Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp - Nguyễn Thị Yến
lượt xem 3
download
Tài liệu thông tin dàn ý chi tiết, bài văn mẫu phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô Lô Khốp thông qua tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để hiểu hơn về tác phẩm Số phận con người và diễn biến tâm lý nhân vật Sô Lô Khốp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp - Nguyễn Thị Yến
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn MS785 - Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp Author : Viết Văn Categories : Bài viết của cộng tác viên, Văn mẫu lớp 12 MS785 - Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, sự nghiệp sáng tác: Nhà văn Nga lỗi lạc từng đạt giải Nobel với tác phẩm “sông Đông êm đềm” Giới thiệu chung về tác phẩm “Số phận con người”: truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn, đánh dấu bước phát triển mới cho nền văn học Xô Viết. Truyện ngắn nói về câu chuyện cuộc đời của một cựu chiến binh Nga tên là Shocolop và bé vanina. đoạn trích thuộc phần cuối của truyện ngắn. 2. Thân bài: 2.1: Tội ác của chiến tranh và ý chí kiên cường của những con người Nga. a. Số phận người lính Shocolop: Trước chiến tranh: là một người đàn ông có một người vợ tuyệt vời, có một gia đình êm ấm hạnh phúc. Trong chiến tranh: là một người lính Nga kiên cường, khí phách. Dù có đứng trước đầu súng của kẻ thù vẫn không run sự và van xin. Hi sinh quá nhiều cho chiến tranh về cả thể xác lẫn tinh thần: cơ thể bị thương 2 lần do bom đạn. Mất vợ và hai con đều do bom đạn của chiến tranh. Sau chiến tranh: Không vợ con, không nhà cửa, không hi vọng về quê hương. Trở thành kẻ lang, phải ăn nhờ ở đậu nhà bạn, chìm đắm trong men rượu để trốn tránh quá khứ và quên đi Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn những tổn thương.
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn b. Số phận cậu bé Vania: Không còn cha mẹ, không có người thân và cũng không có nhà để về. Hằng ngày ăn xin ở quán giải khát. 2.2: Tình cảm yêu thương của những con người ở tận cùng đau khổ chiến tranh đã tìm đến với nhau và chữa lành cho nhau những tổn thương: Hành động nhận nuôi bé Vania của Socolop: có tính bộc phát, không có sự suy tính và tư lợi cá nhân nào. Mọi thứ xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Bé Vania nhận Socolop làm cha không một chút đắn đo suy nghĩ. Dành cả trái tim non nớt để yêu quý Socolop như thật sự là cha mình: ôm chặt, áp chặt má và người cha. Lúc nào cũng quấn quýt theo chân, thiếu vắng thì sẽ khóc cho đến khi gặp mới thôi. Hai vợ chồng người bạn của Socolop cũng đón nhận bé Vania và người đồng đội cũ không chút khó chịu. Họ thực sự hạnh phúc và vui lây niềm vui của Socolop. Nhiệm vụ chung của mọi người sau chiến tranh đó chính là xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc và chăm sóc cho những đứa trẻ như Vania, những đứa trẻ không may trở thành nạn nhân bất hạnh nhất của chiến tranh. => Socolop nén nỗi đau riêng tư để cố gắng đem lại một hạnh phúc trọn vẹn hơn cho cậu bé Vania. Một tinh thần Nga kiên cường, bản lĩnh, dũng cảm và một trái tim nga ấm áp, giàu lòng vị tha. 2.3: Cảm xúc của người dẫn chuyện: cảm phục và ngưỡng mộ người cựu chiến binh. Bên cạnh đó cũng thương xót cho số phận của hai con người trở thành nạn nhân của chiến tranh. đó cũng chính là cảm xúc của tác giả dành cho những số phận con người sau chiến tranh. 3. Kết luận: Xa lạ với cái kết có hậu, không tô hồng hiện thực. Truyện lồng trong truyện: tạo nên cách nhìn khách quan, cho thấy mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải phản ánh đươc cuộc sống. Bài văn tham khảo Văn học Nga là một trong những nền văn học có ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sáng tác của các nhà văn của Việt Nam. Rất nhiều văn nghệ sỹ Việt Nam đi du học và tiếp xúc với Tàinhững xusẻhướng liệu chia sáng tác nổi bật của văn học Nga thời kì đổi mới. Trong đó phải nhắc đến tại https://vietvanhoctro.vn phong cách sáng tác của nhà văn Nga lỗi lạc Sholokhov. Ông là một trong những nhà văn đi
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn đầu trong xu hướng viết truyện ngắn với cốt truyện mở, nói không với những cái kết màu hồng. Sholokhov nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết để đời như Truyện sông Đông, sông Đông êm đềm,... hay truyện ngắn nổi danh như “số phận con người”. Khác với nội dung của những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn “số phận con người” mang nội dung khá cô đọng nhưng ý nghĩa mà nó mang lại là vô cùng lớn. “số phận con người” truyền tải đến người đọc đúng như cái tên của nó: nói lên số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội, bị chính cuộc đời vùi dập đến tận cùng đau khổ. Đoạn trích được đưa vào chương trình văn học lớp 12 là đoạn kết của truyện ngắn, cũng là phần mang nhiều suy nghĩ nhất cho người đọc về tình người và cái giá quá đắt phải trả sau một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhân vật Socolop được nhiều nhà phê bình văn học cho rằng được xây dựng như một hình tượng anh hùng sử thi. Bởi vẻ đẹp phi thường, ý chí kiên cường và lòng yêu thương con người của anh ta biểu trưng cho tính cách Nga, con người Nga thời bấy giờ. Truyện ngắn tập trung kể về số phận của một người lính Nga đã hi sinh quá nhiều cho chiến tranh, hi sinh tất cả cho cuộc chiến phi nghĩa cuối cùng khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống không bao giờ trở lại bình yên như trước nữa. Anh ta mất nhà cửa, mất đi vợ và hai con bởi bom đạn chiến tranh, mất luôn mục đích sống và trở về với quê hương. Từ một người dân rất bình dị, có cuộc sống bình dị và một gia đình yên ấm, cuối cùng anh ta chẳng còn gì cả. Sống một cuộc sống tạm bợ, ngập trong rượu bia để quên đi thực tại và quá khứ đau buồn. Hạnh phúc ấm no không phải là sản phẩm cuối cùng của chiến tranh bởi khi chiến tranh kết thúc người trực tiếp bị tổn hại vẫn là nhân dân của họ. cuộc sống đang yên ổn, hạnh phúc. Họ đột nhiên phải ép mình cầm súng, ép mình biết đánh trận. Sau cùng, hòa bình về nhưng yên ổn và hạnh phúc chẳng còn như trước, có khi còn tệ hơn. Kết cục, chiến tranh như một vòng luẩn quẩn vô nghĩa và chẳng mang lại lợi ích gì cho con người. Chiến tranh đâu chỉ cướp đi cuộc sống tươi đẹp của Socolop mà còn cướp đi cuộc sống tươi đẹp của rất nhiều người khác, trong đó có gia đình của bé Vania. Cậu bé không còn gia đình, không có nhà để về và cũng chẳng thể làm gì đó để nuôi sống bản thân vì cậu quá nhỏ để có thể nghĩ đến tương lai hay lo cho cuộc sống hiện tại. Nếu so sánh giữa hai số phận một già và một trẻ này thì có thể thấy ít ra Socolop còn có thể lựa chọn cách sống của mình. Ít ra ông ta còn biết làm việc để nuôi bản thân và để tồn tại những ngày tháng còn lại của cuộc đời, còn Vania thì không. Có lẽ cũng chính vì lý do đáng thương ấy mà Socolop đã nhận Vania làm con trong giây phút bộc phát của lòng thương người. Anh không do dự, không toan tính thiệt hơn và đã dang rộng vòng tay đón Vania vào lòng mình bằng tất cả những tình yêu thương còn sót lại trong con người đầy rẫy tổn thương. Socolop nén nỗi đau buồn của bản thân để có thể thắp lên một ngọn lửa hạnh phúc khác trong lòng cậu bé Vania. Để khiến một cậu bé cảm thấy yên ấm và hạnh phúc có lẽ sẽ dễ dàng hơn việc ai đó có thể đến và chữa lành tâm hồn đau khổ của anh. Bên cạnh đó, cậu bé Vania cũng nhận người đàn ông nhiều đau khổ ấy là cha mình một cách vô cùng dễ dàng và chân thành. Cậu bé reo lên và ôm chặt lấy cổ Socolop như thể anh ấy Tàithật sự làsẻ liệu chia cha tại đẻ của cậu. Mặc dù trước đó cậu bé vẫn ý thức được rằng cha mình đã chết do https://vietvanhoctro.vn chiến tranh. Đến giây phút này, tình cảm yêu thương đã xóa mờ những lo lắng, phân vân. Hai
- Viết văn học trò https://vietvanhoctro.vn con người cô độc trong xã hội tìm đến nhau vì tình yêu thương. Việc bé Vania trở thành con trai của Socolop đâu chỉ là niềm hạnh phúc của cậu bé. Nó còn là niềm vui của cả Socolop nữa. Từ một người sống phó mặc cho ngày mai, sống vật vờ cầm cự qua ngày, anh trở thành một người bố tuy vụng về nhưng kiên nhẫn. Anh sống trở nên có trách nhiệm hơn vì bây giờ anh sống không phải chỉ dành cho riêng anh mà còn sống vì đứa con của anh nữa. Nhờ sự hạnh phúc của cậu bé đã lan tỏa vào cuộc sống tăm tối đau khổ của anh nên anh đã bớt đi nỗi đau thống khổ trong tâm tưởng. Anh bớt đau hơn khi nghĩ về số phận của mình, mặc dù vẫn có vài lần anh mơ thấy người thân yêu quá cố của anh trong giấc mộng. Người chiến sỹ vốn không sợ cái chết nay đã biết lo lắng bởi cơn đau thắt trong lồng ngực mỗi lần trở gió bởi anh sợ mình chết đi rồi sẽ chẳng còn ai cho Vania nương tựa. Điều này cũng phải ánh khiếm khuyết sau chiến tranh đó là sự chăm lo cho trẻ em vẫn còn quá ít, còn không ít những đứa trẻ cô đơn, đói nghèo như Vania ngoài kia và không phải ai cũng đủ bao dung và tình yêu vô bờ bến để nhận chúng về nuôi như chàng cựu chiến binh Socolop. Bé Vania được nhận làm con nuôi không chỉ là niềm vui riêng của hai cha con mà còn là một niềm hạnh phúc nào đó của đôi vợ chồng hiếm muộn - bạn của Socolop. Những con người Nga với trái tim bao la và rộng lượng. Họ đã dang rộng tay đón Socolop và rồi họ còn sẵn sàng chào đón thêm một thành viên mới khác là Vania mà không hề dè bỉu hay nghĩ ngợi. Bà chủ lấy đồ ăn cho thằng bé, nhìn thằng bé ăn và khóc trong niềm hạnh phúc. Bà ấy khóc vì hạnh phúc cho đứa trẻ vô gia cư nay đã có gia đình, khóc vì sự tội nghiệp của Socolop và khóc cho bản thân bà nữa. Tựu chung, tất cả những người trong ngôi nhà nhỏ ấy đều mang một trái tim nhiều tổn thương nhưng họ vẫn sẵn sàng san sẻ tình yêu thương của họ cho bất cứ ai cần. Đó chính là tinh thần cao đẹp nhất của những con người trên đất nước Nga. Câu truyện kết thúc ở góc nhìn của người dẫn truyện. Là góc nhìn bao quát và khách quan nhất. Bên cạnh đó tác giả mượn lời của người dẫn chuyện để nói lên tư tưởng của chính mình khi nhìn vào câu chuyện của hai cha con Socolop. Truyện kết thúc mở với lối kết thúc “xa lạ với cái kết có hậu”. Hình ảnh của hai cha con trên con đường nhỏ, một già và một trẻ khiến cho chúng ta cảm thấy cuộc sống này còn quá nhiều điều khó khăn đối với những người tìm lại yên bình từ trong chiến tranh. Trong chiến tranh tổ quốc cần họ, nhưng chiến tranh kết thúc rồi thì tổ quốc lại bỏ mặc họ tự vật lộn với cuộc sống riêng. Nguyễn Thị Yến Tài liệu chia sẻ tại https://vietvanhoctro.vn Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
6 p | 530 | 47
-
Điều gì khiến bạn sợ nhất khi phân tích tác phẩm Vợ Nhặt
14 p | 205 | 14
-
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG
12 p | 171 | 10
-
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 p | 72 | 6
-
Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
7 p | 35 | 5
-
Văn phân tích tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng
14 p | 160 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
2 p | 20 | 3
-
Phân tích tác phẩm Huệ Chi đêm tân hôn của Nguyên Hồng
3 p | 60 | 3
-
Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô Lô Khốp
14 p | 88 | 2
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Ninh
5 p | 25 | 2
-
Phân tích tác phẩm Đô-Xtôi- Ép-Xki của Xvai-Go
4 p | 52 | 2
-
Hóa thân vào nhân vật Phùng để phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
3 p | 53 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương
4 p | 31 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My
8 p | 6 | 1
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT năm 2023-2024 có đáp án - Sở GD&ĐT Phú Yên
6 p | 3 | 1
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chung) năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Kon Tum
2 p | 1 | 1
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Tây Ninh
2 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn