Phân tích tác phẩm Làng (Kim Lân)
lượt xem 6
download
Bài viết "Phân tích tác phẩm Làng (Kim Lân)" cung cấp cho người đọc thông tin của tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng. Đồng thời, bài viết cũng tiến hành phân tích hình tượng ông Hai - người nông dân chất phác có tình yêu nước nồng nàn. Mời bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tác phẩm Làng (Kim Lân)
- Làng – Kim Lân I. Tác giả Kim Lân Tên thật: Nguyễn Văn Tài Quê: BN. Vị trí:là nhà văn tiêu biểu của văn học VN hiện đại, là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông am hiểu sâu sắc tâm lí cảnh ngộ đời sống sinh hoạt của những người nông dân tần tảo lam lũ nhân hậu và giàu lòng yêu nc. Tập trung miêu tả khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân .Ông viết hay về những thú vui phong lưu đồng ruộng. Ông viết về nông thôn, mảnh đất được nhiều nhà văn cày xới nhưng Kim Lân đã tạo nên trong thế giới văn chương của mình 1 nông thôn trong sáng, đơn sơ, thuần hậu với người quê mộc mạc, ấm áp tình người Truyện của Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện mộc mạc, ngôn ngữ nhuần nhị, dân giã, chất phác, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, lựa chọn chi tiết đặc sắc. II. Tác phẩm Vị trí:là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Kim Lân và văn xuôi kháng chiến chống Pháp viết về đề tài người nông dân. Được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ (1948) HCST: đc vt năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, đăng lên tạp chí văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Ngôi kể: ngôi thứ 3 – khách quan tin cậy. Gợi cảm giác chân thực gần gũi, dễ dàng khai thác tâm lí nhân vật. Linh hoạt thay đổi giữa ko gian này với ko gian khác. Tình huống truyện: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
- Kim Lân miêu tả chân thực tinh tế diễn biến tâm lí tình cảm của ông Hai từ đó làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn ông Hai. Đó là tình yêu làng thống nhất, hòa quện với tình yêu quê hương, đất nước. Và đó cũng là tình cảm điển hình của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. III.Phân tích tác phẩm Mở bài: Hình tượng người nông dân là một dòng chảy lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ta từng biết đến Chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố , Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ cũ, bị áp bức, đè nén, chịu cảnh siu cao, thuế nặng, bị tước đi quyền được sống. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những người nông dân trong chế độ cũ dưới ánh sáng của Đảng đã rũ bùn, thoát khỏi khổ đau, trở thành chủ nhân của nước Việt Nam DCCH. Viết về đề tài này, Kim Lân là người am hiểu sâu sắc tâm lí của người nông dân. Đây là mảnh đất đã được nhiều nhà văn cày xới nhưng Kim Lân đã tạo nên trong thế giới văn chương của mình những trang viết được coi là thần bút, là bảo tàng về người nông dân, làm hiện lên một nông thôn trong sáng, đơn sơ, thuần hậu. Với truyện ngắn làng thông qua hình tượng ông Hai, Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh người nông dân thật thà, chất phác vừa có tình yêu làng tha thiết sâu đậm, vừa có chuyển biến mới trong nhận thức về tình cảm với làng, kháng chiến, cách mạng. Điều đó đã đem lại trong trang sách của ông những hình ảnh đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Thân bài: 1. Ôg Hai là người nông dân thật thà, chất phác, đôn hậu Nhân vật ông Hai gây ấn tượng với người đọc bởi nét chất phác, thật thà. Điều đó được thể hiện qua ngôn ngữ , tâm lí tình cảm của ông. Là người ít học nhưng ông Hai lại có tính thích nói chữ, thích nói những thuật ngữ Cách mạng như phần đông những người nông dân thời bấy giờ. Ngôn ngữ của ông Hai có phần bỗ mã như: “nắng này bỏ mẹ chúng nó. Thì vưỡn. Toàn là sai sự mục đích cả”…
- Tình cảm của ông Hai rất đặc trưng của người nông dân Bắc bộ. Ông hay khoe làng bất kể người nghe có thích hay không. Ông vui cái vui của làng, ông buồn cái buồn của làng, ông thích nói chuyện kháng chiến. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo cũng đọc thầm một mình, không đọc to cho người khác nghe nhờ. Ông thường bàn tán những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến một cách chân thành mộc mạc Với những nét tình cảm, tâm lí, lời ăn tiếng nói chân thực ấy, dường như ông Hai đã từ cuộc đời bước vào trang sách rồi lại từ trang sách bước ra cuộc đời khiến người đọc phải nhớ mãi. 2. Ông Hai là người nông dân có tình yêu làng tha thiết, sâu đậm. Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước, tình cảm cách mạng. Tình yêu làng của ông Hai giống như ngọn lửa cháy sáng theo thời gian, dù là trước cách mạng hay sau cách mạng, dù khi còn ở làng hay khi phải đi tản cư. Tình yêu ấy được thử thách và ngời sáng khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cũng như bao người nông dân khác, ông Hai cũng có một cái làng để mà gắn bó, để mà yêu thương. Ông yêu cái làng Chợ Dầu của ông bằng một tình yêu mộc mạc nhưng bền bỉ, làng Chợ Dầu cần thiết với ông như miếng cơm ăn, ngụm nước uống, manh áo mặc hàng ngày. Làng đã trở thành điều thiêng liêng nhất, gắn bó nhất, như sinh mệnh thứ ha của ông. Bởi thế , mọi vui buồn trong cuộc sống của ông Hai đều gắn với cái làng ấy LC1: Tình yêu làng của ông Hai bộc lộ qua thói quen hay khoe làng. Ông luôn tự hào và khoe về làng dù trước hay sau cách mạng, ông Hai đều nói về làng của mình một cách say sưa, náo nức lạ thường. “Khoe làng” đã trở thành cái tật của ông Hai. Trước Cách mạng, ông khoe về sự giàu đẹp của làng. Làng ông giàu có nhất vùng, cái gì làng ông cũng nhất, cũng đẹp, cũng hơn hẳn làng khác, ăn đứt thiên hạ... Cái tật khoe làng là biểu hiện của tình yêu làng, tự hào hãnh diện về sự giàu đẹp của lg, là biểu hiện của tình yêu làng chân thật, của người nông dân gắn bó bền chặt với mảnh đất quê hương. Sau Cách mạng tháng Tám,
- những người nông dân như ông Hai đã được giác ngộ, cách mạng đã giúp ông nhận ra sự ngộ nhận sai lầm của mình. Vì cái sinh phần mà ông khổ và biết bao người làng ông phải khổ sở. Ô vẫn khoe làng, nhưng ông khoe về tinh thần kháng chiến sôi nổi, dồn dập của làng ông Có thể thấy tình cảm đối với làng quê của ông Hai thật chân thành mộc mạc và đó là nét rất đáng quý ở người nông dân Việt Nam. LC2: Ở nơi tản cư Tình yêu làng của ông Hai còn được bộc lộ qua nỗi nhớ làng. Bởi vậy buổi đầu kháng chiến ông nhất quyết không đi tản cư. Sau này vì hoàn cảnh gia đình, ông buộc phải đi tản cư vì ông hiểu và tâm niệm “tản cư âu cũng là kháng chiến”. Ở nơi tản cư cuộc sống vất vả, khó khăn phải đi ăn nhờ, ở đậu nhưng lúc nào lòng dạ ô cũng nhớ về, hướng về mảnh đất quê hương. Nhớ làng, ông nhớ những kỉ niệm cùng anh em đồng chí kháng chiến sôi nổi, nhớ làng ông thường xuyên nghe ngóng tin tức về kháng chiến từ phòng phát thanh nơi tản cư là lại tiếp tục khoe về làng. Ông khoe mà chẳng cần biết người nghe có chú ý không, chỉ cần nói cho sướng cái miệng, cho đỡ nhớ cái làng của ông. Rõ ràng ô hai chỉ xa làng về khoảng cách địa lí chứ chưa từng xa làng trong tâm trí. Ông Hai yêu làng, làng gắn bó như máu thịt, cần thiết như hơi thở. Bởi thế mọi vui buồn trong cuộc sống của ông Hai đều gắn với cái làng ấy. Từ tình yêu làng mang tính cảm tính, chân thành mộc mạc đã có sự chuyển biến sâu sắc. Tình yêu làng của ông Hai trở nên đặc biệt và hấp dẫn khi nó trở nên cao độ khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây từ một người đàn bà tản cư. Từ đây cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng: tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước, yêu cách mạng. Ông Hai càng yêu làng bao nhiêu thì khi nghe tin làng theo giặc,ông càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu Lúc mới nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, sững sờ như sét đánh ngang tai, cái tin dữ ấy không chỉ làm ông chấn động về thể xác mà còn ám ảnh, day dứt về tinh thần: “cổ ô lão..”. Đang ở đỉnh cao của niềm vui, ông Hai như rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ. Ông tưởng như không thở được, nỗi xấu hổ khiến “da mặt..”, như chính ông là Việt gian theo Tây
- Khi chấn tĩnh lại, bán tín bán nghi, ông cố vớt vát bằng 1 câu hỏi: “liệu có thật không hả bác?”. Nhưng câu trả lời sỗ sàng của người đàn bà tản cư rành rọt và xác thực quá, xác thực cả về thời gian, không gian, tên người (…). Tất cả như một gáo nước lạnh dập tắt toàn bộ hi vọng của ông, khiến ông không thể không tin, trong chốc lát, nỗi xấu hổ, tủi nhục khiến ông Hai không dám nhận mình là người làng Chợ Dầu phải tìm cách đánh trống lảng, lầm lũi ra về. Nếu trước đó ( nêu phần khi ông Hai ra ngoài đường )thì giờ đây (trên đg vè nhà, ô hai ứ cúi gằm mặt xuống mà đi trg khi tiếng chửi lanh lảnh của người đàn bà tản cư vẫn bám riết lấy tâm trí ô. Ô vội vàng ra về trg sự trốn tránh, xấu hổ, đau khổ, tủi nhục, bẽ bàng. Về đến nhà, ông mệt mỏi chán trường, nằm vật ra giường, nhìn lũ con chơi sậm chơi sụi ngoài sân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Ông khóc vì ông tủi thân cho mình, cho những đứa con. Chúng còn bé bỏng, ngây thơ, chúng làm gì nên tội mà pải mang tiếng là trẻ con làng Việt gian bị người ta dẻ dúng, hắt hủi. Càng thương con bao nhiêu, ông càng căm giận bọn Việt gian bán nước làng Chợ Dầu bấy nhiêu, ông nắm chặt hai tay lại và rít lên: “…. “ Ông cảm thấy xấu hổ, tủi nhục, đau đớn như chính ông là người theo giặc. Ông Hai gắn bó với làng Chợ Dầu bằng một tình yêu máu thịt, chính vì thế ông coi danh dự của làng cũng như danh dự của chính mình. Từ đấy trong tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ xâm chiếm, nỗi ám ảnh day dứt, bao nhiêu câu hỏi bủa vây rối bời khiến ông hụt hẫng đến tê dại. Ông cảm thấy mình như cũng mang nỗi nhục của một tên bán nước. Vốn là người năng động, vui vẻ hay nói hay cười, vậy mà những ngày sau đó, ông trở nên lầm lì, ít nói, nỗi ám ảnh khiến ông ngại tiếp xúc và nhiều khi trở nên cáu bẳn. Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu ra khỏi nhà, lúc nào ông cũng sống trong lo âu, thấp thỏm sợ hãi: “một đám đông, năm bảy bla bla..”.Ông luôn sống trong cảm giác mình có lỗi trong việc làng Chợ Dầu theo Tây, tủi hổ trằn trọc, ông cảm như có hàng trăm, hàng nghìn mũi dù dư luận đang chĩa vào ông. Người lớn không dám nói to, trẻ con không dám cười đùa. Lòng tự hào và niềm tin về làng Chợ Dầu của ông bị tổn thương nặng nề. Từng thái độ, cử chỉ, từng ý nghĩ của ông Hai được Kim Lân chú ý khắc họa
- sâu sắc qua những dòng độc thoại nội tâm từ đó toát lên cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa niềm tự hào kiêu hãnh mà ông dành cho làng với nỗi thất vọng tủi hổ khi làng Chợ Dầu theo Tây. Nỗi ám ảnh nặng nề khiến cho ông Hai không chỉ nơm nớp lo sợ mà còn rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi bị mụ chủ nhà lên tiếng đuổi khéo. Tình yêu làng của ông Hai thêm một lần được thử thách khi ông bị mụ chủ nhà đuổi khéo. Lúc này bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu ông. Biết bao nhiêu câu hỏi dội lên trong lòng ông: “Biết đem nhau đi đâu…”. Chính trong lúc tuyệt vọng ấy, ý định đầu tiên xuất hiện trongg tâm trí ông Hai đó là về làng “..” Điều đó cho thấy về làng chính là khát vọng thường trực trong lòng ông Hai bởi về làng là về với nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ ấm, gắn bó máu thịt với ông, là nơi mà trái tim ông dù đi đâu cũng hướng về, ý nghĩ muốn về làng trong lúc tuyệt vọng chính là tiếng nói của tình cảm sự lên tiếng của trái tim ông lão, chứng tỏ làng luôn chiếm vị trí danh dự, linh thiêng nhất, là điểm tựa tinh thần để một người con đi xa như ông Hai dù đi đâu làm gì cũng mong được trở về. Đó chính là biểu hiện tình yêu làng sâu nặng, tha thiết của ông Hai. Tuy nhiên ý nghĩ về làng vừa mới nhen lên thì lập tức có một tiếng nói khác, tiếng nói của lý trí ngăn ông lại. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là đi ngược lại với quyền lợi của đất nước. Từ đó ý chí đã đưa ông đến một quyết định dứt khoát “làng thì yêu thật nhưng làng đã thoe Tây rồi thì phải thù”. Có thể nói đây là 1 trong những quyết định khó khăn nhất, đau đớn nhất, dứt khoát nhất của ông Hai. Từ một người nông dân yêu làng, đi đâu cũng nói, sưa kể về làng, xem làng như máu thịt vậy mà ông Hai quyết định thù làng. Đó là cả một cuộc giằng xé quyết liệt giữa lí trí và tình cảm. Ông Hai không bao giờ hết yêu làng, ông luôn nhớ làng da diết, ao ước khát khao trở về làng nhưng khi làng theo Tây, phản bội cách mạng, phản bội kháng chiến thì lý trí bảo ô phải thù làng nhưng ô vẫn không thôi yêu làng. Điều đó cho thấy tình yêu làng trong lòng ông Hai dù có thiết tha nhưng cũng không thể mãnh liệt bằng tình yêu đất nước. Đó chính là vẻ đẹp trong tâm hồn ông Hai, ông hiểu rằng nước mất thì nhà tan, vì thế ô sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để sống với tình cảm chung của đất nc. Rõ ràng tình
- yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước nhưng tình yêu đất nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình yêu làng. Mặc dù đã quyết định thù làng song sâu thẳm trong tâm hồn ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu và nỗi nhớ làng. Có thể nói tình yêu làng yêu nước càng được bộc lộ rõ trong cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út, đứa con bé bỏng có lẽ không hiểu được những gì ông tâm sự nhưng ông nói với con như để ngỏ lòng mình cho vơi đi những bế tắc, u uất ở trong lòng, nói với con như để minh oan cho mình nữa. Câu chuyện của hai bố con ông xoay quanh chuyện làng chuyện nước – hai mối bận tâm lớn nhất của ông lúc này. Câu hỏi thứ nhất của ông hướng về làng Chợ Dầu, ông hỏi con có thích về làng Chợ Dầu không, hỏi con chính là hỏi lòng mình. Ông muốn nhắc nhở con, muốn khắc cốt ghi tâm trong lòng con một điều giản dị mà rất đỗi thiêng liêng rằng làng là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ông gắn bó mau thịt. Chứng tỏ nỗi nhớ quê lúc nào cũng cồn cào, khắc khoải, da diết trong lòng ông Hai, phải chăng trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy không phút nào nguôi ngoai. Vì vậy lúc nào ông Hai cũng sâu nặng một nỗi nhớ quê hương. Ông hỏi con: “thế con ủng hộ ai?”. Khi đứa con trả lời, ông Hai lại trào nước mắt, ông khóc vì xúc động, vì đứa con đã ngỏ lộ lòng ông, minh oan cho ông. Đối thoại với con nhưng thực chất như ô hai đang độc thoại với chính mình, ngỏ lòng mình, tự minh oan cho mình rằng trong hoàn cảnh nào ông cũng thủy chung son sắc với kháng chiến, với Cụ Hồ. Với ông tấm lòng thủy chung, son sắt với đất nước, với Cụ Hồ, “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Như vậy qua những lời tâm sự của ô với đứa con nhỏ cũng là lời giải bày, minh oan cho chính mính , nhân vật ông Hai đã thể hiện rõ tình yêu làng gắn bó mật thiết với tình yêu nước, tấm lòng thủy chung với cách mạng, với kháng chiến. Đó là những tình cảm, suy nghĩ vừa sâu sắc, cảm động, vừa lớn lao, cao cả. Ta cảm nhận rõ vẻ đẹp của ông Hai rất mực yêu làng, thủy chung son sắc với cách mạng, kháng chiến và ở ông Hai, tình yêu làng quện hòa với tình yêu đất nước. Đó là những tình cảm vừa sâu sắc, cảm động vừa lớn lao cao cả Khi nghe tin làng đc cải chính
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai thêm một lần tỏa sáng khi ông Hai nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu. Cái tin ấy khiến ông Hai vô cùng sung sướng, phấn khởi, tự hào. Nét mặt: từ chỗ u ám, buồn rầu “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...” . Từ chỗ nằm bẹp trên giường, giờ đây ông lật đật đi khoe hết nhà này đến nhà khác. Từ chỗ nín thin thít, tránh mặt mọi người, giờ cái miệng ông cứ bô bô, chưa thấy người đã thấy tiếng. Và phút chốc ông lão như hóa thành trẻ thơ. Có thể nói qua những cử chỉ, nét mặt, tâm trạng, ông Hai đã thể hiện tình yêu làng tha thiết. Nếu như khi nghe tin làng theo giặc, ông xấu hổ như chính mình là Việt gian bán nước thì khi nghe tin cải chính về làng, ông lại phấn khởi, tự hào, sung sướng như mở cờ trong bụng. Có thể nói mọi vui buồn, yêu ghét hay xấu hổ đều gắn bó với làng, đều từ làng mà ra. Tin cải chính ấy đã như cải từ hoàn sinh cuộc đời ông Hai, khơi dậy sức sống trong con người ông lão. Trong phút chốc, ông tươi tỉnh trở lại, ông như hóa trẻ thơ, trở thành người tuyên truyền thông tin lật đật đi khắp làng. Sự xấu hổ tủi nhục, tê tái đã tan biến bởi bao hào hứng phấn khởi trào ra trong lòng ông lão. Trong những điều mà ông Hai khoe với mọi người có hai sự kiện nổi bật. “Tây nó đốt nhà tôi rồi..”. Thoạt đầu nghe tin, ta thấy một điều hết sức phi lý bởi với người nông dân ở làng quê nói chung và người Việt Nam nói riêng, nhà là tài sản lớn nhất, là cơ nghiệp mà cả cuộc đời họ phải chắt chiu dành dụm cả đời mới có được. Nhà là những gì gắn bó thân thuộc, gần gũi nhất, là chỗ trú ngụ che mưa, che nắng, là tổ ấm để đi về. Do đó, nhà bị đốt phải là nỗi đau nỗi tiếc, nỗi xót. Ấy vậy mà ông Hai lại hồ hởi sung sướng, múa tay lên mà khoe. Phải chăng niềm vui tinh thần vì làng ko theo giặc đã lớn hơn cả sự mất mát về vật chất chăng? Cái nhà ông bị đốt đã minh oan cho làng Chợ Dầu, là minh chứng hùng hồn cho tinh thần kháng chiến anh dũng của làng. Đi khoe nhà mình bị đốt cháy rụi, ông Hai đã quên đi nỗi đau riêng, nỗi mất mát riêng để tự hào với sức mạnh chung của làng quê. Ông tự hào vì ngôi nhà nhỏ bé của ông đã góp phần cho kháng chiến, cho cách mạng. Với ông, nhà bị đốt nhưng làng thì còn và đó cũng là danh dự của cá nhân ông. Như vậy, vì danh dự của làng, ông Hai sẵn sàng hi sinh
- cả những gì gắn bó nhất, thân yêu nhất. Chi tiết này đã biểu hiện một cách sâu sắc và cảm động tấm lòng của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Họ sẵn sàng gạt bỏ tình riêng vì nghĩa lớn, sẵn sàng hi sinh đến cả tính mạng vì Tổ quốc. Điều đó cho thấy tình yêu làng của ông Hai đã gắn bó với tình yêu Tổ quốc. Nếu so với Lão Hạc của Nam Cao hay chị Dậu của Ngô Tất Tố trước cách mạng tháng Tám, những người nông dân cả cuộc đời đầu tắt mặt tối trong ruộng vườn thì nhân vật ông Hai đã nhận ra rằng đất nước còn thì làng còn, đất nước mất thì làng cũng mất. Trước niềm vui sướng của ông Hai, ai ai cũng mừng cho ông, đến cả mụ chủ nhà lúc trước còn ghét cay ghét đắng, đánh tiếng đuổi ông đi nhưng khi nghe tin làng Chợ Dầu không phải Việt gian theo Tây, mụ giương tròn hai mắt lên mà nghe, hòa chung niềm vui với gia đình ông Hai. Tối hôm ấy lại như lẽ thường, ông Hai lại sang bên gian bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn để kể cái làng của ông. Ông kể cái chuyện kháng chiến đánh giặc ở làng,tỉ mỉ, rành rọt như thể ông vừa tham gia trận đánh ấy xong thật. Điều thứ hai mà ông lão khoe chính là làng ông không phải làng Việt gian như tin đồn. Làng ông là làng chống Pháp hết sức dũng cảm. Tin này đã rửa nhục cho ông, khiến ông càng thêm tự hào, tin tưởng vào bản chất cách mạng của làng quê ông. Như vậy có thể nói, trái tim của ông Hai đã liền đã hoà cùng nhịp đập với trái tim của làng. *Đánh giá chung: nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai qua một tình huống truyện đặc sắc, đặt nhân vật vào những thử thách bất ngờ, hiểu lầm rồi vỡ lẽ để nhân vật bộc lộ hết nội tâm của mình. Ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc, mang đậm chất nông dân, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Giọng điệu kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh cho thấy Kim Lân quả là một nhà văn am hiểu sâu sắc về tâm lí của những người nông dân chân lấm tay bùn. Nội dung: Có thể nói, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một nhân vật đặc sắc để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí độc giả. Là một người nông dân chất phác nhưng có tình yêu làng gắn với tình yêu đất nc, tình yêu kháng chiến mạnh mẽ, vẻ đẹp của ông Hai là vẻ đẹp tiêu biểu cho người
- nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Họ sẵn sàng đặt cái chung lên trên cái riêng. Chính điều đó làm nên gía trị nhân văn của tác phẩm. Ilia Êrenbua: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIẾT 61 + 62 :LÀNG Kim Lân
6 p | 242 | 24
-
Phân tích vợ nhặt của Kim Lân
6 p | 270 | 20
-
Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
4 p | 334 | 15
-
Bài viết số 6 lớp 9 - Lính Chì
5 p | 247 | 13
-
Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân -người được yêu mến, gắn bó với làng quê của mình.
8 p | 123 | 7
-
KIM LÂN VÀ TRUYỆN NGẮN “ VỢ NHẶT”
25 p | 110 | 5
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 194 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn