intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy lợi thế cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, nhóm tác giả nêu lên những thành tựu nổi bật, một số mặt còn tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nhanh hơn nữa kinh tế - xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần vào thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ đặt ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy lợi thế cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ

  1. PHÁT HUY LỢI THẾ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Nguyễn Phước Trọng1, Trần Thanh Trung2 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; 2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương Email: trongnp221ls03.phd@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội của làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến môi trường đầu tư. Trong bài viết này, nhóm tác giả xin nêu lên những thành tựu nổi bật, một số mặt còn tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nhanh hơn nữa kinh tế - xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần vào thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ đặt ra. Từ khóa: Đông Nam Bộ, Bình Dương, cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế - xã hội. Abstract DEVELOPING THE BENEFITS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 FOR ECONOMIC - SOCIAL DEVELOPMENT IN BINH DUONG PROVINCE AND SOUTH-EAST REGION Over the past time, our Party and State have led and directed all levels and branches to promote the application and development of science, technology and innovation, research, capture, and improve access to and actively participate in the Fourth Industrial Revolution; formulating and implementing a few policies to promote the development of the information technology, electronics - telecommunications industry. The telecommunications infrastructure is built quite synchronously. The digital economy was formed and developed rapidly, becoming an increasingly important part of the economy; digital technology is applied in industries, agriculture and services; The emergence of more and more new and transnational business and service forms, based on digital technology and the Internet, is creating many job opportunities, income, utilities, and improving people's quality of life. The construction of e-government, moving towards digital government, has been drastically implemented, initially achieving many 49
  2. positive results. The Southeast region in general and Binh Duong province are facing many opportunities of the industrial revolution 4.0 wave to improve competitiveness and improve the investment environment. In this article, the authors would like to highlight outstanding achievements, some outstanding aspects, and then propose some solutions for faster socio- economic development in the context of the industrial revolution. 4.0 contributes to the successful implementation of the goals set by Binh Duong province and the Southeast region. Keywords: Southeast, Binh Duong, industrial revolution 4.0, economy - society. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước với GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước. Vùng chỉ chiếm 9.2% diện tích và 20% dân số, nhưng đóng góp khoảng 45% tổng thu ngân sách và xấp xỉ 32 % GDP cả nước. Đặc biệt, đây là khu vực thu hút gần một nửa FDI của cả nước, tính đến cuối năm 2020, giá trị đăng ký các dự án FDI còn hiệu lực chiếm hơn 41% cả nước với hơn 3.000 dự án đang hoạt động. Tuy nhiên, gần đây sức hút FDI của Vùng có dấu hiệu suy giảm khi quy mô trung bình/dự án FDI ở Vùng chỉ khoảng 10 triệu USD, thấp hơn mức bình quân cả nước 12,42 triệu USD (Nguyễn Trọng Hoài, 2023). Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW NQ-24/TW (2022): “Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác” (Sử Đình Thành, 2023). Trong thế kỷ XXI, Khoa học và Công nghệ tiếp tục phát triển và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương triển khai tích cực và đạt được một số thành tựu nhất định: hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ được nâng cao; các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất của doanh nghiệp được quan tâm. Bình Dương hình thành các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Trung tâm ươm tạo và Lab 4.0 tiêu chuẩn quốc tế (Trường đại học Quốc tế Miền Đông), xưởng thực nghiệm kĩ thuật 16.000 m2 (Becamex), Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp theo mô hình Singapore Block71 (hợp tác giữa Đại học quốc gia Singapore và Tổng công ty Becamex), Trung tâm Sản xuất tiên tiến Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp (Trường Đại học Thủ Dầu Một), Trung tâm Ươm tạo Khởi nghiệp về nông nghiệp (Phân hiệu trường Đại học Thủy Lợi tại Bình Dương), Trung tâm thương mại Thế giới 22.000 m2,…đặc biệt Khuôn viên đào tạo tiêu chuẩn Đức của trường Đại học Việt Đức (Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020) Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ quan điểm của Đảng về việc phát huy cách mạng công nghiệp 4.0 để kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ hiện nay là một vấn đề có tính thời sự, thực tiễn sâu sắc nhằm đánh giá tổng quan và toàn diện bức tranh năng lực thực tiễn của vùng Đông Nam Bộ, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ. 50
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội, phân tích những số liệu liên quan, bên cạnh đó có sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả và một số phương pháp khác. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quan điểm và mục tiêu của Đảng về cách mạng công nghiệp 4.0 3.1.1. Quan điểm của Đảng về cách mạng công nghiệp 4.0 Nghị quyết của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nêu rõ: cầnchủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí. Phát huy tối đa các nguồn lực, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xác định nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn xã hội (NQ số 52, Bộ Chính trị, 2019). 3.1.2. Mục tiêu của Đảng về cách mạng công nghiệp 4.0 Mục tiêu tổng quát: tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025: duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong 51
  4. các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội. Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030: duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới. Mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Hoàn thành xây dựng Chính phủ số. Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới (NQ số 52, Bộ Chính trị, 2019). 3.2. Thực trạng về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 3.2.1. Những thành tựu Vùng Ðông Nam Bộ có diện tích tự nhiên và dân số lớn so với cả nước. Vùng có cửa ngõ phía Tây tiếp giáp với Cam-pu-chia và các nước Thái-Lan, Ma-lai-xi-a thông qua mạng đường bộ xuyên Á; cửa ngõ phía Đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải tạo thành hành lang Ðông - Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động, đã và đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, như: hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không nối với các vùng trong cả nước, với khu vực Ðông Nam Á và các nước khác. Vùng Ðông Nam Bộ còn là nơi tập trung trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước, còn 16 vạn ha đất chưa sử dụng. Vùng có lực lượng lao động không chỉ từ nguồn lao động trong vùng, mà còn từ các tỉnh khác đến, có trình độ chuyên môn cao, năng động, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường hơn so với các vùng khác. Trong vùng còn tập trung nhiều trường đại học, dạy nghề; có lực lượng trí thức đông đảo và tâm huyết. Tốc độ đô thị hóa trong vùng cũng khá cao và nhanh so với cả nước. Đặc biệt, vùng Ðông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất, là nơi hội tụ nền văn hóa của nhiều dân tộc trong nước và là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước, nhất là khu vực phía Nam. Hình 1: Tỷ trọng huy động tín dụng tư nhân trong tổng tín dụng vùng Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO (Nguyễn Trọng Hoài, 2023) 52
  5. Những năm gần đây, nhịp độ phát triển kinh tế trong Vùng Đông Nam Bộ khá cao; môi trường kinh doanh của vùng ổn định và có sự quan tâm của chính quyền địa phương; năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và khoa học - kỹ thuật của doanh nghiệp có bước phát triển vượt trội hơn các vùng khác và có nhiều đóng góp cho kinh tế - xã hội; thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực ở phía Nam và của cả nước. Về công nghiệp phát triển mạnh nhất so với các vùng, nhiều khu công nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả; dịch vụ phát triển mạnh. Ðời sống dân cư ngày được nâng cao. Lĩnh vực văn hóa - xã hội không ngừng phát triển, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Với điều kiện địa kinh tế thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, nguồn nhân lực có chất lượng, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, đây là những cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng của Đông Nam Bộ (Nguyễn Hữu Trinh, 2022). Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm Nguồn: Tính toán từ dữ liệu GSO (Nguyễn Trọng Hoài, 2023) Để đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, Bình Dương và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc CMCN 4.0: thực hiện phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng; Đào tạo và phát triển nhân lực an toàn thông tin, an ninh mạng, chuyển đổi số, thương mại điện tử cho doanh nghiệp; Đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức về an toàn thông tin, an ninh mạng, chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước; Đổi mới hoạt động giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; Phát triển đào tạo nghề và đào tạo kỹ năng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0; hỗ trợ cho lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc; xây dựng và triển khai các chương trình cải thiện kỹ năng số, kỹ năng sáng tạo của lực lượng lao động trong tất cả các lĩnh vực với hình thức phù hợp. Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có sức bật phát triển, năng động bậc nhất nước. Bình Dương cũng ngày càng có những đóng góp lớn hơn trong bản đồ xuất khẩu của cả nước. Chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh đạt 20,4 tỷ USD, chiếm khoảng 1/10 của cả nước. Dự kiến trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương đạt 25 tỷ USD. 53
  6. Theo các chuyên gia, công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”, mà ở đó các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng, liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay đổi trong đơn đặt hàng hay về sự cố hoặc lỗi. Nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, vật liệu. Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ có những đột phá với những giống cây trồng mới. Một thông số đáng chú ý khác, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Cùng với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của ngành công nghiệp, hàng tỷ USD cùng những linh kiện máy móc hiện đại, hàm lượng công nghệ cao, ít thâm dụng lao động đã được sử dụng tại Bình Dương. Đây là tiền đề quan trọng để mang đến sự gia tăng về giá trị kim ngạch xuất khẩu cho Bình Dương trong tương lai gần. Bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa khắp toàn cầu. Bình Dương không nằm ngoài “cuộc chơi lớn” này. (Cách mạng công nghiệp 4.0: Bình Dương có nhiều cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu, baobinhduong.vn). Các chương trình đào tạo STEM: Bình Dương đã tổ chức các buổi tọa đàm chuyên gia về vai trò của đổi mới sáng tạo và giáo dục STEM trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các Hội thảo khoa học về giáo dục STEM/STEAM và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sân chơi công nghệ, ngày Hội STEM thu hút đông đảo giáo viên, học sinh và phụ huynh; Nhiều chương trình phát triển mới như “Trường tiểu học tiên tiến - hiện đại” giai đoạn 2017 - 2020; Thử nghiệm giáo dục STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán); Chương trình Logistics tỉnh Bình Dương; Phương pháp giảng dạy CDIO vào chương trình và tiến hành dự án lớn “Đại học thông minh”; Kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn ABET của Mỹ và AUN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (“Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4”, Sở KH-CN tỉnh Bình Dương, 2023). 3.2.2. Một số hạn chế Vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Dương là vùng kinh tế trọng yếu, đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và các mối quan hệ đối ngoại, vùng đảm nhiệm chức năng đầu mối giao lưu với khu vực và thế giới, đi đầu trong hội nhập quốc tế của cả nước. Bên cạnh đó, đây còn là trung tâm giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ hàng đầu cả nước. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của vùng, Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX đã được ban hành nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tại phiên họp ngày 5/7/2012, sau khi xem xét báo cáo kết quả tổng kết Nghị quyết số 53-NQ/TW, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận: Trong 5 năm (2006-2010) triển khai, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đạt được những bước phát triển quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhiều mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội vùng trong Nghị quyết đề ra đã hoàn thành đạt và vượt. Những kết quả đạt được là to lớn và rất quan trọng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng.Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết số 53- NQ/TW, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 đã được ban hành; trong đó đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020. Theo đó, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo chuyển biến rõ rệt về chất, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả các ngành kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, 54
  7. đóng góp hiệu quả vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của cả nước. Chủ động khai thác cơ hội, phát huy tốt đa lợi thế và hạn chế các mặt bất lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu trong thời kỳ 2011-2020, tốc độ tăng trưởng GDP vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt bình quân khoảng 9-10%/năm. Có thể thấy, tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế Đông Nam Bộ vẫn chưa thực hiện hiệu quả khả năng liên kết vùng, kết nối chưa đồng bộ, cơ chế, chính sách cho phát triển vùng chưa tạo được đột phá trong quản lý; các thành viên trong vùng chưa rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm, kết nối chiến lược và quy hoạch vùng còn nhiều bất cập, trùng lặp. Không những vậy, vùng còn bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhiều khu vực còn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa bảo đảm hết nhu cầu an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm giảm vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Để khắc phục và hướng đến phát triển kinh tế bền vững, vùng Đông Nam Bộ cần có sự đổi mới mang tính đột phá về tư duy kinh tế vùng thay cho tư duy kinh tế từng địa phương bằng cách phát triển một nền kinh tế bền vững. Ở vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Dương, kinh tế - xã hội có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, các doanh nghiệp trong vùng cũng gặp phải một số khó khăn, thách thức nhất định, đó là: Thứ nhất, vùng Đông Nam Bộ không có quá trình tích sản lâu đời của tư nhân như ở các nước, do trải qua các cuộc cải tạo tư bản tư nhân và cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Do đó, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp khu vực tư nhân rất yếu, vốn tự có thấp, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, kể cả vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy, chi phí tài chính trong sản phẩm rất lớn, do đó lợi nhuận rất thấp. Các cơ chế chính sách chưa đồng bộ, đủ mạnh và khả thi để đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; phát triển hạ tầng giao thông. Thứ hai, hầu như ít có doanh nghiệp có chi phí thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển, hoặc đầu tư công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý. Vì vậy, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ ít có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, cả về khía cạnh tài chính và nhân lực. Một số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư công nghệ và nhân lực thì chi phí tài chính cho đầu tư cũng quá lớn và hiệu quả thực tế không còn nhiều, chưa đủ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thứ ba, các hoạt động phụ trợ cho sản xuất - kinh doanh như thiết kế sản phẩm, quảng bá, truyền thông, quảng cáo và triển lãm hàng hóa còn hạn chế. Trong đó, truyền thông có vai trò quyết định của kinh doanh hiện đại lại là điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp tư nhân. Việc tận dụng sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 còn hạn chế ở một số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Thứ tư, kinh tế vùng Đông Nam Bộ còn hạn chế bởi các rào cản về thương mại, kinh doanh và đầu tư, kể cả các rào cản tiếp cận đất đai và các cơ hội kinh doanh. Điều này khiến cho chi phí bằng tiền và bằng thời gian về các thủ tục hành chính, pháp lý vượt trội so với doanh nghiệp nước ngoài, loại chi phí này chưa được gỡ bỏ thỏa đáng. Chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp và bố trí không gian hợp lý nhằm khơi thông các điểm nghẽn về hạ tầng, khắc phục hạn chế về liên kết vùng và khai thác phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của cả vùng và từng địa phương. Thứ năm, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ còn chịu tác động rất lớn bởi tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, buôn lậu và hoạt động hạn chế cạnh tranh công bằng đến từ nước ngoài và trong nước. Với thể trạng tài chính yếu kém, khả năng chống chịu rủi ro thấp, đây sẽ là những thảm họa trực tiếp đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn, chưa chú trọng quy hoạch và đào tạo phát triển 55
  8. nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để xây dựng, hoàn thiện hạ tầng xã hội. (Nguyễn Hữu Trinh, 2022) 3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 Một là, vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng với những hình thức phù hợp để nhân dân hiểu đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát huy vai trò “là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách cơ cấu và pháp luật mạnh mẽ hơn nữa để tạo nền tảng vững chắc hơn cho cạnh tranh và đổi mới trong nền kinh tế. Tăng cường quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, kể cả phòng, chống dịch bệnh, tạo thuận lợi cho nền kinh tế không ngừng phát triển. Hai là, đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thành quy hoạch các tỉnh, thành phố và quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030 gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, đảm bảo cân đối vùng, miền và phù hợp với định hướng quy hoạch quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, trong đó cần xác định việc ưu tiên phát triển công nghiệp, công nghệ cao và logistics là điều kiện quan trọng, xu thế tất yếu để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Theo đó cần xây dựng các định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp và bố trí không gian hợp lý nhằm khơi thông các điểm nghẽn về hạ tầng, khắc phục hạn chế về liên kết vùng và khai thác phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của cả vùng và từng địa phương. Ba là, tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh và khả thi, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng trung tâm logistics, đảm bảo tính kết nối nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng; đồng thời chủ động tạo quỹ đất sạch và hạ tầng đồng bộ tại các khu, cụm công nghiệp để thu hút các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, có kinh nghiệm, uy tín năng lực về tài chính, công nghệ và quản trị, có năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu vào đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài, góp phần đưa vùng Đông Nam Bộ thật sự trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, công nghệ cao, trung tâm dịch vụ logistics của đất nước khu vực và thế giới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bốn là, chú trọng quy hoạch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, chủ động xây dựng, hoàn thiện hạ tầng xã hội, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống - sinh hoạt của người lao động; có chính sách hỗ trợ đầu tư cho một số trường đại học - cao đẳng nghề trọng điểm trong vùng để nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, nhất là các công nghệ cơ bản và xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến về công nghiệp, công nghệ cao và logistics, gắn đào tạo với thực hành để hình thành đội ngũ người lao động tinh thông kiến thức, tay nghề, kỹ năng và có tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Năm là, đẩy mạnh thực hiện liên kết vùng trong phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao và hệ thống logistics, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, hệ thống trung tâm lưu chuyển hàng hóa đến các trung tâm logistics và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu với doanh nghiệp logistics. Tạo cơ chế đột phá để xây dựng các tập đoàn mạnh về logistics. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử dựa tr6en thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời tiếp tục khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. 56
  9. 4. KẾT LUẬN Từ những chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, cũng như của Đảng bộ, chính quyền thành phố, tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, những tác động hiện nay của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những xu hướng vận động phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong những năm tới, đó là: kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn so với trước đây; sẽ tăng quy mô, mở rộng sản xuất, hình thành những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ sẽ tham gia hội nhập kinh tế thế giới mạnh hơn nữa trong những năm tới và kinh tế sẽ có xu hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017): Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm về “Phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” ngày 3/6/2017. 2. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2019), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, [truy cập ngày 17/04/1023]. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2022), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 4. Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, [truy cập ngày 17/04/1023]. 5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2021). “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-thuc- trang-va-giai-phap, [truy cập ngày 17/04/1023]. 7. Thúy Hiền (2020), Bức tranh tổng thể doanh nghiệp Việt Nam năm 2020 8. Nguyễn Hữu Trinh (2023), Kinh tế tư nhân Đông Nam Bộ: Các nhân tố ảnh hưởng và một số giải pháp phát triển, Tạp chí Công Thương, [truy cập ngày 17/04/1023]. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai- chinh?dDocName=MOFUCM221675, [truy cập ngày 17/04/1023]. 9. Sở KH&CN tỉnh Bình Dương, 2023. “Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4” 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1