intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy nghề gốm truyền thống ở Bình Dương trong quá trình toàn cầu hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này sử dụng phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, phương pháp khảo sát thực địa, gợi ý một số giải pháp phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương, góp phần bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy nghề gốm truyền thống ở Bình Dương trong quá trình toàn cầu hóa

  1. PHÁT HUY NGHỀ GỐM TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Phạm Tấn Phước1 , Trương Thị Lan Hương1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Việc tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn hóa trong quá trình tòan cầu hóa của thế giới, có những đóng góp tích cực trong việc tiếp nhận văn hóa của nhóm sắc tộc khác phù hợp hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa địa phương, dẫn đến nguy cơ bản sắc văn hóa truyền thống dần bị xóa nhòa. Công ước về Bảo vệ và phát triển sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được tổ chức UNESCO ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2005 đã lưu ý: “Ý thức rằng đa dạng văn hóa tạo nên một thế giới phong phú và đa dạng, gia tăng các lựa chọn, nuôi dưỡng khả năng và giá trị của con người, và vì vậy, đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia” (8. web site). Phát huy nghề gốm truyền thống trong quá trình toàn cầu hóa, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đồng thời giúp nghệ nhân gốm Bình Dương có cơ hội thúc đẩy nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống của họ. Bài viết này sử dụng phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, phương pháp khảo sát thực địa, gợi ý một số giải pháp phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương, góp phần bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa. Từ khóa: Bình Dương, di sản, gốm, phát huy, truyền thống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hóa tạo ra sự giao thoa và đa dạng trong môi trường văn hóa toàn cầu. Sự hiện diện mạnh mẽ của nền văn hóa toàn cầu đã tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú, nơi mà mọi người có cơ hội tìm hiểu và chia sẻ với nhau về các nền văn hóa khác nhau. Nó mang lại nhiều cơ hội cho nghề truyền thống của địa phương nhưng song song đó là thách thức, đôi khi gây ra sự mất mát văn hóa. Sự đa dạng văn hóa tác động đến thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường, ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương. Điều này góp phần tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là những ngành công nghiệp truyền thống. Các giá trị và truyền thống có thể phải đối mặt với áp lực từ văn hóa quốc tế, gây ra mất mát đa dạng văn hóa. Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa địa phương, dẫn đến nguy cơ bản sắc văn hóa truyền thống dần bị xóa nhòa. Công ước về Bảo vệ và phát triển sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được tổ chức UNESCO ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2005, đã đề cập đến tầm quan trọng của sự đa dạng văn hóa, tạo nên sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia. Song song với cơ hội phát triển, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp gốm truyền thống ở Bình Dương. Sự cạnh tranh từ thị trường toàn cầu là một trong những thách thức chính khi các doanh nghiệp gốm địa phương phải đối mặt với áp lực từ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp. Điều này có thể dẫn đến sự giảm giá cạnh tranh và khả năng mất lợi thế thị trường cho các sản phẩm gốm Bình Dương. Sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu và xu hướng thị trường toàn cầu là một yếu tố khác tác động đến ngành gốm truyền thống. Xu hướng tiêu dùng có thể thay đổi do ảnh hưởng của văn hóa và phong cách sống từ các quốc gia khác nhau, đặt ra thách thức cho doanh nghiệp gốm Bình Dương phải liên tục thích ứng để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Công nghệ sản xuất và phong cách thiết kế từ các quốc gia khác cũng có thể làm thay đổi cách sản xuất và thiết kế sản phẩm gốm. Mặc dù có thể mang lại cơ hội nâng 99
  2. cao chất lượng, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Thậm chí, có nguy cơ mất mát văn hóa khi nghệ thuật gốm truyền thống phải thích ứng với các xu hướng và công nghệ mới. Để đối mặt với những thách thức trên, doanh nghiệp gốm ở Bình Dương cần một số giải pháp phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương, vượt qua thách thức của toàn cầu hóa và tiếp tục phát triển bền vững. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: phương pháp này được vận dụng trong thu thập các tài liệu liên quan tới nghề gốm Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích các tài liệu nhằm gợi ý những giải pháp, góp phần phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương trong quá trình toàn cầu hóa. Phương pháp khảo sát thực địa: nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát tại một số công ty sản xuất gốm tiêu biểu, làm cơ sở cho việc gợi ý các giải pháp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Gốm Bình Dương, với bề dày lịch sử và truyền thống làng nghề, ngày càng tỏ ra là một nguồn lực vô cùng quý báu trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Với những đặc điểm nổi bật và chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, gốm Bình Dương không chỉ là biểu tượng của sự tự hào vùng đất này, còn đang phát huy vai trò quan trọng trong việc đưa tên tuổi Việt Nam trở thành một nguồn cung ổn định và đáng tin cậy trên thị trường quốc tế. Gốm Bình Dương, đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Những họa tiết trang trí trên các sản phẩm gốm như chậu trồng cây, bộ ấm trà, chén, bát, bình hoa,... được sản xuất tại đây không chỉ ghi chép về lịch sử, văn hóa mà còn thể hiện tài năng và sự sáng tạo của những người nghệ nhân. Điều này đã tạo ra một di sản đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa dân dụ, giúp Bình Dương nổi tiếng trên bản đồ nghệ thuật và sản xuất gốm truyền thống. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự mở cửa của thị trường quốc tế, gốm Bình Dương không chỉ dừng lại ở việc duy trì và bảo tồn giá trị truyền thống mà còn liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Những sản phẩm gốm Bình Dương ngày nay không chỉ đẹp về hình thức mà còn chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Gốm Bình Dương không chỉ là một nghệ thuật truyền thống mà còn là nguồn thu nhập quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương và cả quốc gia. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình sản xuất gốm làm tăng giá trị thương hiệu, giúp thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao vị thế của gốm Bình Dương trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng chặt chẽ, gốm Bình Dương đang là một điểm sáng, một minh chứng cho sức mạnh và sự độc đáo của nền nghệ thuật và sản xuất Việt Nam. Đây là niềm tự hào của người dân Bình Dương, niềm tự hào của cả đất nước, khi gốm Bình Dương đang phát huy vai trò lớn lao, góp phần vào sự phồn thịnh và văn hóa hóa của Việt Nam trên trường quốc tế. 3.1. Xây dựng thương hiệu vùng “Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gốm sứ Bình Dương là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của ngành nghề truyền thống, góp phần nâng cao tầm vóc, tôn vinh nghề gốm sứ có tính lịch sử, văn hóa” (Bùi Chí Hoàng – Nguyễn Văn Thủy, 2014). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp ở Bình Dương có quy mô vừa và nhỏ chưa chú trọng đến định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu vùng. Thương hiệu vùng là cơ hội để những sản phẩm địa phương nổi bật, trở thành biểu tượng đặc trưng và độc đáo của khu vực. Một thương hiệu vùng mạnh mẽ, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm và dịch vụ của khu vực đó “và dẫn dắt cảm giác chắc chắn của khách hàng đối với thương hiệu” (Daryl Weber, 2018). Khách hàng có thể chọn lựa mua sắm hoặc đầu tư vào sản phẩm địa phương hơn, nhờ vào sự nhận biết và niềm tin vào thương hiệu vùng. “Theo kết quả điều tra hồi 100
  3. cố cũng như căn cứ trên hiện vật sưu tập được thì đề tài gà và cây chuối xuất hiện từ năm 1930 trên đồ gốm Bình Dương. Nghệ nhân thời danh vẽ gà – chuối là ông Đinh Văn Bé, với đặc trưng con gà đứng một chân. Suốt từ năm 1930 đến nay, bát, tô, đĩa con gà luôn được sản xuất” (Bùi Chí Hoàng – Nguyễn Văn Thủy, 2014). “Cá và gà là hai con vật được sử dụng trong trang trí trên hầu hết chủng lọai sản phẩm gốm Lái Thiêu: dĩa, tô, tộ, dĩa bồng, ống dắt đũa, hình hoa, thố,...” (Huỳnh Ngọc Trảng, 2009). Theo nhà nghiên cứu Trần Khánh Chương “giữa thế kỷ XX, vùng gốm Lái Thiêu bên cạnh gốm hoa lam có một loại gốm nổi tiếng từ Bắc chí Nam thường được nhắc tới với tên gọi là Bát con gà Lái Thiêu,…. Hoa văn chính là con gà trống, cây chuối, cụm hoa cúc (vì vậy mới gọi là Bát con gà)”…. Có thể nói, sau gốm trên men tam sắc ở Chu Đậu chủ yếu được xuất cho nước ngoài, thì gốm con gà Lái Thiêu là loại gốm được phổ biến rộng rãi trong nước (Trần Khánh Chương, 2001). Ngành gốm Bình Dương, với thương hiệu gốm Minh Long I đã tăng cường hình ảnh tích cực về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Gốm Bình Dương cần có thương hiệu chung, cho tất cả các sản phẩm gốm của Tỉnh, không chỉ riêng thương hiệu gốm Minh Long I, Cường Phát hay Phước Vũ Long. Để xây dựng thương hiệu vùng cho ngành công nghiệp gốm Bình Dương cần một hình ảnh đặc trưng và chiến lược có chiều sâu, mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng và văn hóa địa phương. Khi nhắc đến hình ảnh con gà trên sản phẩm gốm (hình 1), mọi người đều liên tưởng đến dòng gốm Lái Thiêu – Bình Dương. Từ hình ảnh con gà, có thể xây dựng “thương hiệu vùng” của gốm Bình Dương. Để thực hiện thành công chiến lược này, cần kết hợp giữa giữ vững giá trị văn hóa truyền thống và sự đổi mới trong quá trình sản xuất và quảng bá. Tính độc đáo và giá trị văn hóa là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu vùng cho gốm Bình Dương. Sự kế thừa (hình ảnh con gà) và phát triển nghệ thuật gốm truyền thống của địa phương là điểm khởi đầu quan trọng, giúp tạo ra những sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn mang đậm bản sắc văn hóa. Việc chú trọng vào những đặc điểm độc đáo này giúp xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và không thể nhầm lẫn trên thị trường. Bên cạnh hình ảnh truyền thống, sự đổi mới cũng là yếu tố không thể thiếu để thương hiệu vùng trở nên thú vị và phù hợp với thị trường hiện đại. Quá trình tích hợp các yếu tố mới trong thiết kế và sản xuất giúp giữ cho sản phẩm không chỉ đánh bại thách thức từ thị trường quốc tế mà còn thu hút sự chú ý của khách hàng đa dạng (hình 2). Sự sáng tạo trong cách tiếp cận thị trường và quảng bá giúp tạo ra một hình ảnh độc đáo và hiện đại cho thương hiệu gốm Bình Dương. 3.2. Chất lượng và sáng tạo “Bản thân các làng nghề gốm sứ truyền thống Bình Dương cũng đứng trước những thử thách lớn do tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mang tới. Thị trường mang tính truyền thống của các làng nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ do sự chuyển đổi lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường mà lợi thế đang đứng về phía ngành công nghiệp sản xuất hàng gia dụng bằng nhựa, kim loại,... Đó là chưa kể đến những khó khăn nội tại của nghề gốm” (Phạm Thị Hồng Xuyến, 2008). Chất lượng và sáng tạo trong sản phẩm gốm Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngành công nghiệp này trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sự kết hợp giữa chất lượng và sáng tạo không chỉ tạo nên những sản phẩm gốm độc đáo mà còn giúp ngành công nghiệp này vươn lên trên thị trường quốc tế. Gốm Bình Dương nổi tiếng với chất lượng cao và sự tinh tế trong sản xuất, nhờ vào kỹ thuật sản xuất hiện đại (lò nung hiện đại gồm lò tuynen và lò gas con thoi), các sản phẩm được nung ở nhiệt độ 1.380 ooc, đạt tiêu chuẩn châu Âu và sự chăm sóc tỉ mỉ của các nghệ nhân lành nghề từ khâu tạo dáng, tráng men và nung sản phẩm. Việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm là chìa khóa để thu hút sự chú ý từ thị trường quốc tế. Sự tin cậy vào chất lượng giúp gốm Bình Dương trở thành một đối tác đáng tin cậy và được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Trong quá trình hội nhập, gốm Bình Dương cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế như “không chứa chì, không cadmium, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng” (7. web site). Điều này không chỉ giúp sản phẩm địa phương phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh. Để thành công trong môi trường thị trường toàn cầu ngày nay, việc theo dõi và hiểu rõ về xu hướng và yêu cầu của thị trường quốc tế trở thành chìa khóa quan trọng trong chiến lược phát triển của gốm Bình 101
  4. Dương. Trong việc nắm bắt xu hướng thị trường, Gốm Bình Dương cần không ngừng đa dạng hóa sản phẩm của mình. Điều này bao gồm việc đáp ứng đa dạng hóa nhu cầu của khách hàng thông qua việc theo dõi và phân tích xu hướng thị trường. Việc tùy chỉnh sản phẩm để phản ánh và tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương là một chiến lược quan trọng để tạo ra sự kết nối với khách hàng trên khắp thế giới. Sự sáng tạo trong thiết kế là yếu tố quyết định để gốm Bình Dương không chỉ thích ứng với thị trường quốc tế mà còn tạo ra những sản phẩm độc đáo và thu hút. Việc kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và đương đại giúp sản phẩm trở nên phong cách và có sức thu hút đối với mỗi đối tượng khách hàng trên thị trường quốc tế. Bình hoa Sen Vàng (hình 5) của công ty Minh Long I là sản phẩm nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng bởi sự kết hợp tinh tế giữa họa tiết hoa sen truyền thống và nghệ thuật dát vàng sang trọng. Bình hoa này không chỉ là vật dụng trang trí mà còn mang giá trị nghệ thuật và văn hóa cao. Phản ánh đa dạng văn hóa thông qua sản phẩm là một chiến lược quan trọng. Gốm Bình Dương có thể tùy chỉnh sản phẩm để phản ánh và tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương, tạo ra những sản phẩm không chỉ là đồ trang trí mà còn là biểu tượng của sự đa dạng và tôn trọng văn hóa. 3.3. Đào tạo thế hệ trẻ Đào tạo thế hệ trẻ là một phần không thể thiếu để bảo tồn và phát huy nghệ thuật gốm truyền thống tại Bình Dương. Việc chia sẻ kiến thức và kỹ thuật với thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng di sản nghệ thuật này sẽ được bảo tồn và phát triển trong tương lai. Để chia sẽ kiến thức và bảo tồn nghề truyền thống,“chính việc thành lập trường và đào tạo được nhiều học viên lành nghề đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển thêm các làng nghề mỹ thuật truyền thống” (Nguyễn Hiếu Học, 2013). Trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, sự chuyển giao kiến thức từ thế hệ trước là chìa khóa quan trọng. Các nghệ sĩ có kinh nghiệm không chỉ chia sẻ những bí quyết kỹ thuật, mà còn truyền đạt những giá trị văn hóa, tâm huyết, và sự đam mê với nghệ thuật gốm. Điều này giúp xây dựng một cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, tạo điều kiện cho sự kế thừa và phát triển không chỉ về kỹ thuật mà còn về tinh thần và sáng tạo. Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã đào tạo “các lớp học viên xuất sắc đã làm cho các hoạt động cùa ngành mỹ thuật tại địa phương thêm khởi sắc” (Nguyễn Hiếu Học, 2013). Đào tạo nghệ nhân trẻ không chỉ là việc truyền đạt kỹ thuật, còn là cơ hội để họ học hỏi và đổi mới. Thế hệ trẻ có thể mang đến cái nhìn mới, ý tưởng sáng tạo, và phong cách cá nhân của họ, giúp làm mới nghệ thuật gốm Bình Dương nhưng vẫn giữ vững bản sắc truyền thống. Sự giao lưu giữa các thế hệ giúp tạo ra một môi trường năng động, đầy sức sống, và thúc đẩy sự đổi mới trong quá trình sản xuất nghệ thuật. Nhiều doanh nghiệp gốm sứ đã chung tay kết hợp với các trường học, công ty du lịch để tổ chức các buổi học tập trải nghiệm về nghề gốm. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận nhằm khơi dậy niềm đam mê và ươm mầm cho lòng yêu nghề gốm trong thế hệ trẻ. Điển hình là mô hình của công ty Minh Long I và Vườn Nhà Gốm. Tại đây, các bạn học sinh, sinh viên, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và kỹ thuật làm gốm truyền thống mà còn được trực tiếp tham gia vào từng công đoạn sản xuất, từ tạo dáng, vẽ men đến nung gốm. Qua những trải nghiệm thực tế này, các bạn trẻ có cơ hội thỏa sức sáng tạo, rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và cảm nhận được giá trị tinh thần to lớn của nghề gốm. 3.4. Sử dụng mạng xã hội để tạo ra một cộng đồng trực tuyến Mạng xã hội đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển làng nghề, mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực gốm. Việc sử dụng mạng xã hội để tạo ra một cộng đồng trực tuyến xung quanh nghệ thuật gốm là một chiến lược hiệu quả để kết nối, chia sẻ kiến thức và thúc đẩy sự tương tác giữa các cơ sở sản xuất và khách hàng. Đây không chỉ là một phương tiện quảng bá, còn là một cầu nối giữa thế giới ảo và thực tế, góp phần làm cho ngành công nghiệp gốm truyền thống ngày càng phồn thịnh và sáng tạo. Mạng xã hội là nơi các cơ sở sản xuất có thể chia sẻ những sản phẩm mới, ý tưởng sáng tạo, và kiến thức chuyên môn. Việc sử dụng các nền tảng như Instagram, Facebook, hoặc Pinterest (hình 3, 4). giúp họ tiếp cận đối tượng rộng lớn, tăng cường khả năng quảng bá và xây dựng thương hiệu. Hình ảnh về quá trình làm gốm, từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, không chỉ làm giàu nội dung mà còn tạo ra sự tương tác và sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật. Việc tạo ra một cộng đồng trực tuyến còn mang lại lợi ích trong việc học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Các cơ sở sản xuất có thể thảo luận với nhau 102
  5. về khó khăn trong quá trình sản xuất, trao đổi ý kiến về kỹ thuật. Cộng đồng trực tuyến giúp mở ra không gian cho sự đổi mới và tạo cơ hội để thử nghiệm các ý tưởng mới. Một khía cạnh quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội, là tạo ra một sân chơi cho việc kết nối nhà sản xuất với khách hàng. Thông qua việc chia sẻ hậu trường, video thực tế và câu chuyện cá nhân, các cơ sở sản xuất có thể tạo ra một liên kết mạnh mẽ với người tiêu dùng. Sự tương tác qua các bình luận và thích từ cộng đồng trực tuyến giúp xây dựng sự hỗ trợ và lòng trung thành từ phía người khách hàng, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Mạng xã hội còn là nơi thúc đẩy sự hiện đại hóa trong ngành công nghiệp gốm truyền thống. Những xu hướng và ý tưởng mới có thể nhanh chóng lan truyền, giúp ngành này không chỉ giữ vững giá trị truyền thống mà còn tạo ra những sản phẩm phù hợp với xu hướng hiện đại. Mạng xã hội góp phần tạo ra một cộng đồng trực tuyến xung quanh nghệ thuật gốm, không chỉ mở ra những cơ hội quảng bá mà còn tạo nên một không gian tương tác, học hỏi và sáng tạo. Điều này, giúp cho ngành công nghiệp gốm truyền thống ngày càng phát triển mạnh mẽ, kết nối và lan tỏa đẳng cấp nghệ thuật độc đáo của Bình Dương ra toàn thế giới. 4. KẾT LUẬN Phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương trong bối cảnh toàn cầu hóa là một thách thức đòi hỏi sự kết hợp mạnh mẽ giữa nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, xây dựng thương hiệu vùng là chìa khóa để tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Bình Dương cần tập trung vào việc định rõ những đặc điểm độc đáo và giá trị của sản phẩm gốm truyền thống. Thương hiệu vùng không chỉ làm tăng giá trị sản phẩm, còn làm nổi bật hình ảnh tích cực về địa phương, thu hút sự chú ý và lòng tin từ người tiêu dùng toàn cầu. Chất lượng và sáng tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho ngành công nghiệp này luôn cạnh tranh. Sự kết hợp giữa chất lượng cao và sự sáng tạo không chỉ giúp duy trì sự độc đáo, còn tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt trên thị trường quốc tế. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng như khuyến khích sự sáng tạo từ cộng đồng nghệ nhân sẽ tạo ra những sản phẩm độc đáo và đáp ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thị trường. Thành công của ngành công nghiệp gốm Bình Dương còn phụ thuộc rất nhiều vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Đào tạo không chỉ là về việc truyền đạt kỹ thuật, song song đó là giáo dục văn hóa và khuyến khích sự sáng tạo. Bằng cách này, Bình Dương có thể đảm bảo rằng nghệ thuật gốm truyền thống không chỉ được kế thừa mà còn được định hình lại theo hướng mới, tạo ra một cộng đồng nghệ sĩ đa tài và sáng tạo. Cuối cùng, sử dụng mạng xã hội để tạo ra một cộng đồng trực tuyến là cách mạnh mẽ để kết nối và tương tác với người yêu nghệ thuật trên khắp thế giới. Mạng xã hội là công cụ truyền thông, nền tảng để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo ra sự tương tác sâu sắc. Cộng đồng trực tuyến không chỉ tăng cường tình đoàn kết, còn là không gian để thúc đẩy sự hiểu biết và quảng bá hình ảnh tích cực về ngành công nghiệp gốm Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Chương (2001). Gốm Việt Nam. Hà Nội: NXB Mỹ Thuật. 2. Daryl Weber (Đặng Thùy Linh dịch) (2018). Sự quyến rũ của thương hiệu. Hà Nội: NXB Hồng Đức. 3. Nguyễn Hiếu học (2013). Dấu xưa đất Thủ. Bình Dương: NXB Trẻ TP.HCM. 4. Bùi Chí Hoàng – Nguyễn Văn Thủy (2014). Gốm sứ Bình Dương. Hà Nội: NXB Khoa Học Xã Hội. 5. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (2009). Gốm Lái Thiêu. TP.HCM: NXB Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM. 6. Phạm Thị Hồng Xuyến (2008). Gốm sứ Bình Dương truyền thống và xu hướng hiện đại (luận văn thạc sĩ). Đại học Mỹ thuật TP.HCM, số 5 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh, TP.HCM. 7. Link https://mekoong.com/san-pham-gom-su-minh-long.html (truy cập lúc 12 giờ 20 phút, ngày 25/02/2024). 8. http://svhttdl.phutho.gov.vn/images/tintuc/cong-uoc-2005.pdf (truy cập lúc 08 giờ 13 phút, ngày 28/03/2024). 103
  6. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Hình tượng con gà trên gốm Bình Dương (gốm Tuyền Phát) Nguồn: Link https://binhduongtrade.vn/product/bo-san-pham-gom-xua-am-tra-chen-dia/5021/ (truy cập lúc 12 giờ 15 phút, ngày 25/02/2024) Hình 2: Hình tượng con gà – gốm Minh Long I Nguồn: Link https://cuahangminhlong1.com/san-pham/qua-tang-binh-hoa-minh-long-27-cm-hanh- phuc (truy cập lúc 12 giờ 18 phút, ngày 25/02/2024) 104
  7. Hình 3: Facebook gốm sứ Cường Phát Nguồn: Link https://www.facebook.com/gomsucuongphatofficial/ (truy cập lúc 00 giờ 48 phút, ngày 26/02/2024) Hình 4: Facebook gốm sứ Minh Long I Nguồn: Link https://www.facebook.com/minhlongcompany/?locale=vi_VN (truy cập lúc 00 giờ 50 phút, ngày 26/02/2024) Hình 5: Bình hoa sen vàng Nguồn link: https://minhlong.com/products/binh-hoa-40-cm-hoa-van-sen-vang (truy cập lúc 23 giờ 34 phút, ngày 06/5/2023) 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1