Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 2: Dân số và kinh tế
lượt xem 4
download
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 2: Dân số và kinh tế. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: các quan điểm cơ bản trong tác động của dân số đến kinh tế; dân số, lao động và việc làm; gia tăng dân số và phát triển kinh tế; quan hệ dân số và kinh tế ở cấp độ gia đình; chính sách nâng cao chất lượng dân số và việc làm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 2: Dân số và kinh tế
- 27/08/2021 CHƯƠNG 2 DÂN SỐ VÀ KINH TẾ 21 Nội dung chương 2 2.1. Các quan điểm cơ bản về tác động của dân số đến kinh tế 2.2. Dân số, lao động và việc làm 2.3. Gia tăng dân số và phát triển kinh tế 2.4. Quan hệ dân số và kinh tế ở cấp độ gia đình 2.5. Chính sách nâng cao chất lượng dân số và việc làm 22 11
- 27/08/2021 2.1. Các quan điểm cơ bản về tác động của dân số đến kinh tế 2.1.1. Quan điểm bi quan của R.T. Malthus 2.1.2. Quan điểm lạc quan của J. L. Simon 2.1.3. Quan điểm trung hoà 2.1.4. Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Ai cập, năm 1994 về dân số và kinh tế 2.1.5. Quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ dân số - phát triển 23 2.1.1. Quan điểm bi quan của R.T. Malthus Thomas Robert Malthus là nhà kinh tế người Anh nổi tiếng với tác phẩm nổi tiếng nhất ‘‘Luận bàn về quy luật dân số’’ (An Essay on the Principle of Population) năm 1798. Quan điểm trong các luận điểm của ông cấp tiến và đối lập với suy nghĩ lúc bấy giờ: - Sự gia tăng dân số sẽ giảm dần khả năng tự cung lương thực – thực phẩm của thế giới dựa trên giả thuyết dân số gia tăng vượt quá khả năng phát triển diện tích đất đai trồng trọt và mùa màng. - Khi kết hợp với quan điểm của Darwin (người có thuyết chọn lọc tự nhiên chịu ảnh hưởng từ những phân tích về tăng trưởng dân số của Malthus), Malthus thường bị hiểu sai. Tuy nhiên đến thế kỷ 20, cùng với sự ra đời của lý luận kinh tế học Keynes, quan điểm của Malthus lại gây ảnh hưởng rộng rãi trở lại. 24 12
- 27/08/2021 2.1.1. Quan điểm bi quan của R.T. Malthus Lý thuyết về dân số của mục sư Malthus dựa trên 2 quy luật vĩnh cửu của tự nhiên: ham muốn về tình dục và nhu cầu về thực phẩm: Xu hướng gia tăng dân số không ngừng theo cấp số nhân nếu không biện pháp ngăn cản. Nguồn tài nguyên thiên nhiên không tăng mà dần cạn kiệt do khai thác nhiều. Các phương tiện sinh nhai, chịu sự chi phối của năng suất giảm dần, chỉ có thể gia tăng nhiều nhất là theo cấp số cộng. Tăng trưởng và thu nhập lại đi xuống. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại, con người trở thành nạn nhân của chính sự hoang phí tài nguyên của mình. 25 2.1.1. Quan điểm bi quan của R.T. Malthus Học thuyết của Malthus đã bị giới khoa học thời bấy giờ chỉ trích rất nhiều vì coi đó là một cách nhìn “u ám, vô cảm và không có hy vọng về tương lai của thế giới”. Hãy nêu ý kiến của bạn về quan điểm của Malthus? 26 13
- 27/08/2021 2.1.2. Quan điểm lạc quan của J. L. Simon Julian Lincoln Simon (1932-1998) là giáo sư về quản trị kinh doanh của Trường ĐH Maryland, Hoa Kỳ. Trái ngược với Malthus, Simon cho rằng dân số có tác động tích cực đến kinh tế bởi những lẽ sau đây: - Quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển. - Sản xuất với quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, có nhiều người sẽ làm tăng kiến thức thông qua học hỏi thêm và cạnh tranh. Hơn nữa, sức ép của nhu cầu sẽ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm sản lượng bình quân đầu người tăng lên. Nghĩa là sản lượng tăng nhanh hơn dân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình Malthus. 27 2.1.3. Quan điểm trung hoà Quan điểm trung hoà về mối quan hệ dân số và kinh tế được thể hiện rõ trong Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Bu-ca-ret (Rumani) năm 1984, với những nội dung chính như sau: ü Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay thậm chí là quan trọng dẫn đến mức sống thấp. ü Vấn đề dân số không chỉ đơn giản là vấn đề số lượng mà là chất lượng cuộc sống con người và lợi ích vật chất của họ. ü Sự tăng nhanh dân số thực ra có làm trầm trọng thêm những vấn đề của sự kém phát triển. ü Nhiều vấn đề phát triển nảy sinh không phải do quy mô dân số mà chính là do sự phân bố dân số. 28 14
- 27/08/2021 2.1.4. Quan điểm của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển tại Ai cập, năm 1994 về dân số và kinh tế Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức Hội nghị Tư vấn của các nhà kinh tế bàn về “Quan hệ giữa tăng trưởng dân số và phát t riển kinh tế”: Tăng dân số không đủ để tạo ra thay đổi và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế phải là kết quả của một chuỗi phức hợp các yếu tố, như thể chế, quyền sở hữu, chí nh sách, ổn định chính trị. Tác động tiêu cực của tăng trưởng dân số đối với phát triển kinh tế nói chung và ở cấp độ gia đình nói riêng. Trong các giai đoạn biến động khác nhau của mức sinh và mức chết thì có những mối quan hệ khác nhau giữa dân số và phát triển. 29 2.1.5. Quan điểm của Việt Nam về MQH dân số - phát triển Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII), tháng 1 năm 1993 đã thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng về quan hệ dân số - phát triển nói chung và quan hệ dân số - kinh tế nói riêng: "Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề KT-XH hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội". 30 15
- 27/08/2021 2.2 Dân số, 2.2. Dân số, lao động và việc làm lao động và Quan hệ cung, cầu lao động việc làm 31 2.2.1. Khung lý thuyết về mối quan hệ Dân số - Lao động và việc làm Cung lao động: ü Tình trạng dân số ảnh hưởng tới cung lao động thông qua: "Dân số trong độ tuổi lao động“, "Dân số hoạt động kinh tế " hay “ Dân số tham gia lực lượng lao động". ü Dân số tham gia lực lượng lao động (LLLĐ): tương đương với tổng dân số có việc làm cộng với số thất nghiệp chủ động tìm kiếm việc làm. ü Nguồn cung lao động được đánh đồng với sự tham gia của LLLĐ: sự sẵn sàng và khả năng cung cấp lao động cho các hoạt động kinh tế được Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) công nhận. Người tìm kiếm cơ hội việc làm cũng được xem là có tham gia LLLĐ và được xác định là người thất nghiệp. Định nghĩa này loại bỏ các cá nhân, chủ yếu là nữ giới, những người chỉ tham gia vào các công việc không được trả lương nằm ngoài đường sản xuất, cũng như những người chỉ đi học và những người được coi là quá già để làm việc. 32 16
- 27/08/2021 Dân số trong độ tuổi lao động • Để có thể sống và phát triển, con người phải sử dụng nhiều tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ do con người sản xuất, lao động tạo ra. Khi nghiên cứu cơ cấu dân số, dưới góc độ kinh tế, trước hết người ta chú ý đến nhóm dân số có khả năng lao động, khả năng này lại “gắn chặt” với từng nhóm tuổi và giới tính. • Theo điều 6, Luật Lao động năm 1994 của Việt Nam: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. • Điều 145 cũng quy định: “Một trong những điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hưu trí là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi lao động, căn cứ vào quy định của pháp luật, đối với nam giới có thể tính tỷ lệ các nhóm tuổi (0- 14); (15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. 33 Dân số hoạt động kinh tế và Dân số không hoạt động kinh tế • Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang hoạt động hoặc đang tích cực tìm cách tham gia hoạt động trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định. ü Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là "Dân số làm việc" hay "Lực lượng lao động". ü Khi thu thập số liệu về dân số hoạt động kinh tế, điều cần thiết là phải xác định khoảng thời gian cụ thể nào đó để xếp một cá nhân thuộc vào khối dân số hoạt động kinh tế hay không. Theo khuyến nghị của Liên hợp quốc thì khoảng thời gian này nói chung không nên quá một tuần. 34 17
- 27/08/2021 Dân số hoạt động kinh tế và Dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những nhóm sau đây: • Người làm việc nhà: những người làm việc nội trợ... Những người đi làm thuê, giúp việc nhà được trả công, lại được coi là dân số hoạt động kinh tế. • Học sinh, sinh viên • Người được hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc: thuộc khối dân số hoạt động kinh tế, nhưng nhận được thu nhập do đầu tư có tài sản cho thuê, do tiền bản quyền phát minh, sáng chế, quyền tác giả, hoặc lương hưu do các năm làm việc trước đó… • Những người khác: Không thuộc khối hoạt động kinh tế nhưng nhận được trợ cấp hoặc các hỗ trợ có tính chất tư nhân khác và những người không thuộc vào bất kỳ một lớp nào trong các lớp kể trên, chẳng hạn như trẻ em. 35 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi Tỷ lệ tham gia LLLĐ đặc trưng theo tuổi và giới tính như sau: Tử số là số người tham gia hoạt động kinh tế ở một nhóm tuổi nào đó của một giới tính, mẫu số là số dân tương ứng với giới tính và nhóm tuổi ấy. Cả nam và nữ ở Việt Nam đều tham gia hoạt động kinh tế và đều thể hiện một quy luật chung là: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Tỷ lệ này tăng nhanh từ tuổi 15 đến tuổi 29, sau đó ổn định ở mức cao. Từ 45 tuổi trở lên, tỷ lệ này giảm liên tục cho tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, sự tham gia hoạt động kinh tế của nam và nữ ở Việt Nam cũng có những khác nhau đáng chú ý. 36 18
- 27/08/2021 Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế Việt Nam năm 2006 Nhóm tuổi Thành thị Nông thôn Nam Nữ Nam Nữ 15 - 19 28,3 23,5 41,7 40,0 20 - 24 70,6 61,4 88,6 80,1 25 - 29 94,9 79,7 97,6 85,4 30 - 34 97,3 78,2 98,5 87,5 35 - 39 97,1 76,4 98,5 87,9 40 - 44 96,7 76,8 98,1 88,4 45 - 49 92,4 72,0 96,8 85,5 50 - 54 83,0 56,2 92,2 76,1 55 - 59 62,9 32,3 83,0 61,1 60 – 64 33,6 20,7 65,5 43,8 65 + 13,8 6,8 27,9 13,8 Chung 74,0 56,7 79,8 67,5 Nguồn: TCTK. Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHG Đ. NXB Thống kê. Hà Nội, 2007. 37 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ nữ tham gia LLLĐ luôn luôn thấp hơn nam giới do phụ nữ đã bị thu hút vào công việc nội trợ trong gia đình Thu nhập của phụ nữ chắc chắn sẽ thấp hơn nam giới. Ở những nhóm tuổi phụ nữ tham gia LLLĐ cao nhất cũng là nhóm tuổi có mức sinh cao và cao nhất. Điều này phản ánh xung đột giữa chức năng sinh sản và chức năng hoạt động kinh tế của nữ giới. Ở nhóm tuổi trên 64 tỷ lệ nam tham gia LLLĐ ở nông thôn cũng như thành thị đều cao gấp đôi nữ. Như vậy, cả yếu tố dân số và yếu tố phát triển đã có tác động tới việc xác định cung về lao động bao gồm cả quy mô, cơ cấu và chất lượng. 38 19
- 27/08/2021 Tỷ số phụ thuộc và cơ cấu dân số “vàng” 39 Cầu lao động Khi dân số tăng lên, cơ cấu dân số thay đổi nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng thay đổi theo. Do đó, các DN tăng đầu tư để mở rộng sản xuất tăng thêm lao động. Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật khác cũng ảnh hưởng lớn đến việc tăng hay giảm nhu cầu về lao động, bao gồm: ü Sự ưu tiên đầu tư phát triển ngành nghề, sự phân bố đầu tư theo không gian (tập trung ở thành thị hay nông thôn). ü Sự lựa chọn công nghệ: Lựa chọn công nghệ sản xuất có hàm lượng vốn cao hoặc công nghệ có hàm lượng sử dụng lao động cao (tầm quan trọng của vốn và lao động trong hàm sản xuất). ü Mức sống của dân cư. Trên cơ sở đo lường, phân tích cung - cầu có thể thấy rằng: Nếu cung lớn hơn cầu, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp sẽ xảy ra, tạo ra sức ép giảm tiền công, bất bình đẳng trong thu nhập có nguy cơ tăng lên. 40 20
- 27/08/2021 2.2.2. Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở Việt Nam Quan hệ dân số - lao động và việc làm ở Việt Nam có những đặc trưng sau: ü Quy mô dân số lớn và phát triển nhanh nên quy mô của LLLĐ cũng rất lớn, thường phát triển nhanh hơn so với tổng dân số và nhanh hơn so với số chỗ làm việc được tạo thêm Cung lao động lớn hơn cầu Số thất nghiệp tích luỹ tăng lên và tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến. ü Chất lượng lao động thấp: Nguyên nhân là do trước đây mức sinh cao, trẻ em không được chăm sóc và giáo dục một cách đầy đủ. ü Cơ cấu lao động theo ngành nghề thể hiện tình trạng lạc hậu của nền kinh tế: Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm 51,9% (Năm 2009) trong khi đó, đất nông nghiệp ít, nên tình trạng thất nghiệp, nông nhàn phổ biến mọi nơi và ở mức cao. ü Vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ Tạo ra nhiều việc làm Thu hút nhiều lao động từ các vùng khác Tạo ra dòng di dân ngày càng lớn. 41 Định hướng giải quyết việc làm Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh KHHGĐ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng di dân để cân đối giữa nguồn vốn lao động và các loại vốn khác. Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. Mở rộng xuất khẩu lao động: cho phép những người có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. 42 21
- 27/08/2021 2.3. Gia tăng dân số và phát triển kinh tế 2.3.1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế • Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc nội". Đó là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước, thường được tính theo năm. • Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. 43 2.3. Gia tăng dân số và phát triển kinh tế 2.3.1. Gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Nhiều nhà nhân khẩu học kinh tế đã xây dựng mô hình và đưa ra học thuyết đã được nhiều nước ứng dụng: - Giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển dân số có mối tương quan chặt chẽ tỷ lệ nghịch "Ðể bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội như hiện tại, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương phải là 4%". Như vậy, mỗi quốc gia phải xác định và khống chế tốc độ tăng dân số ở mức hợp lý để bảo đảm cho việc phát triển kinh tế bảo đảm có khả năng tích lũy. 44 22
- 27/08/2021 2.3. Gia tăng dân số và phát triển kinh tế 2.3.2. Gia tăng dân số và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế • Việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nhưng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, dân số tăng nhanh đã làm chậm quá trình chuyển đổi này với những lý do sau: ü Mức sinh ở nông thôn (nơi LLLĐ chủ yếu làm nông nghiệp) thường cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đôi so với thành thị (nơi LLLĐ chủ yếu làm công nghiệp và dịch vụ). ü Sản xuất công nghiệp và dịch vụ thường đòi hỏi vốn lớn trong khi mức sinh và tỷ lệ phụ thuộc cao đã hạn chế tích luỹ mở rộng các ngành kinh tế cần nhiều vốn này. ü Mức sinh cao nên LLLĐ ở nông thôn đông đảo, phần lớn là lao động giản đơn, ít có cơ hội đào tạo nghề Vì vậy, khó chuyển đổi sang công nghiệp và dịch vụ là những khu vực đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn. 45 2.3. Gia tăng dân số và phát triển kinh tế 2.3.3. Già hóa dân số Già hóa dân số là quá trình tất yếu của sự phát triển dân số và là thành tựu phát triển của nhân loại, cho nên không thể loại trừ quá trình này trong tiến trình lịch sử phát triển. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, xã hội càng phát triển thì biến đổi cơ cấu tuổi dân số càng nhanh, đặc biệt sự tăng nhanh về nhóm tuổi trên 60. Theo UNFPA, khi dân số từ 65 tuổi trở lên (65+) chiếm từ 7% đến 9,9% tổng dân số thì được coi là “già hóa”. Tương tự, từ 10-19,9% gọi là dân số “già”; 20-29,9% gọi là dân số “rất già” và từ 30% trở lên gọi là dân số “siêu già”. 46 23
- 27/08/2021 2.4. Quan hệ dân số và kinh tế ở cấp độ gia đình 2.4.1. Các đặc trưng dân số của gia đình 2.4.2. Chi phí kinh tế cho con cái 2.4.3. Chi phí và lợi ích sinh con 47 2.4. Quan hệ dân số và kinh tế ở cấp độ gia đình 2.4.1. Các đặc trưng dân số của gia đình Gia đình là một nhóm người có liên kết với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt: quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng), quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ và các con, giữa các anh em ruột, giữa ông bà và các cháu...) hoặc quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi. Ngoài chức năng sinh đẻ, nuôi, dạy con cái, tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần cho các thành viên, gia đình còn có chức năng kinh tế đó là: Gia đình là một đơn vị sản xuất Gia đình là một đơn vị có tài sản riêng: Đó là thu nhập, tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Gia đình là một đơn vị tiêu dùng 48 24
- 27/08/2021 2.4.1. Các đặc trưng dân số của gia đình Số gia đình Cơ cấu gia đình Chu trình dân số của gia đình - Giai đoạn 1 - Giai đoạn phát triển: từ lúc cặp vợ chồng kết hôn cho tới lúc sinh đứa con cuối cùng. - Giai đoạn 2 - Giai đoạn ổn định: từ lúc sinh đứa con cuối cùng đến khi đứa con đầu tiên tách khỏi gia đình. - Giai đoạn 3 - Giai đoạn trưởng thành: từ lúc đứa con đầu tiên tách khỏi gia đình đến khi đứa con cuối cùng t ách khỏi gia đình. - Giai đoạn 4 - Giai đoạn giải thể: từ lúc đứa con cuối cùng tách khỏi gia đình đến khi người còn lại trong cặp vợ chồng qua đời. 49 2.4.2. Chi phí kinh tế cho con cái Người ta thường quan tâm tính chi phí kinh tế cho việc mang thai sinh đẻ và nuôi dạy trẻ em, gọi tắt là chi phí kinh tế cho con cái. ü Chi phí trực tiếp: Đây là khoản tiền của cha mẹ chi cho việc mang thai, sinh đẻ, chi cho con cái về các khoản: Ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, tiền công cho người trông coi, chăm sóc và các khoản khác. ü Chi phí cơ hội: Đây là khoản thu nhập của cha mẹ bị mất đi do phải mang thai, sinh đẻ và ở nhà trông, nuôi, dạy, chăm sóc trẻ. Hoặc cha mẹ vẫn đi làm nhưng ít giờ hơn và năng suất thấp hơn trước hoặc phải chuyển đổi công việc phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh sau khi có con, vì thế thu nhập nhỏ hơn trước một khoản nào đó. 50 25
- 27/08/2021 Chi phí và lợi ích sinh con Chi phí của cha mẹ cho con cái ü Chi phí kinh tế: chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội. ü Chi phí tinh thần: cha mẹ thường phải lo lắng về sức khoẻ, trí tuệ, hành vi và sự an toàn của con cái. ü Chi phí về sức khoẻ: mang thai, sinh đẻ, trông coi, chăm sóc con, đôi khi cả 24 giờ một ngày... cha mẹ mất nhiều sức lực và mệt mỏi, thậm chí là hy sinh cả tính mạng. Lợi ích của con cái đối với cha mẹ ü Lợi ích về tinh thần, tình cảm: Con cái mang lại niềm vui, sự hy vọng và hạnh phúc cho cha mẹ. ü Lợi ích về kinh tế: Con cái là động lực để bố mẹ làm kinh tế, giúp bố mẹ trong lao động, sản xuất và trợ giúp kinh tế cho cha mẹ khi cần, đặc biệt là tuổi già. ü Lợi ích về gia đình: Con cái làm cho nội dung của hôn nhân trở nên đầy đủ, quan hệ vợ chồng thêm bền chặt, dòng họ được tiếp tục phát triển. 51 Chi phí và lợi ích sinh con 52 26
- 27/08/2021 Chi phí và lợi ích sinh con 53 Tác động của kinh tế đến dân số Mối quan hệ ngược chiều giữa kinh tế và mức sinh do các nguyên nhân chính như sau: Một nền kinh tế phát triển, dựa trên công cụ sản xuất hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa thường có nhu cầu lao động ít về số lượng nhưng cao về chất lượng. Thúc đẩy các cặp vợ chồng sinh đẻ ít để dành nguồn lực chăm sóc con cái về sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề. Khi kinh tế phát triển, con người có thể nảy sinh nhiều nhu cầu để nâng cao chất lượng cuộc sống, đòi hòi chất lượng cao hơn đối với việc thỏa mãn các nhu cầu. Các nguồn lực, kể cả thời gian dành cho việc sinh con và chăm sóc con sẽ phải “cạnh tranh” với các nhu cầu này. Đẻ ít như một giải phải để giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu nói trên. Ở các nước giàu có, việc sinh con không có mục tiêu kinh tế mà đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu về tình cảm. Trong khi đó chi phí nuôi con lại lớn Do vậy mức sinh thấp. Ở các nước nghèo thì tình hình ngược lại. 54 27
- 27/08/2021 Giải quyết quan hệ giữa dân số và kinh tế Duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý, đẩy mạnh tạo việc làm Với quy mô dân số lớn, tiếp tục tăng và sẽ ổn định ở mức trên 100 triệu người, tỷ lệ dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế cao, do vậy nhu cầu việc làm là to lớn. Cần khuyến khích tạo việc làm, kể cả việc làm cho người cao tuổi còn khả năng lao động. Ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ cần đẩy mạnh di cư trong nước và hợp tác lao động quốc tế. Tận dụng cơ cấu dân số “vàng”, nâng cao chất lượng dân số và lao động Quy mô lao động nước ta lớn nhưng chất lượng chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Vì vậy, một mặt, nhà nước cần xây dựn g và thực hiện chiến lược, chương trình đào tạo lao động; Mặt khác, người lao động, nhất là thanh niên cần tích cực tham gia thực hiện chiến lược, chương trình này. Sử dụng kinh tế như đòn bẩy thực hiện chính sách dân số Chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng, như đảm bảo an sinh cho những người ch ỉ có 2 con gái, người cao tuổi… 55 2.5. Chính sách nâng cao chất lượng dân số và việc làm 2.5.1. Chính sách nâng cao chất lượng dân số Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số Mục tiêu ü Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. ü Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí. ü Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Phương hướng ü Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. ü Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục kế hoạch hoá gia đình. ü Nâng cao trình độ dân trí. ü Nâng cao chất lượng cuộc sống. 56 28
- 27/08/2021 2.5. Chính sách nâng cao chất lượng dân số và việc làm 2.5.1. Chính sách nâng cao chất lượng dân số Giải pháp nâng cao chất lượng dân số - Quán triệt sâu sắc nâng cao CLDS là tiêu điểm của chính sách dân số hiện nay và là trách nhiệm Chính quyền, đoàn thể các cấp; của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. - Nâng cao CLDS phải làm từ rất sớm, thậm chí trước cả giai đoạn đầu đời và liên tục cho tới giai đoạn cao tuổi. Cần đa dạng hóa các giải pháp để thích hợp với từng giai đoạn trong chu trình sống của con người. - Đầu tư nâng cao CLDS không chỉ là là đầu tư mang lại hiệu quả rất cao cho sự phát triển bền vững mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhà nước cần chú trọng, ưu tiên ngân sách cho việc nâng cao CLDS, đồng thời động huy động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ viện trợ của quốc tế. 57 2.5. Chính sách nâng cao chất lượng dân số và việc làm 2.5.2. Chính sách việc làm ü Phát triển nguồn nhân lực là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng và cũng là động lực mạnh nhất của mọi quá trình phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế; ü Chính sách trung tâm của thời đại chúng ta là chính sách con người và sự tham gia của con người vào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội; ü Chính sách lao động-việc làm không chỉ bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, mà còn trực tiếp góp phần củng cố và nâng cao chất lượng, sức mạnh kinh tế của đất nước. 58 29
- 27/08/2021 2.5. Chính sách nâng cao chất lượng dân số và việc làm 2.5.2. Chính sách việc làm Hệ thống chính sách xã hội phải dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coi trọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng của con người, bảo đảm các yêu cầu có tính nguyên tắc, đó là: - Mọi người có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày; - Thực hiện nguyên tắc công bằng, dân chủ, bình đẳng trong mọi quan hệ xã hội trước pháp luật; - Xây dựng một xã hội phát triển tương đối đồng đều, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa phụ nữ và nam giới, giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo giữa người có hoàn cảnh bất lợi, rủi ro với người có hoàn cảnh thuận lợi... 59 Câu hỏi thảo luận Những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh? 60 30
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 p | 1188 | 188
-
Bài giảng Chương 3 : Chủ nghĩa duy vật lịch sử - PGS. TS. Phương Kỳ Sơn
92 p | 704 | 112
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
38 p | 259 | 74
-
Bài giảng Giáo dục Dân số Môi trường - Dân số và chất lượng cuộc sống
29 p | 395 | 61
-
Bài giảng Nhập môn dân số phát triển - ThS. Nguyễn Tấn Đạt
49 p | 191 | 18
-
Bài giảng Giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam - HV Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM
10 p | 174 | 17
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ĐH Dân Lập Văn Lang
14 p | 113 | 16
-
Dân số tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và số giờ làm việc
29 p | 119 | 8
-
Bài giảng Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
65 p | 109 | 8
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội
10 p | 72 | 7
-
Bài giảng Công nghệ thông tin phục vụ cho đại biểu & cơ quan dân cử - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
23 p | 105 | 7
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 5: Lồng ghép dân số vào kế hoạch phát triển
9 p | 25 | 6
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 4: Dân số, tài nguyên và môi trường
8 p | 51 | 5
-
Bài giảng Triết học: Chương 9 - ĐH Ngân hàng TP.HCM
19 p | 84 | 4
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 1: Khái quát về dân số và phát triển
10 p | 40 | 3
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 6: Kế hoạch hóa phát triển xã hội
10 p | 17 | 3
-
Bài giảng Dân tộc học - Trần Minh Đức
129 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn