Phật giáo và các vấn đề xã hội đương đại
lượt xem 1
download
Xã hội ngày nay đang phát triển nhanh chóng, tiến bộ vượt bậc trên rất nhiều phương diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người cũng như giúp cho xã hội ngày càng trở nên văn minh hơn. Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ vai trò của Phật giáo (Phật giáo nhập thế) trong giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phật giáo và các vấn đề xã hội đương đại
- PHẬT GIÁO VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI NCS. QUÁCH THỊ HUÊ*1 ̣ NCS. NGUYỄN THU HÀ**2 ̀ Tóm tắt: Xã hội ngày nay đang phát triển nhanh chóng, tiến bộ vượt bậc trên rất nhiều phương diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người cũng như giúp cho xã hội ngày càng trở nên văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, xã hội đương đại cũng bộc lộ những mặt trái của nó, nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, thậm chí có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân loại, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái đạo đức,… và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Trước bối cảnh đó, Phật giáo cần phải tiếp cận các vấn đề trên như thế nào dưới góc độ tôn giáo để giúp xã hội đương đại giải quyết được các vấn đề tiêu cực trên cho phù hợp với thời đại hiện nay. Trong bài biết này, tác giả tập trung làm rõ vai trò của Phật giáo (Phật giáo nhập thế) trong giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Phật giáo nhập thế, vai trò của Phật giáo, xã hội đương đại, Việt Nam. Đặt vấn đề Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội với nền văn minh phát triển cao nhất từ trước đến nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, đi cùng với những tiến bộ vượt bậc đó, loài người cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn xuất phát từ mặt trái của sự phát triển này, như thảm họa thiên nhiên, vũ khí hủy diệt, chất độc sinh học, khủng bố, suy thoái đạo đức… Với vai trò là một thành tố xã hội, Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng và hành động của con người, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tiêu cực mà xã hội đương đại đang phải đối diện. * Giảng viên, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. ** Hội Liên hiệp Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam.
- 848 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu về Phật giáo và những vấn đề đương đại, nhóm tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm làm sáng tỏ vai trò của Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay, như vấn đề môi trường và đạo đức xã hội… Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu… nhằm làm rõ những tư liệu, số liệu thu thập được để minh chứng cho những luận điểm đã nêu ra. 1. Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế Hiện nay, Việt Nam đã và đang cùng với các nước trên thế giới hòa mình vào xu thế hội nhập, hợp tác, phát triển trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, giao lưu văn hóa nói chung và giao lưu tôn giáo nói riêng được xem như một chiếc cầu vô hình kết nối các dân tộc xích lại gần nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn những nét đẹp của các loại hìnhvăn hóa, trong đó có văn hóa tâm linh và qua đó làm giàu hơn nữa cho nền văn hóa dân tộc. Trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu trên lĩnh vực Phật giáo mang tầm quốc tế và khu vực, góp phần làm cho thế giới hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời, thông qua các hoạt động giao lưu quốc tế, tầm vóc của Phật giáo Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao, góp phần vào thành công chung của đường lối đối ngoại của Việt Nam. Sau gần 40 năm kể từ khi thống nhất (1981) cho đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực thể hiện vai trò quan hệ Phật giáo quốc tế của mình. Giáo hội đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, như Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP), Thành viên sáng lập Liên minh Phật giáo Thế giới (Ấn Độ), Hội Phật giáo Thế giới Truyền bá Chánh pháp, Hội Đệ tử Như Lai Tối thượng (Sri Lanka), Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (Thái Lan), Ủy ban Đại học và Cao đẳng Phật giáo Thế giới tại Thái Lan, Thành viên Hội Sakyadhita Thế giới cũng như lãnh đạo Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp và châu Âu,… Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang liên kết thân hữu với các nước Phật giáo, như: Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Triều Tiên, Mông Cổ, Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan – Trung Quốc và một số nước châu Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ…1 Hòa thượng Thích Trí Quảng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hội nhập quốc tế, theo: https://phatgiaovietnam. 1 vn/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-hoi-nhap-quoc-te/, truy cập ngày 01/01/2020.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 849 Một trong những thành công của Phật giáo Việt Nam là tăng cường hợp tác giáo dục với các quốc gia trên thế giới. Công tác đào tạo trình độ chuyên môn cho các tăng, ni về Phật học và các ngành có liên quan rất phát triển. Phật giáo Việt Nam đã giới thiệu 476 tăng, ni sinh đi du học tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Pháp, Nhật , Mỹ, Úc, Đài Loan,… Đến nay, ngoài hơn 200 Tăng, Ni vẫn đang theo học tại nước ngoài, đã có hơn 100 tăng, ni đã tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài trở về nước để tham gia các công tác hoằng Pháp và giảng dạy các chương trình tại các cơ sở đào tạo trong nước. Bên cạnh đó, vị thế của Phật giáo Việt Nam còn được quảng bá thông qua các ấn phẩm khoa học. Đáng ghi nhận nhất là tập sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” được xuất bản bằng song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, dự kiến sẽ phiên dịch thành nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, Nhật, Trung Quốc, Pháp... Bên cạnh việc đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế về nhiều mặt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn quan tâm tới đồng bào phật tử kiều bào đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, tích cực lắng nghe những chia sẻ nguyện vọng, tâm tư của phật tử kiều bào và trên tinh thần đó tăng cường sự gắn kết giữa đội ngũ con em phật tử trong và ngoài nước, kế thừa và gìn giữ di sản truyền thống văn hóa Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Bằng những chương trình hành động cụ thể và thiết thực như tổ chức các khóa tu học, các chương trình giao lưu, thăm hỏi trong các chuyến công tác của Đảng, nhà nước, các bộ, ban ngành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều Tọa đàm, Hội thảo, các khóa học tại nước ngoài nhằm mục đích ứng dụng Phật pháp dành riêng cho các thanh thiếu niên Việt kiều; hỗ trợ, tư vấn và chia sẻ những kinh nghiệm sống thực tế qua lời dạy của Đức Phật với sự hài hòa phong tục tập quán của Việt Nam cùng nước sở tại. Song song với những lợi ích trên, chương trình hành động này còn góp phần gắn kết tình đoàn kết giữa các bà con kiều bào với đất nước, với dân tộc, góp phần quảng bá văn hóa và giá trị dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thêm nguồn lực nội sinh sức mạnh mềm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. 2. Vai trò của Phật giáo trong giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, về vấn đề môi trường Các nhà khoa học triết học của thế kỷ XIX qua các tác phẩm của mình đã chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa con người với thế giới tự nhiên. Và, các giá trị khoa học đó ngày càng được khẳng định qua thực tế đời sống nhân loại nhiều thập kỷ nay. Đặc biệt, thời gian gần đây, con người đang có xu hướng ngày càng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường. Điều này dẫn tới
- 850 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... những hiểm họa hết sức nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của con người, như sóng thần, bão, lũ quét, động đất, lốc xoáy, cháy rừng… Vì thế, chung tay bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của riêng ai, riêng quốc gia nào, mà là trách nhiệm chung của toàn cầu, toàn xã hội, trong đó có Phật giáo. Lý thuyết duyên khởi trong Phật giáo cũng đã chỉ ra sự tương hỗ giữa vạn vật trong thiên nhiên với con người và con người không thể tồn tại được nếu không có môi trường tự nhiên. Nếu môi trường tự nhiên bị ô nhiễm trầm trọng thì cơ thể vật lý của con người, hay đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, thậm chí bị hủy diệt. Vì vậy, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của con người. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cũng phải đối mặt với những vấn đề lớn về môi trường do mặt trái của sản xuất công nghiệp gây ra, trong đó đáng sợ nhất là sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất đai… đang ảnh hưởng trực tiếp đời sống của con người. Đây là vấn đề cấp bách cần được giải quyết kịp thời vì nó liên quan trực tiếp tới sinh mệnh của hàng ngàn người dân cả trực tiếp và gián tiếp. Ngày nay, Phật giáo đang tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó, môi trường và việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề rất cần được quan tâm và chú trọng giải quyết. Để góp phần vào việc giải quyết những vấn đề này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các tín đồ sống gần gũi với môi trường, hòa mình với thiên nhiên, giảm thiểu các tác động trực tiếp đến môi trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đề ra những chương trình, hành động cụ thể như: Khuyến khích tín đồ phật tử ăn chay không chỉ để bảo vệ sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường; tổ chức các khóa tu và các lớp học để giáo dục nhận thức con người có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên và môi trường sống; giáo huấn phật tử và mọi người thực hành nếp sống hướng thiện, gần gũi với thiên nhiên, giảm thiểu các tác động trực tiếp đến môi trường, cần tránh việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi để trục lợi làm giàu, đặc biệt là các tài nguyên khó tái tạo như than, dầu mỏ, cát, đá,… Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn nhấn mạnh vấn đề cấm sát sinh, cho rằng việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ làm mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người, vì thế con người không nên vì quá tham, sân, si mà hủy hoại môi trường sống, hủy hoại thiên nhiên chính là hủy hoại môi trường sống của mình. Thứ hai, về vấn đề đạo đức xã hội Xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển và minh chứng xác đáng nhất là con người đang được sống một cuộc sống hài lòng hơn, văn minh hơn và nhân quyền
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 851 được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, đâu đó trên phạm vi toàn cầu vẫn còn những tranh chấp vũ trang, nạn khủng bố, bạo hành, vi phạm quyền con người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, phân biệt chủng tộc… Trong phạm vi quốc gia, vấn đề đạo đức xã hội đang có xu hướng xuống cấp nghiêm trọng, con người vô cảm trước đồng loại, tệ nạn cướp, hiếp, giết diễn ra phổ biến và dưới nhiều hình thức khác nhau. Và, ở một số nơi vẫn còn tình trạng mất cân bằng chất lượng cuộc sống, tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại ảnh hưởng lớn đế đời sống dân sinh. Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập văn hóa quốc tế ngày càng sâu, rộng, một hệ lụy xã hội mới xuất hiện đó là lối sống nhanh, sống gấp, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, và nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tình trạng bạo lực học đường, ấu dâm, nghiện ma túy… Một bộ phận không nhỏ các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp trẻ có lối sống ích kỷ, vô cảm, ưa bạo lực và sống ảo. Vì vậy, chính những nền tảng văn hóa xã hội bền chặt của truyền thống phương Đông, những giá trị đạo đức tôn giáo, trong đó có Phật giáo sẽ là phương thức hữu hiệu để dẫn dắt, định hướng và tạo ra một môi trường sống thực sự có ích cho thanh niên, những thế hệ tương lai của đất nước. Một trong những tác nhân lớn nhất dẫn đến những thay đổi trong đời sống nhân loại hiện tại đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công bằng mà nói, những phát minh khoa học đột phá trong cuộc cách mạng khoa học này đã làm cho nhân loại bước những bước tiến đến thế giới văn minh, hiện đại chưa từng có trong lịch sử, nó phá vỡ mọi rào cản không gian để con người trên toàn trên thế giới xích lại gần nhau hơn, thông tin được truyền tải rộng lớn và nhanh hơn, mọi sự hợp tác trên toàn cầu trở nên đơn giản hơn và con người được giải phóng sức lao động nhờ vào trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm của Phật giáo, thì mặt trái của việc vận dụng một số những tiến bộ khoa học và công nghệ cũng tạo ra những tác động tiêu cực, gây độc hại trong hành vi của con người, những điều được gọi tên là tham, sân và si. Trước hết, vì khoa học hiện đại không cung cấp cho con người những hiểu biết về đúng hay sai, điều gì là tốt hay xấu trên phương diện đạo đức. Khi con người không quan tâm đến những hiểu biết như vậy, thì cũng sẽ không để ý tới việc theo đuổi những nguyên tắc của một cuộc sống đúng đắn về đạo đức. Từ đó, giới hạn giữa con người đạo đức và con người sinh vật sẽ ngày càng gần nhau hơn khi chúng ta chỉ sống và nghĩ tới nhu cầu vật chất, mà quên đi nhu cầu hạnh phúc thực sự trên nền tảng của đạo đức chính đáng. Phật giáo không mưu cầu định đoạt sự đúng sai của hành động sự việc bằng những giáo điều siêu hình để ràng buộc hay phán xét đạo đức con người. Quan điểm
- 852 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... của Phật giáo giúp định hướng giải quyết những vấn đề của xã hội hiện đại là luôn gắn liền kiến thức khoa học và sự minh triết về đạo đức. Thực tiễn cho thấy khí sự tham lam và sân hận vượt lên trên đạo đức và sự tương tác xã hội trong cuộc sống hiện đại đã dẫn tới những vấn nạn khôn cùng khiến chính con người phải gánh chịu. Ví dụ như khi tài nguyên thiên nhiên bị khi thác bừa bãi dẫn tới mối trường sống phải gánh chịu những thảm họa thiên nhiên; hay khi một bộ phận cá nhân tham quyền chuộc lợi, lấy công làm tư sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động công chính liêm minh của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tín nhiệm của nhân dân; hay khi con người tham tiền bạc mà có những lựa chọn sai lầm buôn bán ma túy thì hậu quả của nó không chỉ là kẻ làm vi phạm pháp luật mà còn khiến cho bao người khác bị hại… Mục tiêu tối hậu trong lối sống của người phật tử là sự triệt tiêu lòng tham ái, sự sân hận và những ảo tưởng. Nếu phần lớn những sự điên rồ về mặt tâm lý đang mang lại những khủng hoảng đạo đức trong xã hội hiện đại chỉ là hệ quả của việc phổ biến lòng tham, sự tức giận và tình trạng vô minh, thì lý tưởng Phật giáo sẽ định hướng hoàn thiện đạo đức để làm cho đời sống xã hội của con người hiện đại thực sự tốt đẹp hơn. Thập thiện trong Giáo lý Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức xã hội, bao gồm: - Không sát sinh: Không làm tổn hại đến các động vật có sinh mạng. - Không trộm cắp: Không chiếm làm của mình những vật không thuộc về mình. - Không tà dâm: Giữ phẩm hạnh. - Không nói dối: Nói lời thành thực. - Không nói ác: Nói lời hòa nhã. - Không nói hai lưỡi: Không nói khiêu khích, ly gián. - Không nói thêu dệt: Nói ngay thẳng, không nói những lời phù phiếm, vô nghĩa. - Không tham dục: Không tham cầu quá mức, phải biết “thiêu dục tri tức”. - Không nóng giận: Giữ tâm, bình thản, ôn hòa, mọi việc làm đều suy nghĩ chín chắn. - Không tà kiến: Xử lý mọi việc không mê muội, dùng lý trí xem xét kỹ càng1 Như vậy, có thể khẳng định, Phật giáo có vai trò quan trọng đối với vấn đề giáo dục đạo đức xã hội. Bằng những quan diểm nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, Phật giáo đã định hướng, giáo dục con người sống thiện, sống có ích, sống đúng và có 1 Dẫn theo https://www.daitangkinhvietnam.org/node/8404?page=10, ngày 01/01/2020.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 853 trách nhiệm với bản thân và xã hội. Theo quan điểm của Đạo Phật, nếu gieo nhân lành sẽ được quả lành, gieo nhân ác sẽ được quả ác. Từ đây, giáo lý Phật giáo có tác dụng điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức cho con người, nâng đỡ, khơi dậy tình thương yêu, đức vị tha, làm điều thiện, tránh điều ác… Luật Nhân quả nhấn mạnh vào trách nhiệm của từng cá nhân đối với các hành vi đạo đức, con người vì sợ quả báo, sợ bị đầy xuống địa ngục nên họ cố gắng làm thiện, tránh ác, tu nhân tích đức. Điều này giúp hoàn thiện nhân cách cho từng cá nhân cũng như góp phần xây dựng một xã hội văn minh và có nền tảng đạo đức tốt đẹp. 3. Kết luận Thế giới bước vào thế kỷ 21 với một nền văn minh đỉnh cao chưa từng có nhờ vào sự phát triển vượt trội của khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những vấn đề toàn cầu: môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, vũ khí sinh học, khủng bố và những vấn nạn xã hội về đạo đức… Sự phát triển quá nhanh của nền văn minh vật chất đã mang đến sự thay đổi đột ngột về kết cấu xã hội và phương thức sinh hoạt, gây rối thế giới tinh thần của con người, phá vỡ quy phạm đạo đức vốn có, sinh ra hàng loạt tội về đạo đức khủng hoảng giá trị và khủng hoảng tinh thần. Trên tinh thần nhập thế, những người theo Phật có “trọng trách cầm ngọn đuốc chánh pháp, với trí tuệ của người con Phật cùng tinh thần khế lý, khế cơ, khế xứ, khế thời rất cần học hỏi, nắm bắt và tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng này để áp dụng vào lĩnh vực hoằng pháp độ sinh. Làm được như thế, chúng ta sẽ hoằng truyền giáo lý vi diệu của Đức Phật một cách hữu hiệu trong thời đại văn minh với những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật”1, định tâm, định hướng con người, góp phần giúp con người sống hướng thiện, làm việc tốt, suy nghĩ tích cực, giúp quan hệ giữa người với người một cách hài hòa và thiết lập một trật tự xã hội tốt đẹp mà ở đó chúng sinh đều bình đẳng, làm hòa dịu mâu thuẫn xã hội, bình thường hóa khác biệt đẳng cấp, ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Đình Nhân, pháp danh Chánh Tuệ Định, Con người với giáo lý mười hai nhân duyên, Nxb Tôn giáo, 2012. 2. Hòa thượng Thích Trí Quảng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hội nhập quốc tế, theo https://phatgiaovietnam.vn/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-hoi-nhap-quoc-te/, truy cập ngày 01/01/2020. 1 Phật giáo vượt qua thách thức của cuộc cách mạng 4.0, dẫn theo https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/138999/Phat- giao-vuot-qua-thach-thuc-cua-cuoc-cach-mang-4.0.html, truy cập ngày 26/03/2020.
- 854 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 3. Nguyễn Tiến Nghị, “Quan niệm về Nhân quả trong triết học Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6, 2016. 4. Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang, Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại ở Việt Nam, dẫn theo https://phapbao.org/hat-giao-nhap-the-va-cac-van- de-xa-hoi-duong-dai-o-viet-nam/, truy cập ngày 01/01/2020. 5. Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2007. 6. Phật giáo vượt qua thách thức của cuộc cách mạng 4.0, dẫn theo https://mic. gov.vn/Pages/TinTuc/138999/Phat-giao-vuot-qua-thach-thuc-cua-cuoc-cach-mang- 4.0.html, truy cập ngày 26/03/2020 7. P.D. Premarisi, Buddhist Ethics, Moral Perfection and Modern Society, Hiệp hội Xuất bản Phật giáo, Sri Lanka, 2002. 8. Phật giáo với môi trường, dẫn theo: http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/ vi/News/38/0/240/0/2746/Phat_giao_voi_van_de_bao_ve_moi_truong, ngày 01/01/2020.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các vấn đề của triết học
19 p | 902 | 292
-
Vài nét nhận thức luận về cái chết của Phật giáo và Công giáo
7 p | 123 | 19
-
Đặc điểm diện mạo của Phật giáo Nam tông Khmer ở Trà Vinh
11 p | 165 | 18
-
Vị trí và vai trò của Phật giáo trong đời sống tôn giáo và văn hóa Việt Nam
4 p | 117 | 16
-
Giá trị và chuẩn mực của văn hóa đạo đức Phật giáo
8 p | 140 | 10
-
Không gian văn hóa Phật giáo Huế và vấn đề phát triển du lịch tâm linh
12 p | 72 | 9
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội
10 p | 69 | 7
-
Xu hướng biến đổi của sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên của người dân Hà Nội hiện nay
11 p | 92 | 7
-
Phật giáo và khoa học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945
16 p | 71 | 6
-
Phật giáo và chính trị ở Đại Việt đầu kỷ nguyên độc lập tiếp cận từ một luận đề của Max Weber
15 p | 95 | 5
-
Các vấn đề cấp thiết của việc nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội của xã hội Xô-viết
7 p | 128 | 5
-
“Tâm” trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền
20 p | 43 | 5
-
Bàn thêm về thời điểm Phật giáo và pháp tu thiền truyền vào Việt Nam
10 p | 92 | 5
-
Nghiên cứu các vấn đề tâm lý của sinh viên năm nhất Trường Đại học Giao thông vận tải
6 p | 16 | 3
-
Văn hóa khất thực của cộng đồng tu sĩ Phật giáo Nam tông tại Thừa Thiên Huế
7 p | 12 | 3
-
Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an sinh xã hội
16 p | 5 | 2
-
Vai trò của Phật giáo trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội Việt Nam đương đại
13 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn