Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 4: Dân số, tài nguyên và môi trường
lượt xem 5
download
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 4: Dân số, tài nguyên và môi trường. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: dân số và tài nguyên; dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, không tái tạo được; dân số và môi trường; giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 4: Dân số, tài nguyên và môi trường
- 27/08/2021 3.3.3. Giải pháp giảm bớt bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản Tăng cường công tác truyền thông có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, như: "Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ", "Luật phòng chống bạo lực gia đình", “Luật Bình đẳng giới” làm thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của nam giới và phụ nữ, tạo điều kiện cho họ có thể phát huy năng lực của mình để công hiến cho xã hội. Trong xây dựng các chính sách, chương trình, dự án về DS -SKSS, cần lồng ghép giới vào quá trình phân tích thực trạng, xác định vấn đề, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, thực hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá để đảm bảo bình đẳng giới. Thực hiện bình đẳng giới phải có nội dung cụ thể, phù hợp với từng địa phương, từng thời kỳ. Khi thu thập số liệu đánh giá, hoặc xây dựng chỉ tiêu bao giờ cũng phải phân tách rõ ràng cho từng giới và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến từng giới là như thế nào. Cần có sự quan tâm, tham gia tích cực từ trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo cao cấp đến lãnh đạo các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể. 83 CHƯƠNG 4 DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 84 42
- 27/08/2021 Nội dung chương 4 4.1. Dân số và tài nguyên 4.1.1. Các khái niệm cơ bản 4.1.2. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, không tái tạo được 4.1.3. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, tái tạo được 4.2. Dân số và môi trường 4.2.1. Tác động của dân số đến môi trường 4.2.2. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người 4.2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường 85 4.1. Dân số và tài nguyên 4.1.1. Các khái niệm cơ bản Tài nguyên bao gồm tất cả các nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và vũ trụ có liên quan, mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên thiên nhiên là các loại tài nguyên do thiên nhiên tạo ra “ban tặng” cho con người, tồn tại ngoài ý muốn của con người. - Tài nguyên thiên nhiên vô hạn là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp liên tục, vô tận từ vũ trụ vào trái đất, con người không thể chế ngự được. - Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn là các loại tài nguyên sẽ bị hết dần trong quá trình sử dụng. Tài nguyên hữu hạn có 2 loại: Tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được . 86 43
- 27/08/2021 4.1. Dân số và tài nguyên 4.1.1. Các khái niệm cơ bản Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn bao gồm: ü Tài nguyên tái tạo được là các loại tài nguyên có thể tự duy trì, hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản l ý một cách hợp lý, hiệu quả. ü Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được là các tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn, nó sẽ bị mất dần đi do con người sử dụng, hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ nguyên được các tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Tài nguyên nhân văn: là các loại sản phẩm xã hội do con người tạo ra như chế độ chính trị, văn hóa. nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… 87 4.1. Dân số và tài nguyên 4.1.1. Các khái niệm cơ bản Cạn kiệt tài nguyên: một loại tài nguyên nào đó được coi là cạn kiệt nếu nó rơi vào một trongcác tình trạng sau: ü Tài nguyên đó đã bị kết tinh hoàn toàn trong sản phẩm xã hội, nó không còn có thể khai thác được từ môi trường tự nhiên. Nguồn duy nhất có thể khai thác được là sử dụng lại từ phế phẩm, phế liệu hiện có. ü Tài nguyên ấy còn trong tự nhiên, nhưng việc chi phí để khai thác chứng còn lớn hơn chi phí thu gom từ các sản phẩm xã hội. ü Nhiên liệu không tham gia vào sản phẩm, nó bị đốt cháy, biến thành nhiệt năng, tan vào khoảng không vũ trụ không thể thu hồi được, trữ lượng của nó giảm nhanh. ü Những tài nguyên mà bình quân trên đầu người bị giảm đi theo thời gian như đất, rừng, thủy sản… được coi là bị cạn kiệt. 88 44
- 27/08/2021 4.1. Dân số và tài nguyên 4.1.1. Các khái niệm cơ bản Môi trường bao gồm các yêú tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người, ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên. üMôi trường tự nhiên: là các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật và con người , có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật và con người. Các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên: Địa h ình, thổ nhưỡng, động vật, thực vật, thủy văn, khí hậu, không khí. üMôi trường sinh thái: là môi trường tự nhiên khi có tác động của con người 89 4.1. Dân số và tài nguyên 4.1.1. Các khái niệm cơ bản Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2005) của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật". Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. 90 45
- 27/08/2021 4.1.2. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, không tái tạo được a = Q/P Trong đó: Q là trữ lượng loại tài nguyên hữu hạn, không tái tạo được; P là số dân của quốc gia; a là bình quân đầu người về tài nguyên nói trên. Giá trị của a giảm nhanh tới 0, do 2 nguyên nhân: Dân số P tăng lên và trữ lượng loại tài nguyên Q liên tục giảm, do bị khai thác, tiêu dùng hàng năm dẫn tới kết tinh hết trong sản phẩm hoặc bị đốt cháy, biến thành nhiệt năng. 91 4.1.2. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, không tái tạo được Khoáng sản thuộc loại tài nguyên không thể khôi phục được và được dùng trong sản xuất công nghiệp. Trữ lượng khoáng sản phản ảnh tiềm năng kinh tế của quốc gia. Do hàng tỷ người khai thác và sử dụng khoáng sản trong SX hàng trăm năm qua nên nguồn tài nguyên khoáng sản suy giảm một cách nhanh chóng. Tài nguyên than đá: được coi là “ vàng đen”, sự khai thác với sản lượng lớn và không ngừng tăng lên sẽ làm cho loại tài nguyên này cạn kiệt theo nhiều nghĩa. Tài nguyên dầu mỏ: Việc tăng nhanh sản lượng khai thác, chuyên chở, lưu trữ và sử dụng dầu khí làm cho kinh tế phát triển nhưng mặt khác cũng gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt loại tài nguyên này. Dân số và đất đai: Cạn kiệt tài nguyên đất được hiểu theo nghĩa diện tích đất bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số tăng lên. Khác với các tài nguyên khác, đất đai là tài nguyên không thể nhập khẩu được 92 46
- 27/08/2021 4.1.3. Dân số tăng lên và sự cạn kiệt của loại tài nguyên hữu hạn, tái tạo được Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp: Rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội như cung cấp gỗ, vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, động thực vật, làm nhiệm vụ phòng hộ, đảm bả o nguồn nước, hạn chế lũ lụt, giảm tốc độ xói mòn, điều hoà khí hậu và đảm bảo cân bằng sinh thái. Tài nguyên sinh vật mất dần tính đa dạng: Rừng và các môi trường hoang sơ khác là nơi cư trú của các loài động thực vật đang phải nhường chỗ cho các hoạt động và nhu cầu của con người hoặc bị xé lẻ.. Ô nhiễm đất, nước và không khí đang hủy diệt dần các loài sinh vật. Gia tăng dân số tiêu thụ tài nguyên khiến hệ sinh thái vượt quá giới hạn chịu đựng và khả năng phục hồi tự nhiên. Tài nguyên biển ngày một suy giảm: Diện tích biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, là kho dự trữ khổng lồ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh học, năng lượng, nguyên liệu. Biển và đại dương có thể cung cấp những chất thay thế cho những tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt trên đất liền. Nhờ những thành tựu của KHCN con người đã đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển và đại dương. 93 4.2. Dân số và môi trường 4.2.1. Tác động của dân số đến môi trường Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, biến chúng thành các vật phẩm và tiêu dùng hàng ngày. Trong quá trình khai thác, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, các chất thải được đổ vào môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm. Tác động của dân số đến môi trường có thể biểu thị qua công thức sau: I =C.P.E Trong đó: I là mức độ tác động đến môi trường P: Số dân = Quy mô dân số C: Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người E: Mức độ tác động đến môi trường của 1 đơn vị tài nguyên. Như vậy, nếu C và E cố định thì khi dân số tăng lên, việc khai thác và s ử dụng tài nguyên càng tăng theo và mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng. 94 47
- 27/08/2021 4.2.1. Tác động của dân số đến môi trường Dân số tăng lên, môi trường đất bị ô nhiễm nhiều hơn: Đất bị ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các chất thải do sinh hoạt của con người và vật nuôi. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không trong sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm khí quyển. Khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước: ü Nước ngày càng trở nên khan hiếm. Mặc dù nước là nguồn tài nguyên có trữ lượng hạn chế, nhưng dân số lại tăng quá nhanh ở nhiều quốc gia có sự khan hiếm về nước và hơn thế, thiếu nước. ü Ô nhiễm nước là hiện tượng gia tăng ở cả hai khối nước phát triển và đang phát triển. Chất lượng nước kém ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và gián tiếp làm chậm lại nhịp độ kinh tế. ü Sự thoái hóa của các vùng đất cần nước đe doạ khả năng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên. 95 4.2.2. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người Theo các nhà y học thế giới, 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm không khí làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Người lao động trong các cơ sở sản xuất CN thường mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, ngoài da và các hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì. Vì tầng ôzôn hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ôzôn dự đoán sẻ tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt Trái đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da. Ô nhiễm nguồn nước làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa: Ô nhiễm nước có ảnh hưởng với sức khỏe con người thông qua 2 con đường: do ăn uống nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Ô nhiễm đất tác động đến sức khỏe con người: Dư thừa đạm, thuốc trừ sâu trong đất hoặc trong cây đều có những tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. 96 48
- 27/08/2021 4.2.3. Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường ü Phân bổ viện trợ quốc tế cho các chương trình có sự thu hồi vốn cao để giảm nghèo khổ và làm lành mạnh môi trường; đáp ứng điều kiện vệ sinh và nước sạch, giảm bớt ô nhiễm không khí trong nhà và đáp ứng các nhu cầu cơ bản. ü Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai để làm giảm xói mòn đất và thoái hóa đất, áp dụng phương pháp canh tác trên cơ sở vững bền. ü Phân bổ thêm nguồn vốn cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, giáo dục tiểu học và trung học, nhất là đối với nữ. ü Giúp các Chính phủ có ý muốn tránh các lệch lạc và sự mất cân đối kinh tế vĩ mô gây tác hại đến môi trường. ü Cung cấp tài chính để bảo vệ môi trường thiên nhiên và tín h đa dạng sinh học. 97 CHƯƠNG 5 LỒNG GHÉP BIẾN DÂN SỐ VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 98 49
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 p | 1177 | 188
-
Bài giảng Cơ sở tự nhiên xã hội - ĐH Phạm Văn Đồng
185 p | 666 | 82
-
Bài giảng Giáo dục Dân số Môi trường - Dân số và chất lượng cuộc sống
29 p | 394 | 61
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ĐH Phạm Văn Đồng
125 p | 92 | 22
-
Bài giảng Nhập môn dân số phát triển - ThS. Nguyễn Tấn Đạt
49 p | 189 | 18
-
Bài giảng Giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam - HV Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM
10 p | 167 | 17
-
Bài giảng Phát triển cộng đồng - ĐH Lâm Nghiệp
112 p | 68 | 11
-
Bài giảng Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
65 p | 108 | 8
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 3: Dân số và các vấn đề xã hội
10 p | 69 | 7
-
Dân số, kế hoạch hóa gia đình: Giảng dạy và nghiên cứu trong hệ thống trường Đảng - Chung Á
4 p | 90 | 6
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 5: Lồng ghép dân số vào kế hoạch phát triển
9 p | 25 | 6
-
Ảnh hưởng của di dân đến biến đổi cơ cấu dân số ở khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang)
13 p | 23 | 5
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 2: Dân số và kinh tế
23 p | 25 | 4
-
Bài giảng Dân số và phát triển - Chương 1: Khái quát về dân số và phát triển
10 p | 37 | 3
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 6: Kế hoạch hóa phát triển xã hội
10 p | 16 | 3
-
Bài giảng Dân tộc học - Trần Minh Đức
129 p | 28 | 3
-
Nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ giảng viên biên soạn bài giảng và kiểm soát lớp học triển khai thử nghiệm giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
13 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn