Phân vùng sử dụng hợp lý mặt nước Hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 2
download
Bài viết Phân vùng sử dụng hợp lý mặt nước Hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk giới thiệu kết quả phân vùng sử dụng mặt nước Hồ Lắk phục vụ cho mục tiêu sử dụng tổng hợp, đa ngành và bền vững. Kết quả nghiên cứu đã phân chia Hồ Lắk thành 4 khu vực chính bao gồm: Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phục hồi sinh thái - hạn chế khai thác thủy sản, khu vực phát triển, khu vực nuôi trồng thủy sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân vùng sử dụng hợp lý mặt nước Hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 PHÂN VÙNG SỬ DỤNG H P LÝ MẶT NƯỚC HỒ LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Từ Thanh Trí, Nguyễn Huy Anh Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Email: anhnh@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Hồ Lắk có diện tích khoảng 620ha thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất tỉnh, có tiềm năng thủy sản lớn. Nghề khai thác thủy sản ở đây đã có từ khá lâu. Trong những năm gần đây do sự gia tăng cường độ khai thác và việc sử dụng ngư cụ hủy diệt tràn lan nên sản lượng khai thác suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó hiện nay ở Hồ Lắk có nhiều quy hoạch chồng chéo nên ảnh hưởng lớn nghề khai thác thủy sản cũng như quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học ở đây. Bài báo giới thiệu kết quả phân vùng sử dụng mặt nước Hồ Lắk phục vụ cho mục tiêu sử dụng tổng hợp, đa ngành và bền vững. Kết quả nghiên cứu đã phân chia Hồ Lắk thành 4 khu vực chính bao gồm: khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phục hồi sinh thái - hạn chế khai thác thủy sản, khu vực phát triển, khu vực nuôi trồng thủy sản. Đây là cơ sở giúp thực hiện phương án đồng quản lý, nhằm duy trì ổn định nguồn lợi thủy sản và cải thiện đời sống cho cộng động ngư dân đồng thời khai thác sử dụng mặt nước Hồ Lắk một cách hợp lý. Từ khóa: phân vùng, sử dụng hợp lý mặt nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Hồ Lắk. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, cạnh tuyến đường QL27 nối từ Tp Buôn Ma Thuột đến Đà Lạt, cách Tp Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía nam. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên (hơn cả Biển Hồ, Gia Lai). Hồ Nằm ở độ cao 420 m so với mực nước biển [1]. Hồ liên hệ với sông Krông Ana qua suối Đắk Phơi và sông Krông Nô qua suối Đắk Liêng, xung quanh hồ được bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao trung bình 500-600 m [2]. Hồ Lắk được xem là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Tây Nguyên. Nơi đây không những có hệ động, thực vật phong phú mà còn có các buôn làng của người M‟Nông (buôn Jun, buôn M‟Liêng), biệt điện của vua Bảo Đại. Chính vì vậy khu vực Hồ Lắk vừa có giá trị về đa dạng sinh học vừa có giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch. Hồ Lắk có diện tích khoảng 620 ha thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk [2, 3]. Đây là hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất tỉnh, có tiềm năng thủy sản lớn, là ngư trường khai thác của cộng đồng người dân sống xung quanh hồ. Nghề khai thác thủy sản ở đây đã có từ khá lâu, chủ yếu là các nghề khai thác thủ công. Trong những năm gần đây do sự gia tăng cường độ khai thác và việc sử dụng ngư cụ hủy diệt tràn lan nên sản lượng khai thác suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó hiện nay ở Hồ Lắk có nhiều quy hoạch chồng chéo (quy hoạch đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, thủy sản, sử dụng đất) nên ảnh hưởng lớn nghề khai thác thủy sản cũng như quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học ở đây. Trước tình trạng trên, việc nghiên cứu phân vùng sử dụng mặt nước Hồ Lắk cho nhiệm vụ đồng quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho nhiệm vụ duy trì bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường Hồ Lắk đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện giải pháp đồng quản lý, sử dụng hợp lý mặt nước Hồ Lắk trong tương lai. 428
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu số liệu về Hồ Lắk đã được thu thập, xử lý tạo ra nguồn số liệu thứ cấp để phục vụ cho mục tiêu phân vùng sử dụng mặt nước Hồ Lắk. Các tài liệu, số liệu được thu thập tại huyện Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Đắk Lắk. - Phương pháp thực địa: Là một phương pháp truyền thống, được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu phân vùng lãnh thổ nói chung, phân vùng sử dụng mặt nước nói chung. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ. Thời gian nghiên cứu đã tổ chức nhiều đợt khảo sát trên hồ, xung quanh hồ. - Phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu đã sử dụng bộ phiếu điều tra dành cho cộng đồng tham gia khai thác, sản xuất trên Hồ Lắk, nhằm làm rõ những thông tin liên quan như: khối lượng khai thác, mùa sinh sản của nguồn lợi thủy sản, những khó khăn, thuận lợi trong việc khai thác thủy sản trên Hồ Lắk. - Phương pháp ứng dụng GIS: Trên cơ sở các dữ liệu địa lý về Hồ Lắk đã được thu thập, nghiên cứu sử dụng các phần mềm GIS như ArcGIS, Mapinfo để biên tập và xây dựng sơ đồ phân vùng mặt nước Hồ Lắk. 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HỒ LẮK 3.1. Đặc điểm tự nhiên - Địa hình khu vực Hồ Lắk được chi thành 2 khu vực chính + Kiểu địa hình núi trung bình đại diện là dãy núi Chư Yang Sin có độ cao trung bình 800-1.000 m so với mực nước biển, xung quanh Hồ Lắk là các dãy núi có độ cao thấp hơn (từ 500-600 m) [2, 3]. + Kiểu điạ hình vùng trũng có độ cao trung bình 400-500 m, thấp nhất là Hồ Lắk ở độ cao 420m so với mực nước biển [2, 3]. - Khí hậu: Khí hậu khu vực Lắk vừa mang đặc trung chung của của khí hậu Miền Nam Việt Nam vừa mang tính đặc thù của khí hậu vùng thung lũng Tây Nguyên. Một năm có 2 mua rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tại khu vực Hồ Lắk từ 24-25 oC, lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 8, tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800-1.900 mm, có năm lên đến 2.800 mm [2]. Độ ẩm không khí tương đối hàng năm bình quân 80-85 %. - Thủy văn: Khu vực Hồ Lắk nằm trong lưu vực Sông Srêpốk, mạng lưới sông suối trong khu vực khá dày (0,6-0,85 km/km2). Các sông lớn trong khu vực là sông Krông Ana, Krông Nô và một số suối lớn là Đắk Liêng, Đắk Phơi, Đắk Kao. 3.2. Đa ạng sinh học Khu vực Hồ Lắk có tính đa dạng sinh học cao, theo các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận ở đây có 576 loài thực vật, trong đó Hồ Lắk có 264 loài có giá trị sử dụng làm thuốc [1]. Các loài thực vật có giá trị làm thuốc tập trung vào các họ Nhân sâm (Araliaceae), cỏ gừng (Zingibecaceae), Cúc (Asteraceae) Trúc đào (Apocynaceae)… nổi bật là các loại cây Mã tiền vàng đắng, Địa liền, Sa nhân… là những loại cây có giá trị kinh tế cao. 429
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Khu động vật ở Hồ Lắk có nhiều động vật quý hiếm đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đây [1] đã ghi nhận được 38 loài gồm: chồn dơi, dơi chó tai ngắn, Culi nhỏ, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Chà vá chân đen, Sói đỏ, Gấu ngựa, Gấu chó, Rái cá, Báo hoa mai, Hổ đông dương, Bò tót, Tê tê, Sóc bay, Sóc Đen, Cá sấu xiêm, Rắn hổ chúa, Kỳ đà hoa,.... Tuy nhiên hiện nay nhiều loài động vật quý hiếm ở trên không còn bắt gặp ở khu vực quanh Hồ Lắk [1]. 3.3. Thực trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ở Hồ Lắk Hoạt động khai thác và đánh bắt trên hồ chủ yếu là đánh bắt cá tự nhiên đã diễn ra từ thời Pháp thuộc. Hiện nay những người dân xung quanh Hồ Lắk có khoảng trên 300 hộ tham gia khai thác, đánh bắt cá tự nhiên. Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 40 - 60 %. Ngư cụ chủ yếu để đánh bắt cá là: lưới rê, vó, đăng, câu rê, rọ tôm. 4. PHÂN VÙNG MẶT NƢỚC HỒ LẮK 4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng mặt nƣớc Hồ Lắk - Diện tích rừng suy giảm: năm 2000 diện tích rừng phòng hộ của huyện Lắk khoảng trên 11.000 ha, tuy nhiên đến năm 2007 thì diện tích này chỉ còn trên 7.000 ha [3]. Diện tích rừng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó áp lực lớn nhất vẫn là vấn đề tăng dân số, phá rừng lấy đất sản xuất. Diện tích rừng suy giảm làm gia tăng quá trình lũ, lụt, xói mòn đất gây hiện tượng bồi tụ ở khu vực Hồ Lắk. - Ô nhiễm nước từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ, nước thải sinh hoạt quanh hồ: Ngoài thị trấn Liên Sơn (chủ yếu người Kinh) hồ còn nằm trên địa bàn các xã Yang Tao, Bông Krang, Đắk Liêng với dân cư chủ yếu là người dân tộc M‟Nông, M‟Liêng với tập quán ở nhà sàn, chăn nuôi, sinh hoạt không có công trình phụ, không có hệ thống thoát nước thải nên lượng nước thải chưa được xử lý chảy xuống hồ có thể gây nên tình trạng suy giảm chất lượng nước Hồ Lắk. Ngoài ra còn một số công trình khác như chợ, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn được xây dựng ven hồ nên cũng là nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường nước. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp quanh hồ: Trong những năm gần đây hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thường là các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột, kích thích sinh trưởng. Khi sử dụng các loại hóa chất này không đúng quy trình, liều lượng sẽ gây nên hiện tượng dư thừa trong đất và được cuốn xuống hồ sau các trận mưa lớn sẽ làm chất lượng nước hồ bị ô nhiễm. - Hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản: Những hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên Hồ Lắk đã phần nào tác động đến môi trường, đặc biệt là tác động đến đa dạng thành phần loài thủy sinh trong hồ. Trung bình hàng năm sản lượng khai thác thủy sản ở Hồ Lắk đạt từ 40-50 tấn. - Hoạt động du lịch trên Hồ Lắk: hiện nay UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Hồ Lắk, trong đó bao gồm cả phần mặt nước, do đó quy hoạch này sẽ tác động đến việc sử dụng mặt nước Hồ Lắk một cách hợp lý, bền vững [4]. 4.2. Phân vùng sử dụng mặt nƣớc Hồ Lắk 4.2.1. Mục tiêu - Duy trì bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; - Bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường Hồ Lắk; - Xây dựng cơ sở thực hiện giải pháp đồng quản lý, sử dụng hợp lý mặt nước Hồ Lắk. 430
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 4.2.2. Quan điểm phân vùng - Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học Hồ Lắk; - Phân vùng sử dụng mặt nước trên cơ sở đồng quản lý. 4.2.3. Phương án phân v ng được lựa chọn Trên cơ sở phân tích 03 phương án (xem hình 1, hình 2), nghiên cứu đã xác định 1 phương án tối ưu nhất. Việc xác định phương án tối ưu dựa vào các tiêu chí chính như: Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, các bãi giống, bãi đẻ; Tạo vùng đệm cho các loài di cư sinh sản; tạo không gian để phát triển sinh kế của người dân; tạo không gian cho các dịch vụ du lịch trên Hồ Lắk. 4.2.4. Kết quả phân vùng mặt nước Hồ Lắk Trên cơ sở nghiên cứu đã phân chia Hồ Lắk thành 4 khu vực chính bao gồm: khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phục hồi sinh thái - hạn chế khai thác thủy sản, khu vực phát triển, khu vực nuôi trồng thủy sản. a. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt - Diện tích 137,3 ha, đây là nơi có tính đồng nhất về mặt sinh thái, nơi lưu giữ các nguồn gen quý hiếm của sinh vật thủy sinh và nguồn lợi thủy sản có giá trị cao ở Hồ Lắk. Đây là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, cấm khai thác thủy sản, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài sinh vật thủy sinh ở Hồ Lắk. Phân bố ở khu vực phía tây bắc và đông nam nơi tập trung các bãi đẻ, bãi gống của các loài thủy sản, các bãi bồi, thực vật thủy sinh. Tái sinh nguồn lợi thủy sản. Khu vực này thuộc thôn M‟Liêng, Đ‟Ring. Hình 1. Sơ đồ phân vùng theo phương án 1. Hình 2. Sơ đồ phân vùng theo phương án 2. - Đặc điểm: Ưu điểm là có diện tích lớn (137,3 ha) chiếm 19,7 % mặt nước Hồ Lắk. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt được xác định dựa vào kết quả điều tra, khảo sát thực tế vào năm 2017, 2018 kết hợp với kết quả nghiên cứu về tài nguyên Hồ Lắk đã được công bố. Đường ranh giới các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt được khoanh theo các bãi đẻ, bãi cỏ thủy sinh, nơi cư trú, các đảo nổi giữa hồ. Mặc dù việc hình thành ranh giới vùng bảo vệ nghiêm ngặt có phần phức tạp (xem thêm Bảng 1, Hình 3) nhưng đáp ứng được yêu cầu bảo tồn, bảo vệ và duy trì nguồn lợi thủy sản đặc trưng của Hồ Lắk. Nhược điểm lớn của phương án này là khó khăn trong công tác quản lý, giám sát của các lực lượng chức năng. Đồng thời việc cắm mốc cũng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. 431
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 - Giải pháp cần áp dụng là nâng cao nhận thức của người dân tham gia nghề khai thác nguồn lợi thủy sản Hồ Lắk, xây dượng cơ chế, quy định xử phạt về các hành vi xâm hại đến vùng bảo vệ nghiêm ngặt. b. Vùng phục hồi sinh thái - Diện tích: 198,4 ha chiếm 28,5 % mặt nước Hồ Lắk. Phân bố ở khu vực phía tây bắc, đông nam với độ rộng 200 m tính từ tính từ ranh giới vùng bảo vệ nghiêm ngặt (xem Hình 3), thuộc thôn M‟Liêng, Đ‟Ring - Đặc điểm: Đây là vùng có tiềm năng cao về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản của Hồ Lắk, với chức năng tạo điều kiện cho các hệ sinh thái phát triển, phục hồi một cách tự nhiên. Theo kết quả điều tra thực địa thì vùng phục hồi sinh thái trùng hợp với các vùng thường xuyên khai thác của người dân. Đây là vùng phục hồi nguồn lợi thủy sản có thể được khai thác (có điều kiện: VD cấm khai thác vào mùa sinh sản, sử dụng ngư cụ có mắt lưới lớn). Việc thiết lập được vùng này sẽ giảm tác động lớn đến vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, đây cũng là vùng được thả con giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học Hồ Lắk. - Giải pháp cần áp dụng là nâng cao nhận thức của người dân tham gia nghề khai thác nguồn lợi thủy sản Hồ Lắk, xây dựng cơ chế, quy định xử phạt về các hành vi xâm hại đến vùng phục hồi sinh thái như: sử dụng ngư cụ và phương tiện khai thác hủy diệt, lưới có mắt lưới nhỏ, khai thác đùng thời kỳ sinh sản. c. Vùng đệm - vùng phát triển Hình 3. Sơ đồ phân vùng Hồ Lắk theo phương án 3 (phương án được lựa chọn). - Phân bố ở khu vực trung tâm và phía nam (thuộc TT Liên Sơn). Diện tích: 359,8 ha chiếm 51,8 % mặt nước Hồ Lắk. Phân bố ở khu vực trung tâm Hồ Lắk và phía nam (TT Liên Sơn). Sử dụng phân quyền sử dụng mặt nước cho các tổ, nhóm thuộc Hội nghề cá Hồ Lắk. 432
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 - Đặc điểm: Là vùng nước nằm xung quanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt và cùng phục hồi sinh thái, diện tích mặt nước khá lớn (51,8 %) đáp ứng được nhu cầu khai thác, sử dụng mặt nước của người dân xung quanh. Đối với vùng này có thể xem xét phát triển các loại hình du lịch dưới nước; xây dựng các mô hình sinh kế theo hướng bền vững như: mô hình nuôi cá Thát lát theo dạng quảng canh, nuôi các loại cá nước ngọt khác. - Giải pháp: Nghiêm cấm các hoạt động khai thác, đánh bắt mang tính hủy diện, nuôi trồng những loài thủy sản ngoại lai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Nâng cao nhận thức của người dân sống quanh hồ và đặc biệt là những hộ dân thuộc hội nghề cá Hồ Lắk. d. Vùng nuôi trồng thủy sản - Diện tích: 15 ha chiếm 3 % mặt nước Hồ Lắk. - Năm 2017, qua 2 đợt điều tra và thực địa đã xác định được 2 khu vực có các ao NTTS (ngăn hồ), theo loại hình nuôi quảng canh. Đây là mô hình sinh kế góp phần giảm tải cho Hồ Lắk, tăng thêm ngành cho người dân, tăng thu nhập và không ảnh hưởng đến hồ Lăc. Tuy nhiên để phát triển được các dạng mô hình NTTS theo dạng quảng canh này cần có thêm thời gian khảo sát, xác định ranh giới, thành phần loài thủy sản đem nuôi. Phát triển các mô hình theo dạng cộng đồng - giao cho chi hội nghề cá quản lý, khai thác. - Giải pháp: Nghiêm cấm các hoạt động khai thác, đánh bắt mang tính hủy diện, nuôi trồng những loài thủy sản ngoại lai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Nâng cao nhận thức của người dân sống quanh hồ và đặc biệt là những hộ dân thuộc chi hội nghề cá Hồ Lắk. Không nuôi theo dạng công nghiệp, mật độ dày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước Hồ Lắk. Bảng 1. Tọa độ các điểm giới hạn các tiểu vùng theo phương án 3. Ký hiệu X (m) Y (m) Ký hiệu X (m) Y (m) P1 191,944.56 1,374,293.72 P33 193,397.13 1,375,766.00 P2 192,035.16 1,374,375.88 P34 194,290.19 1,376,301.38 P3 191,869.11 1,374,465.97 P35 194,386.85 1,376,298.85 P4 191,736.35 1,374,357.15 P36 194,439.78 1,376,503.07 P5 191,484.91 1,374,430.25 P37 194,610.93 1,376,455.36 P6 191,466.10 1,374,508.84 P38 194,551.57 1,376,258.72 P7 191,771.72 1,374,610.56 P39 194,543.52 1,376,199.11 P8 192,157.52 1,374,989.42 P40 194,292.45 1,376,213.05 P9 192,257.46 1,375,531.69 P41 195,385.98 1,375,222.52 P10 192,559.57 1,375,585.91 P42 195,322.51 1,375,292.96 P11 192,524.09 1,375,872.34 P43 194,941.93 1,375,228.19 P12 192,681.53 1,375,880.29 P44 194,618.66 1,374,540.78 P13 192,716.40 1,375,203.86 P45 194,118.57 1,374,417.21 P14 192,915.48 1,375,199.63 P46 194,120.71 1,374,146.88 P15 193,091.21 1,375,348.20 P47 194,194.87 1,374,166.17 P16 193,299.80 1,375,280.76 P48 194,469.21 1,373,490.89 P17 193,479.09 1,375,353.74 P49 194,094.40 1,373,941.79 P18 193,258.67 1,375,191.45 P50 194,022.54 1,374,457.29 433
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Ký hiệu X (m) Y (m) Ký hiệu X (m) Y (m) P19 192,863.20 1,375,056.95 P51 194,305.02 1,374,670.36 P20 192,597.25 1,375,131.39 P52 194,193.27 1,374,787.77 P21 192,579.65 1,375,352.29 P53 194,159.94 1,375,044.94 P22 192,377.89 1,375,374.20 P54 194,271.49 1,375,252.64 P23 192,258.89 1,374,877.59 P55 194,768.37 1,375,244.11 P24 191,973.29 1,374,559.78 P56 194,923.37 1,375,367.13 P25 192,172.74 1,374,424.83 P57 195,372.03 1,375,387.04 P26 191,994.37 1,374,251.18 P58 194,553.41 1,375,175.53 P27 193,315.64 1,375,883.33 P59 194,596.34 1,375,046.70 P28 193,686.09 1,376,150.69 P60 194,534.08 1,374,906.79 P29 193,916.28 1,375,992.45 P61 194,428.18 1,374,835.51 P30 194,002.77 1,375,926.86 P62 194,303.08 1,374,848.68 P31 193,927.00 1,375,849.79 P63 194,258.36 1,375,021.87 P32 193,644.80 1,375,904.53 P64 194,400.08 1,375,192.97 5. KẾT LUẬN Hồ Lắk có diện tích khoảng 620 ha, là hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất tỉnh, có tiềm năng thủy sản lớn. Trên cơ sở nghiên cứu phân vùng nhằm mục tiêu sử dụng mặt nước Hồ Lắk một cách hợp lý, bền vững, nghiên cứu đã phân chia Hồ Lắk thành 4 khu vực chính bao gồm: khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 137,3 ha, chiếm 19,7 %, khu vực phục hồi sinh thái - hạn chế khai thác thủy sản có diện tích 198,4 ha chiếm 28,5 %, khu vực phát triển có diện tích 359,8 ha chiếm 51,8 %, khu vực nuôi trồng thủy sản có 15 ha chiếm 3 %. Đây là cơ sở giúp thực hiện phương án đồng quản lý, nhằm duy trì ổn định nguồn lợi thủy sản và cải thiện đời sống cho cộng động ngư dân đồng thời khai thác sử dụng mặt nước Hồ Lắk một cách hợp lý TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia Hồ Lắk, Hà Nội, 2010. 2. UBND huyện Lắk - Dự án rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lắk giai đoạn 2006-2020, Đắk Lắk, 2007. 3. UBND huyện Lắk - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Lắk đến năm 2020, Đắk Lắk, 2008. 4. UBND huyện Lắk - Báo cáo quy hoạch phát triển du lịch Hồ Lắk đến năm 2020, Đắk Lắk, 2008. 434
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 PARTITION OF THE LAK LAKE SURFACE USING Tu Thanh Tri, Nguyen Huy Anh University of Natural Resources and Environment, Hochiminh City Email: anhnh@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Lak lake (Lak district, Dak Lak province) has an area of about 620 ha. This lake is the largest freshwater lake in the province, has great aquaculture potential. The fishing has been around for a long time. In recent years, due to the increase of exploitation intensity and the use of destructive fishing, so the mining output is severely reduced. In addition, there are many overlapping plans in Lak lake, which have a great impact on fishing, management and protection of biodiversity. This article presents the result of partition of the Lak lake surface using, serving for the purpose of integrated use, multidisciplinary and sustainable development. The research results show that the Lak lake is divided into 4 main areas: strict protection area, ecological restoration area - limited fisheries, development area,aquaculture area. This is the basis for co-management, maintain the stability of aquatic resources, improve the livelihoods of fishermen, exploit and use the Lak lake more rationally. Keywords: partition, surface water use, protection of aquatic resources, Lak lake. 435
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số mô hình về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học: Phần II
30 p | 289 | 58
-
Giáo trình Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Hưng
121 p | 138 | 40
-
Một số mô hình về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học: Phần I
20 p | 177 | 38
-
Vùng bờ biển Bắc Bộ - Định hướng quản lý tổng hợp: Phần 1
118 p | 103 | 23
-
Làm gì để sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long - PGS.TS. Dương Văn Viện
7 p | 130 | 15
-
Nghiên cứu biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2015 ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
14 p | 84 | 6
-
Tác động của chuyển nước liên vùng từ lưu vực Sông Ba sang Sông Kôn đến sản xuất nông nghiệp và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước
13 p | 12 | 5
-
Liên kết vùng trong quản lý và chia sẻ nguồn nước ở vùng Tứ Giác Long Xuyên
10 p | 62 | 5
-
Phân vùng cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi phục vụ định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
9 p | 12 | 3
-
Dẫn liệu về thành phần loài cá và hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá ở khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang
6 p | 110 | 3
-
Đa dạng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc sử dụng làm thực phẩm ở xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
6 p | 63 | 3
-
Xác định giá nước hợp lý trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
4 p | 57 | 2
-
Ứng dụng DRASTIC kết hợp với GIS phân vùng dễ bị tổn thương tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
12 p | 9 | 2
-
Đánh giá biến động đất ngập nước phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với sự hỗ trợ của viễn thám và GIS
8 p | 35 | 1
-
Ứng dụng GIS và phân tích đa tiêu chí trong đánh giá tổng hợp thoái hóa tiềm năng ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 30 | 1
-
Nghiên cứu tính toán phân vùng hạn - mặn vùng đồng bằng ven biển sông Mã
7 p | 42 | 1
-
Phân vùng nguy cơ nhiễm mặn đất ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
14 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn