intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm nội dung thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc khảo sát, phân tích các tác phẩm văn học Hán Nôm của Mạc Thiên Tích, bài viết "Đặc điểm nội dung thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích" đã chỉ ra bốn đặc điểm nội dung chính trong thơ văn Hán Nôm của ông, đó là (1) Ca ngợi thắng cảnh vùng đất Hà Tiên qua con mắt của nhà thơ gốc di dân; (2) Tái hiện sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong tâm thái của quan trấn thủ, (3) Phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới, (4) Thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của vị chủ soái Tao đàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm nội dung thơ văn Hán Nôm của Mạc Thiên Tích

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” CHARACTERISTICS OF THE CONTENT OF CINO-NOM WORKS OF MAC THIEN TICH Abstract: Mac Thien Tich is a great poet of Vietnam in the 18th century, also a pioneer poet who laid the foundation for Southern Nom literature. Although his poetry and that of the members of Chiêu Anh Cac poet's association, founded by him, are not too many, they have an important meaning in reflecting the cultural and literary life of Southern Confucian intellectuals. Through surveying and analyzing Cino-Nom literary works of Mac Thien Tich, this article has pointed out four main content features in his Cino-Nom poetry, which are (1) Praise the scenic spots of Ha Tien through the view of the immigrants poet; (2) Recreate the life of Ha Tien people through the view of the governor, (3) Reflect the confident and optimistic attitude of the new land owner, (4) Show the spirit of widely interacting with writers of the leader of Chieu Anh Cac poet's association. From there, the article helps readers understand more deeply the position and role of the poet in the context of East Asian cultural exchange. Keywords: Ha Tien Literature, Mac Thien Tich, Cino-Nom, Chiêu Anh Cac poet's association. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ VĂN HÁN NÔM CỦA MẠC THIÊN TÍCH Nguyễn Thị Thanh Ngân 1 Tóm tắt: Mạc Thiên Tích là nhà thơ lớn của Việt Nam thế kỷ 18, cũng là nhà thơ tiên phong đặt nền móng cho văn học Hán Nôm Nam Bộ. Thơ văn của ông và của các thành viên Tao đàn Chiêu Anh Các do ông sáng lập dù còn sót lại không quá nhiều, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh đời sống văn hóa, văn học của nho sĩ trí thức Nam Bộ thời kỳ đầu mở cõi. Thông qua việc khảo sát, phân tích các tác phẩm văn học Hán Nôm của Mạc Thiên Tích, bài viết này đã chỉ ra bốn đặc điểm nội dung chính trong thơ văn Hán Nôm của ông, đó là (1) Ca ngợi thắng cảnh vùng đất Hà Tiên qua con mắt của nhà thơ gốc di dân; (2) Tái hiện sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong tâm thái của quan trấn thủ, (3) Phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới, (4) Thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của vị chủ soái Tao đàn. Từ đó, bài viết giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn vị trí, vai trò của nhà thơ trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực Đông Á. Từ khóa: Văn học Hà Tiên, Mạc Thiên Tích, Hán Nôm, Tao đàn Chiêu Anh Các. 1 Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn (lớp DH19NV), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: nttngan_19nv@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 149
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 1. Đặt vấn đề Nhiều tư liệu hiện nay thống nhất rằng, Mạc Thiên Tích lúc đầu tên là Mạc Thiên Tứ, về sau đổi thành Mạc Thiên Tích. Cha là Mạc Cửu, người có công đầu trong việc khai phá vùng đất Hà Tiên, người Trung Quốc, mẹ là người Việt. Do đó Mạc Thiên Tích có thân thế khá đặc biệt là người có hai dòng máu Việt - Hoa. Ông là người đủ đức đủ tài, giỏi võ, làu kinh thông sử “tính khí trung nghĩa mà lương thiện, nhân từ mà dũng lược, tài đức vẹn toàn […] rộng xem kinh điển, đọc hết bách gia chư tử, không sách nào là không xem qua […] lại giỏi cả binh pháp, lục thao và tam lược đều tinh tường.” [2 .23] Sau khi cha mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha tiếp tục giữ trấn Hà Tiên, tước Tông Đức Hầu. Theo Từ điển Văn học (bộ mới): “Mạc Thiên Tích có công xây dựng dân binh, nhiều lần chống đánh kiên quyết các cuộc xâm lược của phong kiến Xiêm La và Chân Lạp” [3, 935]. Vì vậy, Mạc Thiên Tích không chỉ có công xây dựng mà còn có công trấn giữ nơi đây, tạo sự ấm no cho cuộc sống người dân. Theo lời tự đề tựa sách Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích: Vào năm Ất Mão (1735), Cửu Lộc hầu Mạc Cửu tạ thế, vào mùa xuân năm Bính Thìn (1736), chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Thiên Tích kế tập theo cha, phong làm Đô đốc trấn Hà Tiên, tước Tông Đức hầu. Cũng trong mùa xuân này, có một danh sĩ tên là Trần Trí Khải, tên tự là Hoài Thủy từ Quảng Đông, Trung Quốc sang chơi Hà Tiên. Mạc Thiên Tích rất xem trọng và hậu đãi làm khách quý, vốn cả hai đều giỏi và yêu thích văn chương, nên cùng nhau sớm tối xướng họa, ngâm vịnh. Nhân đó, Mạc Thiên Tích lấy mười bài thơ vịnh của mình tự sáng tác về mười thắng cảnh của Hà Tiên đưa cho Hoài Thủy xem và yêu cầu họa vần, ông còn ngỏ ý khai hội tao đàn, dựng văn miếu, mở nhà nghĩa học, hướng tới phát triển sự nghiệp văn hóa cho Hà Tiên. Như vậy, bắt đầu từ mùa xuân năm Bính Thìn 1736, tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên chính thức được vận hành. Chiêu Anh Các không chỉ là một thi phái xướng họa thi văn. Hoạt động của Chiêu Anh Các gồm nhiều mặt: là nơi luận võ, bàn luận chính trị, tôn giáo, lễ nhạc, luận lí,… Đặc biệt Chiêu Anh Các còn là một nhà nghĩa học, tức một trường học dạy học trò không thu phí, xem việc dạy học là một hành vi nghĩa cử. Chính nhờ Mạc Thiên Tích, người đã khơi nguồn cho vùng Nam Bộ được phồn vinh hơn, lấy nhân đức phủ dụ dân chúng và nhờ vậy bốn phương đều được bình yên vô sự. Một Chiêu Anh Các từ trước đến nay chưa từng có, dù ở phía Nam nhưng được sự hưởng ứng của những thi nhân cả trong và ngoài nước. Tất cả họ đều hội họp dưới ngọn cờ Chiêu Anh, cùng góp thành danh tiếng chấn động một phương cho văn học Hà Tiên. 2. Nội dung 2.1. Ca ngợi thắng cảnh vùng đất Hà Tiên qua con mắt của nhà thơ gốc di dân Qua những tập thơ của Mạc Thiên Tích, vùng đất Hà Tiên hiện lên với tất cả vẻ đẹp hùng vĩ của nó, hài hòa đủ màu sắc âm thanh, ẩn chứa trong mảnh đất hữu tình ấy là sức sống mãnh liệt trào dâng của một vùng đất mới khai phá, một vùng đất màu mỡ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 150
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” đầy ắp những hy vọng về một tương lai tươi sáng. Vì thế, những tập thơ của Mạc Thiên Tích không thuần túy bó hẹp trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mà đã vươn lên tầm thời đại. Dưới cặp mắt quân sự của mình, mở đầu tập thơ vịnh cảnh thiên nhiên là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Địa điểm hiểm yếu ở ngay giữa hải cảng Hà Tiên, một hình thể được ví như bức tràng thành thiên nhiên. Kim Dữ lan đào (Đảo vàng chắn sóng): Kim Dữ là hòn đảo vàng, lan là khép cánh cửa lại, ngăn chặn không cho bên ngoài lọt vào bên trong, còn đào là sóng gió, lan đào là ngăn chặn sóng gió từ ngòai khơi không cho lọt vào bên trong cửa biển Hà Tiên. Cảnh Kim Dữ là điểm chiến lược; ở đó tác giả đã cho thấy nét hùng vĩ hiểm yếu của địa thế: Phiên âm Dịch thơ Nhất đảo thôi ngôi điện bích liên, Một dẫy non sông điện bích liền Hoành lưu kì thắng tráng Hà Tiên. Giăng ngang cho mạnh đẹp sông tiên. (Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ) “Thôi ngôi” là một ngọn núi sừng sững đứng cao chót vót, “hoành lưu” ý chỉ giăng ngang, chắn ngang dòng sông. Hai câu thơ đầu đã thể hiện một hòn đảo cao ngất sừng sững đứng vững trên làn nước gợn biếc, chắn ngang dòng sông làm cho cửa biển Hà Tiên thêm phần tráng lệ, tuyệt hảo. Dưới ngòi bút của Mạc Thiên Tích, cảnh núi Bình San hiện ra trước mắt người đọc thật sống động. Bình là tấm bình phong. Bình ở đây cũng như núi Ngự Bình ở Huế, cũng như tiếng “lan đào” của Kim Dữ, ngụ ý che đỡ cho thành nội. Đây không chỉ là cảnh núi non trong các thi ca vịnh cảnh núi non khác. Bởi vì đây là cảnh núi non còn hoang sơ, mang đậm dấu ấn của Hà Tiên. Nơi có những trái núi đặc một sắc xanh, chồng chất màu xanh mơn mởn phì nhiêu của vùng đất mới. Cảnh thứ ba là cảnh Tiêu Tự thần chung, đây là một bức tranh thiên nhiên miêu tả dưới không gian tĩnh mịch của ngôi chùa, nhưng xen lẫn vào đấy là tiếng chuông ngân vang xa thẳm vào buổi sáng tinh mơ. Mạc Thiên Tích đã cảm nhận được cái đẹp của tiếng chuông chùa hòa quyện trong cùng một không gian và thời gian, tạo nên cảnh sắc riêng của Tiêu tự. Cảm nhận này đúng như lời nhận xét của thi sĩ Đông Hồ, đó là cảnh sắc này, tiếng chuông kia đã “làm lắng dịu tâm hồn nao nức, và thức tỉnh tâm hồn mê muội”:[1, 190 ] Với tài vịnh cảnh của Mạc Thiên Tích, Thạch Động lúc này không chỉ đơn thuần là một ngọn núi bên trong có một hang động và có mây khói ngưng tụ, mà nó chính là một cảnh thiên thai đầy linh khí. Khí linh của đất trời, của vạn vật hội tụ về đây tạo thành một cảnh mơ màng mà say đắm lòng người. Thạch Động thời Mạc Thiên Tích là thế. Nhưng ngày nay khi tới Thạch Động cảnh vật đã khác xưa. Năm tháng qua đi khối thạch TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 151
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” nhũ ngay cửa động dường như không còn nhỏ nước, sự lung linh của thạch nhũ trong động cũng không còn. Hơn nữa người ta đã cho xây trong động một ngôi chùa lớn làm choáng hết không gian. Sự khoáng đạt, rộng lớn của động dường như đã mất đi vẻ mĩ miều của nó. Nhưng vẫn may là hậu thế này nay vẫn có thể tận mắt ngắm nhìn Thạch Động, một cảnh đẹp nổi tiếng của Hà Tiên. Cảnh Hà Tiên là như vậy. Nếu như trước đây Hà Tiên chỉ là một vùng đất hoang sơ, rừng rậm bạt ngàn, và đầy bí ẩn. Song do có một hữu duyên nào đó mà cha là Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tích đã bắt gặp và yêu mến nơi đây, họ đã bắt đầu công cuộc khai phá Hà Tiên. Dưới ngòi bút của một nhà thơ gốc di dân, cảnh Hà Tiên đã biến thành một cảnh nên thơ, sầm uất và thơ mộng hơn trước đó rất nhiều. Núi non Hà Tiên đúng như Đông Hồ nhận xét, non núi không cao lắm làm người ngắm thấy kinh sợ, cũng không kì vĩ như những cảnh núi non đã được thơ xưa đề vịnh. Mạc Thiên Tích đã cho người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết. Nhờ sự tinh tế và nhạy cảm đó tác giả mới có thể viết nên những vần thơ thiên nhiên đầy màu sắc, âm thanh và tâm trạng đến thế. Tất cả đã tạo nên một nét đẹp riêng cho bức tranh thiên nhiên nước nhà thêm sắc mới. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Mạc Thiên Tích luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Mười cảnh bình dị, không hùng tráng, kì vĩ, không choáng ngợp hay bí ẩn mà có cái gì đó thật gần gũi và thân thương. 2.2. Tái hiện sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong tâm thái của quan trấn thủ Hòa cùng phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống của người dân vùng biển hiện lên đầy sự yên bình và nhàn nhã, điều này được thể hiện rõ nét thông qua những câu thơ đầy mĩ vị của nhà thơ. Đối với người dân vùng biển, nghề ngư phủ là một nghề đặc trưng và là nghề kiếm sống chủ yếu cho người dân nơi đây. Do điều kiện địa lí thuận lợi, nên tài nguyên nơi đây phong phú, quanh năm khí hậu, đất đai đều chiều lòng dân nên người dân không bị thiệt thòi ngày nào. “Khi câu nước trị, khi cày nhà an” (nghĩa là câu cá mà nước vẫn trị, cày ruộng mà nhà vẫn an) (Lộc Trĩ thôn cư) Thật ra, khi nói về làng nghề ngư bạc của thôn dân, nhà thơ đã dành cả một tập thơ là Minh bột di ngư gồm bảy bài Ngư Khê nhàn điếu và một bài phú để diễn tả một cách cụ thể từng chi tiết khi nói về nghề ngư bạc. Những dòng thơ như một khúc ca ngợi cuộc sống nơi đây. Bởi nếu cuộc sống người dân không được ấm no, nhàn nhã thì sẽ không có những cảnh dù đơn giản nhưng lại không dễ nắm bắt được: Phiên âm Dịch thơ Thôn nhĩ nan đầu đa khẩn tuyến, Cá đớp mòi câu dây nhợ thẳng Đình can thiên tế kiến chinh phàm. Cần buông mắt dõi cánh buồm căng Tư luân hải ngoại trương thơ quyện, Tơ giăng cuốn thả ngoài hơi rộng Cổ tiếp thung dung kiểm điếu hàm. Kiểm lại hòm câu gõ nhịp vang (Minh bột di ngư, Lư Khê nhàn điếu kỳ 3, Bản dịch thơ Mộng Tuyết) TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 152
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Vì là nơi có vị trí địa lí đặc biệt nên cuộc sống của người dân Hà Tiên cũng đặc biệt và bình yên đến lạ. Họ mãn nguyện với cuộc sống gắn bó với “lộng khơi” nhưng cũng rất thanh nhã. Ngoài cuộc sống “câu lộng khơi thích tình khơi lộng”, còn có cuộc sống cấy cày của thôn dân và cũng sống trong cảnh thanh bình và nhàn hạ. Cuộc sống của họ có đủ nghề, đủ mọi lứa tuổi, đều có chung cái phong thái thảnh thơi, điềm nhiên, lấy thú vui tâm hồn là chính và họ đã tìm được sự hòa hợp giữa cuộc sống mưu sinh và sự giải trí bên trong tâm hồn. Như bài thơ: Dưới rừng, mấy trẻ mục đồng, Lưng trâu thổi địch, gió lồng theo khe. Tiều đi về dùng dằng chẳng dứt, Cày lân la trưa mặt còn chơi. (Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm) Khắc họa bộ tứ bình ngư, tiều, canh, mục ấy, tác giả Mạc Thiên Tích như muốn cho độc giả thấy rằng dù thôn dân nơi đây làm nghề gì nhưng quy chung ở họ là sự thảnh thơi, an nhàn, ấm no, sung túc. Mục đồng chăn trâu thì đang thổi sáo, tiếng hát và tiếng sáo làm cho người đốn củi không muốn dời chân dù đang trên đường gánh củi về, còn người làm nông thì cứ chần chừ chưa muốn bắt tay vào việc. Người dân nơi đây họ có đủ nghề, đủ mọi lứa tuổi, đều có chung cái phong thái thảnh thơi, điềm nhiên, lấy thú vui tâm hồn là chính và họ đã tìm được sự hòa hợp giữa cuộc sống mưu sinh và sự giải trí bên trong tâm hồn. Cuộc sống nhân dân không chỉ đủ đầy về vật chất mà tình cảm cũng đủ đầy. Họ sống chan hòa, che chở và bao dung lẫn nhau. Đây cũng là một đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta luôn mang trong mình truyền thống tốt đẹp để làm gốc. Tất cả đều hướng đến một tương lai tươi đẹp. Vì thế, tiếng chuông sớm chốn chùa Tiêu cũng không thoát tục mà như hòa nhịp cùng nhịp điệu bình lặng của cuộc sống nơi đây: Khách chùa tiêu, ân cần phật sự, Đêm đêm hằng phân thứ âm dương. (Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Tiêu Tự thần chung, Đông Hồ phiên từ chữ Nôm) Tiếng chuông chùa thường là âm thanh báo hiệu cho sự u nhàn, nhã tịch của chốn Phật môn vốn đã sạch bụi trần, thì tiếng chuông của chùa Tiêu vọng ra lại làm một việc đậm chất nhân sinh là “phân thứ âm dương” để báo hiệu hết đêm đến ngày như để đánh thức nhịp sống bình thường của con người. Vì thế tiếng chuông ấy như chứa đựng cả hơi thở của cuộc đời nơi đây. Nếu thiên nhiên là một bức tranh thủy mặc, có rừng xanh, có núi ngọc, có biển bạc thì cuộc sống người dân nơi đây cũng góp phần không ít để hoàn thiện hơn và tạo nên một điểm nhấn thần thái của bức vẽ. Cuộc sống ấy có hương vị của biển khơi của thú TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 153
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” ngư bạc, có chút gió đồng bằng của thú ngư, tiều, canh, mục. Tất cả đều được Mạc Thiên Tích tô bằng những đường nét chấm phá rực rỡ, tạo nên một Hà Tiên tràn đầy nhựa sống. 2.3. Phản ánh tâm thái tự tin, lạc quan của người làm chủ vùng đất mới Tuổi còn trẻ, Mạc Thiên Tích đã thừa hưởng một sự nghiệp đồ sộ từ cha, làm Tổng trấn Hà Tiên, được phong tước Tông Đức hầu, và giữ vai trò quan trọng đối với chúa Nguyễn, nhận tước lớn của triều đình. Vì vậy, trong thơ tác giả không quên bộc lộ niềm kiêu hãnh của một vị tướng trẻ đang nắm trong tay quyền lực cao nhất ở vùng đất Hà Tiên. Cho nên, trùm lên lòng yêu cảnh vật, yêu thiên nhiên và yêu con người chính là một lòng yêu đời, niềm tự hào với cuộc sống no đủ, phóng khoáng của vùng đất này. Bên cạnh đó, Hà Tiên có vị trí địa lí hết sức quan trọng, vì bất kì thẻ thù nào muốn xâm lược chúa Nguyễn, trước hết phải đụng độ với đội quân của nhà Mạc. Nhận thức được điều đó, Mạc Thiên Tích luôn ngợi ca vùng đất thuộc quyền quản lí của mình “như một nơi hiểm yếu, do thiên nhiên tạo dựng, quân giặc không thể tấn công được”. [4, 325] Dưới sự canh phòng cẩn thận của các binh sĩ, quân giặc không dám có bất kì mưu đồ nào. Nhờ đó mà cuộc sống người dân luôn an bình, hạnh phúc như bài thơ: Phiên âm Dịch thơ Lão đồng thiên địa chung linh cửu, Đất trời bền vững nền linh tú, Vinh cộng yên hà thuộc vọng diêu. Mây khói xa vời nỗi ước ao. (Hà Tiên thập vịnh, Bình San điệp thúy, Đông Hồ dịch thơ) Ngoài ra, Giang Thành dạ cổ đã nói lên sự tự tin trong cách phòng vệ biên giới. Tiếng trống đêm Giang thành là một điều không thể thiếu đối với cuộc sống nhân dân lúc bấy giờ, với mong muốn cuộc sống nhân dân được yên ổn. Trong thơ, tác giả không quên bộc lộ niềm kiêu hãnh của một vị tướng trẻ đang nắm trong tay quyền lực cao nhất ở vùng đất Hà Tiên. Cho nên, thông qua lòng yêu cảnh vật, yêu thiên nhiên và yêu con người chính là một sự yêu đời, niềm tự hào với cuộc sống no đủ, phóng khoáng của vùng đất này, như đoạn thơ dưới đây: Phiên âm Dịch thơ Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước, Đắc thủy ngư long tùy biến hóa, Đá cây san sát khắp ven miền Bàng nhai thụ thạch tự liên phiên. (Hà Tiên thập vịnh, Kim Dữ lan đào, Đông Hồ dịch thơ) Nhắc đến âm điệu lạc quan, độc giả sẽ bắt gặp đây là âm điệu chủ đạo trong thơ văn thời Trần. Âm điệu này ta lại bắt gặp trong tập thơ văn của nhà thơ Mạc Thiên Tích, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 154
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” phải chăng đây là sự trùng hợp? Niềm lạc quan trong thơ văn Mạc Thiên Tích là sự tự hào và mãn nguyện vì những việc đã làm cho miền đất mới. Đó là niềm tự hào của những người mở cõi, của những cư dân vùng đất mới. Sự tự tin, niềm lạc quan ấy dường như được hiện hữu ở khắp nơi, ở hòn đảo trấn giữ cửa ngõ Hà Tiên. Do đó, cả thi phẩm như một bản hợp ca mà núi sông, hồ biển, con người, cảnh vật là những nốt nhạc hòa tấu cho khúc ca an lạc. 2.4. Thể hiện tinh thần quảng giao văn hữu của vị chủ soái Tao đàn Mạc Thiên Tích đóng vai trò là một vị chủ soái. Chính vì thế, ông là người “khơi nguồn” cảm hứng sáng tác cho những thành viên tao đàn của mình. Điều đó đã thể hiện một tinh thần quảng giao văn hữu. Quảng giao văn hữu là mở rộng mối quan hệ sáng tác thơ ca với các thi nhân: Quảng là rộng, giao tức là giao lưu, văn hữu là những người sáng tác văn chương, thơ ca. Đặc điểm của các văn nhân này là họ luôn mong muốn tìm được sự đồng cảm và cùng niềm đam mê yêu thích văn chương, sau đó họ cùng nhau lập nên một tao đàn, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi văn chương cùng nhau. Vì vậy tinh thần quảng giao văn hữu là một tinh thần vô cùng quan trọng trong việc giao lưu giữa những thi nhân có cùng nguồn cảm hứng cùng niềm đam mê với nhau. Đầu tiên, sau khi khởi xướng được những tác phẩm của mình, Mạc Thiên Tích không những đã giới thiệu mười cảnh đẹp Hà Tiên, làm cho thắng cảnh Hà Tiên trở nên nổi tiếng, mà còn thu hút được rất nhiều nhà thơ trong và ngoài nước tham gia họa vần. Mạc Thiên Tích đã “đem vào văn học hình ảnh sông nước biển trời tươi đẹp, với cảm xúc chân thật đằm thắm của những tâm hồn yêu nước thương dân, thiết tha với con người và cảnh vật” [3,154]. “Đó là thơ văn ca ngợi cảnh tượng thái bình thịnh trị, nhân dân no đủ, thảnh thơi, cảnh tượng của những con người cần cù sáng tạo giữ gìn miền biên viễn của Tổ Quốc, bừng bừng hào khí mở nước và thắm thiết tự hào về những thành tích xây dựng, mở mang kinh tế, văn hóa ở quê hương mới Hà Tiên giàu đẹp” [3,154]. Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) là một nhà thơ đất Quảng nhưng có mối quan hệ thi hữu thân thiết với Mạc Thiên Tích, Nguyễn Cư Trinh từng họa lại mười bài thơ trong tập Hà Tiên thập vịnh về sau được Lê Quý Đôn chép lại trong Phủ biên tạp lục. Khi họa thơ Mạc Thiên Tích thì nhà thơ vẫn giữ y về kết cấu với thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng về nội dung thì vẫn còn một chút thay đổi. Khi họa bài thơ Kim Dữ lan đào, Nguyễn Cư Trinh đã biểu lộ một tâm thái khá sâu sắc, bộc trực: Phiên âm Dịch thơ Tinh vệ bán tiêu hàm thạch hận, Tinh vệ chửa tan niềm thạch hận, Ly long toàn ổn bão châu miên Ly long còn náu giấc châu miên. (Họa Kim Dữ lan đào – Nguyễn Cư Trinh, Đông hồ dịch) TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 155
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Nguyễn Cư Trinh đã họa lại cũng với cảnh “Ly long còn náu giấc châu miên”. Có nghĩa là con ly long nằm ôm hòn ngọc ngủ dưới hòn Kim Dữ. Điều này Nguyễn Cư Trinh muốn nói Mạc Thiên Tích có hoài bão, chí lớn như là con giao long nằm đợi phong vân để vẫy vùng trời bể. Ở bài gốc Kim Dữ lan đào “Suy hình hài như thả ngọc phong”, có nghĩa là nhìn hòn Kim Dữ như hòn núi ngọc, trôi nổi trên mặt nước. Không chỉ đề vịnh, khi họa cảnh sinh hoạt sinh hoạt của người dân Hà Tiên. Nguyễn Cư Trinh luôn có khát khao mong muốn người dân có cuộc sống yên bình, ấm no và hạnh phúc cũng giống nhà thơ Mạc Thiên Tích: Phiên âm Dịch thơ Bão noãn bất tri Thiên tử lực, No ấm chẳng nhờ Thiên tử giúp, Phong đăng duy tín Hải thần linh. Mùa nàng duy cậy quỷ thần cho. Cánh vô tô thuế hựu nhàn sự, Sống không sưu thế lòng thư thái, Thái bán nhân xưng cận bách linh. Quá nửa người lên bách thọ đồ. (Họa Lộc Trĩ thôn cư – Nguyễn Cư Trinh, Phạm Ngọc Khuê dịch thơ) Một cuộc sống tự tay nhân dân lao động tạo dựng không cần “Thiên tử” mà chẳng cận “Hải thần”. Chính vì vậy mà nhà đã họa lại bài này với mục đích muốn ca ngợi sự quản lí tài ba của vị chủ soái đã góp phần thúc đẩy cuộc sống nhân dân được đầy đủ, không cần vướng bận chi mà vẫn sống một cách lạc quan, vui vẻ. Qua sự so sánh giữa hai bài thơ gốc và hai bài thơ họa của Nguyễn Cư Trinh ta có thể thấy được dù là họa lại thơ, câu từ khác nhau, nhưng các bài thơ ấy luôn đảm bảo được kết cấu của bài thơ gốc. Bên cạnh đó cũng không được sao nhãng đi nội dung của bài thơ gốc. Thơ họa luôn được đảm bảo nội dung của bài thơ trước đó. Vì vậy, chúng có sự liên kết với nhau không chỉ về mặt hình thức mà còn về cả nội dung của toàn bài thơ. Với tao đàn Chiêu Anh Các, Mạc Thiên Tích là người khởi xướng 10 bài thơ Hà Tiên thập vịnh đầu tiên và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các văn nhân thi sĩ đương thời, đặc biệt là các thi sĩ Quảng Đông Trung Quốc. Do đó, mặc dù chỉ 10 bài thơ của Mạc Thiên Tích được khởi xướng nhưng khi họa thơ, mỗi tác giả đã sáng tác mười bài lại họa lại 10 bài thơ khởi xướng ấy. Như vậy tổng có 22 tác giả xướng họa, hình thành nên tập thơ gồm 220 bài, sau đó Nguyễn Cư Trinh họa thêm mười bài nữa là 230 bài thơ. Chúng ta có thể thấy sự tương tác, hòa quyện chặt chẽ giữa các tác phẩm văn học thời trung đại, nó là môi trường hình thành lên những tác phẩm văn học mới. 3. Kết luận Bằng cặp mắt tinh tế của mình, Mạc Thiên Tích đã giới thiệu cho mọi người trong nước và ngoài nước một vùng biển, núi non, đồng bằng phù du, mỹ tú, một chốn bồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 156
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” lai tiên cảnh của Hà Tiên với mười cảnh đẹp. Bằng tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và yêu nhân dân, Mạc Thiên Tích đã lột tả nên cuộc sống an nhàn, bình yên của người dân xứ biên thùy với sự mãn nguyện cao độ về nghề nghiệp và cuộc sống họ đang có, nơi cha ông đã dày công khai phá xây dựng và phải bỏ ra không biết bao nhiêu gian lao khó nhọc, bao gồm cả việc hy sinh cả bản thân để bảo vệ đất nước. Không những thế, Mạc Thiên Tích còn muốn thể hiện sự kiêu hãnh, niềm tự hào của mình về mảnh đất này, nơi có địa thế hiểm trở, có sự che chắn của hòn đảo nhỏ, về bức bình phong xanh của núi rừng, về thế núi trùng điệp, về tiếng chuông chùa buổi sáng sớm, về tiếng trống cầm canh trong đêm khuya tĩnh lặng, một ánh trăng hiện lên giữa lòng Đông Hồ,… dù ở bất cứ đâu, thi nhân cũng đắm chìm vào với thiên nhiên, phát hiện ra vẻ đẹp hữu tình của non nước, vẻ đẹp giản dị của cuộc sống. Bên cạnh đó, qua những thi phẩm này, ta còn nhận ra cái tôi trữ tình của vị tổng trấn mà cũng là vị thi nhân Mạc Thiên Tích, một tâm thế vô cùng tự tin lạc quan yêu đời, yêu người của nhà thơ với tư cách là người làm chủ vùng đất mới, đó là niềm tự hào của những người mở cõi, niềm tin về một tương lai tươi sáng của người cai quản vùng biên thùy. Những dòng thơ Hán Nôm tươi tắn, trong trẻo tràn đầy sức sống, hy vọng ấy là nốt nhạc riêng trỗi lên ở cuối bản đàn mà nhạc điệu chủ yếu của nó là sự ai oán, phẫn nộ vì cuộc sống nhiễu nhương, tình đời điên đảo đang phủ trùm lên cả nước. Tinh thần quảng giao văn hữu được thể hiện đặc sắc trong thơ văn của ông. Dù chỉ với mười bài vịnh của mình, Mạc Thiên Tích đã thành công trong cuộc hưởng ứng các nhà văn, nhà thơ có cùng chung chí văn chương, cùng nhờ đó các bậc văn nhân dù trong nước hay ngoài nước đã thừa nhận tài năng vịnh cảnh của Mạc Thiên Tích mà tìm về mảnh đất Hà Tiên thơ mộng. Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm về nội dung của thơ văn Mạc Thiên Tích. Có thể nói, những tác phẩm mặc dù ra đời ở nơi Nam thùy xa xôi của đất nước trong thời kỳ đầu khai phá miền Nam, sử học còn chưa phổ quát, đạo của Khổng Tử còn chưa thông tỏ nhưng đã để lại nhiều điểm có giá trị. Qua những tập thơ này, tác giả đã giới thiệu được sự mỹ tú, nên thơ của cảnh Hà Tiên cũng như tinh thần hoan ca, an lạc, nhàn hạ cùng phong thái ung dung, tự tin của một vị quan trấn thủ vùng đất Hà Tiên. Tất cả dù không quá nổi trội, cũng không đặc biệt, nhưng đó là cả thông điệp quan trọng mà Mạc Thiên Tích, người của ngày xưa muốn bộc lộ cho thế hệ của họ, cho tương lai và cả mai sau hãy yêu quý và trân trọng cảnh trí núi sông, từng tấc đất, từng hòn đá bởi chúng đã góp phần làm thành Việt Nam tươi đẹp hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đông Hồ. (1970). Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên. Sài Gòn: Xuất bản Quỳnh Lâm viện Văn nghệ - Hiên biên khảo. [2] Vũ Thế Dinh. (2002). Hà Tiên trấn Hiệp trấn, Mạc thị gia phả. Bản dịch và chú thích của Nguyễn Khắc Thuần, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 157
  10. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” [3] Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá. (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới. [4] Đoàn Ánh Loan. (2003). Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố. Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM. [5] Nhiều tác giả. (1987). 250 năm Tao đàn Chiêu Anh Các. Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang. [6] Nguyễn Văn Hầu. (2012). Văn học miền Nam lục tỉnh tập 2. Nhà xuất bản Trẻ - Thành Phố Hồ Chí Minh. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 158
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0