Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Tinh thần nhập thế và đạo đức Phật giáo; Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
- PHÁT HUY TINH THẦN NHẬP THẾ VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. ĐOÀN THANH THỦY* TS. ĐÔNG THỊ HỒNG**1* Tóm tắt: Trong suốt quá trình đồng hành và phát triển cùng dân tộc, với tinh thần nhập thế, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác an sinh xã hội. Phật giáo được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Trong hệ thống giáo lý Phật giáo, con người có thể tìm thấy những cơ sở lý luận xác thực hướng con người tới Chân, Thiện, Mỹ. Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội là yếu tố quan trọng giúp cải biến xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng một xã hội Việt Nam “công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ khóa: Phật giáo, an sinh xã hội. Đặt vấn đề Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, khi du nhập vào Việt Nam đã được người Việt Nam cải biến để trở thành một tôn giáo nhập thế. Trong quá trình đồng hành cùng dân tộc, đạo đức Phật giáo đã thích ứng khá nhuần nhuyễn với quan điểm, lối sống, phong tục, tập quán người Việt và góp phần quan trọng vào việc xây dựng chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Phật giáo Việt Nam ngày nay không chỉ làm tốt việc “đạo” mà còn tích cực tham gia việc “đời”, có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng đất nước. Phát huy tinh thần nhập thế, “đạo” gắn chặt với “đời”, Phật giáo ngày càng quan tâm đến công tác an sinh xã hội và có nhiều đóng góp quan trọng cho cộng đồng. * Trường Đại học Lao động - Xã hội.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 571 1. Tinh thần nhập thế và đạo đức Phật giáo 1.2. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Nhập thế là thuật ngữ gắn liền với Phật giáo và cũng là một trong những nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Trong đời sống tôn giáo hiện đại, tính thế tục là một đặc trưng, và tính nhập thế của Phật giáo thường được hiểu là tôn giáo dấn thân, nhập cuộc vào đời sống xã hội, cùng giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra. Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, được thể hiện qua hành động, người có lòng từ bi thì không thể làm ngơ trước những đau khổ của nhân loại, hoằng pháp lợi sinh thì phải đi vào đời sống của nhân sinh và đây chính là hành động thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo. Đạo Phật hướng con người đến mục tiêu giác ngộ giải thoát; và tự giác - giác tha được xem là hành trình tất yếu mà mỗi hành giả Phật môn phải trải qua; với lòng từ bi bác ái, mong muốn mọi người đều giác ngộ như mình, chư Tăng đã đem giáo lý Phật giáo truyền bá vào đời sống, từ đây mở ra con đường nhập thế và nhập thế trở thành một đặc điểm không thể tách rời trong quá trình hoằng pháp lợi sinh của đạo Phật. Từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của người Việt, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Những tư tưởng của Phật giáo không chỉ trở thành triết lý sống của người Phật tử, mà đã ảnh hưởng đến đông đảo các tầng lớp trong xã hội, ngay cả vua chúa, quan lại. Các thiền sư Việt Nam nhập thế tích cực, yểm trợ cho chính sự, góp phần giữ vững nền độc lập dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, Phật giáo luôn ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Chùa chiền là cơ sở cách mạng, nơi che dấu cán bộ, chiến sĩ. Nhiều cao tăng, phật tử đã trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ giang sơn, góp phần giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, Phật giáo Việt Nam tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng các hoạt động đối nội và đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, một số thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong lúc này, sự ổn định và phát triển của quốc gia cần đồng bào theo các tôn giáo nói chung, các tăng, ni, phật tử nói riêng cần giữ gìn sự trong sáng của niềm tin tâm linh, tỉnh táo trước âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc
- 572 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... - Chủ nghĩa xã hội”, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Phật giáo giữ vững vai trò là thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội giúp xóa đói, giảm nghèo, “Hộ quốc - an dân”. Những hoạt động đó thể hiện rõ tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo trong quá trình đồng hành và phát triển cùng dân tộc. 1.2. Đạo đức Phật giáo Đạo đức tôn giáo là một bộ phận của đạo đức xã hội, giống như đạo đức xã hội đều lấy chuẩn mực thiện – ác làm thước đo hành vi con người. Mặc dù không phải là một học thuyết về đạo đức nhưng những triết lý nguyên thủy của Phật giáo đã dạy con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường giải thoát đau khổ bằng quá trình hướng thiện. Trên phương diện đạo đức học, triết lý đạo đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một triết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian. Tuy nhiên, sự giải thoát ấy không phải dựa vào một thế lực bên ngoài mà bản thân mình phái tự thực hiện lấy, như lời Phật dạy: Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự mình tạo cho mình chỗ nương tựa, và đừng nương tựa vào ai ngoài bản thân mình. Kể từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, Phật giáo đã sống và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Bản thân Phật giáo chủ trương không phân biệt đẳng cấp và khẳng định bình đẳng xã hội. Đạo đức và các nguyên tắc đạo đức của Phật giáo được thể hiện chủ yếu qua nhân sinh quan: Xuất phát từ thế giới quan cho rằng, thế giới này không phải do đấng tối cao sáng tạo. Vũ trụ là vô cùng vô tận với hàng ngàn thế giới và nó được chia thành 3 cấp độ: Tiểu thiên, trung thiên và đại thiên thế giới.Thế giới do danh và sắc tạo thành (tức vật chất và tinh thần). Bản thân con người do 5 yếu tố tạo nên (gọi là ngũ uẩn: Sắc, thụ, tưởng, hành, thức). Thế giới quan (quan niệm về sự vật, hiện tượng) Phật giáo dựa trên cơ sở nhân - quả (duyên khởi). Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân - nhân kết hợp với duyên thì sinh ra quả (nhân - duyên - quả), quả lại kết hợp với duyên biến thành nhân và sinh ra quả khác… cứ thế, sự vật, hiện tượng vận động không ngừng, bất tận… Thế giới là vô thường, vô ngã, bởi lẽ không có gì bất định, vĩnh viễn, mọi sự vật đều biến đổi, đều trôi đi như dòng sông đang chảy, kể cả linh hồn con người cũng không thể bất tử. Mọi cái chỉ thoảng qua, là tạm bợ. Từ quan niệm về thế giới như vậy, Phật giáo đi đến giải quyết vấn đề nhân sinh quan. Đây là cơ sở để Phật giáo xây dựng và thực hiện các nguyên tắc đạo đức: “Đời người là bể khổ”: Sự hiện hữu của con người trên thế giới này là khổ. Cái
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 573 kiếp khổ của con người được Phật giáo thể hiện trong “Tứ diệu đế” gồm: Khổ đế (Dukkha - Satya), gồm: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ uẩn xí thạnh. Tập đế (Samudaya - Satya), gồm 12 nguyên nhân gây khổ: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Diệt đế (Nirodha- Satya): Cái khổ có thể diệt được bằng cách tiêu diệt mọi ham muốn dục vọng. Đạo đế (Marga - Satya): con đường tu luyện để tiêu diệt cái khổ, gồm: Bát chính đạo (8 con đường để diệt khổ): Tám con đường diệt khổ này được gộp lại thành 3 điều: Giới - định - tuệ. Thực hiện tám con đường giải thoát khỏi bể khổ mỗi người phải vượt qua chính mình bằng niềm tin và hành vi đạo đức. Phật giáo cho rằng, nguyên nhân gây khổ là do con người không hiểu biết (vô minh) về sự vô thường vô ngã. Vì vô minh nên “ngã chấp”; vì không hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng nên “vọng tưởng” và bị “dục” dẫn đường một cách mù quáng trong vòng nhân - quả của nghiệp nên không thể thoát được vòng luân hồi khổ. Nguyên tắc thực hiện đạo đức Phật giáo yêu cầu: Giới - định - tuệ phải đi liền với nhau, đó là điều kiện tiên quyết để diệt dục, hết vọng tưởng, hết ngã chấp, đoạn tuyệt vô minh và đạt giác ngộ. Giải thoát chính là con đường tu dưỡng đạo đức. Quy tắc đạo đức Phật giáo được thể hiện trong giới luật, quy định nguyên tắc ứng xử của các tín đồ, các cư sĩ và thế tục (giới luật cho hàng xuất gia gồm 250 giới cho nam - (tăng) và 348 giới cho nữ - (ni) về cuộc sống tăng đoàn). Đây là những quy phạm đạo đức giúp cho tu sĩ xuất gia vượt qua những giá trị đạo đức thông thường trong xã hội để đạt đến sự lìa bỏ ngã chấp. Giới luật chung cho cả cư sĩ và thế tục là đạo đức nhân gian, tức từ, bi, hỉ, xả, v.v… nhằm đạt tới cuộc sống hòa vui, tránh tạo nghiệp ác, tích lũy nghiệp thiện. Đối với các tín đồ, quy tắc đạo đức mà Phật giáo đưa ra gồm: Ngũ giới (Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không vọng ngôn); Thập thiện (ba nghiệp ác của thân: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; bốn nghiệp của khẩu: Không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời độc ác, không nói thêu dệt; ba nghiệp ác của ý: không tham dục, không ghen ghét thù hận, không tà kiến); Giới lục hòa (thân hòa đồng trụ); Lục độ (dành cho phật tử), gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định. Đối với người thế tục, Phật giáo đưa ra nhiều lời khuyên răn về đạo đức rất thú vị: Một là, phương tiện đầy đủ, tức là có nghề nghiệp chính đáng; hai là bảo vệ, giữ gìn đầy đủ, tức không để mất mát, thất thoát thành quả sức lao động; ba là thiện tri thức, tức là có hiểu biết đúng đắn về các việc thiện và tránh các việc bất thiện trong làm ăn; bốn là chính mệnh đầy đủ, tức là biết làm chủ cuộc sống, không lãng phí,
- 574 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... không bủn xỉn, biết làm phúc và cúng dường, biết chăm lo cuộc sống, biết tích lũy cho đời nay và chuẩn bị cho đời sau”… Với những nguyên tắc đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, đạo đức Phật giáo đã trở thành luân lý sống của các Phật tử và đông đảo các tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Giá trị đạo đức Phật giáo thiên về nội tâm hơn là xử lý các quan hệ bề ngoài cho nên Phật giáo phát huy tối đa tính tự chủ cá nhân trong việc thực hành các quy tắc đạo đức. Sự phán xét của đạo đức là nghiệp báo, nghiệp quả, nó điều chỉnh đạo đức của mỗi người theo quy luật nhân - quả tự tại. Phật giáo với các chuẩn tắc đạo đức nhân văn cao cả về đời sống con người có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển với những đặc tính của nó đã làm cho không ít người cuốn lao theo vòng xoáy của đồng tiền mà lãng quên đi các quy tắc xử sự đạo đức thì, Phật giáo với những khung chuẩn giá trị đạo đức của mình có thể được xem như là một chiếc gương trong sáng về giá trị nhân sinh để mỗi người soi mình vào đó và nhận chân được giá trị đích thực trong quảng đời vô cùng ngắn ngủi của mình trong thế giới này. 2. Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay chính là cách thức làm tăng thêm hiệu quả của việc khai thác và hiện thực hóa những chuẩn mực đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội, làm cho các chuẩn mực đó gắn liền với hoạt động an sinh xã hội, phát triển tinh thần nhập thế hành đạo của Phật giáo, góp phần cải biến xã hội, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Ở Việt Nam, Điều 34 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Để bảo đảm việc thực hiện quyền này, khoản 2 Điều 29 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”. Trong báo cáo
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 575 Chính trị tại Đại hội XI của Đảng ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội… trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Chủ trương này của Đảng rất phù hợp với tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện - xã hội, hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”... Thứ nhất, phát huy tinh thần nhập thế của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội thể hiện qua hoạt động Phật giáo tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động bảo trợ, cứu trợ xã hội. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó với dân tộc Việt Nam. Hoạt động từ thiện - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn đóng vai trò thực hiện công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội rất lớn của Phật giáo. Bảo trợ xã hội được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, thiên tai, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn ổn định cuộc sống, và hòa nhập cộng đồng. Bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật. Điều này xuất phát từ quyền cơ bản của con người trong xã hội. Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được yêu thương đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi cuộc sống bị đe dọa. Nổi bật trong công tác an sinh xã hội của Phật giáo là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo trong hoạt động hành đạo, thông qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, gắn kết và góp phần trong việc nâng cao chất lượng sống của họ. Để thực hiện vai trò bảo trợ an sinh xã hội, Phật giáo tham gia công tác xã hội như cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, xác lập nhiều quỹ xóa đói giảm nghèo, v.v. Cứu trợ xã hội cung cấp, hỗ trợ thu nhập cho các nhóm dễ bị tổn thương để giúp họ đối phó với những khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được khó khăn trong cuộc sống và tồn tại trong xã hội. Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của các cá nhân và những dân cư yếu thế. Để thực hiện vai trò cứu trợ xã hội Phật giáo thường
- 576 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... xuyên tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương đối với các mảnh đời dễ bị tổn thương, các cá nhân yếu thế thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Cũng giống như nhiều tổ chức xã hội phi chính phủ khác đều thực hiện công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội, đều giúp những con người dễ bị tổn thương và các cá nhân yếu thế có thể mau chóng hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện vai trò bảo trợ và cứu trợ xã hội Phật giáo đã thể hiện rõ vai trò của một tổ chức luôn đề cao giá trị nhân văn, giá trị con người; đề cao trách nhiệm xã hội trong quá trình thực hiện công tác an sinh xã hội đó. Với tinh thần là đạo tôn trọng và đề cao con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, nên các hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo ra đời là để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cần nhận hỗ trợ của những con người cụ thể để vượt qua khó khăn hiện tại của chính họ. Do đó, trong mỗi hoạt động của mình Phật giáo đều làm cho giá trị, nhân phẩm và quyền con người luôn được đặt lên hàng đầu. Phật giáo còn đến với người gặp khó khăn về sức khỏe nơi bệnh viện thông qua các bữa cháo từ thiện; đến với người già, neo đơn qua tấm áo tình thương; đến với người nghèo khó qua những đồ sinh hoạt thường ngày: gạo, muối, vv.; đến với trẻ em vùng cao qua áo ấm, qua những lớp học khang trang; đến với gia đình có công với cách mạng bằng những ngôi nhà tình nghĩa, đến với đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, người bị tai nạn giao thông, v.v. Bên cạnh đó, các hoạt động của Phật giáo không chỉ dừng ở mức cứu trợ tạm thời mà còn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, hướng thiện con người. Phật giáo đã có trách nhiệm rất cao trong việc hướng dẫn người dân hướng thiện, tránh ác, hướng dẫn người dân làm công tác an sinh xã hội. Các trung tâm bảo trợ xã hội, nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già không neo đơn được thành lập tại nhiều chùa. Các chương trình tiếp sức mùa thi, khoá tu mùa hè, v.v. đang được triển khai rộng ở nhiều ngôi chùa khắp miền Tổ quốc. Nhiều chùa tổ chức dạy học cho trẻ vào các buổi tối, các ngày cuối tuần, dịp hè; nhiều chùa là điểm đến nương tựa đèn sách cho sinh viên nghèo suốt những năm đại học. Điều đó đã làm cho Phật giáo gần với đời. Giúp đỡ cho nhiều cảnh đời khó khăn, cứu được nhiều tâm hồn lầm lạc. Nhiều trẻ đã trưởng thành từ các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà chùa và trở thành các nhà giáo, bác sĩ, doanh nhân, v.v. trở thành những công dân có ích, góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những công tác xã hội đa dạng, tích cực của Phật giáo là minh chứng cho xu thế nhập thế trong xã hội hiện đại. Hoạt động từ thiện xã hội không chỉ thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 577 chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Suốt quá trình phát triển dài của đất nước, Phật giáo đã là lực lượng xã hội quan trọng, đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức xã hội khác trong các hoạt động từ thiện - xã hội để hỗ trợ người dân, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta, đảm bảo công bằng xã hội. Điều này phản ánh rõ nét vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Thứ hai, phát huy giá trị đạo đức của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội là làm cho đạo đức Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội nhằm cải biến xã hội. Đạo đức Phật giáo là một trong những nguồn gốc cơ bản của các hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo. Tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo, lòng từ bi, bác ái…, là những giá trị tích cực khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, gắn bó với thiên nhiên. Lối sống Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm, không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao, tự tại. Chính thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hoá được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, bỏ qua lối sống vị kỷ để quan tâm đến người khác và xã hội. Sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần đã cảm hóa con người, các tăng ni, phật tử thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân. Đó là điều quan trọng tạo điều kiện cho Phật giáo truyền bá sâu rộng và bám rễ lâu bền cùng dân tộc, góp phần định hình những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam hiện nay. Đức Phật dạy rằng, con người phải tu dưỡng, rèn luyện về thân nghiệp, ý nghiệp, khẩu nghiệp để hướng đến việc thiện. Người lương thiện phải không tà dâm, không được ham muốn thân xác người khác, lời nói phải trung thực, đúng đắn, không vu khống, đặt điều, xúc phạm người khác, không được nghĩ sai, nghĩ xấu về người khác. Nếu làm được những điều ấy thì lợi ích đủ đường, tự mình không chê trách được mình, khi chết được tái sinh vào cõi thiện. Ngược lại, khi làm điều ác, suy nghĩ việc ác thì lúc chết nghiệp ác sẽ dẫn họ vào cảnh giới xấu xa, không được siêu thoát. Quan điểm về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật giáo có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Khi Phật giáo khuyên người ta làm việc thiện để nhận quả lành sẽ có tác dụng điều chỉnh ý thức đạo đức, hành vi con người. Khi Phật giáo khẳng định con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình kể cả sau khi chết, vì chết không phải là hết sẽ hạn chế lối sống ích kỷ để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Qua đó, Phật giáo giáo dục con người biết sống lành mạnh, khuyến khích con người làm điều thiện, xa lánh điều ác, điều bất nhân, phi nghĩa để có cuộc sống tốt đẹp cho hôm nay và mai sau.
- 578 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Phật giáo quan niệm cuộc đời là khổ, mục đích căn bản của giáo lý của nhà Phật là nhằm giải thoát con người khỏi nỗi khổ. Nhưng giải thoát không có nghĩa là tu hành xuất thế lánh đời, mà ngược lại, trong bản thân giáo lý và hoạt động của Phật giáo luôn mang ý thức về cộng đồng với một tinh thần trách nhiệm xã hội cao cả, hành động vì lợi ích của người khác và lợi ích chung cho tất cả mọi người. Giáo lý của nhà Phật là giải thoát sinh tử, đưa con người thoát khổ. Song, giải thoát chính là sự hoàn thành đầy đủ, tận tâm tận lực thực hiện mọi nghĩa vụ và bổn phận của một công dân trong xã hội, chứ không phải là trốn tránh xã hội. Trong kinh điển Phật giáo không có khái niệm “trách nhiệm xã hội”, song tinh thần trách nhiệm xã hội đã thấm đẫm trong tư tưởng của nhà Phật. Phật giáo quan niệm, những việc làm như phóng sanh, tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con người có được một cuộc sống bình an, thoát khỏi tai họa. Phật giáo kêu gọi bình đẳng giữa người với người, thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội. Chủ trương chúng sinh bình đẳng, các nước hòa bình, kêu gọi từ bi tế thế, đây là sự thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội của Phật giáo. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội nói riêng và công tác an sinh xã hội nói chung Phật giáo không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, v.v. Quan niệm về trách nhiệm xã hội của Phật giáo còn thể hiện qua tình cảm, sự quan hoài của Phật giáo đối với xã hội và nhân sinh, cụ thể là triết lý “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Ý nguyện cứu độ những người không có duyên chính là thể hiện một tình cảm vô điều kiện, không vì bất cứ một lý do gì, cũng không phải vì thỏa mãn cái tôi, mà thuần tuý là một hành động thiện tự nhiên. Có được động lực như vậy thì mới có thể “đồng thể đại bi”, nghĩa là coi người khác như chính bản thân mình, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ người khác trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng, không vụ lợi. Có lẽ vì thế, Phật giáo có sức mạnh quy tụ rất lớn mọi tầng lớp trong xã hội, tạo nên các mối dây liên hệ, khơi dậy được các giá trị nhân văn, nhân ái truyền thống của dân tộc, hướng con người vun đắp thiện tâm. Các chương trình an sinh xã hội, vì cộng đồng của Phật giáo đều có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi trong xã hội, có ảnh hưởng tích cực tới đời sống tâm hồn con người. Thông qua các chương trình giáo dục, các chương trình vì cộng đồng, Phật giáo đã đi vào lối sống, nếp nghĩ của nhiều người dân Việt Nam từ những chuyện ăn ở, sinh hoạt hàng ngày đến những chuyện đối đức, vv. Điều này không chỉ khẳng định những giá trị
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 579 tích cực mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội mà còn khẳng định sự tồn tại đúng đắn và sức sống của Phật giáo. 3. Kết luận Với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế thị trường cùng những biến đổi trong xã hội hiện nay đã khiến các giá trị bị tác động không nhỏ. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng,xuất hiện lối sống thuần túy chạy theo lợi ích vật chất,lãng quên các giá trị tinh thần,chạy theo danh vọng tiền tài mà quên lãng việc hoàn thiện nhân cách. Vấn đề an sinh xã hội luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, Phật giáo trong trường hợp này đóng vai trò lớn giúp nâng cao đạo đức con người và cải biến xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Hoàng Thị Thơ (2002), Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 7, tr.30. 2. Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2016. 3. Nguyễn Hữu Dũng (2011), Bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong chiến lược phát triển nước ta đến năm 2020, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 1 (163). 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2002), Kinh Dược Sư bổn nguyện công đức (âm- nghĩa), Thích Huyền Dung dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Kinh Diệu pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh dịch, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo. 6. Thích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
0 p | 381 | 53
-
Những ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đối với trẻ em Việt Nam hiện nay
9 p | 209 | 18
-
Hạn chế và thách thức của công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay
8 p | 124 | 8
-
Hợp tác quốc tế: Tầm nhìn, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp
15 p | 81 | 7
-
Tính đặc thù của hoạt động sáng tạo
7 p | 90 | 7
-
Tính đặc thù của hoạt động sáng tạo - Trần Việt Dũng
7 p | 70 | 5
-
Xây dựng chính sách trợ cấp tiền mặt có điều kiện cho các đối tượng nghèo
9 p | 44 | 3
-
Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục thế hệ trẻ hiện nay
8 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn