intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật Việt Nam - Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở: Phần 1

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

164
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở: Phần 1 được biên soạn nhằm làm cho phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, làm cho các chuẩn mực văn hóa pháp luật thấm sâu vào mọi mặt đời sống trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật Việt Nam - Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở: Phần 1

  1. PGS. TS. NGUYỄN MINH DOAN (Chủ biên) PHÁP LUẬT, LÔI SỐNG VÀ VẪN HÓA GÔNG sở NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NỘI-2011
  2. TẠP TH E TA C GIA: 1. TS. Bùi Thị Đào - Phần B (II, V) 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan - Phần A; Phần B (I, III, VI); Phần c 3. ThS. Nguyễn Văn Năm - Phần B (IV) 4
  3. LỜI GIỚI THIỆU Pháp luật là những chuẩn mực hành vi của các tổ chức và cá nhân không thể thiếu và cùng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sông xã hội hiện nay. Bíít kỳ một tổ chức, cá nhân nào, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cũng cần phải sống, làm việc có văn hóa theo tinh thần các quy định của pháp luật để hướng tới chân - thiện - mỹ. Với tinh thần đó, cuôn sách "P h á p lu ảt, lố i số n g và vân h ó a côn g sở' đã được biên soạn nhằm làm cho phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa", đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, làm cho các chuẩn mực văn hóa pháp luật thấm sâu vào mọi mặt đời sông trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nội dung cuốn sách trang bị cho bạn đọc một số kiến thức về pháp luật, sự cần thiết phải sống, làm việc theo 5
  4. pháp luật, lôi sống theo pháp luật và văn hóa công sở ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trân trọng giói thiệu cuốn sách cùng bạn đọc! H à Nội, tháng 8/2011 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP 6
  5. PHẦN A. PHÁP LUẬT I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT . 1. Quan niệm vế pháp luật, nguồn gốc và sự cần thiết của pháp luật Pháp luật là một hiện tượng xã hội khá phức tạp, nên có thế xem xét pháp luật ở nhiều phương diện, cấp độ khác nhau. Trong lịch sử đã tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật, nguồn gốc của pháp luật, cũng như sự cần thiết của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Theo quan niệm tôn giáo thì pháp luật do các lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra, cũng như họ đã sáng tạo ra con người. Do vậy, pháp luật là ý muôn của Thượng đế, là ý Chúa... Các nhà làm luật, đặc biệt là vua, chúa chỉ dựa theo ý muôn của các đấng linh thiêng nói trên để viết ra các điều luật cho mọi người tuân theo. Quan điểm khác lại cho rằng, pháp luật sinh ra như một lẽ tự nhiên (con người sống cần phải có những quy tắc 7
  6. P K a p luẶt) lôi sổVig v à v ă n k ó a CÔH0 s ả xử Sự, do vậy, pháp luật sinh ra là quá trình tất yếu, tự nhiên), cũng như sự xuất hiện của con người, loài người như một quá trình phát triển tất yếu tự nhiên. Từ đó, họ cho rằng “ở đâu có xã hội, ở đó có pháp luật”. Theo quan niệm của người xưa, cái thường tình của lòng người là hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì dồ sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả lòng dục thì hư hỏng. Có thể nói, sự ham muôn của con người là vô độ cho nên cần phải tiết chế những ham muốn của con người bằng những quy tắc của đạo đức, luân lý, lễ giáo và pháp luật... để ẩm thực phải có hạn lượng, y phục phải có tiết chế, nhà cửa phải có pháp độ, súc tụ phải có số thường, xe cộ và đồ dùng phải có ngữ, có hạn..., xét đến cùng là để giữ phòng nguồn loạn vậy. Do vậy, trong pháp luật bao giờ cũng có những quy định cấm đoán (quy định những hành vi mà các chủ thể không được phép thực hiện). Lẽ dĩ nhiên, pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội, có hại cho giai cấp thông trị. Ngoài các quy định cấm, pháp luật còn có những quy định bắt buộc (quy định vê các nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể) và những quy định cho phép (cho phép chủ thể có thể hành động theo một cách thức nhất định). Như vậy, pháp luật là hiện tượng gắn liền vối xã hội, là phương tiện để quản lý xã hội, duy trì trật tự xã hội. Pháp luật là những tiêu chuẩn, quy tắc căn bản mà mọi người phải tuân theo, được đặt ra đế điều chỉnh các hoạt động của con người, phối hợp, thống nhất hoạt động của các tổ chức 8
  7. Pkẩ« A PH Á P LUÂT và cá nhân theo những mục đích nhất định, đồng thời còn dùng để trừ khử những điều gian tà, bất chính vì công bằng xã hội. Một số học giả khác lại cho rằng, pháp luật đồng nghĩa với công lý và công bằng. Theo họ, pháp luật là công lý, bao gồm những quy định do nhà nước ban hành đại diện cho công bằng xã hội, thể hiện sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội, nhằm thực hiện công lý, bảo vệ lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong xã hội. . Quan diểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, pháp luật là hiện tượng có tính lịch sử, là sán phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội, mà nó nảy sinh trong dời sông xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội mông muội, thấp kém sang xã hội văn minh, phức tạp, từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp. Theo quan điểm Mác - Lênin thì trong xã hội nguyên thuỷ chưa có pháp luật, việc quản lý, điều chỉnh các quan hộ xã hội khi đó được dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo..., là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định thì những công cụ như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo... không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội như cũ được nữa, vì ý chí của các thành viên 9
  8. luẠt> lối sôV\g v à v ă n h ó a c ô n g s à trong xã hội không còn thông nhất, lợi ích của các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đôi lập với nhau. Trong điều kiện đó, để giữ cho xã hội trong vòng “trật tự\ đồng thòi bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước tạo ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật. Như vậy, pháp luật ra đòi do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đôi lập với nhau và nhu cầu giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị về kinh tê và chính trị trong xã hội. Một cách khái quát thì pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có giai cấp; là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan (sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội) vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí nhà nước của giai cấp thông trị). Theo c . Mác và F. Ảngghen thì pháp luật chẳng qua là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật, mà nội dung của ý chí đó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thông trị quyết định, cần chú ý là khi nhà nưóc ra đời thì các hình thức tổ chức của con ngưòi trước đó (thị tộc, bộ lạc) không còn tồn tại, nhưng khi pháp luật ra đời, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo... vẫn song song cùng tồn tại vói nó. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, pháp luật được hình thành chủ yếu bằng hai con đường cơ bản sau: Thứ nhất, nhà nước tuyên bô' (thừa nhận) một sô' quy tắc xử sự đã có sẵn trong xã hội 10
  9. P U án A - P H ^ P L U Â t như tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo... thành pháp luật và dùng quyền lực nhà nước bảo đảm cho chúng được tôn trọng, được thực hiện. Nhà nước cũng có thể thừa nhận sức mạnh pháp lý có tính quy phạm cho các quyêt định (cách giải quyết) những vụ việc cụ thổ của các cơ quan nhà nước.trưốc đó thành những khuôn mẫu để giải quyết những trường hợp tương tự; thứ hai, nhà nưốc đặt ra những quy tắc xử sự mới buộc các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Những quy tắc này thường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyên đặt ra thông qua những trình tự, thủ tục, hình thức nhất định. Khoa học pháp lý hiện nay thường xem xét pháp luật ở các cấp độ sau: - Thứ nhất, theo nghĩa thông thường hay còn gọi là theo nghĩa hẹp thì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Thứ hai, tiếp cận pháp luật từ phương diện thực định, họ cho rằng pháp luật gồm tất cả các quy định pháp luật được thể hiện trong các nguồn pháp luật của quốc gia. Chẳng hạn, pháp luật Việt Nam gểm tất cả các quy định pháp luật được thể hiện chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 11
  10. "pKáp luật, lồi s ô'r\g v à v ă n Kóa c ô n g SỎ - Thứ ba, tiếp cận pháp luật theo nghĩa rộng, theo họ pháp luật bao gồm tất cả các quy định pháp luật do nhà nước ban hành, những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc pháp luật và những vấn đề có liên quan mà chưa phải là pháp luật thực định (Chẳng hạn, việc áp dụng pháp luật tương tự...) được quốc gia thừa nhận và áp dụng. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau khi nói về pháp luật, song tất cả các quan điểm đều thừa nhận rằng, nói đến pháp luật thì bộ phận cốt lõi và chủ yếu, không thể thiếu là các quy phạm pháp luật (các quy tắc xử sự chung). Ngoài ra, trong pháp luật còn có những bộ phận khác không phải là quy phạm pháp luật song những bộ phận đó chỉ chiếm sô" lượng không lớn trong pháp luật. Khái quát những quan niệm khác nhau về pháp luật có thể định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy định, trong đó p h ổ biến và chủ yếu là các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, th ể hiện ý ch í của nhà nước và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội uì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị, vì sự tồn tại và p h át triển của cả xã hội. Về sự cần thiết của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và mỗi cá nhân đã được các nhà tư tưởng đê cập đến từ thời cổ đại. Chẳng hạn, từ xa xưa phái Pháp gia ở Trung Quốc với những ngưòi đại diện như Quản Trọng, Tử Sản, Thân Bất Hại, Hàn Phi Tử... đã nhấn mạnh đến sự cần thiết 12
  11. VU ầH A PH Á P lu A t phải cai trị (quản lý) đất nước bằng pháp luật. Phái Pháp gia đã nhận thấy rằng, muôh nước mạnh, phải tước bớt đặc quyền của tầng lớp quý tộc, phải để cao pháp luật. Theo họ thì: “P háp là cái quy tắc của thiên hạ... cho nên lấy p h áp luật mà chu phạt thì dân có chết cũng không oán, lấy p h á p lượng công thì dân nhận thưởng không có chịu ơn công đức... cho nên các quan cai trị sai khiến dân điều g ì có p h áp luật thỉ dân theo, không có pháp luật thì dân không theo nữa. Dân lấy pháp luật mà cùng với quan chống cự nhau, người dưới với người trên lấy pháp luật m à cùng làm công việc. Cho kẻ dối trá không được khinh chủ m ình, kẻ ghen ghét không được dùng lòng giặc cướp của mình, kẻ dèm p h a nịnh hót không được thi hành xảo quyệt, ơ ngoài ngàn dặm không ai dám tự tiện làm điều p h i p h á p ”. ‘ Phái Pháp gia còn nhấn mạnh rằng: “ pháp luật dù không hoàn hảo cũng còn hơn không có pháp luật, vì nó có th ể thống nhất được lòng người".2 Theo Thương Ưởng, một người trong phái Pháp gia thì: “Cai trị một nước có ba điều, một là pháp luật, h ai là lòng tin của dân, ba là quyền lực” và không chỉ cần phải có pháp 1 Quán Tử, trích theo Nguyễn Dăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Thành phô' Hồ Chí Minh, 1991, Tập 2, tr.291. 2 Trích theo Lã Trân Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1964, tr.182. 13
  12. P K ó p luột/ tói sổV»0 v à V K h ó a c ổ n g St5 ÕV luật mà pháp luật phải được ban hành rõ ràng, dễ hiểu để “kẻ ngu, người giỏi đều có th ể hiểu được" mà thực hiện. Hàn Phi Tử lại chủ trương dùng pháp luật làm công cụ trị nước, đồng thời phải có uy quyền và thủ pháp cai trị để bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ và thi hành đúng. Theo Hàn Phi Tử thì: Thế và thuật là những điều kiện thiết yếu để bảo đảm cho pháp luật có hiệu lực (Pháp - Thê - Thuật). Hàn Phi cho rằng, con ngưòi vốn ác nên phải trừng phạt nghiêm khắc, phải cai trị họ bằng pháp luật với những hình phạt nghiêm khắc. Pháp luật là hiện thân của sức mạnh, là bạo lực để cai trị, chỉ có hình phạt nghiêm khắc mới thiết lập được trật tự xã hội. Pháp luật phải là cơ sở cho việc điểu hành nhà nưốc, pháp luật đốì với mọi người đều như nhau. Ông viết: “P háp luật không hùa theo người sang, sợi dây dọi không uốn mình theo cây g ỗ cong. K hi đã thi hành p h áp luật thì kẻ khôn củng không th ể từ, kẻ dũng củng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không g ì bằng pháp luật".' Không chỉ ở phương Đông mà các nhà tư tưởng phương Tây cũng luôn chú ý tới sự cần thiết phải có pháp luật, cai trị, 1 Xem: "Hàn Phi T ử của Hàn Phi", Người dịch Phan Ngọc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001, tr.61-62. 14
  13. PU án A . P H Á P L IA Ặ T quản lý xã hội bằng pháp luật. Chẳng hạn, Sô Lông thì chủ trương tổ chức xã hội trên cơ sở pháp luật, xây dựng xã hội dân chủ. Nhà triết học và toán học Pitago cho rằng, nhà nước phải được tổ chức và tồn tại trên cơ sở những đạo luật công bằng. Pháp luật là đại lượng bình đẳng, là mẫu số chung của các hàm sô' khác nhau, là G sở để điều chỉnh tất cả. Có như ơ vậy, xã hội mói có trật tự và ổn định. Bổn phận của con người là tôn trọng thượng đế, cha mẹ và pháp luật. Nhà triết học Democrit cho rằng, nhà nước và pháp luật xuất hiện như một quá trình tất yếu, tự nhiên. Công bằng trong chính trị, pháp luật, đạo đức là đặc trưng của sáng tạo tự nhiên hợp quy luật. Nhà nước phải cai trị bằng luật pháp và mọi người phải tuân thủ pháp luật. Nhà triết học Sôcrat thì chủ trương phân chia pháp luật thành pháp luật tự nhiên và pháp luật thực định và chúng đều giông nhau đó là lý trí. Luật và lẽ công bằng là một, những người nắm quyền cai trị phải là những người có trí tuệ, thông hiểu đòi sống và không nhất thiết phải là quý tộc. Nhà triết học Platôn khẳng định: Sự cai trị phải gắn liền với luật pháp và luật pháp phải công bằng. Pháp luật công bằng là những quyết định của trí tuệ được thiết lập vì lợi ích chung của nhà nước chứ không phải của một nhóm nhỏ nào trong xã hội. Thể chê xấu nhất là bạo chúa, ở đó không có pháp luật, chỉ có bạo lực và sự lộng quyền.1 1 Mokitreva.K.A (1971), Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Bản dịch của Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. 15
  14. P K ó p luột/ lôi sông v à V K Kóa Õ\ côr»g SỞ Xuất phát từ những tư tưởng, quan điểm của các nhà tư tưởng cổ đại về sự thống trị của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội; những ý tưởng về một nhà nước tôn trọng và thực hiện pháp luật; về các nguyên tắc, hình thức, cơ cấu đê thiết lập quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại giữa pháp luật với quyền lực chính trị; các cách chông lại sự chuyên quyển, lộng quyền của nhà nước, của các cá nhân cầm quyền; quan điểm về việc thực hiện sự quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong đời sông chính trị - xã hội... Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã có sự phát triển mạnh mẽ và hình thành học thuyết nhà nưốc pháp quyền với những quan điểm cơ bản là: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là gốc của quyền lực; các quan hệ xã hội căn bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật, mọi người đều phải tuân theo không có ngoại lệ; pháp luật phải có vai trò chủ đạo trong điều chỉnh các quan hộ xã hội, trong đó tính tối cao thuộc về hiến pháp và luật; tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền, tự do cơ bản của công dân; có sự phân công, kiểm soát và chê ước lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; bảo đảm chế độ trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân; bảo đảm sự độc lập của toà án... Các quan điểm về nhà nước pháp quyền đều đề cập đến mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật và với công dân trên 16
  15. PM * A PH Á P L U A t tinh thần: Nhà nước phải đề cao chủ quyền nhân dân, phải tôn trọng, bảo vệ các quyền, tự do của con người và bảo đảm thực hiện các quyền, tự do đó, đồng thời nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân và ngược lại; pháp luật phải có tính tối thượng, là công cụ quản lý xã hội mang tính tối cao, việc quản lý nhà nước và xã hội trưóc hết và quan trọng nhất là bằng pháp luật, mọi tổ chức và cá nhân đặc biệt là nhà nước, các cơ quan nhà nước đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật; pháp luật phải luôn phù hợp với quy luật khách quan, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển vì hạnh phúc của con người... Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại của pháp luật c ũ n g là tất yếu khách quan bởi những lý do cơ bản sau: thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa được thoát thai từ chính xã hội cũ, do đó về mọi phương diện như kinh tế, đạo đức và tinh thần... vẫn còn mang dấu vết của xã hội cũ mà từ đó nó đã sinh ra nên vẫn cần pháp luật để hạn chế, loại bỏ những hình thức kinh tế tư hữu, tác động làm xuất hiện và phát triển những hình thức kinh tế mới, chuyển đổi, cải tạo xã hội cũ, xây dựng phát triển xã hội mới tốt đẹp hơn...; thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn là xã hội có giai cấp nên vẫn cần phải được quản lý bằng pháp luật, cần phải dùng p h áp lu ậ t để giữ gìn t r ậ t tự x ã hội, giải q u y ết n h ữ n g x u n g đột, tranh chấp trong xã hội... Như vậy, về mặt vật chất, pháp luật vẫn còn tồn tại với tư cách là yếu tô" điều tiết (quyêt định) việc phân phối sản phẩm và định mức lao 17
  16. P K ó p luẠt, lôì S ố n g v à v ăn h ó a eôrxg s ở động giữa những thành viên trong xã hội; về mặt xã hội, v ẫn c ầ n có p h áp lu ậ t để củ n g c ố và’ h ìn h th à n h n h ữ n g nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cho các tổ chức và các cá nhân, thiết lập trật tự trong các quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình, trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, bảo vệ chế độ xã hội, chế độ nhà nước, những thành quả của cách mạng... Về mặt tinh thần, nhu cầu cần tồn tại pháp luật đã được V.I. Lênin nhấn mạnh: “nếu không rơi vào không tưởng thì không th ể nghĩ rằng sau khi lật đ ổ chủ nghĩa tư bản, người ta sẽ tức khắc có th ể làm việc cho xã hội mà không cần p h ả i có tiêu chuẩn p h áp luật nào cả, hơn nữa, việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản không th ể đem lại ngay được những tiền đề kinh t ế cho một sự thay đổi như vậy”1 . Như vậy, do đòi hỏi của cuộc đấu tranh giai cấp, nhu cầu cải tạo, tổ chức, xây dựng và quản lý xã hội mới, giai cấp cồng nhân và nhân dân lao động vẫn phải cần tới pháp luật. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là th ể c h ế hóa đường lối, chủ trương của Đảng , th ể hiện ý ch í của nhân dân, p h ải được thực hiện thống nhất trong cả nước”, Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhấn mạnh, “mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều p h ải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu trong việc tôn 1 Xem: V.I. Lênin toàn tập, tập 33, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.116. 18
  17. P M n A . P H ^ P L IA Ậ T trọng p h áp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền th ế đ ể làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều p h ải được xử lý. B ất cứ a i phạm pháp đều đưa ra xét xử theo p h áp luật,... Cấm bao che hành động phạm pháp và người p h ạm p háp dưới bất cứ hình thức nào”. 1 Vì vậy, trong các bản hiến pháp của Việt Nam luôn quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp h à n h hiến pháp và pháp luật, đấu tra n h phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thê và của công dân đều bị xử lý th eo p h á p lu ật. 2. Bản chất của pháp luật Bản chất của pháp luật là vấn đề quan trọng và phức tạ p , p h ụ th u ộ c vào n h iề u yếu tô' khác n h a u n ê n tồn tạ i n h iề u q u a n điểm và q u a n niệm khác nhau vê b ả n c h ấ t củ a p h á p lu ậ t. • P háp luật là một hiện tượng quan trọng và phức tạp 1Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1987, tr.120-121. 19
  18. P k ấ p luột/ lốỉ sô n g v à v ã n K óa cÓKv
  19. PM« A. m Á P lu A t lu ậ t từ n g bước coi trọn g con người, con người được coi là giá trị cao nhất trong xã hội. Pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người. Pháp luật không chỉ bảo vệ người bị h ạ i, trừ n g trị người VI phạm các quy đ ịnh p h á p lu ậ t mà còn bảo vệ người vi phạm khỏi sự trả thù của những người bị hại. Không chỉ bảo vệ con ngưòi, tài sản, lợi ích của con người, pháp luật còn bảo vệ cả một sô"loài động, thực vật trên trái đất, bảo vệ môi trường sông của con người. Nói tới pháp luật là nói tới công lý, công bằng (mặc dù công lý, công bằng chỉ có tính chất tương đốì, bởi chúng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của lực lượng cầm quyền và điều kiện để thực hiện chúng), ớ một chừng mực nhất định nào đó, pháp luật là biểu hiện của công ỉý, công bằng của xã hội đương thòi. Các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội nếu dựa vào các phương tiện khác không giải quyết được thì phải dựa vào pháp luật. Giá trị xã hội to lớn của pháp luật còn thể hiện ở chỗ pháp luật vừa là chuẩn mực, thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, kiểm soát sự phát triển xã hội, kiểm nghiệm các quy trình, các hiện tượng xã hội, đưa đến cho con người lượng thông tin nhất định về các giá trị và các yêu cầu của xã hội. - P háp luật vừa có tính cụ thể vừa có tính trừu tượng. Tính cụ thể của pháp luật thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật (thông thường các quy phạm pháp luật được trình bày rất ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, một 21
  20. P h á p \uậị, lối sáVi0 v á v ã n kó a C-Ông s ả nghĩa). Tính trừu tượng của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật không phải bao giờ cũng cụ thể bởi pháp luật được áp dụng trên phạm vi toàn quốc gia, với các nhóm xã hội, giai tầng, cá nhân ở những khu vực khác nhau, trong rất nhiều những tình huống cụ thể khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, trong một sô" trưòng hợp nội dung của pháp luật chỉ có thể là những nguyên tắc chung (trừu tượng), còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương án cá biệt, cụ thể hoá những nguyên tắc đó cho phù hợp. Chẳng hạn, ngu yên t ắ c b ìn h đ ẳ n g c ủ a công dân trư ó c p h áp lu ậ t sẽ được áp dụng linh hoạt vào mỗi trường hợp cụ thể. - P háp luật vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan. Tính khách quan của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phải phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sổng, phù hợp vối thực tế cuộc sông. c . Mác cho rằng, N hà làm luật p h ả i tự coi mình như một nhà sinh vật học. Họ không làm ra luật, không sáng tạo ra luật mà chỉ th ể thức hóa luật. Chúng ta sẽ p h ải chê trách nhà làm luật về sự tuỳ tiện nếu như ông ta thay th ế bản chất của sự việc bằng nhiều điểm bịa đ ặt”'. Như vậy, nhà làm luật không tự mình làm ra luật, không phát minh ra luật, mà chỉ ghi nhận những quy luật 1 c. Mác-Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.232. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2