intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về việc hình thành hành lang nhân đạo khi có xung đột vũ trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Pháp luật về việc hình thành hành lang nhân đạo khi có xung đột vũ trang muốn phân tích cũng như đánh giá hiệu quả chính xác của hành lang nhân đạo. Vậy liệu rằng hành lang nhân đạo có thật sự là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ người dân hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về việc hình thành hành lang nhân đạo khi có xung đột vũ trang

  1. PHÁP LUẬT VỀ VIỆC HÌNH THÀNH HÀNH LANG NHÂN ĐẠO KHI CÓ XUNG ĐỘT VŨ TRANG Nguyễn Thanh Tú * Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Hòa bình, độc lập luôn là ước muốn của tất cả mọi người, tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng mong muốn toàn thể các quốc gia, dân tộc trên thế giới hoàn toàn độc lập là điều gần như là không. Ngay lúc này đây vẫn có những cuộc chiến tranh, những cuộc bạo loạn. Sự bất ổn, mâu thuẫn, hiềm khích hình thành những cuộc xung đột từ quy mô nhỏ cho đến những cuộc xung đột sử dụng vũ khí để chiến đầu và tạo thành những cuộc xung đột vũ trang với quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hàng ngàn người dân vô tội. Vậy vấn đề đặt ra là biện pháp nào để bảo vệ người dân, viện trợ các thiết bị y tế và sơ tán người dân tới khu vực an toàn thì đó chính là hành lang nhân đạo. Một biện pháp phi quân sự để tránh ảnh hưởng đến tính mạng người dân vô tội một cách tối đa nhất. Thông qua bài báo tác giả muốn phân tích cũng như đánh giá hiệu quả chính xác của hành lang nhân đạo. Vậy liệu rằng hành lang nhân đạo có thật sự là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ người dân hay không. Từ khóa: hành lang nhân đạo, người tị nạn, xung đột vũ trang, chiến tranh, hòa bình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xung đột sẽ hình thành khi có sự đối lập, mâu thuẫn về những quan điểm, giá trị, nhu cầu, lợi ích của cá nhân hay tập thể. Nhưng không phải khi nào có sự đối lập, mâu thuẫn thì đều là xung đột. Chỉ khi những sự mâu thuẫn, đối lập đó đạt tới đỉnh điểm và bùng nổ thì xung đột mới xuất hiện. Theo thuật ngữ chính trị khi những sự việc được nhắc tới vấn đề xung đột thì đa phần là ám chỉ tới những cuộc chiến trong đó bao gồm việc sử dụng lực lượng, vũ khí hay nói cách khác là xung đột vũ trang. Xung đột vũ trang có thể được hiểu là sự tranh chấp giữa các quốc gia, những tập đoàn xã hội, những băng nhóm đảng phái hay thậm chí là những người dân quốc gia. Chúng mở đầu và kết thúc bằng bạo lực, sử dụng lực lượng vũ trang là chủ yếu. Hiện nay Luật nhân đạo quốc tế (International Humanitarian Law) xác định xung đột vũ trang được chia làm ba loại: xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế, xung đột vũ trang phi quốc tế và xáo trộn nội bộ. Xung đột vũ trang quốc tế là những xung đột giữa lực lượng quân đội ít nhất của hai quốc gia. Ví dụ như những cuộc chiến giải phóng dân tộc được coi là xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế. Theo điều 2 Công ước Geneva 1949 quy định “ tất cả các trường hợp tuyên chiến hoặc xung đột vũ trang phát sinh giữa hai hay nhiều bên, ngay cả khi tình trạng chiến đấu không được công nhận thì công ước cũng sẽ được áp dụng đối với tất cả các trường hợp chiếm đóng một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của bên tham gia chiến 2389
  2. đấu ngay cả khi việc chiếm đóng trên không gặp phải sự phản kháng vũ trang nào”[1] Điều này có nghĩa là xung đột vũ trang quốc tế là xung đột giữa các lực lượng vũ trang của hai hay nhiều quốc gia và xung đột này sẽ được Công ước điều chỉnh. Một ví dụ điển hình nữa là cuộc chiến tranh Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc năm 1950. Xung đột vũ trang phi quốc tế là xung đột xảy ra trong phạm vi một quốc gia, giữa một bên là quân đội chính quy với bên kia là những phe nhóm xác định và có trang bị vũ trang, hoặc xung đột giữa các phe nhóm có trang bị vũ trang với nhau. Ví dụ dễ thấy nhất về một cuộc xung đột vũ trang là cuộc xung đột ở Cộng hòa Dân chủ Congo năm 1998 khi các lực lượng từ Rwanda, Angola, Zimbabwe và Uganda can thiệp để hỗ trợ các nhóm khác nhau trong Cộng hòa Dân chủ Congo. Xung đột nội bộ là trong một nước xảy ra những rối loạn nghiêm trọng về trật tự xã hội, gây nên bởi các hành vi bạo lực không mang tính chất của xung đột vũ trang (ví dụ: bạo loạn, xung đột giữa các phe phái hoặc hành vi bạo lực chống đối chính quyền…).[2] 1.1 Biểu đồ số lượng các cuộc xung đột vũ trang trên khắp thế giới giai đoạn 2011-2020 Nguồn : Armed Conflict location and Event Data Project Những con số về những cuộc xung đột, về số người chết do xung đột vũ trang từ trước đến nay chưa bao giờ dừng lại quanh vì những cuộc chiến, những cuộc xung đột luôn luôn hiện hữu trên thế giới. Vì vậy phải chấp nhận một sự thật là các cuộc xung đột nói chung hay xung đột vũ trang nói riêng sẽ không thể nào chấm dứt trên toàn thế giới. Nhưng cần phải có một biện pháp để bảo vệ người dân, những người vô tội không bị xoáy vào cuộc chiến thì Liên hợp Quốc có một biện pháp ra đời đó là hành lang nhân đạo. Khái niệm hành lang nhân đạo lần đầu tiên được biến đến là trong Chiến tranh Bosnia. Liên hợp quốc đã lập ra một khu vực an toàn cho dân thường để bảo hệ họ khỏi những đợt tấn công. Theo luật pháp thì Liên hợp quốc coi hành lang nhân đạo là một trong một số hình thức có thể tạm dừng xung đột vũ trang. Vì đây chính là các khu phi quân sự, là tia hy vọng hiếm hoi trong các cuộc chiến. Khi 2390
  3. một nhóm người dân bị mắc kẹt trong vùng xung đột hay trong một phạm vi bị bao vây thì hành lang nhân đạo sẽ được hình thành. Việc quyết định thành lập hành lang nhân đạo sẽ do các bên tham chiết quyết định hoặc các bên thứ ba như Liên hợp quốc hay một số quốc gia có liên quan đến xung đột cũng có vai trò thiết lập hành lang nhân đạo. Với yêu cầu là bắt buộc các bên phải hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ khi hành lang nhân đạo được hình thành và hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Những hành lang nhân đạo được lập ra nhằm ý nghĩa nhân đạo, không chính trị và người dân có thể được sơ tán tới vùng an toàn, nhu yếu phẩm và thiết bị y tế có thể được đưa đến hỗ trợ các vùng xung đột một cách hợp pháp và an toàn. Ngoài ra mỗi hành lang nhân đạo sẽ có một ý nghĩa khác nhau ví dụ có những hành lang, những con đường cho phép người dân thường có thể đi lại nhưng cấm máy bay không được phép bay trên cao hoặc có những hành lang người di tản có thể di chuyển bằng phương tiện giao thông cá nhân và sẽ có những hành lang nối những điểm khác nhau trong một quốc gia hoặc xuyên biên giới quốc gia. Một đặc điểm chung của các hành lang nhân đạo là tính cách tạm thời của chúng. Tất cả hành lang nhân đạo được mở và đóng lại, xuất hiện và biến mất vào một thời điểm xác định. Chúng chỉ tồn tại trong một phạm vi được xác định cụ thể và trong khoảng thời gian xác định kéo dài từ vài giờ hay đến vài tháng. 2. QUY ĐỊNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HÀNH LANG NHÂN ĐẠO Các hành lang nhân đạo có lịch sử lâu đời từ những năm 1990 trong Nghị quyết 45/100 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Đề cập mục đích của hành lang nhân đạo trong việc hỗ trợ người dân trong các cuộc xung đột vũ trang, vấn đề di dân. Trong các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an chúng được gọi với những cái tên khác nhau như” hành lang cứu trợ tạm thời”, “ khu vực an ninh tạm thời” hay “ hành lang an toàn”. Khái niệm hành lang nhân đạo còn được cụ thể hơn khi Viện Luật Nhân đạo Quốc tế từ Sanremo ở Italia định nghĩa rằng “ trong trường hợp này, hỗ trợ nhân đạo có thể quá cảnh thông qua cái gọi là hành lang nhân đọa, phải được các cơ quan tôn trọng và bảo vệ nếu cần và thẩm quyền thuộc về Liên hợp quốc”[10] Trong Luật xung đột vũ trang (The Laws of Armed Conflict) và Công ước Geneva 1949 cùng những Nghị định bổ sung của Nghị định cũng đề cập đế thuật ngữ hành lang nhân đạo hay khu vực an toàn. Cụ thể tại điều 23 Công ước Geneva 1949 phần I và điều 14 Công ước Geveva 1949 phần IV có cho phép các bên tham chiến ký kết thỏa thuận về việc “công nhận lẫn nhau đối với các khu bệnh viện và vùng địa phương mà họ đã tạo ra ở địa điểm nằm ngoài chiến trường”[3]. Ngoài ra điều 15 của Công ước Geneva 1949 phần IV còn cho phép “ các bên tham chiến có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một quốc gia trung lập hoặc một tổ chức nhân đạo cùng nhau đề xuất thành lập các khu vực phi quân sự để những thương binh, bệnh binh, những người không tham gia chiến đấu hay dân thường được cư trú, bảo vệ, cung cấp lương thực và giám sát.”Cuối cùng là quy định tại điều 60 Nghị định thư bổ sung I đới với Công ước Geneva 1949 [7] nêu rõ khu vực an toàn hay hành lang nhân đạo sẽ được sự bảo vệ tuyệt đối của Luật xung đột vũ trang (The Laws of Armed Conflict). 2391
  4. Như vậy khi một cuộc xung đột vũ trang nổi lên hành lang nhân đạo có thể được hình thành để giải cứu, bảo vệ người dân. Không chỉ các bên tham chiến có quyền đàm phán để thiết lập nên hành lang nhân đạo mà Liên hợp quốc hay một tổ chức nhân quyền nào đó cũng có thể yêu cầu hình thành hành lang nhân đạo. Để có thể thấy rằng Liên hợp quốc luôn luôn dành cho người dân một sự ưu tiên khi tính mạng và sức khỏe của họ bị đe dọa. 3. PHÂN TÍCH NHỮNG HÀNH LANG NHÂN ĐẠO ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT Chiến tranh Bosnia ( chiến tranh ở Bosna và Hercegovina) Đây là một cuộc xung đột vũ trnag quốc tế xảy ra ở Bosna và Hercegovina trong thời gian giữa tháng 4 năm 1992 và tháng 12 năm 1995. Cuộc chiến mang bản chất là một cuộc xung đột lãnh thổ. Vào mùa xuân năm 1992, quân đội Bosnia Serb bắt đầu một chiến dịch "thanh lọc sắc tộc" để trục xuất những người không phải là người Serb khỏi các khu vực do người Serb kiểm soát ở Bosnia. Quân đội đã khủng bố một cách có hệ thống những người không phải là người Serb, hãm hiếp và giết hại họ, buộc họ phải di dời khỏi nơi ở, cắt nguồn cung cấp điện và nước và từ chối viện trợ nhân đạo cho họ. Để tìm kiếm sự an toàn trước sự tấn công dữ dội, những người không phải là người Serb chạy ào ạt đến thành phố Srebrenica, phía đông Bosnia, nơi nhanh chóng ngập trong dòng người tị nạn[6] Sau đó các khu vực an toàn của Liên hợp quốc (UN Safe Area) là các hành lang nhân đạo được thành lập vào năm 1993 trên lãnh thổ của Bosnia và Herzegovina cụ thể là thành phố theo một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để làm nơi trú ẩn cho những người dân là mục tiêu tàn sát của cuộc chiến. Nhưng đến năm 1995 tình hình hành lang nhân đạo này bị quyết 819 và 836 của Hội đồng Bảo an đã chỉ định Srebrenica là hành lang nhân đạo cần được bảo vệ bằng mọi biện pháp kể cả việc sử dụng vũ lực nhưng cuối cùng của cuộc chiến mọi khu vực trong hành lang nhân đạo đã bị tấn công bởi Quân đội của Cộng hòa Srpska[11]. Sự sụp đổ của hành lang nhân đạo đã dẫn đến cuộc thảm sát Srebrenica hay còn được gọi là cuộc diệt chủng Srrebrenica. Đây được coi là vụ thảm sát đẩm máu nhất châu Âu sau Thế chiến thứ 2. Trong vòng vài ngày đã có tổng cộng 8.372 nam giới người lớn kể cả trẻ em từ 12 đến 60 bị giết bởi lực lượng quân sự của người Serbia do tướng Ratko Mlacdic chỉ huy xum quanh thị trấn Srebrenica ở Bosna và Hercegovina. [12] Nội chiến Libya 2011 Vào năm 2011 một cuộc xung đột vũ trang đã diễn ra tại Libya. Cuộc chiến bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ từ ngày 15 tháng 2 năm 2011. Sau một thời gian vì cuộc nội chiến diễn ra quá căng thẳng và gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhận thấy tình hình khẩn cấp nên Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết và quyết định cho phép sử dụng vũ lực quân sự chống Libya vào chiều ngày 19/03/2011. Sau đó liên quân một số nước như Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã mở chiến dịch “ Bình minh Odyssey” tấn công Libya. Sau nhiều tuần giao tranh chết chóc khắp Libya thì Liên hợp quốc cho biết họ đã thành công trong việc mở một hành lang nhân đạo ở phía tây Libya, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi giao tranh để có thể cung cấp lương thực cho 50.000 người. Một hành lang nhân đạo khác được thành lập bởi văn phòng hành động nhân đạo của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha và Liên minh Y tế Ả Rập. Để Tây Ban Nha vận 2392
  5. chuyển 15 tấn viện trợ nhân đạo gồm vật liệu y tế, thiết bị vệ sinh cũng như sữa bột và đồ ăn cho trẻ em đế Libya[5]. Giới chức trách còn cho biết “việc đảm bảo hành lang nhân đạo này là bước quan trọng đầu tiên trong việc tiếp cần hàng nghìn người đói bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột. Trẻ em, phụ nữ, người già là những người cần nguồn cung cấp thực phẩm báo động trong trận chiến”[8]. Ngoài ra các tổ chức nhân đạo và cứu trợ quốc tế đã tiếp tục kêu gọi để mở thêm nhiều hành lang nhân đạo để hỗ trợ người bị mắc kẹt do bạo lực và để cho phép một đoàn xe cứu thương tiếp cận vào thành phố thủ đô Libya để các nhân viên nhân đạo Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine 2022 Tâm điểm của chính trị trên thế giới hiện nay có lẽ là cuộc xung đột giữa Nga vào Ukraine. Cuộc giao tranh quân sự bắt đầu vào ngày 25 tháng 2 năm 2022 nằm trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến cho đến nay hàng nghìn người dân đang phải sống trong tình trạng bắn phá bất hợp pháp, hàng triệu người phải di dời trong xuốt thời gian xung đột ở Ukraine. Hiện tại đã và đang có rất nhiều hàng lang nhân đạo được thành lập không chỉ giữa sự thỏa thuận của Nga và Ukranie mà còn từ sự đàm phán của chủ thể thứ ba như Liên hợp quốc hay một số nước trên thế giới. Một số hành lang nhân đạo đã được mở từ Mariupol, Berdyansk, Tokmak, Energodar đến Zaporozhye và từ Severodonetsk, Lysychansk, Popasnaya, Gorny và Rubizhny đến Bakhmut [4]. Những lành lang với những mục đích khác nhau nhưng chung quy cũng để người dân được an toàn nhất có thể. Mặc dù vậy hiện nay một số hành lang nhân đạo để cho người Ukranie sơ tán đến Nga và Belarus đang gây ra tranh cải. Mặc dù bộ quốc phòng Nga thông báo hành lang nhân đạo sẽ được mở tại Kiev, Mariupol, Kharkov và Sumy trong ngày 07/3/2022, trong đó dân thường sẽ được tới Belarus hoặc Nga. Nhưng Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho rằng khó có thể chấp nhận được lựa chọn hành lành lang nhân đạo này vì lí do di chuyển và hoài nghi sự an toàn. Kết quả là kế hoạch sơ tán người dân vẫn không thể thực hiện được và dẫn đến một hậu quả đáng buồn là hàng trăm nghìn người bị mắc kẹt trong bối cảnh thiếu lương thực, thiết bị y tế.[9] 4. KẾT LUẬN Liệu hành lang nhân đạo có là con đường hy vọng hay chỉ là biện pháp đối phó vì sự an toàn của hành lang nhân đạo là một điều không ai có thể đảm bảo chính xác được. Hơn nữa dựa vào thực tế có thể đánh giá mức độ an toàn của hành lang nhân đạo là không hoàn toàn chắc chắn. Nó có thể bị phá vỡ hoặc bị một trong nhưng bên tham chiến phá bỏ lời hứa bất cứ lúc nào. Hậu quả lúc này chắc chắn sẽ tàn khốc hơn nhiều khi không hình thành hành lang nhân đạo điển hình như vấn đề đã đề cập trong chiến tranh Bosnia. Ngoài ra việc sử dụng hành lang nhân đạo có đúng mục đích không cũng là vấn đề đáng lo ngại. Vì bên tham chiến có thể sử dụng hành lang để vận chuyển vũ khí và tài sản quân sự. Suy cho cùng chiến tranh, xung đột xảy ra thì người chịu thiệt hại nặng nề nhất vẫn là người dân thường vô tội, những người ngày đêm đang gồng mình trong lo sợ và len lỏi tìm kiếm sự sống. Biết bao nhiêu máu xương đổ xuống, bao nhiêu gia đình sống trong cảnh tang thương. Cũng như câu nói của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln “khi một viên đạn xuyên vào một người lính, dù bên nào đi nữa thì thực ra nó đã xuyên vào trái tim người mẹ” 2393
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . THE GENEVA CONVENTIONS OF 12 AUGUST 1949 2 . Luật nhân đạo quốc tế, http://redcross.org.vn/thong-tin/luat-nhan-dao-quoc- te#:~:text=Xung%20%C4%91%E1%BB%99t%20v%C5%A9%20trang%20kh%C3%B4ng,b%E1%BB% 8B%20v%C5%A9%20trang%20v%E1%BB%9Bi%20nhau 3 . Kenneth Chan Yoon On, The International Law of Protected Spaces and the Collapse of the Humanitarian Corridors in Ukraine, https://www.ejiltalk.org/the-international-law-of-protected-spaces- and-the-collapse-of-the-humanitarian-corridors-in-ukraine/ 4 . RFE/RL's Ukrainian Service, Ukraine Says Nine Humanitarian Corridors Agreed With Russian Forces, 14/04/2022, https://www.rferl.org/a/mariupol-evacuation-corridors-war/31802883.html 5 . Spain sends 15 further tonnes of humanitarian aid to help those affected by the crisis in Libya, 08/04/2011,https://www.lamoncloa.gob.es/lang/en/gobierno/news/paginas/2011/08042011HumanitarianA id.aspx 6 . The UN Designates the City a “Safe Area”, https://www.ushmm.org/genocide- prevention/countries/bosnia-herzegovina/srebrenica/background/safe-area 7 . Treaties, States Parties and Commentaries, https://ihldatabases.icrc.org/ihl/WebART/470-750077 8 . UN News, Libya: UN food aid arriving via newly-opened humanitarian corridor,19/04/2011, https://news.un.org/en/story/2011/04/372732-libya-un-food-aid-arriving-newly-opened-humanitarian- corridor 9 . Ukraine slams Moscow’s humanitarian corridors to Russia as ‘absurd’ https://www.politico.eu/article/russia-humanitarian-corridors-are-absurd-ukraine-says/ 10. World News, What are the 'humanitarian corridors' agreed by Russia and Ukraine?, https://www.marca.com/en/lifestyle/worldnews/2022/03/03/6221209b22601dac588b45ae.html 11. Wikipedia, United Nations Safe Areas, https://en.wikipedia.org/wiki/United_Nations_Safe_Areas#cite_note-independent-1 12. Wikipedia, Srebrenica massacre, https://en.wikipedia.org/wiki/Srebrenica_massacre 2394
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2