intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy ý thức tự giác

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

242
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ý thức tự giác Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công Rèn luyện “Ý thức tự giác” cũng là một nhiệm vụ được định hướng và chọn lọc. Nó là kết quả của những nỗ lực hết mình, chứ không phải là của sự dễ dãi Mỗi ngày, hãy lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nhỏ với thời gian định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy ý thức tự giác

  1. Phát huy ý thức tự giác Cơ thể có hình dáng rõ ràng, có kỷ luật, danh dự, đúng giờ và đáng tin cậy Martha Graham, American dancer, 1894-1991 Ý thức tự giác Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công Rèn luyện “Ý thức tự giác” cũng là một nhiệm vụ được định hướng và chọn lọc. Nó là kết quả của những nỗ lực hết mình, chứ không phải là của sự dễ dãi Mỗi ngày, hãy lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nhỏ với thời gian định trước: Tập cách cân nhắc việc chần chừ • Lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ cụ thể vào buổi sáng và một lần nữa vào buổi tối. • Nhiệm vụ đó không nên dài hơn 15 phút. • Chờ chính xác đến thời gian đã định. Khi đến thời gian thì phải bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ngay. • Cố duy trì thời khóa biểu mới trong ít nhất là hai tháng.
  2. Phân tích: Việc lên kế hoạch giúp bạn tập trung vào những thứ cần ưu tiên. Bằng cách chú trọng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ hơn là hoàn thành chúng, bạn có thể tránh được sự chần chừ không đáng có. • Lên kế hoạch một nhiệm vụ nào đó và giữ nó đúng giờ, tránh hành động một cách bốc đồng. • Theo dõi quá trình thực hiện: Vào cuối ngày, ghi chép lại những việc đã hòan thành với thời gian nhiều hơn đã định. Phân tích: Việc Lập bảng ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi xem bản thân đã mất bao nhiêu thời gian để làm những công việc đó. Từ đó điều chỉnh lại cho thích hợp. • Nếu bạn bắt đầu có thời gian dư, lấp nó bằng một vài công việc nhỏ, ghi chú lại cho bản thân, lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khác chẳng hạn. Khai thác sức mạnh của sự cân bằng • Thay vì làm việc liên tục nhiều giờ trong một ngày, để rồi ở không vào một ngày khác, và rồi chỉ làm vài tiếng trong ngày khác nữa, và cứ thế, bạn hãy định rõ một quãng thời gian cụ thể mỗi ngày trong tuần để làm công việc đó. • Hãy kiên định. • Đừng đặt nặng mục tiêu, hãy phân bố lại thời gian Đơn giản là tập lập nên một thói quen làm việc đều đặn hằng ngày.
  3. • Áp dụng kỹ thuật này cho các bài tập về nhà, các dự án của bạn và bạn sẽ thấy mọi thứ bắt đầu đi vào quỹ đạo, từ từ tiến tới đích. Phân tích: Khi làm như trên, bạn sẽ giải quyết những phần công việc được chia nhỏ, chứ k phải tất cả cùng một lúc. Hãy biến nó thành thói quen trước, và rồi thói quen đó sẽ giúp bạn hòan thành công việc. Nó sẽ giúp bạn đỡ “ngán”, tránh tình trạng “đuối” và làm chủ đuợc thời gian. Từ việc rèn luyện “ý thức tự giác” nghiệm ra cách quản lý quỹ thời gian. Quản lý quỹ thời gian có thể là một công việc rất vất vả. Hãy tự hỏi, nếu bạn không quản lý được bản thân, làm sao bạn quản lý được thời gian? Bắt đầu với việc “định hướng ý thức tự giác” và bắt đầu từ đó. Phân tích: Khi bạn kiểm sóat được những công việc, bạn xây dựng ý thức tự giác. Khi bạn xây dựng ý thức tự giác, bạn hình thành cách quản lý thời gian. Khi bạn hình tàhnh cách quản lý thời gian, bạn xây dựng lòng tự tin. Duy trì việc ghi nhận quá trình rèn luyện ý thức tự giác. • Ghi nhận thời gian bắt đầu và kết thúc của công việc. • Xem lại những thông tin phản hồi từ quá trình thực hiện. Phân tích: Dạng nhật ký rèn luyện này sẽ là một công cụ quý giá để giúp những họat động của bạn đạt được kết quả tốt hơn. Nó sẽ giúp bạn phân lọai công việc ưu tiên, nhận ra cái nào quan trọng, cái nào không, cũng như ước lượng thời gian thích hợp cho nó. Lên kế hoạch cho ngày làm việc hoặc học tập của bạn
  4. • Khi bạn chuẩn bị bắt đầu ngày làm việc của mình, hoặc chuẩn bị làm việc, hãy dành ra vài phút để ghi ra giấy những công việc mà bạn cần phải hòan thành trong ngày hôm ấy. • Lên danh sách những thứ cần ưu tiên. • Bắt đầu làm công việc quan trọng nhất trước. • Hãy cố thử duy trì như thế trong một vài ngày, để thấy thói quen giúp ích cho bạn như thế nào • Thói quen được hình thành theo thời gian. Còn việc mất bao lâu là tùy thuộc vào bạn và thói quen của bạn. Phân tích: Khi bạn hình dung rõ đựơc những cái mà bạn muốn đạt trong ngày, thì khả năng hoàn thành những công việc đó của bạn sẽ rất cao. Viết hoặc phác thảo ra một ngày làm việc sẽ giúp bạn rất nhiều. Sự ngã lòng • Đừng nản chí, đừng để thử thách làm bạn chùn bước. • Nếu bạn thất bại, hãy nhớ rằng đó là chuyện bình thường. • Nghỉ ngơi một chút và rồi lại đối đầu với những thử thách đó. Bí quyết: Phối hợp thói quen mới với thói quen cũ: Nếu bạn hay uống cà phê sáng, hãy kết hợp, vừa uống tách cà phê đầu tiên trong ngày vừa viết và phân lọai ưu tiên những công việc của bạn.
  5. Phân tích: Việc phối hợp này sẽ tạo nên sự liên kết trong hệ thần kinh, và giúp chúng ta dễ “ghi nhớ” hơn Đánh dấu quá trình của bạn: Trên lịch để bàn, trên trang word máy tính, trên bàn ăn sáng, bất cứ đâu thuận tiện, hãy: Đánh dấu những ngày mà bạn đã thực hiện kế hoạch thành công. Nếu bạn phá vỡ quá trình, hãy bắt đầu lại!! Phân tích: Giúp bạn mường tượng ra để củng cố quá trình thực hiện của bạn Mẫu hình: Quan sát những người xung quanh bạn để xem ý thức tự giác và thói quen đã giúp họ hoàn thành mục tiêu như thế nào. Xin lời khuyên của họ, xem những cái nào đã thực sự có tác dụng, những cái nào không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2