comprehensive participation of all school pedagogical staff, in close cooperation with organizations in the school, with families, local authorities and agencies and organizations outside the school. 1. Mở đầu Môi trường học đường là toàn bộ các điều kiện vật chất và tinh thần ở trường học, là nơi học sinh (HS) được giáo dục (GD) và học tập để phát triển toàn diện nhân cách. Để đảm bảo cho HS có điều kiện phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần, mỗi trường học phải xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực. Bạo lực học đường (BLHĐ) có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và những tổn thương tinh thần đối với HS, không chỉ tác hại trước mắt mà có thể ảnh hưởng lâu dài, khó khắc phục trong suốt cuộc đời. BLHĐ gây nên không khí lo lắng, căng thẳng, bất an, ảnh hưởng sức khỏe và hạnh phúc gia đình HS. BLHĐ làm cho không khí trường học trở nên nặng nề, ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung, khiến HS sợ hãi khi đến trường, nhà trường mất uy tín trước xã hội. BLHĐ cũng gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa xã hội của địa phương và của quốc gia. Chính vì những tác hại như vậy của BLHĐ nên việc phòng, chống BLHĐ phải được sự chung sức thực hiện của toàn ngành GD, gia đình và xã hội; trong đó, trách nhiệm quan trọng nhất thuộc về nhà trường - môi trường học đường - nơi HS được GD, học tập và sinh hoạt trong thời gian dài trước tuổi trưởng thành. Việc phòng, chống BLHĐ phải được thực hiện một cách quyết liệt và chủ động, thực hiện đồng bộ, với quyết tâm cao của tất cả các bộ phận và cá nhân trong nhà trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phòng, chống BLHĐ, Nhà nước và ngành GD đã ban hành nhiều văn bản pháp lí liên quan đến vấn đề này. Ngày 20/02/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở GD. Chỉ thị nêu rõ: “Thời gian vừa qua đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích; các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, HS trong các cơ sở GD mầm non, cơ sở GD phổ thông (PT), có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng… Các vụ việc trên đã ảnh hưởng không tốt đến an toàn tính mạng của HS; uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo; an ninh, trật tự trường học và gây bức xúc trong xã hội” (Bộ GD-ĐT, 2017a). Xuất phát từ thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ (sau đây gọi tắt là Quy định của Chính phủ về môi trường GD) (Chính phủ, 2017). Từ nghị định này của Chính phủ, Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở GD mầm non, GD PT và GD thường xuyên giai đoạn 2017-2021 (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ) (Bộ GD-ĐT, 2017b). Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và của ngành GD, các trường PT cần triển khai hoạt động phòng, chống BLHĐ. Bài viết này phân tích các hoạt động cụ thể mà trường PT cần thực hiện để phòng, chống BLHĐ; các điều kiện để thực hiện tốt hoạt động này. Những vấn đề trình bày trong bài viết góp phần xây dựng cơ sở lí luận, định hướng cho việc thực hiện trong thực tiễn tại các trường PT hiện nay. 1
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 1-5 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khái niệm hoạt động phòng, chống bạo lực học đường * BLHĐ Hành vi bạo lực, theo Tổ chức Y tế thế giới (1996), là “cố ý dùng sức mạnh thể chất hoặc uy quyền để đe dọa hoặc thực hiện hành vi chống lại bản thân, người khác hoặc một nhóm người hay một cộng đồng, làm gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lí, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát” (WHO, 1996). Hành vi BLHĐ, theo Trần Thị Tú Anh (2012), “là một phần của hành vi bạo lực, xảy ra bên trong hoặc bên ngoài phạm vi không gian của nhà trường nhưng có liên quan đến các thành viên của nhà trường. Hành vi BLHĐ có thể diễn ra giữa HS với nhau hoặc giữa HS và giáo viên (GV)” (Trần Thị Tú Anh, 2012, tr 356). Quy định của Chính phủ về môi trường GD cũng giải thích tại Điều 2, khoản 5: “BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở GD hoặc lớp độc lập” (Chính phủ, 2017). Từ các quan niệm trên, có thể hiểu, BLHĐ là những hành vi hành hạ, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ và xúc phạm danh dự… của HS trong môi trường học đường; gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho HS. * Phòng, chống BLHĐ Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ của Bộ GD-ĐT ghi rõ: “Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lí các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu BLHĐ” (Bộ GD-ĐT, 2017b). Điều 6 của Quy định của Chính phủ về môi trường GD cũng xác định: Phòng, chống BLHĐ bao gồm “biện pháp phòng ngừa BLHĐ”, “biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị BLHĐ” và “biện pháp can thiệp khi xảy ra BLHĐ” (Chính phủ, 2017). Như vậy, có thể hiểu: Phòng, chống BLHĐ là phòng ngừa; phát hiện, ngăn chặn nguy cơ BLHĐ để không xảy ra và can thiệp, xử lí kịp thời khi xảy ra BLHĐ. * Hoạt động phòng, chống BLHĐ ở trường PT Từ các khái niệm nêu trên, có thể định nghĩa: Hoạt động phòng, chống BLHĐ ở trường PT là các hoạt động mà trường PT thực hiện nhằm phòng ngừa; phát hiện, ngăn chặn nguy cơ xảy ra và can thiệp, xử lí kịp thời khi xảy ra các hành vi hành hạ, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ và xúc phạm danh dự… của HS trong môi trường học đường, gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho HS. 2.2. Các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông Dựa trên các văn bản pháp lí của Chính phủ và Bộ GD-ĐT thời gian vừa qua, có thể khái quát công tác phòng, chống BLHĐ mà trường PT cần thực hiện bao gồm 3 hoạt động cơ bản sau đây: 2.2.1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục Để thực hiện phòng, chống BLHĐ, trường PT cần thực hiện hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, GD đối với các đối tượng đa dạng: cán bộ quản lí (CBQL), GV, nhân viên (NV), HS, cha mẹ học sinh (CMHS), chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường. a) Đối với CBQL, GV, NV CBQL bao gồm thành viên Ban Giám hiệu nhà trường, CBQL các bộ phận trong trường (phụ trách các tổ chuyên môn, tổ văn phòng), cán bộ phụ trách đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên),...; GV bao gồm GV chủ nhiệm và GV bộ môn. NV bao gồm những người làm công tác văn phòng, bảo vệ, y tế, NV vệ sinh,... Tất cả hợp thành tập thể nhà trường. Việc tuyên truyền, bồi dưỡng cho tập thể nhà trường để thực hiện tốt phòng, chống BLHĐ bao gồm các nội dung sau đây: Thứ nhất, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho CBQL, GV, NV. Đạo đức nghề nghiệp được quy định cụ thể trong Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GD PT, trong các văn bản liên quan đến mã số và tiêu chuẩn chức danh NV làm việc trong cơ sở GD PT. Tập thể nhà trường với đạo đức nghề nghiệp vững vàng sẽ có bản lĩnh, sức mạnh tinh thần vượt qua các tình huống khó khăn, ứng xử văn hóa và chuẩn mực với đồng nghiệp, HS và cha mẹ học sinh (CMHS). Thứ hai, tuyên truyền cho CBQL, GV, NV về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm của bản thân trong việc không gây ra BLHĐ, sử dụng các phương pháp GD tích cực, không bạo lực với HS; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa BLHĐ. 2
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 1-5 Thứ ba, trang bị cho CBQL, GV, NV kiến thức, kĩ năng về phòng, chống BLHĐ: các nguyên nhân có thể dẫn đến BLHĐ; các biểu hiện; các cách thức phát hiện; cách ứng phó, xử lí và can thiệp của người lớn... Thứ tư, tổ chức tập huấn chuyên sâu (quy trình ứng phó, kịch bản ứng phó…) cho đội ngũ cán bộ, GV, NV được phân công thực hiện công tác phòng, chống BLHĐ. Đây có thể là một tổ/ đội/ nhóm bao gồm đại diện GV chủ nhiệm, GV bộ môn, chuyên viên tư vấn tâm lí, NV y tế, bảo vệ, giám thị,... hoạt động với tính chất “lực lượng phản ứng nhanh”, cần được trang bị những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp hơn trong những nguy cơ, tình huống cấp bách xảy ra BLHĐ. Thứ năm, xây dựng và công khai đến CBQL, GV, NV các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ (đường dây nóng, email,...). Các nội dung trên có thể tuyên truyền đến CBQL, GV, NV qua các hình thức như: tuyên truyền trực tiếp qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề; gián tiếp qua văn bản, tài liệu, website nhà trường,... b) Đối với HS HS là đối tượng hoặc chủ thể của BLHĐ, vì thế, nhà trường cần đặc biệt chú trọng thực hiện tuyên truyền và GD HS về phòng, chống BLHĐ. Nội dung tuyên truyền, GD HS bao gồm: - Tuyên truyền cho HS về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm trong việc phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi BLHĐ; - Trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về phòng, chống BLHĐ; kiến thức và kĩ năng tự bảo vệ; - Công khai đến HS các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ (hộp thư góp ý, đường dây nóng, email,...). Hình thức tuyên truyền, GD HS rất phong phú, như: sinh hoạt dưới cờ đầu tuần; các buổi sinh hoạt chủ nhiệm; các buổi nói chuyện chuyên đề do trường tổ chức cho HS; các hoạt động câu lạc bộ, tọa đàm, hội thi; tích hợp trong các môn học chính khóa và hoạt động GD; qua góc tuyên truyền ở cổng trường, sân trường, lớp học; qua website của trường; qua các tài liệu, tờ rơi… mà trường phát cho HS;... c) Đối với CMHS CMHS là lực lượng quan trọng tham gia và hỗ trợ nhà trường phòng, chống BLHĐ. Vì thế, việc tuyên truyền cho CMHS cần được nhà trường quan tâm thực hiện, với nội dung chính là: - Tuyên truyền cho CMHS về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi BLHĐ; - Xây dựng và công khai đến CMHS các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ. Việc tuyên truyền đến CMHS có thể được thực hiện qua nhiều hình thức đa dạng: tuyên truyền trong các buổi họp CMHS; trong các buổi nói chuyện chuyên đề do trường tổ chức cho CMHS; qua website của trường; qua góc tuyên truyền (ở sân trường, cổng trường); qua các tài liệu, tờ rơi… mà trường phát cho CMHS... d) Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường Nhà trường cũng cần thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân địa phương và các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội khuyến học,... về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa BLHĐ; xây dựng và công khai các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ. Ngoài ra, nhà trường cần hợp tác với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan như công an, truyền thông..., bàn bạc trước các biện pháp phối hợp khi cần can thiệp, xử lí BLHĐ. Hình thức tuyên truyền, làm việc của nhà trường với địa phương và các cơ quan, tổ chức có thể qua các cuộc họp, qua văn bản chính thức,... 2.2.2. Hoạt động xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường Trong module 5 “Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường GD của GV” - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV trung học cơ sở, trung học PT (2011-2018), tác giả Trần Quốc Thành (2018) cho rằng: môi trường học tập của HS ở trường bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần (mối quan hệ giữa GV với HS, giữa HS với HS, giữa nhà trường với gia đình và xã hội; phong cách, phương pháp giảng dạy của GV...). Quy định của Chính phủ về môi trường GD tại Điều 2 cũng giải thích: “Môi trường GD là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động GD, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Môi trường GD an toàn là môi trường GD mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Môi trường GD lành mạnh là môi trường GD không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, CBQL, GV, NV có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Môi trường GD thân thiện là môi trường GD mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực” (Chính phủ, 2017). 3
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 1-5 Như vậy, việc xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường để BLHĐ không có cơ hội xảy ra; hoạt động này nhằm phòng ngừa, giảm thiểu BLHĐ một cách lâu dài và bền vững. Để xây dựng môi trường GD như vậy, nhà trường cần thực hiện tốt 3 việc cơ bản là: xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử; tổ chức triển khai công tác tư vấn tâm lí trong trường; phối hợp với gia đình và các tổ chức đoàn thể trong xây dựng môi trường GD. a) Xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” (ban hành theo Quyết định 1299/QĐ- TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ) quy định rõ: giai đoạn từ 2018 đến 2020, “100% trường học xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (quy tắc ứng xử) trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ GD- ĐT ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi nhà trường” (Thủ tướng Chính phủ, 2018). Để cụ thể hóa quy định này, trường PT cần tiến hành: - Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử: Nhà trường xây dựng dự thảo Bộ quy tắc ứng xử (căn cứ quy định của Bộ GD- ĐT), quy định cụ thể những điều nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử; ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với cấp học và đặc trưng văn hóa vùng miền. Dự thảo cần được đưa về các bộ phận trong trường để đóng góp ý kiến, từ đó mới ban hành chính thức. - Triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá: Bộ quy tắc ứng xử cần được quán triệt sâu sắc đến tất cả CBQL, GV và NV của nhà trường; toàn thể HS; tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể CMHS (chỉ đạo GV lồng ghép trong các tiết học chính khóa; phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên... trong các hoạt động ngoại khóa; phối hợp tuyên truyền trong các hoạt động của Hội CMHS). Bộ quy tắc ứng xử cần được niêm yết công khai trong toàn trường (phòng học, phòng làm việc, bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường,...); gửi đến từng bộ phận và cá nhân qua email, hệ thống liên lạc điện tử. Bộ quy tắc ứng xử vừa là công cụ để hướng dẫn, GD; vừa là phương tiện để nhà trường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện; từ đó, xây dựng văn hóa học đường tốt đẹp, xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện - nơi mà mầm BLHĐ không có cơ hội để sinh sôi. b) Tổ chức triển khai công tác tư vấn tâm lí trong nhà trường Mục đích của công tác tư vấn tâm lí trong trường PT được nêu rõ tại Điều 3 của Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho HS trong trường PT: “Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với HS đang gặp phải khó khăn về tâm lí trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống BLHĐ” (Bộ GD-ĐT, 2017c). Như vậy, công tác tư vấn tâm lí cho HS trong nhà trường chính là nhằm phòng ngừa BLHĐ, không để nó xảy ra; hoặc can thiệp và giảm thiểu tác động tiêu cực khi nó xảy ra. Nội dung tư vấn tâm lí cho HS bao gồm: tư vấn về tâm, sinh lí giới tính; về kĩ năng, phương pháp học tập hiệu quả; về kĩ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại; về ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ thầy trò, bạn bè, gia đình; tư vấn giới thiệu HS đến các cơ sở điều trị tâm lí (khi cần thiết can thiệp chuyên sâu);… Tư vấn tâm lí cho HS có thể được tiến hành bằng ba hình thức cơ bản: (1) Tư vấn trực tiếp với cá nhân hoặc nhóm HS tại phòng hoặc góc tư vấn tâm lí của trường; (2) Tư vấn gián tiếp với HS qua điện thoại, email, mạng xã hội; (3) Tư vấn đại trà (lồng ghép chuyên đề tư vấn tâm lí vào các tiết học chính khóa, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ; tổ chức câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề tư vấn tâm lí cho HS toàn khối/ trường; viết bài trên website nhà trường;...). Hoạt động tư vấn tâm lí được thực hiện bởi GV được phân công kiêm nhiệm hoặc chuyên viên chuyên trách do nhà trường tuyển dụng; phối hợp với GV chủ nhiệm và GV bộ môn; với Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội CMHS, các cơ quan, tổ chức chuyên môn bên ngoài nhà trường. c) Phối hợp với gia đình và các tổ chức đoàn thể trong xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện Để việc phối hợp được khả thi và thuận lợi, nhà trường không chỉ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, mà cần thực hiện các công việc cụ thể: - Tổ chức tốt việc kí cam kết phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, không để xảy ra BLHĐ; - Tổ chức tốt việc kí cam kết phối hợp với các tổ chức (Đoàn, Đội,…) trong xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, không để xảy ra BLHĐ. 4
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số 475 (Kì 1 - 4/2020), tr 1-5 2.2.3. Hoạt động xử lí bạo lực học đường Phòng ngừa tốt có thể giảm thiểu BLHĐ; tuy nhiên, nhà trường cũng cần chuẩn bị và kịp thời ứng phó khi BLHĐ xảy ra. a) Trường hợp có nguy cơ xảy ra BLHĐ Nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền và xây dựng được các kênh thông tin hiệu quả, phối hợp tốt giữa người phụ trách công tác tư vấn tâm lí với đội ngũ GV chủ nhiệm, GV bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, CMHS,... thì nhà trường có thể kịp thời phát hiện HS có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây BLHĐ và HS có nguy cơ bị BLHĐ; đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra; từ đó có biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời, thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lí đối với HS nguy cơ gây BLHĐ và HS có nguy cơ bị BLHĐ. b) Trường hợp xảy ra BLHĐ Nếu BLHĐ vẫn xảy ra ngoài khả năng phòng ngừa, thì nhà trường cần có biện pháp xử lí kịp thời và chuyên nghiệp, nói cách khác, nhà trường cần chuẩn bị trước kịch bản ứng phó đối với trường hợp xảy ra BLHĐ và tổ chức tập huấn kịch bản này cho lực lượng phụ trách hoạt động phòng, chống BLHĐ của trường. Cần nhanh chóng đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học; thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với HS bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của HS; phối hợp tốt với gia đình trong chăm sóc và hỗ trợ HS; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của nhà trường thì phải thông báo kịp thời với cơ quan công an, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật. Hai hoạt động đầu để phòng ngừa nhằm giảm thiểu BLHĐ và hoạt động thứ 3 để phát hiện, ngăn chặn, can thiệp, xử lí kịp thời khi xảy ra BLHĐ. 3. Kết luận Phòng, chống BLHĐ là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của trường PT, đã được Nhà nước và ngành GD quan tâm, chỉ đạo. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trường PT cần chú trọng thực hiện toàn diện ba hoạt động cơ bản: hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng, GD; hoạt động xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường và hoạt động xử lí khi có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra BLHĐ. Trong đó, tuyên truyền GD và xây dựng môi trường GD là các hoạt động đảm bảo phòng, chống BLHĐ một cách lâu dài và bền vững. Thực hiện phòng, chống BLHĐ trong nhà trường cần có sự tham gia đồng bộ của toàn thể tập thể sư phạm nhà trường; có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức đoàn thể, địa phương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính để thực hiện tốt hoạt động phòng, chống BLHĐ. Những vấn đề trình bày trong bài viết góp phần xây dựng cơ sở lí luận của hoạt động phòng, chống BLHĐ ở trường PT; có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường PT hiện nay trong việc tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống BLHĐ. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2017a). Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục. Bộ GD-ĐT (2017b). Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021. Bộ GD-ĐT (2017c). Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông. Chính phủ (2017). Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 ban hành Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trần Quốc Thành (2018). Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, module 5, Bộ GD-ĐT. Trần Thị Tú Anh (2012). Hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở thành phố Huế. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế tâm lí học đường lần thứ 3: “Phát triển mô hình và kĩ năng hoạt động tâm lí học đường”. NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tr 356-364. WHO - World Health Organization (1996). Violence: a public health priority (WHO/EHA/SPI.POA.2). 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Quản lý thư viện sách
52 p | 3521 | 974
-
Tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề
185 p | 499 | 79
-
Jung đã thực sự nói gì về tâm lý: Phần 1
90 p | 141 | 19
-
Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu - 5
10 p | 98 | 10
-
Rèn luyện kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI: Phần 2
411 p | 13 | 6
-
Nghiên cứu về giấc mơ - Dẫn luận: Phần 1
139 p | 18 | 6
-
Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cho sinh viên ở trường đại học - nội dung và những yếu tố ảnh hưởng
5 p | 84 | 5
-
Phân tích công việc - giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý viên chức tại Đại học Huế
8 p | 75 | 5
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá dân chủ trong hoạt động chính trị và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay: Phần 2
99 p | 11 | 4
-
Nâng cao hoạt động giao tiếp trong giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh cho người học
6 p | 65 | 4
-
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục STEM tại các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
9 p | 15 | 3
-
Đặc điểm nội dung thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích
10 p | 17 | 3
-
Giao tiếp ngôn ngữ trong hoạt động xã hội của Pháp và Việt Nam (phân tích qua ngữ liệu tục ngữ và ca dao)
9 p | 83 | 3
-
Tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6 p | 27 | 3
-
Các hoạt động quản lý di tích lịch sử ‑ văn hóa hiện nay
5 p | 7 | 2
-
Xác định mối tương quan giữa hoạt động học tập và kết quả học tập học phần tiếng Anh cơ bản dựa trên phân tích dữ liệu nhật ký trên hệ thống đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội
11 p | 4 | 1
-
Xây dựng tập dữ liệu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội
15 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn