Phát triển bền vững đô thị Bình Dương trong quá trình đô thị hóa
lượt xem 7
download
Bài viết Phát triển bền vững đô thị Bình Dương trong quá trình đô thị hóa nỗ lực làm rõ thực trạng quá trình đô thị hóa Bình Dương xét ở chiều cạnh mức độ đô thị hóa và cơ cấu kinh tế qua đó gợi mở những định hướng, giải pháp giúp phát triển bền vững đô thị Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển bền vững đô thị Bình Dương trong quá trình đô thị hóa
- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ BÌNH DƢƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Lê Nguyễn Thùy Trang Tóm tắt Trong tiến trình phát triển, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Thông qua cách tiếp cận và phân tích nguồn dữ liệu thống kê trong thời gian gần đây, bài viết nỗ lực làm rõ thực trạng quá trình đô thị h a ình Dương xét ở chiều cạnh mức độ đô thị hóa và cơ cấu kinh tế qua đ gợi mở những định hướng, giải pháp giúp phát triển bền vững đô thị ình Dương. Từ khóa: Bình Dƣơng, dân số cơ học, đô thị hóa, mức độ đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững. Dẫn nhập Đô thị hóa là một trong những con đƣờng và tác nhân chính giúp phát triển kinh tế - xã hội. Không có quốc gia nào phát triển mà không trải qua quá trình đô thị hóa. Đô thị Bình Dƣơng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội. Song do tốc độ phát triển nhanh; dân số cơ học tăng mạnh đã và đang là bài toán khó đặt ra cho Bình Dƣơng, đặc biệt đối với hạ tầng xã hội đô thị, và phát triển bền vững đô thị. Vì vậy, việc nghiên cứu tiến trình đô thị hóa Bình Dƣơng nhằm thảo luận, gợi mở và đƣa ra những định hƣớng, giải pháp giúp phát triển bền vững đô thị Bình Dƣơng là việc làm cần thiết hiện nay. 1. Mức độ Đô thị hóa Bình Dƣơng 1.1 Đô thị hóa Bình Dƣơng trong mối so sánh với đô thị hóa lớn ở Nam Bộ Bình Dƣơng thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN), và Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh1. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần TP. Hồ Chí Minh, Nam giáp TP. Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên 2.694,43km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ, dân số 1.995.800 ngƣời, mật độ dân số 741ngƣời/km2 (NGTKVN, 2016); gồm 09 đơn vị hành chính trực thuộc2. Bình Dƣơng là địa phƣơng có mức độ độ đô thị hóa khá mạnh mẽ. Cụ thể, trong thập niên 1990, mức độ đô thị hóa của Bình Dƣơng vào khoảng 20%, đến thập niên đầu của thế kỷ XXI đã tăng lên 50% và kể từ năm 2011 trở về sau, mức độ đô thị hóa đạt ở mức khoảng từ 64% đến 77%. Giảng viên Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Thủ Dầu Một, ĐT: 0916679819, Email: tranglnt@tdmu.edu.vn 1 Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh bao gồm 8 tỉnh, thành của Vùng KTTĐPN: Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh. 2 TP. Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phƣờng, 02 thị trấn). 721
- So sánh mức độ đô thị hóa Bình Dƣơng so với cả nƣớc cũng nhƣ các đô thị lớn ở Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ) sẽ chỉ ra một số điểm cần quan tâm sau: 1/ trên phạm vi cả nƣớc, mức độ đô thị hóa của Việt Nam tăng dần theo thời gian, tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp; 2/ mức độ đô thị hóa tại Bình Dƣơng, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ đều cao hơn so với cả nƣớc; 3/ tại Bình Dƣơng, mức độ đô thị hóa diễn ra không đồng đều (về không gian và thời gian), tuy nhiên so với TP. Hồ Chí minh và TP. Cần Thơ, đô thị hóa nơi đây có những chuyển biến ngoạn mục kể từ sau năm 2010. Giai đoạn 2006 - 2009, mức độ đô thị hóa nhƣ nhau (gần 43%); năm 2010 giảm xuống còn 31,66%, và những năm sau đó, đăc biệt năm 2016 tăng vọt lên gấp 2,41 lần so với năm 2010 (76,51% so với 31,66% ) (bảng 1). Bảng 1: Độ đô thị hóa Bình Dƣơng so với cả nƣớc, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ (%) Mức độ đô thị hóa Năm TP. Hồ Chí TP. Cần Cả nƣớc Bình Dƣơng Minh Thơ 2005 27,10 82,56 30,09 49,93 2006 27,66 83,44 42,99 50,40 2007 28,19 83,57 42,84 51,89 2008 28,98 83,72 42,87 52,12 2009 29,63 83,23 42,73 65,80 2010 29,92 83,25 31,66 65,92 2011 30,60 83,11 64,10 66,10 2012 31,84 82,33 64,81 66,32 2013 32,18 82,49 64,50 66,45 2014 33,10 82,12 76,79 66,70 2015 33,87 82,02 76,96 66,74 2016 34,51 81,24 76,51 66,89 Nguồn: Nguyễn Quang Giải, 2016; NGTKVN 2015, 2016; NGTKBD4 2016 3 Qua số liệu phân tích ở trên đã cho thấy trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây (2005 - 2016), mức độ đô thị hóa của Bình Dƣơng và Cần Thơ tăng theo thời gian trong khi đó tỷ lệ này đã ―bảo hòa‖ đối với TP. Hồ Chí Minh. Điểm chú ý hơn là xuất phát điểm đô thị hóa của Bình Dƣơng là khá thấp nhƣng mức tăng thì rất cao. Kết luận này, một lần nữa đƣợc minh chứng qua số liệu về tỷ suất nhập cƣ sau đây (bảng 2). Cụ thể, tỷ xuất nhập cƣ Bình Dƣơng rất cao, trung bình 59,04‰/năm; trong khi đó tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ này là 20,32‰/năm; và TP. Cần Thơ là 8,08‰/năm. Và cũng cần lƣu ý thêm rằng làn sóng nhập cƣ vào Bình Dƣơng vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Bảng 2: Tỷ suất nhập cƣ phân theo địa bàn5 (‰) Năm 2005 2010 2011 2012 2013 3 Niên giám Thống kê Việt Nam. 4 Niên giám Thống kê Bình Dƣơng. 5 Tỷ suất nhập cƣ là số ngƣời từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cƣ) nhập cƣ đến một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thƣờng là một năm lịch) tính bình quân trên 1.000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cƣ). 722
- TP. Hồ Chí Minh 19.1 26,2 25,0 14,8 16,5 Bình Dƣơng 27,2 89,6 64,8 59,1 54,5 TP. Cần Thơ 5,1 9,8 6,9 8,9 9,6 Đông Nam Bộ 10,3 24,8 23,4 15,5 15,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Kết quả bảng 2 cũng chỉ ra có sự biến động rất lớn về tỷ suất nhập cƣ giữa các năm và giữa các địa bàn nghiên cứu. Nếu nhƣ, so sánh tỷ suất nhập cƣ năm 2010 so với 5 năm trở về trƣớc (2005) thì tỷ xuất nhập cƣ cả ba địa bàn đều tăng. Tuy nhiên, một năm sau đó (2011) tỷ xuất nhập cƣ bắt đầu giảm. Và năm tiếp theo (2012) lại tiếp tục giảm6. Nhƣng năm sau đó (2013) thì tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các địa bàn (TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ tăng; Bình Dƣơng giảm). Theo báo cáo của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình Bình Dƣơng (Chi cục DS-KHHGĐ), 75,6% dân số Bình Dƣơng trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 vào khoảng 0,78%, tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao. Vì sao dân số cơ học Bình Dƣơng tăng nhanh? có thể nói có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng là do những chính sách thu hút đầu từ, phát triển kinh tế và xây dựng các khu công nghiệp của tỉnh ―đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dƣơng làm ăn sinh sống‖ (Nguyễn Hoàn, 2017). Trong vòng 5 năm (2011 - 2015) dân số cơ học của Bình Dƣơng tăng gần 230.000 ngƣời. Lực lƣợng lao động dồi dào, dân số ở độ tuổi lao động chiếm đa số trong cơ cấu tổng dân số của tỉnh đã và đang trong quá trình ―thị dân hóa dân số‖ mạnh mẽ, điều này đã và đang là động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực cho các KCN của địa phƣơng. Tuy nhiên, với dân số cơ học tăng nhanh7 đã đặt ra những áp lực phát triển, đặc biệt về hạ tầng xã hội, ―Việc tăng dân số cơ học đã gây áp lực không nhỏ cho công tác khám chữa bệnh, công tác giáo dục đào tạo, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình và nhiều vấn đề khác nhƣ nhà ở, các thiết chế văn hóa, vui chơi giải trí, các vấn đề về an ninh trật tự, môi trƣờng, giao thông…‖ (Chi cục DS- KHHGĐ, 2017). Dân số cơ học tăng nhanh là một trong hai nhân tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng dân số của Bình Dƣơng. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số Bình Dƣơng tiếp tục gia tăng mạnh, theo đó giai đoạn 2020 – 2030 dân số tiếp tục đƣợc duy trì và tăng trƣởng. Cụ thể năm 2020 là 2.212.512 ngƣời, năm 2025 là 2.457.813 ngƣời; năm 2030 là 2.645.384 ngƣời, và đến năm 2034 đạt đến 2.777.037 ngƣời (Niên giám 6 Ngoại trừ Cần Thơ. 7 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá thấp ( năm 2015 vào khoảng 0,78%), tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao. Trong vòng 5 năm (2011 - 2015) dân số cơ học của Bình Dƣơng tăng gần 230.000 ngƣời. nguồn: Chi cục DS-KHHGĐ, 2017. 723
- Thống kê Việt Nam, 20118). Dân số cơ học tăng nhanh cũng là tác nhân quan trọng nhất, quyết định đến sự tăng trƣởng của đô thị. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa này, trong những chủ trƣơng, chính sách phát triển đô thị, Bình Dƣơng đặc biệt chú ý phát triển đô thị phải phù hợp với mức tăng dân số đô thị. Theo Quyết định số 893/QĐ-TTg của Thủ Tƣớng Chính phủ, ngày 11/06/2014 về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. Quyết định này nhấn mạnh, phát triển đô thị phải phù hợp với mức tăng dân số đô thị. Tốc độ tăng dân số đô thị giai đoạn 2016 – 2020 bình quân 6,9%/năm và giai đoạn 2011 – 2025 tăng bình quân 4,5%/năm. Đến năm 2020 dân số đô thị khoảng 2 triệu ngƣời, tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 80%. Và đến năm 2025 dân số đô thị là 2,5 triệu ngƣời, chiếm 83,3% tổng dân số. Cũng theo văn kiện này trong khoảng 10 năm nữa thì tỷ lệ dân số đô thị của Bình Dƣơng sẽ vƣợt tỷ lệ dân số đô thị (2014) TP. Hồ Chí Minh (83,3% so với 82,1%). 1.2 Cơ cấu kinh tế Bình Dƣơng giai đoạn 1997 - 2015 Theo dõi số liệu về mức tăng trƣởng kinh tế của Bình Dƣơng từ lúc tái lập tỉnh đến nay (1997 - 2015) sẽ cho thấy kinh tế của Bình Dƣơng tăng trƣởng ở mức cao và khá toàn diện. Bình quân khoảng 13,4%/năm, vƣợt rất xa so với mức bình quân của cả nƣớc và là một trong số ít các địa phƣơng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội, duy trì mức tăng trƣởng cao và ổn định (bảng 3). Nhìn chung, bình quân mức tăng GDP gần 20 năm qua giữa các khu vực kinh tế đều cao9, trong đó dịch vụ xếp vị trí thứ nhất (16,9%); công nghiệp và xây dựng vị trí số hai (13,4%). Và về tổng thể có thể nói cơ cấu kinh tế của Bình Dƣơng ngày càng chuyển dịch mạnh từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phi nông nghiệp. Nếu xem xét cho từng khu vực dễ dàng chỉ ra xu hƣớng, cơ cấu chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ giữa ba khu vực này. Cụ thể tăng mạnh ở khu vực dịch vụ và giảm mạnh ở khu vực công nghiệp, xây dựng; và nông, lâm, thủy sản (bảng 3). Bảng 3: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân năm của Bình Dƣơng 1997 – 2016 (%) Khu vực Giai đoạn Tổng Công nghiệp Nông, lâm và Dịch vụ và xây dựng thủy sản 1997 - 2000 14,1 20,4 3,7 9,5 2001 - 2005 15,3 17,9 2,8 15,5 2006 - 2010 14,1 11,4 2,1 24,2 2011 - 2015 13,1 8,5 1,9 20,9 1997 - 2015 13,4 13,4 2,5 16,9 Nguồn: ình Dương 20 năm xây dựng và phát triển, NGTKBD 2016, tr. 4. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là những đòn bẩy, đã tạo động lực, thúc đẩy nền kinh tế của Bình Dƣơng tăng trƣởng, phát triển theo hƣớng 8 Tổng cục Tống kê Việt Nam 2011, Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2049. NXB. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2011. 9 Ngoại từ khu vực kinh tế nông, lâm và thủy sản. 724
- kinh tế đô thị. Hoặc nói cách khác, phát triển kinh tế theo hƣớng dịch vụ; công nghiệp, xây dựng; và nông nghiệp là định hƣớng và xu thế phát triển khách quan của Bình Dƣơng. Cũng cần bàn thêm là kết luận này cũng khá phù hợp khi xem xét mối tƣơng quan giữa đô thị hóa và cơ cấu kinh tế của phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực Đông Nam Á, số liệu gần đây cho thấy (2014), cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực10 tại các quốc gia này có sự phân bố không đồng đều. Tuy nhiên, xu hƣớng chung có thể chỉ ra là, quốc gia nào có mức độ đô thị hóa càng cao, càng sẽ tỷ lệ thuận với tỷ trọng cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Và ngƣợc lại, quốc gia nào có mức độ đô thị hóa thấp, thì tỷ trọng cơ cấu kinh tế sẽ là nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ (Nguyễn Quang Giải, 201511) (bảng 4). Bảng 4: Cơ cấu kinh tế và mức độ đô thị hóa mốt số quốc gia KV Đông Nam Á năm 2014 (%) Khu vực Mức độ Tên nƣớc Tổng KV 1 KV 2 KV 3 đô thị hóa Brunei Darussalam 100,0 0,7 68,3 31,0 77,0 Cambodia 100,0 33,8 25,7 40,5 21,0 Indonesia 100,0 14,4 45,7 39,9 53,0 Lao, PDR 100,0 26,5 33,1 40,4 38,0 Malaysia 100,0 9,4 41,0 49,6 74,0 Philippines 100,0 11,2 31,1 57,7 44,0 Singapore 100,0 0,0 25,1 74,9 100,0 Thailand 100,0 12, 42,5 45,5 49,0 Vietnam 100,0 18,4 38,3 43,3 33,0 Nguồn: World Urbanization Prospect 1996;2014, New York, 2014 và NGTK Việt Nam 2014 2. Phát triển bền vững đô thị Bình Dƣơng Không quốc gia nào phát triển mà không trải qua quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là đô thị hóa cƣỡng bức, thiếu kiểm soát đã trở thành những thách thức lớn đối với phát triển đô thị bền vững của nhiều đô thị nói chung và Bình Dƣơng trong chiến lƣợc phát triển đô thị nếu không khéo cũng có thể rơi vào ―vệt xe đỗ‖, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến phát triển đô thị bền vững. Những thách thức này đƣợc xem là vấn nạn đô thị, ―căn bệnh đô thị‖ mà nhiều đô thị trên thế giới và Việt Nam đã gặp phải, khó vƣợt qua. Do vậy, để phát triển đô thị bền vững, theo chúng tôi bƣớc đầu Bình Dƣơng cần chú ý và tập trung vào các vấn đề sau. 10 KV 1 (Nông, lâm nghiệp và thủy sản); KV 2 (Công nghiệp và xây dựng); KV 3 (Dịch vụ). 11 Nguồn: Nguyễn Quang Giải, 2015 ―Urbanization of Vietnam in the landscape of urbanization Southeast Asia region: Features and prospect‖ (Đô thị hóa Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa khu vực Đông Nam Á: Đặc điểm và triển vọng), Hội thảo Quốc tế Vietnam and Southeast Asia: Integration and Development (Việt Nam và Đông Nam Á: Hội nhập và Phát triển), do Trƣờng Silplarkon (Thái Lan), Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Viện Nghiên cứu Phát triển Phƣơng Đông - Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức tại Phú Yên, từ 5-6/12/2015. 725
- 2.1 Phát huy lợi thế đầu mối giao thông Vùng đô thị Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh là vùng kinh tế phát triển rất năng động; vùng có ý nghĩa quan trọng của quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Trong mối liên kết quy hoạch phát triển Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh theo mô hình tập trung đa cực lấy TP. Hồ Chí Minh làm đô thị hạt nhân, hƣớng tới một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế, Bình Dƣơng12 đƣợc xem là địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc kết nối, là cửa ngõ giao thƣơng giúp gắn kết giữa lõi trung tâm là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành xung quanh. Trong chiến lƣợc phát triển từ nay đến 2025, Bình Dƣơng cần ƣu tiên phát triển hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ kết nối đƣợc với hệ thống đô thị trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam13 nhằm khai thác đƣợc thế mạnh về giao thông vận tải, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành, cụm cảng nƣớc sâu Thị Vải - Vũng Tàu, dịch vụ tài chính, ngân hàng, đào tạo; và đặc biệt tận dụng quy luật phát triển đô thị theo ―vết dầu loang‖ của TP. Hồ Chí Minh để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Bình Dƣơng. Nếu khai thác tốt những lợi thế này, sẽ tạo đà cho quá trình đô thị hóa của Bình Dƣơng phát triển theo chiều sâu14. 2.2 Quy hoạch, phát triển không gian đô thị hợp lý Là một trong những địa phƣơng có lợi thế về thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt về công nghiệp15 và phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp nên không gian đô thị công nghiệp từng bƣớc đƣợc hình thành theo hành lang Bắc - Nam giữa ba trục giao thông: Đại lộ Bình Dƣơng; ĐT747 và Mỹ Phƣớc - Tân Vạn16. Bên cạnh đó, không gian đô thị của Bình Dƣơng còn đƣợc nới rộng bằng việc xây dựng các khu dân cƣ, khu đô thị mới. Đặc biệt, Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dƣơng là một bƣớc đột phá lớn trong việc quy hoạch và phát triển đô thị, góp phần không nhỏ vào việc mở rộng không gian đô thị của Bình Dƣơng và hoàn thành mục tiêu Xây dựng Bình Dƣơng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại; trở thành một trong những 12 Phía Tây Bình Dƣơng có chung sông Sài Gòn, phía Nam có TX. Dĩ An, TX. Thuận An và TP. Thủ Dầu Một là khu vực phát triển đô thị gắn kết với vùng lõi đô thị TP. Hồ Chí Minh. 13 TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Xoài, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho ... với các đô thị Bình Dƣơng: Thủ Dầu Một, Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên theo các trục hƣớng tâm và xuyên tâm. 14 Đô thị hóa đƣợc xem xét ở hai khía cạnh: đô thị hóa theo chiều rộng và đô thị hóa theo chiều sâu. Đô thị hóa theo chiều rộng gắn với vấn đề mở rộng không gian đô thị và hình thành hệ thống đô thị theo vùng của quốc gia. Đô thị hóa theo chiều sâu gắn với quy hoạch không gian đô thị nhằm nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng, trình độ và hiệu quả kinh tế, chất lƣợng và môi trƣờng sống của cƣ dân trong từng đô thị. 15 Trong vùng đô thị TP.Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng là một trong 4 tỉnh, thành của ―Tứ giác hạt nhân‖ phát triển của Vùng KTTĐPN có vai trò rất quan trọng, tập trung phát triển công nghiệp. Năm 2015, tỷ trọng cơ cấu kinh tế, công nghiệp 60,3% ; dịch vụ 37,3%; nông nghiệp 2,7%. Công nghiệp của tỉnh tiếp tục khẳng định là ngành chủ lực, tốc độ tăng trƣởng cao, từng bƣớc phát triển theo chiều sâu và tạo động lực cho phát triển đô thị. Năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ƣớc đạt 216.598 tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2014. Trên địa bàn tỉnh có 21.000 doanh nghiệp trong nƣớc đăng ký kinh doanh với tổng vốn là 157.000 tỷ đồng và 28 khu công nghiệp cùng 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 10.000 ha, tỷ lệ lấp kín khu công nghiệp đạt 65%. Nguồn, baobinhduong.vn. 16 Đƣờng Mỹ Phƣớc - Tân Vạn dài 26,5km, thiết kế theo tiêu chuẩn đƣờng đô thị 6 làn xe. Là tuyến đƣờng ―huyết mạch‖ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên kết vùng, thúc đẩy tiến trình mở rộng không gian đô thị, tạo ra chuỗi đô thị liên kết dọc theo tuyến đƣờng. Đƣờng đi qua các địa bàn khu công nghiệp lớn của Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An để đến cửa ngõ sân bay quốc tế (Long Thành), cảng trung chuyển biển quốc tế (Thị Vải - Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tại vùng KTTĐPN. Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/dong-luc-phat-trien-binh-duong.html. 726
- đô thị phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Cao Cƣờng, 2015). Song song với quá trình đô thị hóa tăng nhanh, không gian đô thị của Bình Dƣơng ngày càng đƣợc mở rộng. Quyết định số 1701/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dƣơng, ngày 26/06/2012, về việc Phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Đô thị ình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo Quyết định này đến năm 2020 Bình Dƣơng trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng. Về hình thái đô thị, Bình Dƣơng định hƣớng phát triển đô thị đa trung tâm, đa cực. Xen cài, kết nối giữa thành phố trung tâm - chùm đô thị - đô thị vệ tinh là các vành đai xanh trên nguyên tắc ―một đô thị ba chiến lƣợc phát triển kết nối với hành lang xanh‖ (QĐ 1701/QĐ-UBND Bình Dƣơng, 2012). Theo đó không gian đô thị Bình Dƣơng phát triển, kết nối theo 3 khu vực: Khu vực 1: Khu vực phía Nam, phát triển đô thị nén, mật độ cao. Theo đó đô thị Thuận An, là đô thị dịch vụ - công nghiệp; đô thị Dĩ An, là đô thị dịch vụ - công nghiệp. Khu vực này là đầu mối giao thông Vùng, gia tăng mối liên hệ với TP. Hồ Chí Minh. Trong tƣơng lai tại khu vực này cần hạn chế phát triển công nghiệp theo chiều rộng (gia công), ngƣợc lại tăng cƣờng phát triển công nghiệp theo chiều sâu, công nghiệp sạch, giá trị kinh tế cao. Khu vực 2: Khu vực trung tâm với mô hình đa chức năng, đa trung tâm, phát triển theo chùm đô thị, mật độ trung bình. Các chùm đô thị này là đô thị đa chức năng, đa trung tâm trong đó đô thị Thủ Dầu Một đóng vai trò đô thị trung tâm, đô thị lõi. Khu vực 3: Khu vực đô thị phía Bắc. Phát triển theo mô hình đô thị vệ tinh, mật độ thấp. Nhƣ vậy, không gian đô thị của Bình Dƣơng phát triển theo khu vực, đô thị phía Nam, đô thị Trung tâm và đô thị phía Bắc. Các đô thị của ba khu vực này là những cực tăng trƣởng có sức lan tỏa, kết nối và thực thi kết nối phát triển các địa phƣơng vùng phụ cận, nội vùng và liên vùng. Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị Bình Dƣơng kết hợp giữa ―đô thị nén‖; ―chùm đô thị‖ và ―đô thị vệ tinh‖, là hƣớng đi đúng đắn, phù hợp và khả thi đối với Bình Dƣơng nói riêng và Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh nói chung. Và đây cũng là xu thế chung về mô hình phát triển đô thị của nhiều quốc gia đang phát triển. Việc lựa chọn những mô hình phát triển đô thị theo kiểu này, sẽ nâng cao vị thế của Bình Dƣơng không chỉ đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn đối với cả nƣớc. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, các đô thị phát triển dần dần trở thành các trung tâm phát triển, có tác động lan tỏa lôi kéo các vùng phụ cận phát triển tạo nên các vùng đô thị, và đại đô thị17 (Terry Mc Gee, 2012). Đối với công tác quản trị đô thị, việc phát triển đô thị theo mô hình này sẽ giúp quản lý đô thị Bình Dƣơng khoa học và tốt hơn, tránh và hạn chế đƣợc những ―căn bệnh đô thị‖ nhƣ ách tắt giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, khu ổ chuột, bệnh ―to đầu‖… mà nhiều đô thị lớn của Việt Nam nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, … nói riêng và một số đô thị của thế giới nói chung nhƣ ô nhiễm môi trƣờng nhƣ tại New Delhi (Ấn Độ) là thành phố ô nhiễm nhất thế giới18, Bắc Kinh (Trung Quốc); ách tắc giao thông nhƣ 17 Extended Metropolitan Regions - EMRs. 18 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/thanh-pho-o-nhiem-nhat-the-gioi-3203323.html (20/4/2015). 727
- Jakarta, Surabaya (Indonesia), Bangkok (Thái Lan)19… Những đô thị này, dù đƣợc xem là những cực tăng trƣởng, có sức lan tỏa không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn đối với khu vực và thế giới tuy nhiên chúng đang phải đối mặt với những thách thức lớn (Nguyễn Quang Giải, 2016). 2.3 Bảo vệ môi trƣờng - hƣớng đến nền công nghiệp sạch Đô thị hóa và công nghiệp hóa là hai quá trình cùng song song đồng hành; phát triển của công nghiệp kéo theo sự ra đời các khu đô thị và thực tiễn phát triển đô thị Bình Dƣơng cũng không nằm ngoài quy luật này. Trong những năm qua, Bình Dƣơng là một trong những tỉnh đi đầu cả nƣớc về phát triển Khu công nghiệp (KCN)20. Trong chiến lƣợc phát triển, để tạo động lực phát triển kinh tế, Bình Dƣơng đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp, trong đó tập trung phát triển các KCN. Theo quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025, tốc độ tăng trƣởng công nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 16,1%/năm và định hƣớng công nghiệp sẽ tập trung phát triển lên các huyện phía Bắc của tỉnh. Đến năm 2020, Bình Dƣơng có 37 KCN (trong đó có 29 KCN đã đƣợc quy hoạch, 3 KCN mở rộng và 5 KCN dự kiến) với tổng diện tích 17.231,53 ha (http://khucongnghiep.com.vn/, 2016). Với sự hiện diện của hàng ngàn doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn nhƣng Bình Dƣơng đã kiểm soát và bảo vệ môi trƣờng tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lƣợng của các khu công nghiệp trong thời gian tới, cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh điều này cũng báo động thải lƣợng ô nhiễm môi tại đây ngày mỗi gia tăng. Số liệu dự báo về tổng lƣợng chất thải phát ra từ các khu công nghiệp một số địa phƣơng phía Nam đến năm 2020 sau đây (bảng 4) cho thấy Bình Dƣơng là địa phƣơng xếp vị trí cao nhất về thải lƣợng ô nhiễm môi trƣờng tại KCN. Do vậy, vấn đề đặt ra Bình Dƣơng cần có những giải pháp đồng bộ, kiểm soát và bảo vệ môi trƣờng hiệu quả hơn nữa nhằm tiến đến nền công nghiệp sạch, hiện đại, có hàm lƣợng khoa học cao, tạo giá trị gia tăng lớn, không gây ô nhiễm môi trƣờng - đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng hiện tại và tƣơng lai. Bảng 4: Dự báo thải lƣợng ô nhiễm môi trƣờng tại các KCN phía Nam đến năm 2020 Tổng lƣợng Bụi Tổng lƣợng Tỉnh/thành nƣớc thải chất 3 (m /ngày) thải rắn nguy hại (tấn/ngày) Tây Ninh 7.238 1.552 23 Tiền Giang 8.380 1.796 20 Bình Phƣớc 87.720 18.801 208 19 http://vovgiaothong.vn/giao-thong-quoc-te/jakarta-dung-dau-top-10-thanh-pho-co-nan-tac-duong-tram-trong- nhat/35844, (5/2/2015). 20 Năm 1997 Bình Dƣơng mới chỉ có 6 KCN tập trung với diện tích 800ha, thì đến nay toàn tỉnh có 29 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 10.000ha đƣợc phân bố ở hầu khắp các vùng trong tỉnh. Để tạo động lực làm đòn bẩy phát triển kinh tế, tỉnh Bình Dƣơng chú trọng phát triển ngành công nghiệp, trong đó tập trung phát triển các KCN là giải pháp bền vững cho chiến lƣợc này. Nguồn: http://khucongnghiep.com.vn/tabid/65/articletype/ArticleView/articleId/1632/default.aspx. 728
- Đồng Nai 136.937 29.350 325 TP. Hồ Chí Minh 138.192 29.619 328 21 11 tỉnh ĐBSCL 152.760 32.741 367 Bà Rịa – Vũng Tàu 154.958 33.212 368 Long An 178.506 38.259 424 Bình Dƣơng 258.730 55.453 328 Tổng 1.123.421 240.783 2.391 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ENTEC, 05/2009 2.4 Phát triển hạ tầng xã hội, nâng cao mức sống dân cƣ Dân số cơ học tăng nhanh là một trong những thách thức lớn về hạ tầng, an sinh, và phúc lợi xã hội, đặc biệt đối với địa phƣơng có tỷ suất nhập cƣ đông. Điểm cần quan tâm hơn là trong nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa quan tâm đầy đủ đến nguồn nhân lực này22. Với địa phƣơng có lƣợng ngƣời nhập cƣ đông nhƣ Bình Dƣơng nhƣ đƣợc trình bày ở trên chắc chắn rằng áp lực về giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội … thực tiễn đã là những vấn đề lớn. Do vậy, để tạo điều kiện cho ngƣời dân đặc biệt là ngƣời nhập cƣ thiết nghĩ Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng cần có những cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả hơn nữa nhằm hƣớng đến mục tiêu: trƣớc tiên giúp ngƣời dân có thể tiếp cận, sử dụng đƣợc những nhu cầu xã hội cơ bản; ổn định cuộc sống; an cƣ lạc nghiệp, và sau cùng tạo điều kiện để ngƣời dân thực hiện ―trách nhiệm xã hội‖ vì sự phát triển của địa phƣơng tại nơi đến. Kết luận Kể từ sau tái lập tỉnh, Bình Dƣơng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về kinh tế - xã hội; và phát triển đô thị. Thành quả phát triển này đã tạo động lực, làm chuyển biến, thay đổi sâu sắc ―bộ mặt‖ của Bình Dƣơng. Kết quả từ một xã hội nông thôn; nông nghiệp; nông dân chuyển mình mạnh mẽ sang xã hội đô thị; công nghiệp; thị dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, Bình Dƣơng đang phải đối mặt với những thách thức cần giải quyết về phát triển đô thị. Do vậy, trong định hƣớng phát triển đô thị bền vững, Bình Dƣơng cần quy hoạch, phát triển đô thị đa trung tâm, đa cực với nhiều hình thái một cách hợp lý. Mặt khác, phát huy hơn nữa lợi thế đầu mối giao thông Vùng; đô thị kết nối Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh. Trong chiến lƣợc phát triển đô thị, việc phát triển hài hòa, hợp lý giữa tăng trƣởng kinh tế; tiến bộ xã hội; và bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đặt ra nhằm định hƣớng quá trình đô thị hóa sớm đi vào chiều sâu; phát triển bền vững đô thị Bình Dƣơng. 21 Không kể Long An và Tiền Giang. 22 Trong phân bổ ngân sách cho địa phƣơng, thì ngân sách của Trung ƣơng phân về cho địa phƣơng không tính đến dân số nhập cƣ. 729
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB, ILO 2015, ASEAN Community 2015: Managing intergration for better jobs and shared prosperity, Bangkok, Thailand: ILO and ADB. 2. Cục Thống kê Bình Dƣơng 2016, ình Dương 20 năm xây dựng và phát triển, CTK Bình Dƣơng. 3. Hiệp hội các đô thị Việt Nam UN-Habitat 2014, Hồ sơ các thành phố Việt Nam, Hà Nội: NXB. Tài Chính. 4. Hoàng Bá Thịnh 2015, ―Đô thị hóa Việt Nam từ khi thống nhất đất nƣớc: thực trạng, đặc điểm và dự báo‖ Trong kỷ Yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập (1975 - 2015), do Đại học Thủ Dầu Một, ĐH KHXHNV-HN, ĐH KHXHNV-TP.HCM, ĐH Khoa học Huế đồng tổ chức tại Bình Dƣơng, tháng 4/2015. 5. Lê Hồng Kế 2006, ―Phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững‖, nguồn: www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid...4264. . 6. Mc Gee 2012, ―Revisiting the Urban Fringe: Reassessing the Challenges of the Mega-urbanization Process in Southeast Asia‖, (nhiều tác giả), Trends of Urbanization and Suburbanization in Southeast Asia. TP. Hồ Chí Minh, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 7. Ngân hàng Thế giới 2004, Kỷ yếu hội thảo Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng, à Nội, 13-14/4/2004. 8. Ngân hàng Thế giới 2011, Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam - Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật, World bank. 9. Nguyễn Hoàng 2017, ―75,6% dân số Bình Dƣơng trong độ tuổi lao động‖, nguồn: http://www.congdoanbinhduong.org.vn/tin-tuc/chi- tiet/756-dan-so-binh-duong-trong-do-tuoi-lao-dong-491. 10. Nguyễn Quang Giải 2015, ―Đô thị hóa và môi trƣờng tại các đô thị lớn ở Nam Bộ (trƣờng hợp TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Cần Thơ) in trong sách 20 năm đô thị hóa Nam Bộ - Lý luận và thực tiễn (nhiều tác giả), NXB.ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Quang Giải 2016, ―Đô thị hóa Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa khu vực Đông Nam Á: Đặc điểm và triển vọng‖, in trong sách Việt Nam và Đông Nam trong bối cảnh toàn cầu h a, NXB. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, tr. 411-429. 12. Nguyễn Quang Giải 2017, ―Kiến trúc xanh – xu hƣớng phát triển đô thị bền vững, Kỷ yếu Tọa đàm chuyên gia Kiến trúc xanh – Công nghệ vật liệu xanh – Xây dựng ình Dương văn minh, giàu đẹp, Đại học Thủ Dầu Một, 6/2017. 13. PADDY 2015, Khóa tập huấn Đô thị bền vững: Từ lý thuyết đến thực hành, từ 14-18/12/2015, tại TP. Hồ Chí Minh. 14. Quốc hội 2009, Luật Quy hoạch Đô thị, Luật số 30/2009/QH12 của Quốc hội, ngày 17/6/2009. 730
- 15. Quốc hội 2014, Luật Xây dựng, Luật số 50/2014/QH13, của Quốc hội, ngày 18 tháng 06 năm 2014. 16. Roger W.Caves 2013, ―Citizen Participation and Urban Planning‖, nguồn: www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=20011. 17. Thủ tƣớng Chính phủ 2001, Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2011 của Thủ tƣớng ―Về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị‖. 18. Thủ tƣớng Chính phủ 2009, Quyết định số 445/QĐ-TTg, ngày 07/04/2009 của Thủ tƣớng ―Phê duyệt điều chỉnh định hƣớng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050‖. 19. Tổng cục Thống kê 2005 – 2016, Niên giám Thống kê Việt Nam từ 2005 – 2016, NXB. TCTK. 20. http://ashui.com/mag/publications/tap-chi-quy-hoach-do-thi.html. 21. http://data.worldbank.org/topic/urban-development. 22. http://esa.un.org/unpd/wpp/. 23. http://khucongnghiep.com.vn 24. http://www.asean.org/news/item/official-meeting. 25. http://www.binhduong.gov.vn/. 26. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhinhthuchien. 27. http://www.undp.org/. 28. https://www.gso.gov.vn/. 29. www.chinhphu.vn/. 30. www.hiephoidothi.vn/. 31. www.moc.gov.vn. 731
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đô thị Việt Nam: Toàn cầu hóa hay phát triển bền vững - Nguyễn Hữu Thái
9 p | 89 | 14
-
Khái niệm cảnh quan và nghiên cứu cảnh quan trong quy hoạch xây dựng phát triển bền vững đô thị tại Pháp
11 p | 18 | 7
-
Phát triển bền vững vùng ven đô Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 75 | 7
-
Tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững ở Việt Nam
14 p | 19 | 7
-
Đề xuất tổ chức kiến trúc cảnh quan theo hướng sinh thái góp phần phát triển bền vững đô thị Đà Nẵng
5 p | 17 | 7
-
Mô hình liên kết giữa nông thôn và đô thị theo định hướng phát triển bền vững
14 p | 103 | 6
-
Phân vùng trong chiến lược đô thị hóa gắn với phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2050
3 p | 218 | 6
-
Giao thông xanh trong định hướng phát triển bền vững giao thông đô thị của thành phố Biên Hòa cho tương lai
6 p | 25 | 5
-
Bảo tồn di sản đô thị: Tiếp cận từ thích ứng (Điển cứu trường hợp Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh)
6 p | 43 | 5
-
Quy hoạch không gian ngầm góp phần phát triển bền vững đô thị
4 p | 53 | 5
-
Định hướng quy hoạch thành phố Cần Thơ đô thị đặc trưng và phát triển bền vững
4 p | 144 | 5
-
Tính khả thi của các chỉ tiêu toàn cầu theo dõi, đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam
30 p | 63 | 4
-
Vấn đề phát triển bền vững trong đô thị hóa và phát triển nông thôn
2 p | 111 | 4
-
Chiến lược tích hợp bản sắc đô thị Hà Nội 1873-1902 vào quy hoạch và phát triển bền vững đô thị
7 p | 8 | 4
-
Quy hoạch không gian ngầm – hướng đi tất yếu để đô thị Việt Nam phát triển bền vững
7 p | 7 | 2
-
Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp Bình Dương đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 4 | 2
-
Thực thi hiệp định FTA - những thách thức đặt ra trong thực thi chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam
13 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn