YOMEDIA
ADSENSE
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề “tính cách – thái độ con người”
54
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề “tính cách – thái độ con người” tìm hiểu về những câu thành ngữ bốn chữ thông dụng nhất liên quan đến chủ đề “ Tính cách – Thái độ” để các bạn sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí minh (HUTECH) có thể hệ thống lại và học tập.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề “tính cách – thái độ con người”
- PHÂN TÍCH THÀNH NGỮ BỐN CHỮ TIẾNG TRUNG CHỦ ĐỀ “TÍNH CÁCH – THÁI ĐỘ CON NGƯỜI” Nguyễn Thị Huyền, Lê Thiên Giao Hạ và Nguyễn Thị Thu Phương* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Huỳnh Bích Ngọc TÓM TẮT Thành ngữ bốn chữ tiếng Hán không chỉ có riêng một chủ đề nhất định mà nó bao hàm nhiều chủ đề khác nhau như chủ đề về lao động, tình yêu, học tập,… Và vì sự đa dạng và phong phú đó nên người Trung Quốc sử dụng thành ngữ bốn chữ trong đời sống rất nhiều, nên để có thể hiểu và giao lưu với người Trung Quốc một cách dễ dàng thì sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc phải trang bị cho bản thân những câu thành ngữ thông dụng nhất, nếu hiểu biết càng nhiều thì cách biểu đạt của bạn trong lúc nói và viết sẽ dễ tác động đến người đối diện. Bài viết tìm hiểu về những câu thành ngữ bốn chữ thông dụng nhất liên quan đến chủ đề “ Tính cách – Thái độ” để các bạn sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí minh (HUTECH) có thể hệ thống lại và học tập. Từ khoá: Thành ngữ bốn chữ, tiếng Trung, tính cách, thái độ 1. MỞ ĐẦU Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc có rất nhiều câu thành ngữ, ngạn ngữ, … có chất liệu từ đời sống, hay từ những câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại mà người xưa đã đúc kết ra được những bài học, những triết lý cho cuộc sống. Chỉ riêng về thành ngữ nói chung thì Trung Quốc có các thành ngữ 4 chữ, 5 chữ, hay nhiều nhất là thành ngữ có 14 chữ. Nhưng thông dụng nhất vẫn là thành ngữ 4 chữ, theo số liệu “Khảo sát thống kê thành ngữ mang yếu tố động vật của tiếng Việt và tiếng Trung” của tác giả Đàm Tú Quỳnh và Vũ Nguyễn Minh Thy (năm 2021), tổng cộng có hơn 18.000 thành ngữ, 96% trong số đó là định dạng bốn ký tự, và hiện nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Nhiều từ hàng ngày chúng ta nghĩ rằng nó chỉ là một cụm từ, nhưng nó là một thành ngữ thực sự. Đã có nhiều học giả nghiên cứu thành ngữ 4 chữ tiếng Hán từ nhiều góc độ khác nhau, như đề tài “Bước đầu nghiên cứu thành ngữ đối xứng bốn chữ trong tiếng Hán” được nghiên cứu vào năm 2008. Điều đó cho thấy tần suất người Trung Quốc sử dụng thành ngữ 4 chữ rất nhiều và thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người. Có 3 nguyên nhân chủ yếu mà người Trung Quốc thích sử dụng thành ngữ 4 chữ. Thứ nhất là do số lượng chữ phù hợp với phong cách ngôn ngữ đời thường, không quá dài cũng không quá ngắn, không rườm rà và phức tạp về mặt âm lượng, thích hợp cho mọi người sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Thứ hai là có những thành 3575
- ngữ bốn ký tự tận dụng được tính đối ngẫu và nhịp điệu, có thể bao hàm tất cả về mặt ngữ nghĩa, dùng những câu từ mang tính chất so sánh, ẩn dụ, thể hiện ý của người muốn nói mà không làm mất đi sự lịch sự. Đặc biệt những thành ngữ mang tính chất mỉa mai, châm biếm hay dùng để khuyên răn thì thành ngữ 4 chữ có thể diễn đạt ý nghĩa hoàn chỉnh một cách ngắn gọn và súc tích. Đây là một trong những lý do mà người Trung Quốc thích sử dụng thành ngữ 4 chữ. Lý do thứ ba là liên quan đến “Kinh Thi”, đa số các bài thơ ở trong tập thơ này đều là bài thơ có 4 chữ là chính. Và các từ ngữ trong “Kinh Thi” được người dân Trung Quốc nhiều lần trích dẫn, dần dần trở thành cụm từ cố định, có ảnh hưởng không nhỏ đến ngôn ngữ và văn học Trung Quốc. Đây đều là một trong những lí do mà người Trung Quốc thích và thường xuyên sử dụng thành ngữ 4 chữ. Vì thế, để có thể tiếp xúc và giao lưu cùng người bản địa thì việc bắt đầu làm quen và học thành ngữ 4 chữ là việc không thể thiếu. 2. PHÂN TÍCH CÁC CÂU THÀNH NGỮ BỐN CHỮ TIẾNG TRUNG – CHỦ ĐỀ “TÍNH CÁCH – THÁI ĐỘ CON NGƯỜI”: Tính cách và thái độ con người là những điều chúng ta đã được học và tiếp xúc hằng ngày. Chúng ta dùng những tính từ để miêu tả người khác như “ tốt bụng”, “ lương thiện”, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều thành ngữ bốn chữ có thể biểu đạt ý mà bản thân muốn nói mà không cần phải quá dài dòng. Thông qua cuốn “Từ Điển Thành Ngữ Điển Tích Trung Quốc” của Nguyễn Tôn Nhan, sau đây là 15 câu thành ngữ bốn chữ tiếng Trung được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và văn viết. Bảng 2.1 Phân tích 15 thành ngữ 4 chữ tiếng Trung THÀNH PHIÊN ÂM Ý NGHĨA NGUỒN GỐC GHI CHÚ NGỮ Dùng để chỉ thái độ của Liên quan đến câu chuyện Zuò jǐng guān Ếch ngồi đáy những người có kiến thức, 坐井观天 ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy tiān giếng tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại giếng” tự cao, tỏ vẻ. Dùng để chỉ những người có tính cách bên ngoài hiền Khẩu phật tâm lành nhưng bên trong độc 佛口蛇心 Fó kǒu shé xīn xà ác. Câu mang hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, nhưng trái tim rất xấu xa. 3576
- Dùng để châm biếm những ai coi sự việc ngẫu nhiên là Há miệng chờ Liên quan đến câu chuyện quy luật muôn thuở, không 守株待兔 Shǒuzhū dàitù sung ngụ ngôn “ Ôm cây đợi thỏ” chịu làm việc chăm chỉ, Ôm cây đợi thỏ xảy ra vào thời nhà Tống. chỉ muốn có kết quả bất ngờ. Trong Phật giáo, khi đã tu luyện Bát đạo thì sẽ trở thành bất tử. Vì ở thời điểm đó, vừa không hiểu tiếng địa Thành ngữ này được sử phương của người Hu và 胡说八道 Húshuō bādào dụng trong văn nói và vừa không biết Phật giáo Nói vớ nói vẩn mang ý nghĩa tiêu cực. 胡说乱道 Húshuō luàndào như thế nào. Vì vậy, người Nói bậy Thành ngữ được sử dụng xưa coi những lời người 胡说白道 Húshuō báidào đối với những người nhỏ qnói Hồ chính là những lời hơn hoặc bằng tuổi. nói bậy, vô căn cứ và câu nói đó được truyền cho đến ngày nay và mang ý nghĩa như vậy. Có liên quan đến hai sự kiện lớn trong lịch sử. 乱七: dùng để chỉ "Cuộc nổi dậy của bảy vương Thành ngữ thường được quốc" xảy ra vào thời Tây Lộn xộn dùng trong văn nói và cũng 乱七八糟 Luànqī bāzāo Hán. Rối loạn có thể sử dụng trong văn 八糟: đề cập đến "Cuộc nổi viết. loạn của tám vị vua" nổi tiếng trong lịch sử trong hoàng cung của triều đại nhà Tây Tấn. 3577
- Thành ngữ được trích dẫn từ Thành ngữ này mang ý “Đại Huệ Thiền sư Ngữ 过河拆桥 Guòhé chāiqiáo Qua cầu rút ván nghĩa tiêu cực và thường Lục” của Đại Huệ Tông Cảo dùng chủ yếu cho văn viết thiền sư. Câu thành ngữ mang ý Thành ngữ được trích dẫn từ nghĩa trung tính và giữ Đứng núi này Dịch Đạo Nguyên trong tập 骑马找马 Qí mǎ zhǎo mǎ chức vụ chủ yếu là vị ngữ trông núi nọ 28 cuốn “Cảnh đức truyến hoặc một mệnh đề trong đăng lục”. câu. Được trích dẫn từ câu đầu Biểu thị cho việc chỉ sử Zuò chī shān tiên trong cuốn “Đông dụng mà không làm việc, 坐吃山空 Miệng ăn núi lở kōng Đường Lão” của Tần Kiến thì lâu dần núi bạc cũng sẽ Phủ hết. Thành ngữ có nguồn gốc từ cuốn “Bất ngờ từ giây phút Câu thành ngữ thường Ham ăn biếng 好吃懒做 Hàochī lǎnzuò đầu tiên - 初刻拍案惊奇” được sử dụng trong văn làm của Lăng Mông Sơ vào thời nói. nhà Minh. Thành ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, ẩn dụ cho việc Wú bìng shēn 无病呻吟 Giả vờ giả vịt luôn than phiền, trong khi yín chẳng có chuyện gì đáng buồn xảy ra. Thành ngữ này xuất phát từ Thành ngữ thường được “Sách Lễ • Học thuyết dùng cho cả văn viết lẫn 半途而废 Bàntú'érfèi Bỏ cuộc giữa nghĩa” 《礼记•中庸》 và văn nói hàng ngày và nó chừng “Sách Hậu Hán” mang một ý nghĩa tiêu cực 《后汉书》 (贬义词). 3578
- Thành ngữ có nguồn gốc từ Thành ngữ mang ý nghĩa tập 30 cuốn “Tỉnh thế hằng tiêu cực và thường làm vị 狼心狗肺 Lángxīn gǒufèi Lòng lang dạ sói ngôn” của Phùng Mộng ngữ, định ngữ và tân ngữ Long. trong câu. Thành ngữ được trích dẫn từ cuốn “Triêu Dã Thiêm Tại - Mô tả một người xấu xa và Shòu xīn rén 兽心人面 Mặt người dã thú 朝野佥载” tạm dịch là độc ác, chỉ phẩm chất, miàn “Vương triều và hoang dã” phẩm hạnh của con người. của Đường Trương Trạc Câu thành ngữ chỉ những Thành ngữ trích dẫn trong người sống lang thang, Du thủ du thực tác phẩm “Sách Hậu Hán • Yóu shǒu hào lười biếng, không chịu lao 游手好闲 Nhàn cư vi bất Nguyên Hà Tam niên chiếu xián động. Thành ngữ mang ý thiện chỉ - 后汉书 • 元和三年诏” nghĩa tiêu cực và hàm ý của Trương Nhất Chỉ. chê bai người khác. Ẩn dụ cho những người Thành ngữ được trích dẫn từ dựa vào sức mạnh của cuốn “Hồng Lâu Mộng”, Mượn gió bẻ người khác để đạt được 借风使船 Jièfēng shǐchuán tiểu thuyết nổi tiếng thời măng mục tiêu của chính mình, Thanh, Trung Quốc của Tào lợi dụng người khác để Tuyết Cần làm việc có lợi cho mình. Thông qua bảng 2.1 trên, đây đều là những thành ngữ mang tính tiêu cực, dùng để phê phán thái độ của người đối với sự vật, sự việc nhất định. Ngoài ra, đặc điểm chung của những câu thành ngữ này là đều được trích dẫn từ các tác phẩm văn học, những câu chuyện ngụ ngôn vì thế độ phổ biến của chúng là rất cao. Bên cạnh đó, trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa của hai nước: Việt Nam - Trung Quốc, nếu quan sát và phân tích kỹ, ta có thể thấy được mối quan hệ và sự tương đồng giữa thành ngữ Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất là về mặt dịch thuật: thường sẽ có những câu thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt, chẳng hạn như câu “坐井观天” (Ếch ngồi đáy giếng) hay “过河拆桥” (Qua cầu rút ván). Tuy vậy, một số thành ngữ ở Trung Quốc khi được dịch sang tiếng Việt thì ít nhiều có sự thay đổi về mặt ý nghĩa hoặc phải dùng những từ ngữ phù hợp với văn 3579
- phong của Việt Nam, ví dụ: “有志竟成” có nghĩa là “Hữu chí cánh thành” nhưng nếu dịch sang tiếng Việt mà để nguyên gốc sẽ rất khó hiểu, vì thế câu này sẽ được dịch là “Có chí thì nên”. Thậm chí có một vài câu thành ngữ gốc Hán khi được dịch sang tiếng Việt phải chuyển vị trí chữ Hán hoặc thay một số chữ Hán khác cho phù hợp với tiếng Việt, ví dụ: Bảng 2.2. So sánh vị trí chữ của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 通情達理 - Thông tình đạt lý 透情達理 - Thấu tình đạt lý 入鄉隨俗 - Nhập hương tuỳ tục 入家隨俗 - Nhập gia tuỳ tục Nét tương đồng thứ hai là về trường ngữ nghĩa. Trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Trung Quốc thường sẽ tồn tại hai tầng nghĩa là nghĩa đen (nghĩa khởi nguyên) và tầng nghĩa bóng (nghĩa thành ngữ). Bên cạnh đó, trong tiếng Việt, thành ngữ gốc Hán tồn tại rất nhiều, chúng được du nhập và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay, vì vậy xét về mặt ngữ nghĩa thì ý nghĩa của thành ngữ Trung Quốc và thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt thường sẽ giống hoặc gần giống trường nghĩa với nhau. Ví dụ như “坐吃山空”, thành ngữ tiếng Việt là “Miệng ăn núi lở”, hai thành ngữ đều mang nghĩa chung là chỉ ăn tiêu, sử dụng mà không làm lụng thì dù tài sản có chất cao như núi cũng sẽ hết và ẩn dụ cho những người muốn ăn mà không muốn làm. Thêm một ví dụ khác: thành ngữ Trung Quốc “坐井观天” - “Ngồi giếng nhìn trời” ẩn dụ cho những người có tầm nhìn nhỏ, kiến thức ít ỏi và khi dịch qua tiếng Việt thì thành ngữ tương ứng là “Ếch ngồi đáy giếng” cũng nhằm ám chỉ những người hiểu biết hạn hẹp ngoài ra thành ngữ này còn có một trường nghĩa khác nữa đó là nói đến những người có tính tự cao tự đại, chủ quan và coi thường thực tế. Khi học các thành ngữ trên, người học cần chú ý đến, thứ nhất là việc sử dụng thành ngữ ở hoàn cảnh nào, đối tượng là ai. Thí dụ như thành ngữ “胡说八道”, đối tượng nói đến nên là những người nhỏ tuổi hơn hoặc là bằng tuổi và việc sử dụng thành ngữ này với người lớn sẽ được coi là bất lịch sự. Thứ hai là phân biệt được thành ngữ và tục ngữ. 2.1 PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI TỤC NGỮ Thành ngữ là những cụm từ cố định, được dùng tương đương với từ, cấu trúc ngắn gọn. Còn tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, được sử dụng khá linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, thành ngữ sẽ thường miêu tả tính cách, thái độ của người, sự vật, sự việc; còn tục ngữ sẽ nghiêng về kinh nghiệm, những phán đoán thông qua sự việc nào đó. Do đó thành ngữ sẽ có nguồn gốc xuất xứ, mang sắc thái văn nói lẫn văn viết; còn tục ngữ là những câu nói cửa miệng, sẽ mang sắc thái văn nói nhiều hơn. 3580
- Bên cạnh đó, do các câu thành ngữ có ý nghĩa gần giống nhau, dễ gây ra sự nhầm lẫn dẫn tới việc sử dụng câu không đúng với trường hợp cần dùng, ví dụ “游手好闲” và “好吃懒做” cả hai câu này đều miêu tả người làm biếng, không chịu làm việc. Nhưng nếu phân tích kỹ thì câu “游手好闲” này là miêu tả người rảnh rỗi nên có những hành động không tốt, gây hại cho bản thân và người khác, còn “好吃懒做” chỉ đơn giản là miêu tả về những người ham ăn biếng làm. Vì thế, khi học người học cần phải hiểu kỹ ý nghĩa của câu đó và hiểu rõ nó được sử dụng trong trường hợp nào và khi nào cần dùng. 3. KẾT LUẬN Thành ngữ là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc, là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu được người xưa đúc kết qua nhiều thế hệ. Thông qua thành ngữ chúng ta còn hiểu thêm về nền văn hóa của các nước, từ đó có thể học tập và giao lưu tốt nhất. Thông qua bài báo cáo “Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung – Chủ đề “Tính cách – Thái độ con người”, chúng ta có thể biết được những thành ngữ được sử dụng ở Việt Nam khi dịch sang tiếng Trung như thế nào, có bị biến đổi nghĩa hay không. Bên cạnh đó, bài báo cáo đã chỉ ra rõ những khía cạnh của thành ngữ như cách đọc, ý nghĩa, nguồn gốc, chúng được sử dụng trong trường hợp nào. Từ đó giúp các bạn sinh viên cũng như những người đang học tiếng Trung có thể nhận biết và hiểu sâu hơn về thành ngữ liên quan đến chủ đề “Tính cách – Thái độ”. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đàm Tú Quỳnh, Vũ Nguyễn Minh Thy (2021) Khảo sát thống kê thành ngữ mang yếu tố động vật của tiếng Việt và tiếng Trung; [2] Mạc Tử Kỳ (2009) Khảo sát thành ngữ có con số trong tiếng Hán và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt; [3] Nguyễn Văn Bảo (2003) Thành ngữ - Cách ngôn gốc Hán - 725 thành ngữ - cách ngôn thường gặp, Nxb. Đại học Sư phạm; [4] Phan Phương Thanh (2019) Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. 3581
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn