Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2021-2023
lượt xem 11
download
Nghiên cứu "Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2021-2023" phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2021-2023 trên các khía cạnh: mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, tình hình thanh khoản và khả năng sinh lời. Bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ 2021-2023
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 54. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2023 TS. Trương Thị Hoài Linh* Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2023 trên các khía cạnh: mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, tình hình thanh khoản và khả năng sinh lời. Lý do mốc 2021 được lựa chọn để mở đầu cho khoảng thời gian phân tích vì đây là năm khó khăn và không thành công của Việt Nam trên đường đua tăng trưởng kinh tế do cú sốc nặng nề từ làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong quý III/2021, cũng như do những chính sách phản ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịch chưa hiệu quả và thiếu nhất quán đã góp phần quan trọng làm cho những khó khăn của nền kinh tế trầm trọng hơn. Phần cuối của bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Về phương pháp nghiên cứu, các phân tích và đánh giá sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, mô tả thống kê. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo và website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), báo cáo tài chính trên website của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) và các nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ khóa: an toàn vốn, chất lượng tài sản, ngân hàng thương mại, thanh khoản, sinh lời 1. GIỚI THIỆU Năm 2021 là năm Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn và thách thức chưa từng có. Diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và tính mạng của người dân, tác động nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều rủi ro nghiêm trọng trên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chủ yếu ở khu vực doanh * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 733
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nghiệp bất động sản, gia tăng nóng kèm theo nhiều dấu hiệu rủi ro gia tăng. Các NHTM Việt Nam, một mặt, duy trì hoạt động là một doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng, sinh lời và an toàn; mặt khác, các NHTM hoạt động như là một công cụ tài chính cùng với Chính phủ và NHNN hỗ trợ các đối tượng khách hàng vượt qua khó khăn như: giảm lãi suất huy động và cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm phí dịch vụ… Việc thực hiện song song cả hai vai trò này là không đơn giản. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, ngân hàng có thể hy sinh lợi nhuận, song việc duy trì sự an toàn là bắt buộc trên các khía cạnh an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm: mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, tình hình thanh khoản và khả năng sinh lời. Lý do mốc 2021 được lựa chọn để mở đầu cho khoảng thời gian phân tích vì đây là năm khó khăn và không thành công của Việt Nam trên đường đua tăng trưởng kinh tế do cú sốc nặng nề từ làn sóng lây nhiễm Covid-19 trong quý III/2021 cũng như do những chính sách phản ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịch chưa hiệu quả và thiếu nhất quán đã góp phần quan trọng làm cho những khó khăn của nền kinh tế trầm trọng hơn. Phần cuối của bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Về phương pháp nghiên cứu, các phân tích và đánh giá sử dụng cách tiếp cận tổng hợp, mô tả thống kê. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo và website của NHNN, báo cáo tài chính trên website của các NHTM Việt Nam, các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các đánh giá được đưa ra trên cơ sở so sánh số liệu qua nhiều năm, so sánh với quy định hiện hành và với các nước trong khu vực. 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2023 Đến hết năm 2023, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm NHTM Nhà nước (Agribank và 3 ngân hàng tổ chức theo mô hình TNHH MTV gồm: Dầu khí Toàn cầu, Đại Dương và Xây dựng), 31 NHTM cổ phần (NHTMCP), 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 2 ngân hàng liên doanh. NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã công bố đổi tên thành NHTMCP Thịnh Vượng và Phát triển, đồng thời đổi tên viết tắt và bộ nhận diện thương hiệu. Cùng thay đổi tên tiếng Anh và công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, còn có NHTMCP Bản Việt đổi tên viết tắt từ Viet Capital Bank thành BVBank; và NHTMCP Bưu điện Liên Việt đổi tên viết tắt từ LienVietPostBank thành LPBank. 2.1. Mức độ đủ vốn Các ngân hàng Việt Nam đã và đang cố gắng để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Hệ số CAR đã ghi nhận cải thiện tốt trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng đang từng bước tiến tới những tiêu chuẩn của Basel III và xây dựng một bộ đệm vốn vững chắc cho việc tăng trưởng tín dụng trong tương lai. Song, liên quan đến quy định về mức độ đủ vốn, đến cuối năm 2023, ngành Ngân hàng Việt Nam vẫn tồn tại song song hai quy định gồm: Thông 734
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI tư số 41/2016/TT-NHNN (sau đây gọi là Thông tư 41) tiệm cận theo Basel II và Thông tư số 22/2019/TT-NHNN (sau đây gọi là Thông tư 22) áp dụng đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) chưa đủ điều kiện tính theo Thông tư 41. Nếu Thông tư 41 yêu cầu các TCTD duy trì đủ vốn tự có để bù đắp tổn thất có thể xảy ra đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành thì Thông tư 22 chỉ quy định đủ vốn để bù đắp tổn thất đối với rủi ro tín dụng. CAR của nhóm ngân hàng áp dụng theo Thông tư 41 duy trì xu hướng tăng qua 3 năm và đạt ở mức cao hơn trên 3 điểm phần trăm so với mức tiêu chuẩn. CAR của các NHTMCP luôn cao hơn đáng kể (trên dưới 12%) so với NHTM có vốn Nhà nước (trên dưới 9%). Đến cuối tháng 10/2023, đối với nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 41, tổng vốn tự có của các NHTM có vốn Nhà nước là 617.693,6 tỷ đồng, CAR ở mức 9,56% đã cải thiện hơn so với mức 8,96% ở cuối năm 2021. Đối với các NHTMCP, mặc dù tổng vốn tự có tăng 19,96% so với đầu năm, đạt mức 872.065 tỷ đồng, song CAR đạt 12,13%, cao hơn một chút so với CAR ở cùng thời điểm năm 2021 là 11,88%. Theo kịch bản ngược lại, CAR của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 22 duy trì xu hướng giảm qua 3 năm. CAR của cả nhóm đạt 9,5% vào cuối tháng 10/2023, thấp hơn lần lượt 9,8 điểm phần trăm và gần 1 điểm phần trăm so với cuối năm 2021 và 2022. CAR giảm gần đến mức quy định là 9%. CAR của nhóm này giảm một phần là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và NHTMCP Bảo Việt chuyển sang áp dụng Thông tư 41 từ tháng 01/2023 và NHTMCP Đại chúng chuyển sang áp dụng Thông tư 41 từ tháng 7/2023. Việc chuyển đổi này làm giảm đáng kể vốn tự có của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 22. Mặc dù các nhóm ngân hàng đều vượt mức quy định tối thiểu, ngoại trừ nhóm NHTMCP tính CAR theo Thông tư 41 và NHTM nước ngoài, các nhóm còn lại vẫn duy trì CAR thấp hơn so với mục tiêu trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.1 Theo Đề án này, ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%. Thêm nữa, CAR của các NHTM Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hình 1. CAR của hệ thống ngân hàng Việt Nam và của các quốc gia trong cùng khu vực châu Á Đơn vị: % 25 11.71 19.31 22.6 Việt Nam 20 16 Hồng Kông 15 11.51 11.68 11.82 10 Trung Quốc 17.2 5 10.44 9.5 15.7 Malaysia 0 Thái Lan 2021 2022 2023 17.1 Singapore Nhóm NH áp dụng Thông tư 41 18.3 Phillippines Nhóm NH áp dụng Thông tư 22 19.6 Nguồn: Số liệu thống kê tại website của NHNN và VNDIRECT (2023) 1 Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”, ban hành ngày 08/6/2022. 735
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Để cải thiện CAR lên mức tốt hơn, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc về quản trị rủi ro đối với danh mục tài sản nội và ngoại bảng thì việc gia tăng vốn điều lệ, một cấu phần chủ yếu để tính toán CAR, là mục tiêu dài hơi của các ngân hàng. Việc đạt được mục tiêu này, một mặt, để đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” là: Đối với nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn, vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng. Mặt khác, tăng vốn ở thời điểm hiện tại được kỳ vọng sẽ là biện pháp để ngân hàng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế nhanh chóng phục hồi. Hình 2. Tốc độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2023 Đơn vị: % 80.00 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 Nguồn: Thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng 2.2. Chất lượng tài sản Nợ xấu gia tăng là đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2023. Đây là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và đặc biệt là làn sóng thứ tư với biến chủng Delta trong năm 2021 đã gây ra các tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân. Theo báo cáo của NHNN được trích bởi Cấn Văn Lực (2022), cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm phần trăm so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì con số này là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021, từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) là năm mà Nghị quyết 421 bắt đầu có hiệu lực. Đà tăng nợ xấu của năm 2021 tiếp tục thể hiện rõ nét ở hai năm sau. Mặc dù NHNN không công khai số liệu chính xác liên quan đến tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống mà chỉ nói chung chung là trên 1,9%, tuy nhiên, khi 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) của Quốc hội về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các TCTD, ban hành ngày 21/6/2017. 736
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI thống kê số liệu này trên báo cáo tài chính của các NHTM thì có thể dự đoán tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức trên khá nhiều. Nợ xấu của 28 ngân hàng tính đến ngày 31/12/2022 chiếm 137,501 tỷ đồng trong tổng dư nợ, tăng gần 35% so với đầu năm; chỉ có 5/28 ngân hàng có nợ xấu cải thiện. Cơ cấu nợ xấu trở nên tiêu cực hơn khi gia tăng tất cả các nhóm nợ. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn tăng cao nhất (tăng 55%), kế đến là nợ nghi ngờ (tăng 25%) và sau cùng là nợ có khả năng mất vốn (tăng 14%). Tỷ lệ nợ xấu của 17 trong số 28 ngân hàng tăng so với đầu năm. Nguyên nhân chính của thực trạng trên là những khó khăn trong ngành bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã và đang tác động trực tiếp lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Không chỉ các doanh nghiệp bất động sản, nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ đang phải đối mặt với chi phí lãi vay tăng cao và việc này sẽ gây ảnh hưởng lên khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này. Sự kết hợp giữa khó khăn trong huy động vốn từ các nguồn và khó khăn trong khả năng trả nợ dẫn đến nợ xấu tăng cao là tất yếu. Thực tế này tiếp tục duy trì ở năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu của tất cả các ngân hàng tính đến 30/9/2023 đều tăng so với cuối năm 2022. Tổng nợ xấu tại 27 ngân hàng công bố thông tin tính đến 30/9/2023 là gần 210,238 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm; có đến 9 trong số 27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3%. Xét về cơ cấu nợ xấu, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ (nhóm 4) với tỷ lệ 119%, kế đến là nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 69% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng thấp nhất với 12%. Nợ xấu có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân như: mua nhà, mua xe (ví dụ: VPB, VIB, TPB) có nợ xấu tăng mạnh. Trong khi những ngân hàng theo đuổi chiến lược thận trọng (như VCB, ACB) vẫn đang kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành. Hình 3. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng đến 30/9/2023 Đơn vị: % 30.00 26.33 25.00 20.00 15.00 5.74 10.00 3.514.06 2.79 2.20 1.89 2.64 2.97 3.21 3.68 1.60 1.37 0.77 2.14 2.26 1.21 1.87 1.69 1.21 2.23 2.84 2.94 5.00 2.61 1.40 3.74 3.56 - 30/9/2023 31/12/2022 31/12/2021 Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Mặc dù nợ xấu tăng cao, song các con số này chưa phản ánh hết thực tế do nợ được tái cơ cấu nợ theo các quy định của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thể hiện lần lượt ở Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN và Thông tư số 02/2023/ TT-NHNN (sau đây gọi lần lượt là Thông tư 01, 03, 14 và 02). Chẳng hạn gần đây nhất là 737
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư số 02/2023 đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống (Triệu Minh, 2023). Con số này chắc chắn vẫn đang tăng. Nợ xấu gia tăng nhưng công tác xử lý nợ xấu về cả thực tế triển khai và pháp lý vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Về thực tiễn xử lý nợ xấu, (i) do các doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài làm suy giảm khả năng trả nợ; (ii) thị trường bất động sản vẫn trầm lắng và bất động sản là tài sản đảm bảo chính cho phần lớn các khoản vay. Về khuôn khổ pháp lý, pháp lý liên quan đến cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện, thiếu các cơ chế và chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Hình 4. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng công bố báo cáo tài chính Đơn vị: % 450 450 400 400 350 350 300 300 250 250 200 200 150 150 100 100 50 50 00 31/12/2021 31/12/2022 30/9/2023 31/12/2021 31/12/2022 30/9/2023 Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Hình 5. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Đơn vị: % 160 140 142 160 123 120 140 101 142 100 120 75 73 85 123 80 65 66 100 60 81 101 93.8 64 75 71 73 85 80 40 65 66 20 60 81 93.8 71 0 40 64 20 0 Nguồn: VCBS (2023) Trong khi nợ xấu duy trì xu hướng tăng và ở mức cao kết hợp với khả năng xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn thì dự phòng bù đắp nợ xấu lại duy trì xu hướng giảm trong thời kỳ 2021 - 2023 sau khi đạt đỉnh vào năm 2021. Trên cơ sở nguồn thu tăng trưởng tốt và kiểm soát, tối ưu chi phí, các ngân hàng trong năm 2020 và 2021 có nguồn lực khá lớn để tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; qua đó, một mặt dùng nguồn dự phòng để xóa nợ xấu, mặt khác gia 738
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI tăng “bộ đệm” dự phòng rủi ro tín dụng. Thống kê cho tới cuối năm 2021 đối với các NHTM công bố báo cáo tài chính cho thấy, tổng dự phòng rủi ro tín dụng đã tăng tới 58% trong năm 2021; tỷ lệ bao phủ nợ xấu theo đó tăng rất mạnh, từ 101% cuối năm 2020 lên 142% cuối năm 2021. Như vậy, các ngân hàng đã chuẩn bị trước nguồn lực để xử lý không chỉ các khoản nợ xấu nội bảng mà còn cả các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong các khoản nợ được tái cơ cấu để không bị “sốc” nếu trong tương lai - khi NHNN dừng cơ chế tái cơ cấu trên trong bối cảnh nền kinh tế đã bước sang trạng thái “bình thường mới”. Đa số các ngân hàng đã trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu, sớm trước hai năm so với thời hạn quy định của NHNN theo Thông tư 14. Tuy nhiên, sau khi đạt mức đỉnh thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu bắt đầu đà sụt giảm. Tỷ lệ này tính đến cuối năm 2022 và hết quý III/2023 lần lượt là 123% và 93,8%. 2.3. Thanh khoản Thanh khoản của hệ thống ngân hàng nói chung và nhiều ngân hàng nói riêng có biến động theo hướng lúc dư thừa, lúc căng thẳng nhưng nhìn chung là kiểm soát được và nằm trong giới hạn quy định. Trạng thái thanh khoản dư thừa diễn ra trong năm 2021. Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức thấp hơn nhiều so với mức trần quy định tại Thông tư 22 và Thông tư 08. Tỷ lệ này của cả hệ thống là 23,97%. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) tăng nhẹ lên mức 72,11%. Thanh khoản dồi dào do các ngân hàng cố gắng đa dạng hóa các nguồn vốn ở cả trong và ngoài nước. Nhiều ngân hàng giảm sự phụ thuộc lớn vào nguồn tiền gửi của khách hàng, thay vào đó là nguồn vốn liên ngân hàng và huy động từ phát hành trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, sang năm 2022, cụ thể là những tháng cuối năm, tình hình thanh khoản của hệ thống trở nên căng thẳng hơn thể hiện ở khoảng cách tăng trưởng tiền gửi và tín dụng ngày một nới rộng. Tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ bởi một loạt các yếu tố như: nhu cầu tín dụng phục hồi và việc phản ánh mức độ tăng của giá hàng hóa thì vốn huy động lại tăng với tốc độ thấp hơn đáng kể. Mặc dù các ngân hàng đều đồng loạt tăng lãi suất huy động từ sau khi có quyết định tăng lãi suất điều hành của NHNN vào ngày 22/9/2022, tất cả các NHTM trên thị trường lập tức điều chỉnh tăng lãi suất huy động thêm 0,8 - 1,1%/năm; đồng thời các ngân hàng còn đẩy mạnh chương trình khuyến mãi, cộng thêm lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ cư dân. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng thường xuyên duy trì quanh mức 4 - 5%, thậm chí có thời điểm lên đến 6 - 7%. Dù vậy, chênh lệch giữa số dư huy động vốn và dư nợ đã chuyển sang trạng thái âm kể từ tháng 7/2022. Đến cuối năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt 12,87% so với đầu năm đã vượt xa đáng kể so với tăng trưởng tiền gửi là 5,99% (Tổng cục Thống kê, 2022). Tính đến cuối năm 2022, trong số 27 ngân hàng có đủ số liệu để tính LDR thì có 24 ngân hàng đạt tỷ lệ LDR trên 85%1 và trong số đó không ít ngân hàng có tỷ lệ này vượt mức 100%. Tỷ lệ LDR càng cao cho thấy khả năng sinh lời càng cao nhưng đồng thời rủi ro thanh khoản cũng tăng theo. Tỷ lệ này vượt mức 100% cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang cho vay nhiều hơn nguồn vốn huy động. Thêm nữa và 1 Theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, từ ngày 01/01/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% đối với ngân hàng nhà nước và NHTMCP. 739
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA không kém phần nghiêm trọng là sự suy giảm niềm tin của dân chúng đối với một số ngân hàng. Một loạt các thông tin bất lợi như các vụ án liên quan đến nhân sự của ngân hàng (vụ án Vạn Thịnh Phát); các ngân hàng bán chéo, môi giới các sản phẩm trái phiếu, bảo hiểm dưới hình thức “tiết kiệm linh hoạt” hay “hợp tác đầu tư”… Các thông tin này gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng người gửi tiền, dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt tại tất cả các chi nhánh của SCB trên cả nước. Đồng thời, nhiều khách hàng phát hiện khoản tiền gửi tiết kiệm của mình thực ra đã được đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm do việc tư vấn không chính xác của nhân viên ngân hàng và không rút ra được, gây hoang mang, bức xúc. Các hiện tượng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của một số ngân hàng cũng như thanh khoản trong ngắn hạn, nhất là đối với các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi cao, ít tài sản có tính thanh khoản cao. Vì thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng và vào cuối năm nên đánh giá chung đối với cả hệ thống thì vẫn duy trì ở mức quy định, LDR đạt 74,35% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 25,56%. Sang đến năm 2023, các tiêu cực trên về thanh khoản đã được kiểm soát tốt hơn. Minh chứng cho trạng thái này trước tiên ở các mức lãi suất trên thị trường. Trong năm 2023, NHNN đã liên tiếp có bốn lần giảm lãi suất điều hành bốn lần, qua đó đưa các mức lãi suất điều hành điều chỉnh giảm 0,5 - 2%/năm. Hiện mặt bằng lãi suất huy động niêm yết đã về mức thấp hơn giai đoạn dịch bệnh và còn ít dư địa giảm tiếp. Nhờ các đợt hạ lãi suất, căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng do yếu tố tỷ giá dâng cao vào cuối 2022, do vụ việc Vạn Thịnh Phát và SCB gây ảnh hưởng đến hệ thống, đã bắt đầu giảm mạnh kể từ quý II/2023. Tình trạng dư thừa thanh khoản cũng có thể thấy rõ qua LDR của cả hệ thống và từng ngân hàng tính đến cuối quý III/2023. Tín dụng giảm mạnh với tốc độ tăng trưởng thấp và chậm hơn huy động từ quý I/2023 trong khi lượng tiền gửi khách hàng ghi nhận được tại các ngân hàng vẫn tăng trưởng cho dù lãi suất huy động trong tình trạng giảm liên tục từ đầu năm và hiện tại đã về mức khá thấp, dẫn đến tỷ lệ LDR sụt giảm. 18 trong số 28 ngân hàng có tỷ lệ LDR giảm so với đầu năm; 11 trong 28 ngân hàng có tỷ lệ LDR dưới 85% và 5 ngân hàng có tỷ lệ này vượt 100%. Đối với toàn hệ thống, LDR tính đến cuối năm 2023 đạt 76,04%; các mức này thấp hơn nhiều so với trần tối đa của LDR và 85%. Mặc dù thanh khoản hiện tại của hệ thống ngân hàng đang dư thừa, tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thì lại thấy tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong thời gian tới. Theo thống kê trên website của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của toàn hệ thống đến cuối năm 2023 là 27,74%, tức tăng hơn 2 điểm phần trăm so với đầu năm. Tỷ lệ này của toàn hệ thống đã duy trì xu hướng đi lên liên tục qua các tháng kể từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh lẽ ra các ngân hàng phải tìm cách hạ tỷ lệ này xuống dần để đáp ứng yêu cầu theo quy định mới là 30% tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN (gọi là Thông tư 08) sửa đổi Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn của các ngân hàng. Đáng lưu ý là trong khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn có xu hướng giảm ở nhóm NHTMCP có vốn nhà nước, cuối năm 2023 đạt mức thấp nhất trong thời kỳ 3 năm là 22,77%, thì ngược lại, nhóm NHTMCP tư nhân lại tăng khá mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, đến cuối năm 2023, tỷ lệ này ở nhóm NHTMCP tư nhân đã vọt lên mức 39,87% tăng hơn 9 điểm 740
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, nhóm NHTMCP tư nhân không chỉ để tỷ lệ này vượt qua quy định 30% sắp có hiệu lực vào đầu tháng 10, mà còn vượt luôn quy định hiện hành ở mốc 34% (theo Thông tư 08). Bảng 1. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và LDR của hệ thống ngân hàng Đơn vị: % Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2022 31/12/2023 Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Cả hệ thống 23,97 25,56 27,74 NHTM có vốn nhà nước 27,16 26,17 22,77 NHTMCP 26,31 30,71 39,87 Tỷ lệ tối đa theo quy định 37 34 30 LDR Cả hệ thống 72,11 74,35 76,05 NHTM có vốn nhà nước 81,13 80,64 80,83 NHTMCP 70,22 75,36 77,9 Nguồn: Số liệu thống kê tại website của NHNN Hình 6. LDR của các ngân hàng Đơn vị: % 140 120 100 80 60 40 20 0 VPB VAB VIB OCB ACB EIB SGB NAB TPB BVB STB SHB PGB BHV BID CTG HDB TCB VCB MBB ABB MSB BAB LPB KLB SSB VBB NVB 30/9/2023 31/12/2022 31/12/2021 Quy định Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng 2.4. Khả năng sinh lời NIM của các ngân hàng được cải thiện vào năm 2021, duy trì đà tăng trong năm 2022 nhưng suy giảm trong năm 2023. NIM trong năm 2021 cải thiện nhờ chi phí vốn thấp. Tỷ lệ sinh lời trên tài sản sinh lãi và chi phí vốn của hầu hết các ngân hàng đều giảm và chi phí vốn giảm nhiều hơn tỷ lệ sinh lời trên tài sản (theo VNDIRECT, 2021). Tỷ suất cho vay giảm là do giảm lãi suất cho vay từ ngày 15/7/2021 đến hết năm để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn vì đại dịch theo Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN. Chi phí vốn giảm do kết quả của 3 lần hạ lãi suất điều hành của NHNN trong năm 2020. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 741
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 6 tháng theo thống kê từ các ngân hàng đạt mức 4 - 6%, giảm đáng kể so với mức 10 - 11% của thời kỳ 2010 - 2011 và mức giảm này được xem là mức giảm mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các ngân hàng có tỷ trọng CASA cao trong tổng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng thì đều giữ vững và tăng được NIM. Sang đến năm 2022, chỉ có 8 ngân hàng trong tổng số 27 ngân hàng công bố báo cáo có NIM giảm so với năm 2021. NIM trong năm 2022 có sự phân hóa giữa các ngân hàng do tỷ trọng CASA và danh mục tín dụng khác nhau. Bức tranh tích cực về NIM không kéo dài đến năm 2023. Ngay từ quý I/2023, NIM đã giảm và duy trì xu hướng này cho đến cuối năm đối với hầu hết các ngân hàng công bố báo cáo tài chính. Đến 30/9/2023, NIM toàn ngành giảm xuống 3,51% từ mức 3,81% cuối năm 2022. NIM của tất cả các ngân hàng đều duy trì xu hướng sụt giảm tính từ cuối năm 2022 đến quý III/2023. Có nhiều lý do cho tình trạng này: Nguyên nhân đầu tiên là do chi phí vốn cao khi lãi suất huy động tăng nhanh trong quý IV/2022 và tỷ lệ CASA giảm về mức thấp. Lãi suất huy động tăng cao và lượng vốn huy động lớn vào cuối năm 2022 dẫn đến chi phí trả lãi phát sinh vào năm 2023 tăng. Áp lực chi phí vốn vẫn còn khi những khoản huy động với lãi suất cao có kỳ hạn 1 năm tới cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 mới đáo hạn. Do vậy, các ngân hàng sẽ cần thêm 1 - 2 quý nữa để đưa chi phí vốn về mức tương đồng như các bước đi ở lãi suất điều hành. Thêm một phần quan trọng làm chi phí vốn cao là tỷ lệ CASA giảm so với cuối năm 2022. Theo VCBS (2023), CASA của cả hệ thống đạt mức đáy là 17,6% vào quý I/2023, sau đó đã phục hồi dần lên mức 18,8% vào cuối quý III/2023, song phần lớn các ngân hàng vẫn chưa cải thiện tỷ lệ này so với cuối năm ngoái do tiền gửi không kỳ hạn từ tổ chức kinh tế bị suy giảm mạnh, nên đến cuối năm 2023, CASA chỉ đạt 17,6% với tổng số 15 trong 27 ngân hàng công bố báo cáo tài chính có CASA giảm so với năm trước. Hai nguyên nhân khác đã được phân tích ở trên cũng dẫn đến NIM giảm là tín dụng tăng chậm lại, đặc biệt là tín dụng bán lẻ có tỷ lệ sinh lời cao và sự gia tăng của nợ xấu. Hình 7. NIM của các ngân hàng Đơn vị: % 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 2021 2022 Q3/2023 Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng 742
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 8. CASA của các ngân hàng Đơn vị: % 50 40 30 20 10 0 2021 2022 2023 Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng Có thể nói, trong thời kỳ 2021 - 2023, lợi nhuận tăng trong hai năm 2021 và 2022. Trong đó, năm 2022 là năm có kết quả kinh doanh tốt nhất của các ngân hàng, lợi nhuận tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước (VNDIRECT, 2023). Mức tăng này lớn hơn mức tăng của cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 là 31%. Ngoài nguyên nhân từ phía NIM được cải thiện thì còn có các nguyên nhân như: (i) tổng thu nhập hoạt động tăng do tăng trưởng tín dụng tốt; (ii) thu nhập từ phí tăng với hai nhân tố đóng góp chính vào mức tăng trưởng này là doanh thu bancassurance và phí dịch vụ thẻ; (iii) duy trì được tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập hoạt động nhờ đầu tư công nghệ nên tiết kiệm được chi phí liên quan đến giao dịch tại chi nhánh vật lý; (iv) giảm áp lực trích lập dự phòng do nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn đã trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu do Covid-19 vào năm 2021, nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lũy kế đã giảm… Đến cuối năm 2023, tổng lợi nhuận của các ngân hàng tăng 4% so với cuối năm 2022. Mặc dù kết quả kinh doanh của 3 quý đầu năm 2023 không cao, tuy nhiên, lợi nhuận cả năm lại khá khả quan là nhờ giải ngân tín dụng được đẩy mạnh vào tháng cuối cùng của năm. Đến ngày 13/12/2023, tín dụng mới chỉ tăng 9,87% so với cuối năm 2022 nhưng từ ngày 13/12 thì đến 29/12, tức trong 15 ngày cuối cùng của năm 2023, tăng trưởng tín dụng đã nhích lên 3,54% nên tín dụng toàn nền kinh tế năm 2023 tăng 13,71% so với mức cuối năm 2022, lên gần 13,6 triệu tỷ đồng (Khang Di, 2024). Nhờ tín dụng tăng nên tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2023 đạt 67,818 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với cùng kỳ nhờ thu nhập lãi thuần tăng 7%, đạt 121,005 tỷ đồng. 743
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 9. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 STB SHB BID CTG HDB TCB VCB MBB ABB MSB VPB VAB VIB OCB ACB EIB SGB NAB TPB BAB LPB KLB PGB -5000 VBB BVB SSB NVB 2021 2022 2023 Nguồn: Tổng hợp trên báo cáo tài chính của các ngân hàng 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Các phân tích ở trên cho thấy sự bấp bênh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua trên các khía cạnh được phân tích, bao gồm: an toàn vốn, thanh khoản, chất lượng tài sản và sinh lời. Tình hình này được tiếp tục đặt trong bối cảnh nhiều thách thức về vĩ mô ở trong và ngoài nước năm 2024 có thể kể đến như: xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, các thảm họa khí hậu gia tăng, cạn kiệt thanh khoản toàn cầu, thách thức trong điều hành tỷ giá của NHNN, lạm phát gia tăng do biến động giá năng lượng và giá điện, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang rất yếu, dư địa giảm lãi suất điều hành còn khá ít… (Học viện Ngân hàng, 2024). Thêm nữa, một loạt văn bản ra đời cũng đã và sẽ có tác động đáng kể tới hoạt động của ngành. Lấy ví dụ Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2026/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng, với một số quy định mới chặt chẽ hơn về quy trình, hồ sơ, kế hoạch trả nợ các khoản vay mua nhà để ở sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng nếu có biến động mạnh xảy ra đối với thị trường bất động sản, hướng dòng vốn đến các khoản vay lành mạnh và mang tính giá trị cao đối với nền kinh tế, nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng cho vay mua nhà ở trong ngắn hạn. Hoặc các nội dung trong Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi đã được thông qua vào Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội ngày 18/01/2024 đã đưa ra hướng dẫn pháp lý kịp thời cho hệ thống các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết số 42/2027/QH-14 hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023. Các thay đổi được cho là sẽ mang đến sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững cho hệ thống ngân hàng như là: giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông lớn và các bên liên quan nhằm hạn chế sở hữu chéo; giảm giới hạn cho vay đối với khách hàng và người có liên quan giúp đa dạng hóa danh mục tín dụng và hạn chế rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và rủi ro tín dụng cho ngân hàng; cho phép các TCTD tiếp tục áp dụng quy định về quyền chuyển nhượng tại Nghị quyết số 42/2017 đối với những tài sản đảm bảo chưa được xử lý xong sẽ hỗ trợ một phần quá trình xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu; quy định rõ ràng hơn về việc xử lý một phần dự án bất động sản, giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu so với Nghị quyết 42; đưa ra các biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm và xử lý khi TCTD bị rút tiền hàng loạt. 744
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Trong điều kiện vĩ mô và pháp lý trên, một số đề xuất đối với hoạt động của các ngân hàng thời gian tới bao gồm: 1) Nhóm đề xuất nhằm cải thiện thu nhập Các ngân hàng nên tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đa dạng hóa danh mục cho vay nhưng không giảm các tiêu chuẩn cấp tín dụng. Trong bối cảnh Chính phủ và NHNN vẫn theo đuổi chủ trương tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho các doanh nghiệp thông qua duy trì mặt bằng lãi suất thấp trong thời gian tới, các ngân hàng tính toán để giảm lãi suất cho vay để có thể nhận được hạn mức tín dụng cao từ NHNN và gia tăng cạnh tranh. Được như vậy sẽ góp phần cải thiện NIM. Tăng trưởng tín dụng tạo ra nhiều khả năng giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng trong điều kiện khoản tín dụng phải được kiểm soát tốt. Nói cách khác, duy trì chất lượng tài sản tốt là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho thu nhập của ngân hàng, đặc biệt là trong thời gian sắp tới, khi mà tăng trưởng tín dụng vẫn có xu hướng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. 2) Nhóm đề xuất nhằm kiểm soát chi phí Tăng và duy trì tỷ trọng CASA cao trong tổng tiền gửi của ngân hàng nhằm giảm chi phí vốn. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng tiếp tục tập trung vào các giải pháp số hóa các giao dịch để nâng cao chất lượng của các giao dịch, đồng thời, rà soát và đẩy mạnh cấp tín dụng cho hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan nhằm thu hút lượng tiền gửi thanh toán từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp vốn đang bị suy giảm nhiều trong thời gian qua. Không kém phần quan trọng là cần gia tăng tấm đệm dự phòng đối với những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp. Theo nghiên cứu của VINDIRECT (2023), giá cổ phiếu của ngân hàng có phần phụ thuộc nhiều vào diễn biến chất lượng tài sản hơn là diễn biến tăng trưởng lợi nhuận. Do vậy, duy trì một danh mục tài sản an toàn có thể giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững trong dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấn Văn Lực (2022), Bức tranh nợ xấu của ngành Ngân hàng và một số kiến nghị, truy cập lần cuối ngày 05/02/2024 tại 2. Học viện Ngân hàng (2024), Báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2023, truy cập lần cuối ngày 10/02/2024 tại 3. Khang Di (2024), Ngân hàng chinh phục đỉnh lợi nhuận mới, truy cập lần cuối ngày 05/02/2024 tại 745
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. Tổng cục Thống kê (2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022, truy cập lần cuối ngày 10/02/2024 tại https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh- hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/ 5. VCBS (2023), Báo cáo ngành Ngân hàng: Bền bỉ vượt qua khó khăn, truy cập lần cuối ngày 05/02/2024 tại 6. VIDIRECT (2023), Báo cáo ngành Ngân hàng ngày 08/3/2023, truy cập lần cuối ngày 05/02/2024 tại 7. VIDIRECT (2021), Báo cáo ngành Ngân hàng ngày 06/12/2021, truy cập lần cuối ngày 05/02/2024 tại 746
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá thực hiện dự án an toàn giao thông~Value Analysis Connecting (VAC)
6 p | 313 | 48
-
Sổ tay cho cán bộ thực hành Đánh giá tác động của các dự án phát triển tới đói nghèo: Phần 1
143 p | 86 | 16
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của Việt Nam
10 p | 216 | 13
-
Hướng dẫn phân tích và đánh giá chính sách: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Phúc
201 p | 37 | 12
-
Chính sách - Phân tích và đánh giá: Phần 1
201 p | 17 | 11
-
Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
11 p | 75 | 11
-
Chính sách - Phân tích và đánh giá: Phần 2
233 p | 18 | 10
-
Bài giảng Chính sách kinh tế - xã hội - Chương 5: Phân tích và đánh giá chính sách kinh tế - xã hội (Năm 2022)
18 p | 23 | 8
-
Bài giảng Phân tích và quản lý danh mục đầu tư - Chương 4: Đánh giá kết quả hoạt động quản lý danh mục
10 p | 27 | 8
-
Nền kinh tế tri thức: Khung phân tích và gợi ý chính sách cho Việt Nam
11 p | 113 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công (2015-2016) - Vũ Thành Tự Anh
46 p | 94 | 7
-
Hướng dẫn phân tích và đánh giá chính sách: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Văn Phúc
233 p | 11 | 5
-
Lý thuyết và thực tiễn về pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam: Phần 1
116 p | 17 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 2 - Chiết khấu ngân lưu nguyên tắc ra quyết định đầu tư
54 p | 9 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 1 – Vũ Thành Tự Anh
21 p | 29 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công (2012-2014) - Vũ Thành Tự Anh
14 p | 72 | 3
-
Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phần 2 - PGS.TS Đoàn Đức Lương và ThS. Lý Nam Hải
66 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn