intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích tinh thần thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca

Chia sẻ: Thanh Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

301
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tinh thần Thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca của tác giả Hoài Thanh là khái niệm hoàn toàn mới trong thời đại thi ca lúc bấy giờ. Tinh thần thơ mới của ông xoay quanh chữ tôi. Cái tôi mang ý thức cá nhân, sự rên rỉ, khổ sở,… Tác giả đã đặt Thơ mới vào dòng chảy của thơ ca dân tộc và mối liên hệ giữa hiện tại và quá khứ để lý giải cho sự thành công của phong trào Thơ mới. Bải văn mẫu sẽ giúp các em hiểu được tinh thần Thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích tinh thần thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca

VĂN MẪU LỚP 11: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA - HOÀI THANH

Bài mẫu số 1

Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh biểu hiện rõ nhất ở chữ tôi. Trong thơ cũ là chữ ta, còn trong thơ mới là chữ tôi. Tuy có chỗ giống nhau nhưng vẫn có chỗ khác nhau, đó là điều chúng ta hãy cần tìm hiểu.

 Tinh thần thơ mới là một nội dung nổi bật được Hoài Thanh nói lên thật sâu sắc trong phần cuối bài tiểu luận "Một thời đại trong thi ca".

Sau khi chỉ ra hình dáng câu thơ, nhạc điệu câu thơ, sự mềm mại, chỗ ngắt hơi, phép dùng chữ, phép đặt câu,... của thơ mới, ông nói rõ tinh thần thơ mới là điều quan trọng hơn ta hãy đi tìm. Ông đưa ra một tiêu chí là "phải sánh bài hay với bài hay"; ông chỉ ra sự kế thừa của sự vật là "Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ". Vì các thời đại vẫn nối tiếp theo dòng chảy thời gian nên “muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".

Tinh thần thơ mới theo Hoài Thanh biểu hiện rõ nhất ở chữ tôi. Trong thơ cũ là chữ ta, còn trong thơ mới là chữ tôi. Tuy có chỗ giống nhau nhưng vẫn có chỗ khác nhau, đó là điều chúng ta hãy cần tìm hiểu.

Bài mẫu số 2

1. Đặt vấn đề:

  • Hoài Thanh (1909 – 1982) là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông họạt động chủ yếu trong ngành văn hoá – nghệ thuật. Ông từng giữ nhiều chức vị quan trọng và là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hội nghệ thuật.
  • Thi nhân Việt Nam là công trình được đánh giá là xuất sắc nhất của ông. Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam. Đó là bản tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới. Đoạn trích thuộc phần cuối của bài tiểu luận. – Phân tích đoạn trích, chúng ta sẽ hiểu được tinh thần thơ mới trong tiểu luận mà tác giả muốn gửi đến độc giả.

2. Giải quyết vấn đề:

  • Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới
  • Khi nói về cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới, tác giả đã viết: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy”. Như vậy, theo tác giả sự xáo trộn làm cho việc lựa chọn bài để so sánh, đề hiểu được tinh thần thơ mới là không phải dễ.
  •  Tác giả đã đặt thơ mới vào trong dòng chảy của thơ ca dân tộc để thấy hết sự khó khăn để hiểu tinh thần thơ mới: “Trời đất không phải dựng lên cùng một lần với chúng ta, hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. Cái cũ, cái mới không thể phân biệt được một cách rạch ròi nên việc hiểu đầy đủ, rạch ròi về thơ mới tất yếu phải gặp khó khăn.
  • Tác giả đã chỉ ra cách nhận diện thơ mới và thơ cũ: Tác giả khẳng định phải so sánh những bài thơ hay với những bài thơ hay, so sánh đối chiếu giữa thời đại với thời đại một cách khái quát.

Bài mẫu số 3

1. Hoài Thanh ( 1909 – 1982) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở tỉnh Nghệ An. Ông viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX, sự nghiệp chính của Hoài Thanh là viếtphê bình tiểu luận. Ông được đánh giá là nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. “Một htời đại trong thi ca” là bài tiêủ luận mở đầu cho cuốn thi nhân Việt Nam 1942, tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới. Phần cuối bài tiểu luận này tác gỉa khái quát tinh thần thơ mới qua nội dung chữ tôi.

2.a. Bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” Hoài Thanh đã điểm lại diện mạo thơ mới sau đó ông đã khái quát về tinh thần thơ mới. Theo Hoài Thanh muốn đánh giá tinh thần thơ mới phải so sánh bài hay với bài hay và phải nhìn vào cái đại thể. Nhìn vào cái đại thể thì thơ mới phản ánh chữ tôi, tức là cái tôi cá nhân, quan niện cá nhân. Khác với thơ xưa chỉ dùng chữ ta “xưa không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình, cái cá nhân cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Dù tóc bbạc đến đâu người ta cũng không dùng chữ tôi mà “họ ẩn mình trong chư ta”.

Thời thơ mới chữ tôi xuất hiện trên thi đàn như một hiện tượng lạ “nó như lạc loài giữa đất khách” bởi nó mang quan niệm chưa từng thấy ở xứ này “quan niệm cá nhân”. Bởi vậy khi chữ tôi xuất hiện “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” thì nó làm cho người ta khó chịu.

b. Sau khi tổng kết về cái tôi cá nhân được bày tỏ trong thơ mới, Hoài Thanh đã đi đến một nhận định khi cái tôi đã quen với mọi người thì nó thật “đáng thương” và “tội nghiệp”.

Ngày trước một số thi nhân như Lý Bạch, Nguyễn Công Trứ tuy dùng chữ tôi ẩn mình trong chữ ta nhưng cái tôi đó vẫn thể hiện một “khí phách ngang tàng” cái khinh cảnh cơ hàn đói khổ. Như Nguyễn Công Trứ đã từng viết

“Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch

Người quân tử ăn chẳng cầu no

Đêm năm canh an giấc ngáy khò khò

Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”

Trong khi đó cái tôi của các nhà thơ mới có gì đó yếu đuối rên rỉ như Xuân Diệu đã viết

“Nỗi đời cơ cực giơ nanh vuốt

Cơm áo không đùa với khách thơ”

Tuy nhiên Hoài Thanh cũng đã có một cái nhìn đúng về sự đáng thương tội nghiệp này của cái tôi thời thơ mới đó là do hoàn cảnh xã hội gây ra. Nnõi yếu đuối đáng thương tội nghiệp của cái tôi thời thơ mới không phải là do các nhà thơ tạo ra mà đó là do hoàn cảnh sống chung, đó là “cái thảm hại cho hết thảy chúng ta”.

 

Trên đây là một phần trích dẫn của ba bài văn mẫu Một thời đại trong thi ca. Để xem toàn bộ nội dung cùa tài liệu, các bạn vui lòng download về máy.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo thêm bài văn mẫu:

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2