intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trải qua rất nhiều thăng trầm. Bài viết chỉ ra những đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer trong sự phát triển của cộng đồng Khmer ở Việt Nam nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội ở Việt Nam

  1. 98 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 BÙ I HỮ U DƯỢC* PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ̀ ́ ̉ TRONG ĐƠI SÔNG XÃ HỘI Ơ VIỆT NAM Tóm tắt: Lịch sử dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trải qua rất nhiều thăng trầm. Trong quá trình đó, Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò quan trọng như là chỗ dựa về tinh thần, là ngọn đuốc soi đường tới giác ngộ, giúp cho mỗi người dân Khmer cùng nhau đoàn kết, vượt qua những khó khăn để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đời sống của người dân Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã được nâng cao về mọi mặt, Phật giáo Nam tông Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã và vẫn tiếp tục vị thế của mình trong niềm tin của đồng bào Khmer, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trong tình cảm của con người và đất nước Việt Nam. Bài viết chỉ ra những đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer trong sự phát triển của cộng đồng Khmer ở Việt Nam nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung. Từ khóa: Phật giáo Nam tông; cộng đồ ng Khmer; đồ ng bằ ng sông Cửu Long. Dẫn nhập Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất cực Nam của Việt Nam, phía đông và nam giáp biển, phía tây giáp Campuchia, vùng đất này hiê ̣n đang tập trung đông người Khmer sinh sống. Người Khmer sinh sống ở vùng đất này từ khá sớm. Bên cạnh đó, người Việt cũng di cư đến vùng đất trù phú này để làm ăn. Đầu thế kỷ XVIII, người Hoa từ Trung Quốc chạy loạn cũng đến đây nhằm tránh xa sự truy bức, trừng phạt của vương triều mới. Hiện nay, vùng đất này có 17.273.630 * Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 29/9/2021; Ngày biên tập: 15/01/2022; Duyệt đăng: 25/01/2022.
  2. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 99 người, chiếm 17,95% dân số cả nước, trong đó người Khmer trên 1,3 triệu người, số đông còn lại là người Kinh, người Hoa và người một số dân tộc thiểu số khác1. Trong quá trình phát triển của xã hội, người Khmer ở Việt Nam không chỉ sinh số ng trên điạ bàn 9 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long là: An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, mà còn đến làm ăn sinh sống ở một số tỉnh, thành phố khác, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. 1. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông ở Việt Nam Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau khi Đức Phật nhập diệt một thời gian, Phật giáo chia làm hai phái, theo hai nhóm ý kiến của Tăng đoàn Phật giáo lúc bấy giờ. Như Đức Phâ ̣t đã da ̣y, để phát triển được đạo Phật trong thế gian phải thực hiện khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ (Khế lý là giữ chân lý, giữ giá trị đúng không thay đổi; Khế cơ là vận dụng, hiểu và tùy căn cơ của mỗi người mà truyền đạo, truyền lý đúng với liều lượng phù hợp; Khế thời là xem xét về thời gian, thời điểm mà ứng xử hợp với hoàn cảnh; Khế xứ là xem xét phong tục tập quán từng xứ từng vùng khác nhau mà có sự giáo hóa không trái tập quán, để được chấp nhận). Phái thứ nhất đi về phương Bắc giá lạnh, núi cao. Phật giáo truyền theo hướng này gọi là Phật giáo Bắc truyền (hay Phật giáo Bắc tông). Do hoàn cảnh sống khó khăn, người tu Phật có thể ăn ngày nhiều bữa, có lúc tuyết rơi nhiều ngày không được ăn, vì trời giá lạnh nên phải mặc vỏ cây, mang lông thú,… giới luật có sự thay đổi. Giáo lý giữ nguyên triết lý Phật giáo, giới luật có thể được thay đổi cho phù hợp với môi trường sống, hoàn cảnh hành đạo,… nên còn gọi là Phật giáo phát triển. Phật giáo Bắc tông từ Ấn Độ vượt dãy Himalaya, tới Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Việt Nam,… trải qua thời gian, phát triển với nhiều sơn môn, hệ phái rộng khắp thế giới như hiện nay2.
  3. 100 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 Phái thứ hai đi về phương Nam nắng ấm và địa hình tương đối bằng phẳng. Phật giáo truyền về phương Nam gọi là Phật giáo Nam truyền (hay Phật giáo Nam tông). Phật giáo Nam tông, giữ nguyên giới luật của Đức Phật khi tại thế, thực hiện các giới và điều cấm đối với chư tăng xuất gia: Mặc y trễ vai, ngày ăn một bữa không quá ngọ, chân đất, đầu trần, ba y một bát,… Do không thay đổi giới luật so với thời Đức Phật tại thế nên phái này còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Nam truyền đi về hướng Nam Ấn Độ, vượt biển tới Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam (chủ yếu vùng đồng bằng sông Cửu Long). Tín đồ của Phật giáo Nam tông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuyệt đại đa số là người Khmer. Phật giáo có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm, vào thế kỷ thứ VI, VII đã có những ngôi chùa được xây dựng ở đồ ng bằ ng sông Cửu Long3. Từ thế kỷ XVIII, XIX đến đầu thế kỷ XX, hầu khắp các phum, sóc của người Khmer đều có chùa thờ Phật, số chùa được xây dựng tăng dần theo sự phát triển của dân số người Khmer, cụ thể: Năm 1979, riêng 9 tỉnh, thành phố thuô ̣c đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang và Cà Mau có trên 400 ngôi chùa Khmer. Tính chung ở 15 tỉnh, thành phố có người Khmer sinh sống, số chùa Khmer phát triển theo thời gian cụ thể: năm 1997 có 434 ngôi chùa; năm 2004 có 439 ngôi chùa; năm 2013 có 442 ngôi chùa; năm 2019 có 456 ngôi chùa. Trong đó, đã tính ngôi chùa Khmer ở Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Hà Nội, xây dựng xong năm 2013. Ngôi chùa này đươ ̣c xây dựng theo mô hình chùa Kh’Leang ở thà nh phố Sóc Trăng, là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhấ t ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với lịch sử gần 500 trăm 4. 2. Mô ̣t số nét đă ̣c trưng của Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam 2.1. Sự khác biê ̣t của ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer so với các ngôi chùa Phật giáo khác Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã sớm có nhiều tộc người sinh sống và các tôn giáo du nhập cũng như tôn giáo nội sinh có khá nhiều.
  4. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 101 Tuy nhiên, Phật giáo Nam tông chỉ có người Khmer tin theo. Sau năm 1950 có một số chùa Nam tông của người Kinh (quen gọi là chùa Nam tông Kinh), chỉ có người Kinh và người Hoa tới chùa đó, người Khmer không sinh hoạt trong chùa Nam tông Kinh. Vậy tại sao người các dân tộc khác có tin theo đạo Phật nhưng không sinh hoạt trong chùa Nam tông Khmer? Giải thích về việc này có nhiều lý do, theo Thái Chợt, nhà nghiên cứu văn hóa người Khmer thì có mấy lý do chính sau: Thứ nhất, chùa Khmer do người Khmer xây dựng theo một lối kiến trúc riêng, bài trí thờ theo phong cách riêng khác với Phật giáo Bắc tông. Tượng thờ duy nhất có Đức Phật Thích Ca, theo phong cách Nam tông, khác tượng Đức Phật Thích Ca theo phong cách Bắc tông. Thứ hai, sư trụ trì và các vị sư trong chùa Khmer phải là người Khmer, nên chỉ nói tiếng Khmer (từ trước ít người biết tiếng Việt và hiện nay nhiều sư Khmer vùng huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nói tiếng Việt chưa sõi), sư nói và giao tiếp theo ngôn ngữ, tập quán người Khmer nên người các dân tộc khác, dù theo Phật giáo, đến chùa Khmer sẽ gă ̣p khó khăn trong giao tiế p. Thứ ba, đời sống nghi lễ, các hoạt động văn hóa của người Khmer gắn chặt với ngôi chùa, theo phong tục, tập quán và niềm tin riêng của người Khmer, có thể khác với phong tục của các dân tộc khác, bởi vậy mà các dân tộc khác khó tham gia sinh hoạt trong chùa Khmer. Tuy nhiên, họ có thể đến để tìm hiểu thêm về nét văn hóa, để vãn cảnh đẹp của những ngôi chùa...5. 2.2. Ngôi chùa trong đời số ng của cộng đồ ng Khmer Do đặc điểm riêng về tính cộng đồng người Khmer, chùa Khmer trở thành trung tâm của cộng đồng trong đia bàn mỗi phum, sóc. ̣ Chùa Khmer là nơi tin tưởng, chỗ nương tựa cho người Khmer. Theo Thái Chợt, nhà nghiên cứu văn hóa Khmer, nhâ ̣n đinh này có những ̣ cơ sở sau: Thứ nhất, chùa là nơi thờ Đức Phâ ̣t. Người Khmer có nhiều tín ngưỡng, nhưng đối với họ, Đức Phật được tôn kính nhất, gắn chặt với niềm tin và ước nguyện của họ từ khi sinh ra cho đến lúc chết.
  5. 102 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 Thứ hai, sư trụ trì chùa và các vị sư trong chùa là người tu hành theo hạnh nguyện của Đức Phật, Đại diện cho Đức Phật nên nhà sư được người Khmer tôn kính, ngưỡng mộ và tin nghe lời nói của các vị sư. Người Khmer dành sự tôn kính đă ̣c biê ̣t đố i với Đức Phật và nhà sư. Người con trai khi chưa xuất gia là con của bố mẹ trong nhà. Khi người con xuất gia trở thành nhà sư thì bố, mẹ tới chùa gặp sư (là con trai) phải hành lễ với nhà sư, bởi lúc này nhà sư (con trai ho ̣) là đại diện cho Đức Phật. Thứ ba, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức nhân cách làm người. Người Khmer có quan niệm những người đến chùa để học và thực hành những điều tốt đẹp do Đức Phật dạy, bởi vậy nên ai cũng phải tới chùa. Đối với nam giới phải qua tu hành ở chùa (tùy duyên mà tu ngắn hoặc dài thời gian, ít nhất là tu trả hiếu cho bố mẹ trong một tới ba tháng) thì sau này trong các mố i quan hê ̣ như lấ y vơ ̣, hoạt động xã hội,… mới được cô ̣ng đồ ng dân Khmer tôn trọng, coi là người có đạo đức, có hiểu biết phép tắc. Thứ tư, chùa là trường học của phum, sóc về nhiều lĩnh vực. Trong chùa Khmer, từ xa xưa đã có truyền thống các vị sư tổ chức lớp dạy chữ cho trẻ em người Khmer từ lớp thấp cho tới lớp cao, để người Khmer biết chữ Pali đọc kinh Phật, hoặc có chữ để làm việc xã hội. Bao giờ thầy dạy “hết chữ” thì thôi, lớp học ở chùa gọi là trường chùa. Khi thầy chùa nhà dạy “hết chữ”, học trò muốn học cao hơn sẽ tìm thầy “nhiều chữ” hơn trong vùng, hoặc ai có điều kiện thì đi ra nước ngoài để học. Khi hệ thống giáo dục quốc dân có trường phổ thông các cấp, nhưng các trường chùa vẫn tổ chức dạy cho trẻ trong phum, sóc học ngôn ngữ Khmer Pali tới trình độ sách giáo khoa Pali lớp 5, để trẻ em có “vốn chữ”, tiếp đó các em tới học ở trường phổ thông hoặc trường bổ túc nội trú dành cho con em người Khmer. Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào ta ̣o có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện về sách giáo khoa, cơ sở vật chất cho các trường chùa dạy chữ Pali cho trẻ em Khmer. Thứ năm, chùa là trung tâm văn hóa của người Khmer, nơi tập trung người trong phum, sóc để hội họp, sinh hoạt cộng đồng, nơi tổ chức những lễ hội truyền thống. Những chùa có điều kiện, thường có
  6. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 103 bộ nhạc của người Khmer phục vụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc. Trong cộng đồng, nhiều người Khmer biết sử dụng bộ nhạc dân tộc khá thành thạo. Nhiều chùa có ghe ngo, vố n được làm từ nguyên một cây gỗ sao, với độ dài 20-30m, tùy độ lớn độ dài của thân cây, độ lớn của chùa, nơi bảo quản và khả năng khéo léo làm ghe ngo của người thợ. Lễ hội đua ghe ngo là một hoạt động văn hóa, thể thao khá độc đáo của người Khmer ở vùng sông nước Cửu Long. Thứ sáu, chùa Khmer là thư viện, là bảo tàng chung của cộng đồng. Từ rất lâu đời, kinh sách của người Khmer chủ yếu được để tại chùa, ai có nhu cầu đề u có thể đến đọc, học, tra cứu,… đọc xong để lại. Bởi thế nhiều chùa Khmer còn lưu giữ được những bộ kinh cổ viết trên lá bối (lá thốt nốt) rất có giá trị về lịch sử. Trong chùa Khmer lưu giữ nhiều hiện vật của người Khmer từ thế hệ này tiếp thế hệ khác, ngoài kinh, sách còn các hiện vật như bàn ghế, đồ thờ, bộ nhạc, ghe ngo,… Thứ bảy, chùa Khmer còn thực hiện chức năng là từ đường của các gia đình, cộng đồng. Người Khmer sau khi chết được trà tì (hỏa táng), tro cốt được đưa về tháp ở chùa hoặc được hóa theo di nguyện “thân tứ đại về với tứ đại”. Nghi lễ tưởng nhớ người thân đã khuất thường được người Khmer thực hiện ở chùa. Chùa trở thành nơi gắn bó với người Khmer từ khi sinh ra, khi sống cho tới khi chết. Thứ tám, chùa Khmer là nơi đào tạo kỹ năng lao động, sáng ta ̣o cho thanh niên Khmer. Chùa Khmer là công trình độc đáo về nhiều mặt, từ xa xưa việc dựng chùa được các nhà sư và bà con trong phum, sóc tự thiết kế, tự xây dựng. Kiến trúc của ngôi chùa về bố cục là gần giống nhau, nhưng phần trang trí và phối cảnh tùy năng lực riêng của từng chùa. Chính vì điều đó mà chùa Khmer là công trình rất độc đáo mang đặc trưng riêng của các phum, sóc người Khmer. Những thanh niên đến chùa tu sẽ tham gia lao động trùng tu, xây dựng, làm đẹp ngôi chùa, họ được các vị sư hoặc những Phật tử khéo tay chỉ dạy để làm ra các sản phẩm phục vụ ngay cho nhu cầu tại chùa. Dầ n dầ n, họ có thể sáng tạo ra những sản phẩm với mẫu mã đẹp hơn, tiện ích hơn. Nhờ sự đào tạo đó mà trong cô ̣ng đồ ng Khmer có rất nhiều “nghệ nhân dân gian” giỏi nghề thủ công làm tượng, phù điêu trang trí , vẽ họa tiết hoa văn,…
  7. 104 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 2.3. Vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời số ng của cộng đồ ng Khmer ở Viê ̣t Nam Mỗi khi người Khmer gặp khó khăn, triết lý Phật giáo về đạo đức, lối sống, niềm tin nhân quả và ước muốn tương lai cùng với hình ảnh và tấm gương tu hành của những nhà sư đại diện cho Đức Phật luôn là lời nhắc nhở, động lực để người Khmer vượt qua chướng duyên, cân bằng trở về với thực tại cuộc sống. Giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa Khmer Năm 1867, thực dân Pháp chiếm hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Sau khi ký các hiệp định về biên giới, người Pháp có chủ trương tách người Khmer Việt Nam ra khỏi người Khmer Campuchia, không để cho hai bên liên kết với nhau, thực hiện âm mưu xâm chiếm thuộc địa lâu dài. Chính quyền thuộc Pháp đã cấm dạy chữ Pali trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, bắt học chữ Pháp với lý do thực hiện thống nhất giáo dục ở xứ thuộc Pháp. Người Pháp đã mở một số trường dạy tiếng Pháp cho con em người Khmer học và cấm các chùa dạy chữ Pali. Trước chủ trương này của chính quyền thuộc Pháp, một bộ phận người Khmer không đồng tình và được nhiều nhà sư ủng hộ với lý do người Khmer cần biết chữ Pali để đọc kinh Phật. Nhiều chùa vẫn dạy chữ Pali cho trẻ em, nhiều nhà sư có uy tín phản đối chủ trương trên bằng ý kiến trực tiếp với chính quyền thuộc Pháp. Trước phản ứng quyết liệt của cộng đồng người Khmer, chính sách đồng hóa của Pháp đối với người Khmer không thành. Tiếp tục thực hiện ly gián người Khmer Việt Nam với người Khmer Campuchia, năm 1940 chính quyền thuộc địa Pháp cho mở chi nhánh Phật học viện Nông Pênh tại Sóc Trăng (Ba Xuyên cũ) để đào tạo Tăng sư học Phật pháp, nhưng thực chất ngầm bên trong là đào tạo tay sai cho chính quyền Pháp. Phát hiện ra âm mưu đó, nhiều nhà sư đã vận động các vị sư không đến học. Trường có nhưng đào tạo không hiệu quả. Nhờ có tiếng nói của các nhà sư mà người Khmer đồng bằng sông Cửu Long không bị mất ngôn ngữ, không bị mất truyền thống văn hóa6. Tham gia đấu tranh chống Mỹ, ngụy giành độc lập dân tộc Năm 1954, người Pháp thua trên chiến trường Điện Biên Phủ Việt Nam và phải rút quân khỏi Đông Dương. Thế chân Pháp, người Mỹ
  8. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 105 nhảy vào xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Vùng đấ t này thay đổ i từ thuộc địa kiểu cũ của Pháp sang thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đối với người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, một thời kỳ lịch sử đầy gian khó mới bắt đầu. Với chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ chỉ đạo chính quyền tay sai dùng chính sách phân hóa, chia để trị, dùng người Việt trị người Việt,… để đàn áp cách mạng, tiêu diệt phong trào kháng chiến. Đối với người Khmer Việt Nam, tổ chức CIA và các tổ chức tay sai tìm cách phân hóa, mua chuộc người Khmer làm tay sai cho chính phủ bù nhìn bằng việc lập nên các tổ chức của người Khmer thân chính quyền ngụy, thực hiện nhiệm vụ chống phá cách mạng như tổ chức “Khmer Srie”; Khmer 3K (Khmer, Kampuchia, Khmer miền hạ); tổ chức Miên vụ,..; thông qua sư Sơn Thái Nguyên thành lập giáo phái Theravada thân Mỹ để giám sát, phân hóa nội bộ sư Khmer. Các tổ chức này hoạt động nửa bí mật, nửa công khai để ủng hộ Mỹ, ngụy chống phá phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trước thực tế đó, các nhà sư Khmer yêu nước đã đứng ra vận động nhân dân ủng hộ cách mạng, sát cánh cùng nhân dân cả nước thực hiện công cuộc kháng chiến chống ách xâm lược của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Cùng với các phong trào cách mạng khắp miền Nam, năm 1964 “Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước” của Phật giáo Khmer đồng bằng sông Cửu Long được thành lập do Đại đức Sơn Vọng làm Chủ tịch danh dự, Đại đức Thạch Som trực tiếp điều hành. Từ tổ chức đó, nhiều vị sư trong Phật giáo Khmer đồng bằng sông Cửu Long đã kêu gọi cô ̣ng đồ ng Khmer đoàn kết đứng lên cùng toàn dân chống Mỹ, ngụy. Nhiều vị sư ưu tú trong Phật giáo Khmer đã trở thành cán bộ cốt cán, đảng viên, nhiều ngôi chùa trở thành cơ sở cách mạng, điển hình như: Đại đức Hữu Nhem chùa Cao Vân, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau trong kháng chiến chống Mỹ đã đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, kêu gọi các dân tộc đứng lên chống Mỹ. Trong sử vàng của dân tộc, nhiều tấm gương của sư sãi Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer đã đươ ̣c ghi danh. Đóng góp của cô ̣ng đồ ng Khmer Việt Nam cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất lớn, 11
  9. 106 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 nhà sư Khmer hy sinh đã được công nhận là liệt sĩ, 6 ngôi chùa Khmer đã được công nhận là di tích lịch sử7. Tấm gương của bốn vị sư liệt sĩ đã hy sinh vì đạo pháp và dân tộc trong ngày 10/6/1974 là: Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, Danh Hom, những vị tăng sĩ tiêu biểu cho sư sãi Phật giáo Khmer Việt Nam, trọn vẹn sự gắn bó hài hòa giữa đạo pháp và dân tộc, những vị tăng sĩ đã thắp sáng truyền thống yêu nước, trí dũng, bất khuất của lịch sử Phật giáo Việt Nam trong phong trà o đấu tranh giành độc lập dân tộc vào thế kỷ XX8. Xây dựng và phát triển đất nước Sau 30/4/1975, đất nước thống nhất, Bắc Nam quy về một mối, người dân sống ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Đất nước vừa thống nhất, người Khmer Việt Nam lại gặp tình huống mới, khi nhân dân Campuchia rơi vào thảm cảnh của nạn diệt chủng Pol Pot vào năm 1975-1978. Các vị sư sãi Khmer Việt Nam đã đủ kinh nghiệm, bình tinh động viên bà con Khmer yên tâm tin tưởng rằ ng ̃ Chính phủ sẽ có giải pháp tốt nhất để vượt qua khó khăn. Năm 1980, thực hiện tâm nguyện của các bậc cao tăng trong Phật giáo cả nước, ngày 13/2/1980, Ban vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam với đại diện của 9 tổ chức, hệ phái lớn của Phật giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ được hình thành. Phật giáo Nam tông Khmer Việt Nam có đại diện thuộc Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ là Hòa thượng Châu Mum, giữ cương vị Phó trưởng ban Ban vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam. Từ ngày 04 đế n ngày 07/11/1981, Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Tổ chức chung đại diện cho Phật giáo cả nước được thành lập với tên gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ đây Phật giáo Nam tông Khmer cùng các tổ chức hệ phái Phật giáo cả nước tham gia ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam. Trong 40 năm qua, nhiều hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer góp phần thiết thực cho sự phát triển của Phật giáo cả nước thực hiện tốt phương châm hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Trong 40 năm qua, Phâ ̣t giáo Nam tông Khmer Viê ̣t Nam đã có nhiều đóng góp tích cực. Bài viết này xin được nêu điển hình ba đóng góp nổi bật:
  10. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 107 Thứ nhất, góp phần rất quan trọng trong quan hệ với Phật giáo Nam tông quốc tế mà đặc biệt là Phật giáo Lào và Campuchia. Việt Nam có Phật giáo Nam tông Khmer với 456 ngôi chùa, hơn 9.000 vị sư, hiện diện từ rất lâu ở Việt Nam; Phật giáo Nam tông Kinh với gần 106 ngôi chùa, hơn 1.756 vị sư hình thành ở Việt Nam vào sau năm 19409. Tháng 5/2005, đoàn công tác chính thức đầu tiên của Ban Tôn giáo Chính phủ do Vụ trưởng Vụ Phật giáo làm trưởng đoàn (về phía Nhà nước) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Dương Nhơn, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đứng đầu (về phía Phật giáo) sang thăm và trao đổi để thống nhất việc ký kết hợp tác trong hoạt động Phật giáo, thông qua tổ chức Phật giáo của hai nước Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào, để tiến tới hợp tác hoạt động Phật giáo của ba nước Campuchia - Việt Nam - Lào. Tại Campuchia, Vua Sãi Tep Vong (phái Đại chúng) và Vua Sãi Bukry (phái Hoàng gia) đã tiếp và làm việc với đoàn Việt Nam trong tinh thần trọng thị với đánh giá hết sức trân trọng “nhờ có nước Việt Nam mà nước Campuchia được hồi sinh. Nhờ có Phật giáo Việt Nam mà Phật giáo Campuchia được phục hồi và phát triển”10. Các vị sư Campuchia gặp các vị sư Nam tông Khmer Việt Nam trong tình đồng đạo, đồng tộc, đồng ngôn ngữ rất thân thiết. Từ đây quan hệ Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Campuchia và Lào diễn ra rất tốt đẹp, đặc biệt là với Phật giáo Campuchia trong quan hệ trao đổi kinh sách chữ Pali, trao đổi đào tạo, giao lưu sinh hoạt Phật giáo vùng giáp biên giới hai nước, đã có nhiều kết quả tích cực. Thứ hai, thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại Thành phố Cần Thơ. Thực hiện Quyết định số 171/QĐ-TGCP ngày 14/9/2007 của Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập và bước đầu đào tạo tăng sinh ở trình độ cử nhân Phật học, khi đủ điều kiện theo quy chuẩn được đào tạo, liên kết đào tạo sau đại học. Đây là học viện Phật giáo thứ tư tại Việt Nam (trướ c đó là Ho ̣c viê ̣n Phâ ̣t giáo Hà Nội, Ho ̣c viê ̣n Phâ ̣t giáo Huế, Ho ̣c viê ̣n Phâ ̣t giáo Thà nh phố Hồ Chí Minh). Học viện Phật giáo Nam tông Khmer đặt tại thành phố Cần Thơ có ý nghĩa rất lớn trong đào tạo
  11. 108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 tăng tài cho Phật giáo Nam tông Khmer, không chỉ ở Việt Nam mà còn mở rộng ở nhiều nước có Phật giáo Nam tông. Trước đây, nhiều vị sư Khmer muốn học trình độ cử nhân và trên cử nhân Phật học phải đế n Campuchia, Myanmar hoặc các nước có đào tạo cho tăng sinh Phật giáo Nam tông, vừa mất thời gian, vừa tốn kinh phí. Nay có Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, thực hiện đào tạo Phật học, đồng thời góp phần đào tạo nâng cao tri thức, đào tạo nhân lực,… cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lâu dài phối hợp với các học viện Phật giáo trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu khoa học Phật giáo,… Trải qua 15 năm từ khi thành lập Học viện, mặc dù còn nhiều khó khăn, song, được sự giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là ba học viện đi trước về vật chất, về giảng sư, về kinh nghiệm tổ chức dạy và học; sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước các cấp, sự ủng hộ của sư tăng và Phật tử gần xa, với nỗ lực rất tích cực của Hòa thượng Viện trưởng Danh Những, Đào Như cùng Hội đồng lãnh đạo Học viện, Học viện đã có sự phát triển về nhiều mặt, vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình giảng dạy, hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu,… để từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo và học tập, mở ra tương lai phát triển lâu dài11. Thứ ba, đấu tranh với các thế lực lợi dụng tính nhạy cảm trong quan hệ dân tộc, tôn giáo nhằm kích động, gây mất đoàn kết, mất ổn định trong nhân dân, sư sãi Khmer và giữa hai nước Việt Nam, Campuchia. Xuất phát từ mối quan hệ chung biên giới, đồng dân tộc, đồng tôn giáo, đồng ngôn ngữ giữa người Khmer Việt Nam và người Khmer Campuchia, sau chiến tranh biên giới từ 1975-1978, tình hình an ninh biên giới giữa hai nước tạm ổn đinh. Tuy nhiên, do nước ̣ Campuchia nhiều đảng phái nên thường xảy ra những hoa ̣t đô ̣ng phức tạp, ta ̣o áp lực, hạ uy tín đảng cầm quyền. Hoạt động này được tiếp tay từ những thế lực bên ngoài với âm mưu hạ uy tín của cả Việt Nam và Campuchia để mưu lợi nhằ m gây ảnh hưởng trong khu vực. Ví du ̣ mô ̣t sự kiện khá điển hình gần đây, vào thời điểm năm 2012, một vị sư nghe xúi giục từ bên ngoài đã tung tin vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp Phật giáo Khmer, nhằm gây rối ở một ngôi chùa thuộc tỉnh Sóc Trăng. Vụ việc này đã được sư trụ trì chùa phát hiện và giải quyết ổn định. Tháng 10/2014, hai vị người Khmer nói tiếng Việt, xưng là sư ở
  12. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 109 Trà Vinh, lên tiếng tố cáo họ bị chính quyền Việt Nam đàn áp phải chạy sang Campuchia. Để phản đối chính quyền Việt Nam, một trong hai vị này với y áo, bộ dạng nhà sư Khmer, đã đốt cờ Việt Nam trên đất Campuchia và kêu gọi quốc tế can thiệp. Sự việc trở thành vấn đề nóng trong thực hiện chính sách tôn giáo và ổn định an ninh biên giới của Việt Nam - Campuchia, được nhiều ngành quan tâm như ngoại giao, an ninh, tôn giáo,... Để công khai chống lại việc giả danh, đội lốt, xuyên tạc của các phần tử xấu, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinh, Trụ trì chùa Âng, phường 8, thành phố Trà Vinh đã lên tiếng về sự việc, làm rõ một số vấn đề như sau: 1. Hai vị nhận là sư thuộc Phật giáo tỉnh Trà Vinh, có hà nh động đốt cờ Việt Nam ở Campuchia, đó là hai vị giả sư, Phật giáo Trà Vinh không có hai vị đó. 2. Đã là nhà sư thực hiện tứ trọng ân thì không có vị sư ở bất cứ nước nào đi đốt cờ Tổ quốc, người đốt cờ Tổ quốc là người không có đạo, không hiểu đạo Phật, điều này càng khẳng định đó không phải là sư. 3. Đề nghị chính phủ Campuchia, xử lý theo pháp luật Campuchia với người lợi dụng đất Campuchia để thực hiện hành vi trái đạo lý tôn giáo, nhằm kích động, gây mất đoàn kết hai quốc gia. Sau khi phát biểu của Hòa thượng Thạch Sok Xane được phát sóng và gửi cho lãnh đạo Phật giáo Campuchia thì hai vị giả sư im lặng và chấm dứt vu cáo Việt Nam. Viê ̣c xử lý mâu thuẫn như vâ ̣y đã tạo hiệu quả cao trong ngoại giao, đối ngoại tôn giáo, để lại bài học rất thiết thực. Kết luận Lịch sử dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trải qua rất nhiều thăng trầm. Trong mỗi bước ngoặt của lịch sử, Phật giáo Nam tông Khmer với vai trò quan trọng là chỗ dựa tinh thầ n, là ngọn đuốc dẫn tới giác ngộ, đã giúp cho mỗi người dân Khmer cùng nhau đoàn kết cộng đồng, vượt qua những khó khăn để xây dựng cuộc sống hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.
  13. 110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2022 Ngày nay, đời sống của người dân Khmer đồng bằng sông Cửu Long được nâng cao về mọi mặt. Phật giáo Nam tông Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là một hệ phái lớn và có vị trí quan trọng trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã và vẫn tiếp tục vị thế của mình trong đời số ng của cô ̣ng đồng Khmer và cô ̣ng đồ ng Phật giáo cả nước, đoàn kết chung sức chung lòng cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện tốt phương châm hành đạo: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, xứng đáng là Phật giáo yêu nước hộ quốc an dân./. CHÚ THÍCH: 1 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 2 Có tài liệu cho rằng Phật giáo Bắc tông được các nhà sư đi cùng các thương nhân theo đường biển đến Việt Nam trước cả Trung Quốc (vấn đề này tìm hiểu ở mô ̣t nghiên cứu khác). 3 Thái Chợt (1998), Người Khmer và Phật giáo Khmer ở đông bằ ng sông Cửu Long, bản viết tay, lưu tại Ban Tôn giáo Chinh phủ. ́ 4 Ban Tôn giáo Chính phủ (2019), “Báo cáo về Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam”. 5 Thái Chợt (1998), Người Khmer và Phật giáo Khmer ở đồ ng bằ ng sông Cửu Long, bản viết tay, lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ. 6 Thái Chợt (1998), Người Khmer và Phật giáo Khmer ở đồ ng bằ ng sông Cửu Long, bản viết tay, lưu tại Ban Tôn giáo Chinh phủ. ́ 7 Ban Tôn giáo Chính phủ (1998), Phụ lục phục vụ Chỉ thị 68, Ban Bí thư Trung ương. 8 Giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam (2014), Kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của 4 liệt sĩ sư Khmer- Kiên Giang, Tài liệu Hội thảo Hoằng pháp tại Kiên Giang năm 2014. 9 Giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam (2020), “Báo cáo Tổng kết năm 2020”. 10 Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Tư liệu đối ngoại, (VT.PG 5/2005). 11 Ban Tôn giáo Chính phủ (2019), “Báo cáo đánh giá đào tạo của các trường Phật học 2019”. ̉ TÀ I LIỆU THAM KHAO 1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Tư liệu đối ngoại (VT.PG 5/2005). 2. Ban Tôn giáo Chính phủ (1998), Phụ lục phục vụ Chỉ thị 68, Ban Bí thư Trung ương. 3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2019), “Báo cáo đánh giá đào tạo của các trường Phật học”. 4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2019), “Báo cáo về Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam”.
  14. Bùi Hữu Dược. Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội… 111 5. Thái Chợt (1998), Người Khmer và Phật giáo Khmer ở đồ ng bằ ng sông Cửu Long, bản viết tay, lưu tại Ban Tôn giáo Chinh phủ. ́ 6. Giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam (2014), Kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của 4 liệt sĩ sư Khmer- Kiên Giang, Tài liệu Hội thảo Hoằng pháp tại Kiên Giang năm 2014. 7. Giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam (2020), Báo cáo Tổng kết năm 2020. 8. Sơn Phước Hoan (1998), Nghiên cứu về người Khmer, bản viết tay, lưu tại Ban Tôn giáo Chinh phủ. ́ 9. Tổng cục Thống kê (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Abstract THERAVADA BUDDHISM OF THE KHMER IN SOCIAL LIFE IN VIETNAM Bui Huu Duoc Institute of Beliefs and Religions, Ho Chi Minh National Academy of Politics The history of the Khmer people in the Cuu Long River Delta experienced many vicissitudes. In that process, Theravada Buddhism of the Khmer has played an important role as spiritual support, a torch that lights the way to enlightenment, unity the Khmer people to overcome difficulties to build a happy life. Today, the life of the Khmer people in the Cuu Long River Delta has been improved in all aspects. Theravada Buddhism of the Khmer has held its status in the Khmer community, in the Vietnam Buddhist Sangha, and in the sentiments of Vietnam. The article indicates the contributions of Khmer Theravada Buddhism in the development of the Khmer community in Vietnam in particular and social community in general. Keywords: Theravada Buddhism; Khmer community; Cuu Long River Delta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2