Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội
lượt xem 7
download
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về dân số và giáo dục; giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục; dân số và y tế; dân số và bình đẳng giới; giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội
- 27/08/2021 Chất lượng cuộc sống thấp 65 CHƯƠNG 3 DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 66 33
- 27/08/2021 Nội dung chương 3 3.1. Dân số và giáo dục 3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá 3.1.2. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục 3.1.3. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số 3.1.4. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục 3.2. Dân số và y tế 3.2.1. Tác động của dân số đối với hệ thống y tế 3.2.2. Tác động của y tế đối với dân số 3.2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế 3.3. Dân số và bình đẳng giới 3.3.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới 3.3.2. Quan hệ giữa dân số với bình đẳng giới 3.3.3. Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản 67 3.1. Dân số và giáo dục 3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tha m gia vào lao động và đời sống xã hội. Một nền giáo dục hiện đại tiến bộ thường được xem xét bởi các đặc trưng sau: ü Tính đại chúng: nền giáo dục cho mọi người vì mọi người. ü Tính nhân văn, dân tộc và nhân loại. ü Sự bình đẳng về cơ hội học tập và trình độ học vấn giữa các nhóm xã hội. 68 34
- 27/08/2021 3.1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá Để đánh giá trình độ phát triển về giáo dục của một quốc gia, người ta thường dùng hệ thống chỉ tiêu sau: Về mặt số lượng: ü Tổng số học sinh, có thể chia ra theo cấp, lớp đối với học sinh phổ thông, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học. ü Tỉ lệ học sinh của các lớp so với số trẻ em trong độ tuổi tương ứng. ü Số học sinh, sinh viên trên một vạn dân. Về chất lượng: ü Tỷ số học sinh, sinh viên và giáo viên. ü Trình độ của giáo viên. ü Trang thiết bị trường học. ü Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên. 69 3.1.2. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục Qui mô và tốc độ tăng dân số có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quy mô của ngành giáo dục. Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu ngành giáo dục. Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng của ngành giáo dục. 70 35
- 27/08/2021 3.1.3. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số Tác động của giáo dục đến dân số thông qua các yếu tố: kết hôn, sinh, chết và di dân. Tác động của giáo dục đến dân số không mang tính tức thời, mà hiệu quả của giáo dục đến dân số phải trải qua một thời kì mới được kiểm nghiệm. Ví dụ: Tác động của giáo dục đến việc giảm mức sinh phải bắt đầu từ việc chuyển biến từ nhận thức truyền thống "đông con hơn nhiều của" sang nhận thức "gia đình ít con, ấm no hạnh phúc", đến việc chấp nhận và thực hiện các biện pháp tránh thai và sinh ít con. Tuy nhiên, không chỉ có giáo dục mà còn nhiều yếu tố khác cũng tác động đến việc chuyển biến nhận thức này. 71 3.1.3. Ảnh hưởng của giáo dục đến dân số (1) Ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình hôn nhân: thể hiện qua quyền lựa chọn bạn đời; tuổi kết hôn lần đầu và ly hôn. Những người có trình độ học vấn cao, đặc biệt là phụ nữ, thường được tự do lựa chọn người bạn đời, kết hôn muộn vì thời gian học tập kéo dài và quyết định ly hôn khi cần thiết. (2) Ảnh hưởng của giáo dục tới mức sinh: Kết quả của các cuộc điều tra về mức sinh ở Việt Nam đều xác nhận rằng giữa mức sinh và trình độ học vấn của phụ nữ có mối quan hệ ngược chiều nhau. (3) Trình độ giáo dục có ảnh hưởng đặc biệt đến mức chết trẻ em: Hầu hết các công trình nghiên cứu về mức chết trẻ em ở các nước đang phát triển đều cho rằng trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục của phụ nữ là "chìa khoá" để giảm mức chết trẻ em. 72 36
- 27/08/2021 3.1.4. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển hệ thống giáo dục Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dân số Thu hẹp sự khác biệt về giáo dục giữa các nhóm dân số 73 3.2. Dân số và y tế 3.2.1. Tác động của dân số đối với hệ thống y tế “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ bó hẹp trong nghĩa là không có bệnh tật hay thương tật”. Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau: ü Trình độ phát triển kinh tế, xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, khoa học- kỹ thuật...) ü Điều kiện vệ sinh môi trường (môi trường sinh thái) ü Sự phát triển dân số (quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số) ü Chính sách của Nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khoẻ nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực...). Như vậy dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu tố khác, nó qui định sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng, hiệu quả cũng như cơ cấu của ngành y tế. 74 37
- 27/08/2021 3.2.1. Tác động của dân số đối với hệ thống y tế Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống y tế. Sức khoẻ, tình trạng mắc bệnh, nhu cầu kế hoạch hoá gia đình phụ thuộc độ tuổi, giới tính của con người. Phân bố dân số ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Kế hoạch hoá gia đình tác động đến hệ thống y tế. 75 3.2.2. Tác động của y tế đối với dân số Với những thành tựu to lớn của khoa học nói chung và y học nói riêng, ngày nay con người đã có phương pháp và phương tiện điều chỉnh hành vi sinh đẻ, đấu tranh chống lại bệnh tật, giảm bớt mức chết, kéo dài tuổi thọ. Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y tế đang can thiệp trực tiếp vào toàn bộ quá trình tái sản xuất dân số, giúp cho quá trình này chuyển nhanh tới giai đoạn cân bằng hợp lý. ü Y tế tác động đến mức sinh: Những thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản truyền thống của loài người. Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ từ ống nghiệm và hình thành dịch vụ đẻ thuê, một mặt cho thấy khả năng chủ động của loài người trong lĩnh vực này. Mặt khác, cũng làm nảy sinh các vấn đề đạo đức, pháp lý, xã hội. ü Y tế tác động đến mức chết: Ngày nay trẻ em đã được tiêm phòng các bệnh như: sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Nhờ vậy mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây tử vong cao trong quá khứ như lao, sốt rét, uốn ván... Từ đó hạ thấp mức chết, nâng cao tuổi thọ trung bình của dân số. 76 38
- 27/08/2021 3.2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và y tế Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế Nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số 77 Tác động của dân số-KHHGĐ đến an sinh xã hội Mức sinh và cơ cấu dân số theo tuổi, giai đoạn 1979 -2019. Tác động của DS-KHHGĐ đến nhu cầu an sinh xã hội Giải pháp giải quyết mối quan hệ DS-KHHGĐ và an sinh xã hội 78 39
- 27/08/2021 3.3. Dân số và bình đẳng giới 3.3.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới KHÁC NHAU GIỮA GIỚI VÀ GIỚI TÍNH Giới tính (Sex) Giới (Gender) Chỉ sự khác biệt về mặt sinh học Chỉ sự khác biệt về mặt xã hội Sinh ra đã có Do dạy và học mà có Đồng nhất Đa dạng Không chịu ảnh hưởng của yếu tố lịch Thay đổi theo hoàn cảnh xã hội, và chịu sử, văn hóa, khó có thể thay đổi. Giống ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, lịch sử. nhau trên toàn thế giới Khác nhau giữa các vùng, các quốc gia. Không thay đổi theo không gian và thời Thay đổi theo không gian và thời gian gian 79 3.3. Dân số và bình đẳng giới 3.3.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới Vai trò giới: là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện. Đó là các hành vi cụ thể, các công việc cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là đàn ông hay đàn bà, như vai trò sản xuất, nuôi dưỡng con cái, vai trò sinh sản, vai trò nội trợ và tham gia các công việc của cộng đồng. Nhu cầu giới: là những nguyện vọng mà mỗi giới mong muốn đạt được để cải thiện đời sống cũng như địa vị xã hội của mình trong tương quan với giới kia. Có thể chia nhu cầu giới làm hai loại: (1) Nhu cầu thực tế là những nhu cầu thường ngày của con người như cơm ăn, áo mặc, nước sạch, nhà ở… (2 )Nhu cầu chiến lược là những nhu cầu gắn với quyền của con người như việc làm, thông tin, học tập, quyền bầu cử, bảo vệ… 80 40
- 27/08/2021 3.3. Dân số và bình đẳng giới 3.3.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến giới và bình đẳng giới Khái niệm bình đẳng giới - Theo từ điển tiếng Việt: "Bình đẳng thể hiện sự ngang bằng". Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. - Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của mình và có cơ hội để đóng góp và thụ hưởng sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước. Để đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới, người ta thường tính toán và so sánh các chỉ số và chỉ tiêu sau: ü Tuổi thọ trung bình của nam và nữ ü Tỷ lệ biết chữ của người lớn nam và nữ ü Tỷ lệ đi học trong tổng số trẻ em từ 6-14 tuổi nam và nữ ü Thu nhập bình quân đầu người điều chỉnh Sức mua tương đương (PPP- Purchasing Power Parity) tính theo tỷ lệ thu nhập của nam và nữ. 81 3.3.2. Quan hệ giữa dân số với bình đẳng giới (1) Ảnh hưởng của gia tăng dân số quá nhanh đối với bình đẳng giới: Tập quán “ưa thích con trai” dù đã đông con nhưng vẫn cố gắng đẻ con trai quy mô gia đình lớn, nghèo, thường chỉ ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở nhà trường cho con trai Kết quả là, so với nam giới, phụ nữ thường có học vấn, thu nhập thấp hơn, ít hoạt động chính trị, xã hội ít hơn hạn… (2) Bình đẳng giới có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của biến động dân số, như sinh, chết và di cư: ü Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức sinh càng thấp ü Mức độ bình đẳng giới càng cao thì mức chết càng thấp ü Mức độ bình đẳng giới càng cao thì di cư càng tăng 82 41
- 27/08/2021 3.3.3. Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Tăng cường công tác truyền thông có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, như: "Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ", "Luật phòng chống bạo lực gia đình", “Luật Bình đẳng giới” làm thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của nam giới và phụ nữ, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy năng lực của mình để công hiến cho xã hội. Trong xây dựng các chính sách, chương trình, dự án về DS -SKSS, cần lồng ghép giới vào quá trình phân tích thực trạng, xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, thực hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá để đảm bảo bình đẳng giới. Thực hiện bình đẳng giới phải có nội dung cụ thể, phù hợp với từng địa phương, từng thời kỳ. Khi thu thập số liệu đánh giá, hoặc xây dựng chỉ tiêu bao giờ cũng phải phân tách rõ ràng cho từng giới và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến từng giới là như thế nào. Cần có sự quan tâm, tham gia tích cực từ trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo cao cấp đến lãnh đạo các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể. 83 CHƯƠNG 4 DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 84 42
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 p | 1175 | 188
-
Bài giảng Cơ sở tự nhiên xã hội - ĐH Phạm Văn Đồng
185 p | 664 | 82
-
Bài giảng Giáo dục Dân số Môi trường - Dân số và chất lượng cuộc sống
29 p | 393 | 61
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ĐH Phạm Văn Đồng
125 p | 91 | 22
-
Bài giảng Nhập môn dân số phát triển - ThS. Nguyễn Tấn Đạt
49 p | 189 | 18
-
Bài giảng Giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam - HV Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM
10 p | 167 | 17
-
Bài giảng Phát triển cộng đồng - ĐH Lâm Nghiệp
112 p | 68 | 11
-
Bài giảng Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
65 p | 108 | 8
-
Dân số, kế hoạch hóa gia đình: Giảng dạy và nghiên cứu trong hệ thống trường Đảng - Chung Á
4 p | 90 | 6
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 5: Lồng ghép dân số vào kế hoạch phát triển
9 p | 24 | 6
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 4: Dân số, tài nguyên và môi trường
8 p | 44 | 5
-
Ảnh hưởng của di dân đến biến đổi cơ cấu dân số ở khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang)
13 p | 23 | 5
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 2: Dân số và kinh tế
23 p | 25 | 4
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 1: Khái quát về dân số và phát triển
10 p | 36 | 3
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 6: Kế hoạch hóa phát triển xã hội
10 p | 16 | 3
-
Bài giảng Dân tộc học - Trần Minh Đức
129 p | 28 | 3
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ giảng viên biên soạn bài giảng và kiểm soát lớp học triển khai thử nghiệm giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
13 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn