intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch thông minh – cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch thông minh là du lịch được phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch. Bài viết Phát triển du lịch thông minh – cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam tập trung phân tích cơ hội và một số khó khăn, thách thức khi phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch thông minh – cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 71 PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM Phùng Thị Hạnh, Nguyễn Tá Nam Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Tóm tắt: Du lịch thông minh là du lịch được phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ khách du lịch như việc đặt các dịch vụ tại khách sạn- nhà hàng, xin cấp visa, mua vé máy bay, tìm đường, lựa chọn điểm du lịch… Du lịch thông minh đang là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích cơ hội và một số khó khăn, thách thức khi phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam. Từ khóa: Du lịch thông minh, điểm đến thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0. Nhận bài ngày 5.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022 Liên hệ tác giả: Phùng Thị Hạnh; Email: pthanh@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Thuật ngữ “du lịch thông minh” mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng một vài năm trở lại đây, được nhắc đến nhiều khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính thức diễn ra ở nước ta. Trong những năm gần đây, công nghệ thông minh đã thực sự bùng nổ trong lĩnh vực du lịch. Đặc biệt là sự ra đời của các doanh nghiệp thuần túy công nghệ và liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn,... Với du khách, ai cũng có điện thoại thông minh để tra cứu thông tin và thực hiện các giao dịch. Có thể nói, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác tộng rất lớn đến ngành du lịch Việt Nam. Khi công nghệ được ứng dụng vào du lịch đã thay đổi khá nhiều phương thức du lịch. Khách du lịch giờ đã độc lập hơn, họ tự đăng ký tour trên các trang web, mạng xã hội. Họ đã tự tổ chức đi và đặt yêu cầu thông qua dịch vụ kỹ thuật số tại điểm đến. Hơn nữa, cách họ truy cập Internet đã thay đổi từ máy tính để bàn, máy tính xách tay đến các thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng). Các công cụ này không chỉ được sử dụng để giao tiếp giữa các cá nhân mà còn quản lý trao đổi thông tin với các đối tượng giao tiếp lẫn nhau. Điều này mở ra vô số cơ hội để lượng khách hàng gia tăng, vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia.
  2. 72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đặt dịch vụ du lịch trực tuyến đang là xu hướng của giới trẻ. Theo thống kê, đến 70% người trẻ dùng internet dưới 35 tuổi và đây là đối tượng thường xuyên sử dụng smartphone. Đây cũng sẽ là đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch trực tuyến tiềm năng trong thời gian tới. Đón đầu xu hướng này, một số doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ đặt phòng trực tuyến. Không cần mang ví, khách hàng cũng có thể mua tour và trả tiền qua chiếc điện thoại thông minh. Những cơ hội mới đặt ngành du lịch trước yêu cầu chuyển đổi số phù hợp với xu hướng phát triển du lịch thông minh. Đây là mô hình du lịch dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông, cùng với sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, nhằm giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đa dạng nhất. Đồng thời, đảm bảo sự tương tác kịp thời, kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý - doanh nghiệp - khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách, và giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn. Du lịch thông minh trở thành một một xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Để phát triển du lịch thông minh bên cạnh những cơ hội thuận lợi thì Việt Nam cũng gặp một số những khó khăn và thách thức. 2. NỘI DUNG 2.1. Du lịch thông minh Theo Lê Quang Đăng (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam cho rằng: Du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng. Xoay quanh thuật ngữ “du lịch thông minh”, hiện ở Việt Nam tồn tại rất nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau. Có thể khái lược một số cách nhìn nhận về du lịch thông minh tại Việt Nam như sau: Cách hiểu sơ khai : Du lịch thông minh = Smart Travel, là trào lưu du lịch mới, khác với những tour du lịch truyền thống trong đó người ta chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại có mức chi phí thấp và an toàn. Hiểu theo cách này, du lịch thông minh ở đây chính là “đi du lịch thông minh”, ám chỉ việc khách du lịch chủ động, tính toán, lên kế hoạch cụ thể cho chuyến du lịch một cách thông minh nhất để đạt được giá trị trải nghiệm tối đa trong khi chi phí lại ở mức tối thiểu. Cách hiểu hiện nay: Du lịch thông minh = Smart Tourism, là du lịch có sự kết hợp của yếu tố công nghệ. Trong đó: Du lịch thông minh là phương tiện, công cụ hỗ trợ du lịch. Hiểu theo cách này, công nghệ được ứng dụng để tạo ra các phương tiện, công cụ thông minh hỗ trợ cho các hoạt động du lịch, như: Các phần mềm quản lý thông minh hỗ trợ các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch, các ứng dụng và tiện ích thông minh hỗ trợ khách du lịch. Ví dụ tiện ích thuyết minh tự động, phần mềm quản lý hành chính điện tử, phần mềm quản lý hướng dẫn viên du lịch, phần mềm đặt vé trực tuyến, tiện ích chỉ đường và tìm kiếm khách sạn, khu vui chơi giải trí,… Du lịch thông minh là một loại hình du lịch mới, bổ sung vào hệ thống phân loại các
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 73 loại hình du lịch ở Việt Nam (du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch MICE, du lịch thăm thâ, du lịch chữa bệnh, du lịch nông thôn, du lịch đô thị,… du lịch thông minh). Du lịch thông minh là sản phẩm du lịch mới, bao gồm các dịch vụ trải nghiệm được tạo ra bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến cung cấp cho khách du lịch. Ví dụ: tour du lịch thực tế ảo, phim 3D – 3600, các trò chơi giải trí công nghệ,… Du lịch thông minh bao gồm nhiều thành phần và lớp thông minh được công nghệ thông tin - truyền thông hỗ trợ. Du lịch thông minh – xu thế của thời đại cho rằng du lịch thông minh bao gồm 3 thành phần chính: Điểm đến thông minh: Là điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo thuận lợi cho sự tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Kinh nghiệm thông minh: Là những trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và sự tăng cường trao đổi thông tin qua việc cá nhân hóa, nhận thức bối cảnh và theo dõi thời gian thực. Hệ sinh thái kinh doanh thông minh: Là hệ sinh thái kinh doanh phức tạp tạo ra và hỗ trợ việc trao đổi các nguồn lực du lịch kết hợp với kinh nghiệm du lịch. Người tham gia mô hình này cũng là những du khách thông minh. Họ không chỉ tiêu thụ mà còn chia sẻ và tạo ra trải nghiệm, có vai trò quản lý và giám sát để đảm bảo sự hoàn hảo cho những hành trình tiếp theo của mình và những du khách khác. Theo Phạm Thùy Linh, 2020, du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Trong bài báo này tác giả chỉ tập trung phân tích những điều kiện, cơ hội, thách thức trong phát triển mô hình du lịch thông minh ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể. 2.2. Những cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam khi phát triển du lịch thông minh 2.2.1. Cơ hội 2.2.1.1. Thể chế, chính sách mở đường cho phát triển du lịch thông minh Trong những năm qua, Đảng và Chính Phủ Việt Nam đã nhận thức rõ “công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại”. Vì thế, phải đẩy mạnh “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế”. Bộ Chính trị chủ trương: “Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển”. Nghị quyết số 36-NQ/TW năm 2014 tiếp tục khẳng định: “công nghệ thông tin phải được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế – xã hội”. Nghị quyết số 26/2015/NQ-CP cũng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh”. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ và tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc đẩy
  4. 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông cho các ngành, các lĩnh vực ngày càng trở nên cấp thiết. Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 16/2017/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành “Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh”. Có thể nói, hệ thống văn bản của Đảng và Chính phủ đã mở ra định hướng chiến lược quan trọng để triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ tiên tiến cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW, khẳng định quan điểm: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước”. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tất yếu phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Nghị quyết 08-NQ/TW Bộ Chính trị có nêu ba khía cạnh ứng dụng khoa học công nghệ với các hoạt động du lịch, gồm: xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Luật du lịch năm 2017 cũng khẳng định “nhà nước có chính sách trong việc khuyến khích hỗ trợ các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch” (Khoản 4, Điều 5). Để tạo bước đột phá trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 124/2017/NQ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử (e-visa) cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Đặc biệt, trong chỉ thị số 16/2017/CT-TTg, lần đầu tiên thuật ngữ “du lịch thông minh” được nhắc đến trong một văn bản pháp quy của Việt Nam: “…ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh”. 2.2.1.2. Du lịch thông minh là thị trường tiềm năng lớn cho du lịch Việt Nam Theo thống kê của WeAreSocial (wearesocial.com) năm 2018, toàn thế giới có 4,02 tỷ người dùng Internet (chiếm 53%), gần 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội, hơn 5,1 tỷ người dùng điện thoại di động (chiếm 68%) trong đó chủ yếu là điện thoại thông minh có kết nối và sử dụng Internet. Ở Việt Nam với gần 100 triệu dân thì có đến 64 triệu người sử dụng Internet (chiếm 67% dân số), 55 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 57%), hơn 70 triệu người dùng điện thoại di động (chiếm 73%). Điều này cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng Internet và thiết bị thông minh trên thế giới và ở Việt Nam là rất lớn. Đây là tiền đề lớn để Việt Nam phát triển du lịch thông minh. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tỷ lệ khách du lịch trong nước đặt phòng khách sạn trực tuyến và đặt tour trực tuyến đạt hơn 60%; tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%. Một khảo sát khác với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cho thấy, có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên Internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến trong chuyến đi đến Việt Nam. Như vậy có thể thấy, khách du lịch sử dụng Internet, các tiện ích thông minh, các thiết thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch, tham khảo điểm đến, so sánh và lựa chọn các dịch vụ du lịch hợp lý, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến… ngày càng có xu hướng gia tăng. Họ đang trực tiếp trở
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 75 thành những vị “khách du lịch thông minh” tiềm năng của du lịch Việt Nam. (Lê Quang Đăng 2018). Mặc dù với loại hình du lịch mới này, khách hàng tiềm năng lớn nhưng thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com đang độc chiếm thị trường với khoảng 80% thị phần. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh du lịch trực tuyến như Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, vntrip.vn,… Vì vậy, du lịch thông minh sẽ là “thị trường màu mỡ”cho các đơn vị kinh doanh du lịch Việt Nam. 2.2.1.3. Sự chủ động và tích cực tiếp cận Du lịch thông minh của ngành Du lịch Thứ nhất, các cơ quan quản lý du lịch tại Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm với quy mô cấp tỉnh, cấp ngành, cấp quốc gia và cấp quốc tế xoay quanh chủ đề này. Thứ hai, việc hỗ trợ cung cấp thông tin du lịch. Hình thức cung cấp thông tin du lịch phổ biến nhất hiện nay là thông qua các hệ thống website, cổng thông tin, trang thông tin điện tử, báo điện tử. Hiện 100% cơ quan quản lý du lịch và hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có website riêng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ lập trình web, cho phép các nhà lập trình thiết kế, tích hợp nhiều tính năng, tiện ích đa dạng trên nền tảng web hỗ trợ các hoạt động du lịch như: Bản đồ du lịch điện tử, chức năng booking online, thanh toán trực tuyến, tư vấn trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, các chức năng quy đổi tiền tệ, dự báo thời tiết,… thậm chí có thể tạo ra sự tương tác trực tiếp của khách du lịch như góp ý, phản ánh, bình luận về các sự kiện du lịch. Bên cạnh các hệ thống website, mạng xã hội cũng là một trong những kênh quan trọng trong việc chia sẻ thông tin, trải nghiệm du lịch và góp phần quảng bá du lịch. Thứ ba, việc sử dụng nhiều phần mềm, tiện ích thông minh. Các địa phương du lịch cũng đang phối hợp tích cực với các tập đoàn viễn thông để triển khai những dự án du lịch thông minh, sản xuất các phần mềm, tiện ích thông minh cho ngành Du lịch như tiện ích về bản đồ, tìm đường, trạm bus, travel guide. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội trong năm 2018 đã đưa vào sử dụng 2 phần mềm tiện ích thông minh hỗ trợ du khách gồm hệ thống thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phần mềm hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long. Đầu năm 2018, Đà Nẵng cũng đã đưa vào sử dụng ứng dụng Chatbot “Da Nang Fantasticity”, đây là công nghệ được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á (cùng với Singapore). Thứ tư, sự tích cực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 để theo kịp xu hướng kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của du khách của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đang tự làm mới mình để trở thành những doanh nghiệp thông minh với các hoạt động kinh doanh hầu hết được triển khai trực tuyến, như: marketing, quảng bá sản phẩm; nghiên cứu mở rộng thị trường; tư vấn, chăm sóc khách hàng; thực hiện các giao dịch mua - bán, thanh toán,… Năm 2016, sàn giao dịch du lịch trực tuyến (Tripi) đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, cho phép giao dịch các tour trọn gói, khách sạn và vé máy bay.
  6. 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đặc biệt, Tripi còn cho phép khách hàng tìm kiếm, so sánh giá các sản phẩm du lịch và cập nhật chính xác 24/24 tình trạng sản phẩm. IVIVU (ivivu.com) cũng là một trong những sàn giao dịch du lịch lớn, cho phép khách du lịch tìm kiếm thông tin, so sánh, lựa chọn và thực hiện các giao dịch đặt tour, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn với hơn 300 tour du lịch, hơn 5.000 khách sạn tại Việt Nam và 345.000 khách sạn toàn thế giới để du khách lựa chọn (Phạm Thùy Linh, 2020). Như vậy có thể thấy, du lịch thông minh là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch thế giới nói chung và ngành Du lịch Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để phát triển du lịch thông minh, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, xác định mô hình và triển khai thí điểm, phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch thông minh. 2.2.2. Thách thức Ứng dụng công nghệ hiện đại với ngành du lịch và phát triển du lịch thông minh đang là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. Trong thời gian qua, mặc dù ngành du lịch đang rất nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp phát triển du lịch thông minh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể: Chính sách đặc thù về du lịch thông minh: Mặc dù hiện đã có rất nhiều văn bản pháp quy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông với phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định hay hướng dẫn triển khai phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam. Một số địa phương có chủ trương phát triển du lịch thông minh nhưng quá trình triển khai còn nhiều bất cập. Mô hình du lịch thông minh: Trong thời gian qua, đã có nhiều địa phương triển khai các biện pháp phát triển du lịch thông minh. Tuy nhiên, các hoạt động này diễn ra mang tính cục bộ, thiếu cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và đặc biệt là thiếu “mô hình du lịch thông minh” đảm bảo tính hiệu quả. Điều này dẫn đến đầu tư thiếu trọng điểm, thiếu tính đồng bộ, hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân của vấn đề này là do du lịch thông minh đang là xu thế mới, chưa hình thành và chưa có tiền lệ ở Việt Nam, chưa có địa phương nào xây dựng thành công để làm mô hình học hỏi cho các địa phương khác. Mức độ sẵn sàng cho phát triển du lịch thông minh: Du lịch thông minh được phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin truyền thông, đây được coi là điều kiện, tiền đề tiên quyết. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng về công nghệ để phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam chưa cao. Số liệu thống kê từ Bộ Thông tin truyền thông, Hội tin học Việt Nam (2018), Báo cáo tóm tắt chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (VN ICT Index 2018) cho thấy: chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin truyền thông của Bộ VHTT&DL trong vài năm trở lại đây xếp ở vị trí trung bình khá, từ thứ 4 đến thứ 7 trên bảng xếp hạng 19 Bộ, ngành. Trong đó, các chỉ số về hạ tầng kỹ thuật và chỉ số ứng công nghệ thông tin nhiều năm xếp ở vị trí trung bình yếu (Bảng 1). Bảng 1. Xếp hạng của Bộ VHTT&DL về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT- TT
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 77 Chỉ số xếp hạng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ số xếp hạng chung 7 4 6 5 Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật 11 4 11 8 Chỉ số Hạ tầng nhân lực 4 3 6 4 Chỉ số Ứng dụng CNTT 11 9 10 5 (Nguồn: Bộ Thông tin truyền thông, Hội tin học Việt Nam, năm 2018) Đối với cấp địa phương, ngoại trừ 5 địa phương có du lịch phát triển gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin truyền thông (Bảng 2), rất nhiều địa phương có du lịch phát triển nhưng chỉ số xếp hạng lại rất thấp như: Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Lào Cai. Bảng 2. Xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT của 5 địa phương có du lịch phát triển năm 2018 Chỉ số xếp Xếp hạng hạ Xếp hạng hạ Xếp hạng Ứng Tỉnh/Thành hạng chung tầng kỹ thuật tầng nhân lực dụng CNTT Hà Nội 3/63 4 4 9 Hải Phòng 29/63 20 22 12 Ninh Bình 39/63 51 13 26 Thanh Hóa 22/63 13 11 46 Quảng Bình 49/63 27 42 37 Khánh Hòa 15/63 9 8 29 (Nguồn: Bộ Thông tin truyền thông, Hội tin học Việt Nam, năm 2018) Trình độ khoa học và công nghệ: So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ còn hạn chế. Vì thế, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ, Thái Lan đã nghiên cứu ứng dụng được công nghệ thực tại ảo (VRT) để sản xuất các tour du lịch ảo và đưa vào khai thác sử dụng tại thủ đô Bangkok từ những năm 2015, 2016; Singapore đã nghiên cứu internet vạn vật (IoT) để thiết kế các phòng nghỉ thông minh, quản trị khách sạn thông minh tại một số khách sạn hiện đại từ những năm 2010; Hàn Quốc sản xuất hệ thống các phần mềm, ứng dụng, tiện ích thông minh cho ngành du lịch khá đầy đủ và hệ thống hay Đài Loan đã phát triển hệ thống thẻ điện tử, vé điện tử du lịch, xây dựng nhiều trung tâm du lịch thông minh (i-Center) và trạm thông tin du lịch thông minh để hỗ trợ khách du lịch nhưng ở Việt Nam còn rất hạn chế. Sự tiếp cận của doanh nghiệp với du lịch thông minh còn yếu: Trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch chính như: lữ hành, lưu trú, vận tải du lịch, ăn uống, giải trí, mua sắm,… thì khả năng tiếp cận công nghệ, phát triển du lịch thông minh chủ yếu ở một
  8. 78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI số phân nhánh như lữ hành quốc tế, vận tải hàng không, cơ sở lưu trú cao cấp. Trong đó, cũng chỉ có các doanh nghiệp hàng đầu, có tiềm lực mới có khả năng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tiếp cận du lịch thông minh. Nguyên nhân chính do đặc điểm doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao) chiếm số lượng lớn, đối tượng khách phục vụ chủ yếu là khách nội địa, nhu cầu khách sử dụng các dịch vụ thông minh, trực tuyến không lớn nên khả năng tiếp cận du lịch thông minh của các doanh nghiệp này còn thấp. 2.3. Một số giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách cho phát triển du lịch thông minh Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có cơ chế, chính sách đặc thù và ban hành những văn bản cụ thể, quy định, hướng dẫn chi tiết về phát triển du lịch thông minh để định hướng cho ngành Du lịch và các địa phương trong việc triển khai thực hiện. Cơ quan quản lý du lịch các cấp cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch thông minh, có lộ trình và bước đi phù hợp. Ngoài ra, cần hoàn thiện hơn nữa thể chế chính sách liên quan đến ứng dụng khoa học công nghệ thông tin với phát triển kinh tế – xã hội nói chung như: các chính sách về phát triển Chính phủ điện tử, thủ tục hành chính điện tử, thương mại điện tử, phát triển giao thông thông minh, đô thị thông minh, để đồng bộ với thể chế chính sách về phát triển du lịch thông minh. Xác định mô hình và triển khai thí điểm Phát triển du lịch thông minh là định hướng chiến lược nhất quán của Đảng và Chính phủ, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên, không nhất thiết địa phương nào cũng phải phát triển du lịch thông minh. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển du lịch,… xác định một số địa phương trọng điểm triển khai thí điểm mô hình du lịch thông minh. Đồng thời, gắn phát triển du lịch thông minh với các lĩnh vực có liên quan như đô thị thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, quản lý năng lượng thông minh,… Có thể lựa chọn 3 hoặc 5 địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, đang đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế làm mô hình thí điểm cho phát triển đô thị thông minh và du lịch thông minh. Việc xác định rõ mô hình và triển khai thí điểm sẽ giúp Trung ương và địa phương tập trung được nguồn lực cho phát triển du lịch thông minh, tránh thực hiện dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu hiệu quả và gây lãng phí nguồn lực. Kết quả của một số mô hình thí điểm này sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá để ngành du lịch và các địa phương khác học hỏi. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông theo hướng ứng dụng cho ngành du lịch, tạo nền tảng công nghệ cho du lịch thông minh Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 79 khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cho ngành du lịch. Cần xác định và ưu tiên đầu tư cho các hạng mục công nghệ quan trọng hỗ trợ phát triển du lịch thông minh, bao gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu ngành; đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ; đầu tư sản xuất các phần mềm, hệ thống, chương trình, ứng dụng, tiện ích thông minh cho ngành du lịch; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch thông minh; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến cho công tác quản lý và phát triển điểm đến; ứng dụng công nghệ cho công tác thống kê du lịch; ứng dụng công nghệ cho công tác bảo tồn, phục chế các giá trị di sản, di tích phục vụ du lịch. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ với các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệp, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ với phát triển du lịch thông minh; hợp tác, chuyển giao công nghệ và hợp tác đầu tư phát triển công nghệ cho Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn nhân lực ngoài trình độ chuyên môn về du lịch phải có khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng và vận hành công nghệ, sẵn sàng tiếp cận và thích ứng với du lịch thông minh. Thu hút nhân tài có trình độ cao về công nghệ vào làm việc trong ngành du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch thông minh Theo Lê Quang Đăng, 2018, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch thông minh, tuyên tuyền sâu rộng nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động du lịch trực tuyến, những ưu điểm và những tồn tại, bất cập của nó để khách du lịch và người dân hiểu, có những hoạt động tích cực, “thông minh”, tránh bị lợi dụng, lừa đảo. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, tiếp cận du lịch thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước điện đại hóa ngành du lịch. Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đây là nền tảng để phát triển du lịch thông minh. Cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hạ tầng mạng, hạ tầng phần cứng, hạ tầng phần mềm, hạ tầng nhân lực, vốn và công nghệ trước khi triển khai để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả. Khi thế giới đang theo xu hướng công nghệ 4.0, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo du lịch cũng không thể nào trang bị như đào tạo theo hướng truyền thống, mà đòi hỏi cơ sở đào tạo phải có trang thiết bị bắt kịp với xu thế. 3. KẾT LUẬN Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của thời đại, nó sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam và du lịch thế giới. Tuy nhiên, để phát triển du lịch thông minh cần phải có những điều kiện và tiền đề nhất định – nền tảng cốt lõi là ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0.
  10. 80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Trong phạm vi bài viết “ Phát triển du lịch thông minh – Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam” tác giả chỉ tập trung phân tích những cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW về Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. 3. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 124/NQ-CP về việc Bổ sung danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử. 4. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3728/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Bộ VHTT&DL giai đoạn 2016- 2020. 6. Bộ Thông tin truyền thông, Hội tin học Việt Nam (2018), Báo cáo tóm tắt chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (VN ICT Index 2018), NXB Thông tin Truyền thông, HN. 7. Lê Quang Đăng (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 8. Phạm Thị Thùy Linh (2020), Du lịch thông minh - Xu hướng phát triển tất yếu của ngành Du lịch Việt Nam, Tạp chí Công thương Việt Nam. DEVELOPING SMART TOURISM IN VIETNAM – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES Abstract: Smart tourism is a type of tourism that has been developed on the basis of applying modern scientific and technological achievements, especially information and communication technology, in order to meet the increasing demands of tourists. Nowadays, many big cities in the world have started to apply information technology to serve tourists such as booking services at hotels and restaurants, applying for visas, buying air tickets, finding routes, tourist destination selection, etc. Smart tourism is an inevitable development trend of world tourism in general and Vietnam's tourism industry in particular. In this article, the author focuses on analyzing the opportunities and some difficulties and challenges when developing smart tourism in Vietnam. Keywords: Smart travel, smart destination, industrial revolution 4.0.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2