intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích truyền thuyết An Dương Vương từ góc độ văn bản học

Chia sẻ: Mai Trần Thúy Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.644
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận truyền thuyết An Dương Vương và tiếp cận truyền thuyết này dưới góc độ văn bản học chỉ là một trong số đó. Phương cách này giúp cho người nghiên cứu đi từ những cứ liệu xác thực, đáng tin cậy để khám phá tác phẩm. Bài viết này không có tham vọng tiếp cận tất cả những vấn đề của tác phẩm mà chỉ đi vào những nét tiêu biểu từ góc độ văn bản học....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích truyền thuyết An Dương Vương từ góc độ văn bản học

  1. Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội Khoa Ngữ Văn ---------------------- BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ BỘ MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TRUYỀN THUYẾT AN DƯƠNG VƯƠNG TỪ GÓC ĐỘ VĂN BẢN HỌC 1
  2. Sinh viên: Thế Thị Thuỳ Dương. Lớp: Văn A K54 Khoa Ngữ Văn ĐH Sư Phạm Hà Nội. Hà nội Tháng 11-200 Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận truyền thuyết An Dương Vương và tiếp cận truyền thuyết này dưới góc độ văn bản học chỉ là một trong số đó. Phương cách này giúp cho người nghiên cứu đi từ những cứ liệu xác thực, đáng tin cậy để khám phá tác phẩm. Bài viết này không có tham vọng tiếp cận tất cả những vấn đề của tác phẩm mà chỉ đi vào những nét tiêu biểu từ góc độ văn bản học. Bài viết gồm 3 phần chính: Vấn đề văn bản và nhan đề truyện, cấu trúc truyện và những yếu tố lịch sử, yếu tố kì ảo trong truyện. 1. Vấn đề văn bản và nhan đề truyện. Văn bản văn học dân gian có tính dị bản. Do đó, trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian điều mà chúng ta không thể không chú ý đó là vấn đề xác định văn bản. 2
  3. Truyền thuyết An Dương Vương có nhiều dị bản, trong đó có 2 bản tiêu biểu hơn cả: 1 Thục kỉ An Dương Vương trong Thiên Nam Ngữ Lục, Nguyễn Tương Ngọc, Đinh Gia Khánh, XNBVH 1958. (bản 1). 2. Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam Chích Quái , bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San, NXBVH 1960.(bản 2). Bản Truyền thuyết An Dương Vương trong sách giáo khoa lớp 10 có gốc tài liệu là bản 2 (trong sách giáo khoa có một vài đoạn bị lược bỏ so với bản gốc). Và hầu như truyền thuyết mà chúng ta thường nhắc đến có nguồn gốc là bản 2. Bản 1 và 2 đều có cùng sườn cốt truyện, các tình tiết cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt một vài chi tiết lịch sử và xoay quanh nhân vật Trọng Thuỷ, Mị Châu. Chi tiết cụ thể Bản 1 Bản 2 Phần mở đầu An Dương Vương thấy Nhân vì tổ phụ ngày trước cầu nghiệp họ Hùng đổ nát nên từ hôn Mj Nương là con gái vua Vân Nam cất quân phá quân vua Hùng, nhà vua không gả cho nên Hùng oán. An Dương Vương bì muốn hoàn thành chí người trước nên cất quân sang đánh. Chi tiết diệt Chỉ lướt qua Kể tỉ mỉ yêu tinh xây 3
  4. thành Xây dựng Trọng Thuỷ chủ động hiến Mưu kế do Triệu Đà nghĩ • • nhân vật kế với vua cha sang làm rể ra, Trọng Thuỷ là người thi Trọng Thuỷ An Dương Vương để mưu hành. đánh. Trọng Thuỷ thực lòng yêu • Đánh lừa Mị Châu có giấc • thương Mị Châu, muốn tìm mộng xấu để đem cả con nàng khi loạn lạc. và nỏ thần quay về nước. Cử sứ giả lừa Mị Châu một • Trọng Thuỷ vì quá thương • lần nữa để dò tìm tung tích nhớ Mị Châu, ngỡ có bóng nàng cùng vua cha khi loạn nàng ở đáy giếng mà gieo lạc. mình xuống chết. Trọng Thuỷ chết vì bị trời • phạt. Mị Châu Xác biến thành đá, máu thành Xác biến thành đá, máu thành ngọc trai. Nàng được rước về ngọc trai thiên cung. Sự khác nhau giữa hai bản thể hiện cách nhìn khác nhau về lịch sử, thái độ đánh giá của nhân dân về các nhân vật lịch sử. Sự khác nhau là do cách nhìn nhận đánh giá của nhân dân Bản 1: thái độ đánh giá Trọng Thuỷ: người gian ác, toan tính ngay từ đầu. Cái chết của Trọng Thuỷ mang tính chất bị trừng phạt, là bản án dành cho kẻ ác. 4
  5. Bản 2: Trọng Thuỷ được nhìn nhận như một người vì đạo làm con mà lỗi đạo làm chồng. Cách nhìn này thể hiện thái độ đánh giá khách quan, nhân văn hơn. Các nhà nghiên cứu vẫn đánh giá bản 2 cao hơn, lựa chọn bản 2 đưa vào giảng dạy trong nhà trường một phần là vì thái độ đánh giá khách quan, nhân bản ấy. Vấn đề đặt ra là: tuy chọn bản 2 làm bản chính trong nghiên cứu và giảng dạy nhưng nhan đề của nó lại là nhan đề của bản 1. Nhan đề của truyền thuyết thường đề cập đến nhân vật chính của nó. Trong truyền thuyết này, nhân vật chính không phải là Mị Châu Trọng Thuỷ, càng không phải là rùa vàng mà là An Dương Vương. Nội dung chính của câu chuyện vì vậy là nội dung đánh giá lịch sử. Trong một thời gian khá dài, nhiều người đã tham gia tranh luận về vấn đề nội dung chính, nhân vật chính của truyền thuyết này. Tạp chí nghiên cứu văn học đã dành hẳn 6 số báo (từ số 12-1960 đến số 6-1961) để bàn về vấn đề này. Trong đó có một số ý kiến đáng chú ý như ý kiến của Song Bân, Hoàng Tuấn Phê ... Nhưng tất cả các ý kiến đều chưa gọi tên được truyền thuyết một cách xác thực nhất, hoặc là gọi theo cách thông thường, Truyền thuyết Mị Châu- Trọng Thuỷ hoặc là gọi theo nguyên bản trong Lĩnh Nam Chích Quái, Truyện Rùa Vàng. Sự kết hợp nội dung của bản 2 và tên gọi của bản 1 trong sách giáo khoa thể hiện quan niệm xác đáng của các nhà soạn giả về truyền thuyết này. 2.Cấu trúc của truyền thuyết An Dương Vương. 5
  6. Phân tích truyền thuyết An Dương Vương, ngoài việc đề cập đến vấn đề văn bản, chúng ta cần quan tâm đến cấu trúc truyện. Câu trúc thông thường của truyền thuyết gồm có 3 phần: Phần 1: sự ra đời kì lạ. Phần 2: hành trạng và chiến công hiển hách. Phần 3: sự hóa thân. Trong truyện này có sự lược bỏ phần 1 mà xây dựng phần 2 và 3. Trong phần hành trạng và chiến công hiển hách xuất hiện môtip quen thuộc trong những truyền thuyết về người anh hùng đánh giặc cứu nước: thánh Gióng, Hai bà Trưng, Nùng Tử Cao… Nếu như các dũng sĩ trong truyện cổ tích dùng vật thần để giết yêu quái cứu người đẹp thì trong truyền thuyết, các anh hùng luôn có chí hướng thu non sông về một mối, giữ yên cho tổ quốc, bảo vệ đời sống cho cộng đồng. Trong truyền thuyết này có những chi tiết đáng chú ý. Lực lượng thần thánh đứng về phía An Dương Vương, trợ giúp An Dương Vương trong mọi tình huống khó khăn nhưng nó không làm nên tất cả. Sự thành công của An Dương Vương là kết quả của sự kết hợp sức mạnh, tài trí của con người và sự phù trợ của thần linh. Việc đánh bại thế lực ma quỉ để xây thành có sự kết hợp của lòng dũng cẩm của An Dương Vương và sức mạnh của Rùa vàng, chế nỏ thần, ngoài sự trợ giúp của thần cũng có sự góp công của Cao Lỗ. Sự thất bại của An Dương Vương cũng không phải hoàn toàn là do đánh mất vật thần mà Rùa vàng ban tặng, nó đã nhem nhóm ngay khi An Dương 6
  7. Vương mất cảnh giác làm thân với Triệu Đà, giao phó cho Mị Châu trông nom nỏ thần, chủ quan khi quân địch kéo đến… Nguyên nhân chính là sự chủ quan khinh địch, phó thác hoàn toàn vào sức mạnh thần thánh của nỏ thần. Sự chiêu thuyết cho Mị Châu ở phần cuối truyện thể hiện rõ thái độ nhìn nhận sự việc của nhân dân. Môtíp hoá thân xuất hiện ở phần cuối truyện. Ở một số truyện cố tích cũng xuất hiện sự hoá thân của nhân vật (Chàng cóc, Tấm Cám …) nhưng đó là sự hoá thân để trở thành những tấm gương đạo đức chói ngời còn truyền thuyết là sự hoá thân thành những thần thánh bất tử. Môtíp này xuất hiện nhiều trong các truyền thuyết, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Thánh Linh Lang… Sự hoá thân của nhân vật ở cuối truyện thể hiện rõ bản chất thiêng liêng của người anh hùng, họ sinh ra từ thiên nhiên và cuối cùng trở về với thiên nhiên. Gióng ra đời một cách kì lạ, đó là sự hoài thai của bà mẹ với cha thiên nhiên. Gióng sau khi hoàn thành nhiệm vụ với đất nước thì bay vút lên trời, hoà với thiên nhiên. Sự hoá thân còn thể hiện tư tưởng của nhân dân, muốn thay đổi kết cục bi thảm của thực tế. Trong tâm tưởng của nhân dân, nhân vật anh hùng không chết, họ luôn bất tử để hiển linh âm phù cho đời sau. An Dương Vương và Mị Châu đều hoá thân thành những mẫu bất tử nhưng ý nghĩa của hai hình mẫu này lại khác nhau. An Dương Vương về thuỷ cung, đó là sự hoá t ân để trở thành một vị thần. Trong tâm thức của nhân dân, ông là người có công lao lớn đối với đất nước, là người anh hùng được tụng ca. Mị Châu hoá thành đá, thành ngọc trai, đó là sự bất tử hoá nhưng gắn với không gian trần thế. Mị Châu ở lại trần gian như một sự hiển 7
  8. hiện về tấm lòng trung trinh trong sáng. Đó là cách nhìn khách quan, vị tha của nhân dân đối với người con gái trung trinh nhưng lầm lạc. 3. Tìm hiểu yếu tố lịch sử và kì ảo trong truyền thuyết An Dương Vương. Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo. Nó được xây dựng dựa trên những cứ liệu lịch sử. Khi mà chữ viết chưa xuất hiện thì những câu chuyện kể truyền miệng ấy là pho sử duy nhất của dân tộc. Pho sử ấy không phải là sự sao chép nguyên dạng, chính xác tuyệt đối, bởi điều mà truyền thuyết hướng đến không phải là diễn sử mà là sự lay động tình cảm và nhận thức của người nghe sau những sự kiện lịch sử ấy (trang 17,6. Trong truyền thuyết An Dương Vương xuất hiện nhân vật, sự kiện lịch sử: An Dương Vương, Triệu Đà, Trọng Thuỷ, Mị Châu … Những sự kiện, biến cố quan trọng trong tác phẩm như An Dương Vương lập nước Âu Lạc, xây thành, đánh thắng quân Triệu Đà, Triệu Đà sang cầu thân rồi nắm giữ được bí mật quốc gia của Âu Lạc, cất quân xâm lược và chiến thắng đều có thực. Sự chân thực không chỉ nằm trong việc xây dựng những nhân vật, sự kiện có thực trong lịch sử mà còn ở chỗ sự chứng thực về không gian, thời gian. Những địa danh (Âu Lạc, biển Đông) những con số chỉ ngày tháng (năm Hùng Vương, 50 năm) tạo nên những lớp hiện thực lịch sử trong tác phẩm. Trong truyền thuyết cũng xuất hiện những yếu tố kì ảo. Trong truyện này có sự phân luồng rõ của 2 lực lượng kì ảo: Ma quỉ ( gà trắng) và thần thánh (rùa vàng, ông lão phương xa). Điều này thể hiện rõ quan điểm của nhân dân về sự tồn tại của 3 thế giới song song: thế giới ma quỉ, thế giới con người và 8
  9. thế giới thân thánh. Ma quỉ luôn tìm cách hại con người (thành xây xong lại đổ) còn thần thánh giúp con người (rùa vàng bày mưu cho An Dương Vương giết gà trắng, xây thành, làm nỏ thần bảo vệ đất nước, cứu An Dương Vương khi sa cơ). Thế giới con người lại chia thành 2 phía thiện và ác. Thần thánh giúp người thiện chống lại cái ác. Vật thần kì (nỏ thần) cũng chỉ đứng về phía thiện. Trong bản 1 có một chi tiết thể hiện điều này rất rõ. Trọng Thuỷ lấy được nỏ thần, trên đường về nhà thì nỏ tự nhiên rơi xuống biển. Bản 2 tuy không nói rõ nhưng cũng không thấy xuất hiện chi tiết Triệu Đà dùng nỏ thần tấn công lại An Dương Vương dù trong tay Triệu Đà lúc đó đã có nỏ thần. Chi tiết huyền ảo tiêu biểu của truyện là sự hoá thân ở phần cuối truyện: An Dương Vương được rùa vàng đưa về thuỷ cung, Mị Nương sau khi bị vua cha giết thì xác biến thành đá, máu thành ngọc trai (trong bản 1 có chi tiết Mị Nương được thiên đồng ngọc nữ đón về thiên cung. Nhân vật được bất tử hoá). Trong tâm thức của nhân dân, An Dưong Vương sống mãi trong niềm tự hào về một vị vua đã có công tạo dựng một thời đại huy hoàng trong lịch sử, Mị Châu thì in dấu bởi tấm lòng trinh trắng, thuỷ chung. Cả hai đã trở thành những thánh mẫu trong lòng nhân dân. Chi tiết đem ngọc trai Mị Châu rửa ở giếng nước Trọng Thuỷ thì ngọc sáng ngời lên theo tôi không phải là chi tiết kì ảo. Nó chỉ là chi tiết thêm của nhân dân thể hiện sự cảm thông cho số phận tình yêu của họ. Nhân dân là những người có cái nhìn khách quan, công bằng về những nhân vật lịch sử. Trọng Thuỷ làm trong chữ hiếu nên phá vỡ chữ tình. Một người như Trọng Thuỷ không thể hoá thân thành thánh mẫu như Mị Châu hay An Dương Vương. Hình ảnh giếng nước Trọng Thuỷ là sự nhắn nhủ về mối tình không vẹn toàn, thể hiện sự thương cảm của nhân dân đối với tình yêu trong cơn loạn li. Đúng như nhận 9
  10. định của nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại “ nhân dân tỏ ra rất thông rộng rãi, thấu hiểu hoàn cảnh từng người, cảm thông sâu sắc với tấn bi kịch, nhân dân đã tha thứ cho cả Mị Châu, cho cả Trọng Thuỷ nữa” (5,15). Những chi tiết kì ảo trong truyền thuyết có nguồn từ cảm quan thần thoại. Nếu như yếu tố kì ảo trong thần thoại được sử dụng như một phương tiện để kể chuyện thì trong truyền thuyết, nó được sử dụng như một phương thức để thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử của nhân dân. Có gì mâu thuẫn giữa một bên là những chi tiết lịch sử chân thực và một bên là những yếu tố kì ảo hư cấu? Sự chân thực làm nên khung của truyện còn hư cấu tạo nên “đôi cánh thơ và mộng”(theo ý của Phạm Văn Đồng) và hai điều ấy tạo nên diện mạo riêng của thể loại tự sự dân gian này. Như vậy, từ góc độ văn bản học, chúng ta có thể giải mã một số những vấn đề tiêu biểu, lí giải có cơ sở những tư tưởng của nhân dân gửi gắm qua tác phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Lĩnh Nam Chích Quái, bản dịch của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San, NXBVH 1960. 2. Thiên Nam Ngữ Lục, Nguyễn Tương Ngọc, Đinh Gia Khánh, XNBVH 1958. 3. Truyền thuyết Hùng Vương, Nguy ễn Khắc Xương bs và giới thiệu Vĩnh Phú : Chi hội văn nghệ dân gian Vĩnh Phú, 1971. 4. Văn học dân gian Việt Nam B.s: Lê Chí Quế (ch.b), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ. - In lần 3. - H. : Đại học quốc gia, 1998. 10
  11. 5. Tìm hiểu và phân tích truyện cổ Việt Nam, tập 1, NXB Sông Lô, 1955. 6. Tạp chí nghiên cứu văn học số 12, 1960. 7. Tạp chí nghiên cứu văn học số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 1961. 8. Về nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, Chu Xuân Diên,Tạp chí văn học số 5, 1981 9. Bàn thêm về truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thuỷ (xét về phương diện dân tộc học), Trần Quôc Vượng, Tạp chí Văn học số 1, 1965. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2