ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ<br />
ĐÔ THỊ ĐẶC TRƯNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ<br />
Thành phố Cần Thơ, đô thị loại I trực thuộc Trung ương, là một trong 4 tỉnh thành<br />
đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Với vị trí trung<br />
tâm của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố có nhiều lợi thế để phát triển<br />
trong sự liên kết với các khu vực, vùng, miền trong cả nước.<br />
Thành phố Cần Thơ, một đô thị đặc trưng vùng sông nước với hệ thống sông rạch<br />
đa dạng, đan xen với các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghịêp và đô thị. Cùng với<br />
việc xây dựng hoàn thiện các hệ thống hạ tầng đối nội và đối ngoại, đã từng bước kết nối<br />
đô thị Cần Thơ với khu vực nông thôn, các đô thị lớn, các vùng miền và quốc tế.<br />
Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên 1.400 km2, được phân chia thành 09 quận<br />
huyện (05 quận nội thành và 04 huyện ngoại thành). Với dân số khoảng 1,2 triệu dân,<br />
trong đó dân số sống trong đô thị khoảng 630 ngàn người, chiếm tỷ lệ 52,5%; dân số<br />
nông thôn là 570 ngàn người, chiếm tỷ lệ 47,5%.<br />
Cần Thơ có thế mạnh về thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, hệ thống công<br />
trình phúc lợi xã hội, nông nghiệp và du lịch sinh thái.<br />
Tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ trong 05 năm qua luôn duy trì ở mức<br />
độ cao và ổn định trong khoảng 15,12%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt<br />
1.957 USD/năm.<br />
Về Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ, hiện đang được các chuyên<br />
gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, xây dựng. Trong đó đồ án sẽ tập trung nghiên cứu<br />
Cần Thơ trong mối quan hệ với toàn vùng và quốc tế, xây dựng các định hướng phát triển<br />
kiến trúc và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.<br />
Theo nội dung Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính<br />
phủ phê duyệt tại Quyết định số 221/QĐ-TTg, Cần Thơ sẽ được quy hoạch và xây dựng<br />
để trở thành:<br />
- Trung tâm về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ, y tế, giáo<br />
dục đào tạo, văn hóa, thể thao của vùng đồng bằng sông Cửu Long;<br />
- Là đầu mối giao lưu quốc gia, quốc tế quan trọng; là đô thị cửa ngõ của các đô<br />
thị tiểu vùng sông Mê Kông.<br />
- Có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đối với vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long và quốc gia.<br />
Trong đó dự kiến đất xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng 30.000 ha, dân số dự<br />
kiến khoảng 1,5 triệu dân. Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 48.000 ha, dân số<br />
dự kiến khoảng 2,0 triệu dân.<br />
<br />
Thông qua các đồ án quy hoạch, thành phố Cần Thơ sẽ cố gắng đưa tính đặc trưng<br />
sông nước và phát triển bền vững vào quá trình nghiên cứu đề xuất định hướng phát triển<br />
của thành phố.<br />
1. Về phát triển bền vững:<br />
Đối với Cần Thơ chúng tôi quan niệm tính bền vững là sự cân bằng hữu cơ giữa<br />
các yếu tố kinh tế, môi trường, và an sinh xã hội.<br />
Qua thực tiễn, việc giải quyết cân đối các lợi ích, giải quyết các mâu thuẫn giữa<br />
kinh tế, môi trường và an sinh xã hội là cốt lõi để vừa đảm bảo tính bền vững và phát<br />
triển đô thị ổn định. Trong đó nhà nước đóng vai trò chính làm đại diện cho quyền lợi của<br />
người dân và cộng đồng để đảm bảo lợi ích cho các bên.<br />
2. Về kinh tế:<br />
Phải là ưu tiên trong phát triển đô thị, và cần tạo được tính đồng bộ và hỗ trợ lẫn<br />
nhau giữa nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.<br />
Phát triển kinh tế là ưu tiên nhưng không phải phát triển bằng mọi giá mà cần<br />
thực hiện song song với việc đảm bảo về môi trường, tiết kiệm tài nguyên… Thực hiện<br />
công bằng và tiến bộ xã hội.<br />
Chính quyền thành phố hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện dự án để phát triển kinh<br />
tế, hiểu những tác động, ảnh hưởng của các dự án và áp dụng các giải pháp để giảm thiểu<br />
các tác hại đến đô thị trong thời gian tồn tại của dự án cũng như giải pháp tái tổ chức lại<br />
không gian trong tương lai.<br />
Việc khai thác sử dụng đất cũng được xem xét để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất.<br />
Quá trình quy hoạch cố gắng hạn chế và cân nhắc tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp.<br />
Kiên quyết không chuyển đổi đất nông nghiệp không theo quy hoạch.<br />
3. Về môi trường:<br />
Thành phố quan tâm đến việc giữ gìn cảnh quan sông rạch tự nhiên, cây xanh<br />
trong đô thị. Trên cơ sở đó các dự án, các đồ án quy hoạch đều phải đảm bảo và vượt chỉ<br />
tiêu đất cây xanh theo quy định. Các kênh rạch luôn được đặc biệt cân nhắc xem xét giữ<br />
lại và cải tạo.<br />
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải và rác thải theo công nghệ hợp lý,<br />
hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng về môi trường.<br />
Trong quy hoạch đô thị, chúng tôi cố gắng giữ lại, cải tạo các kênh rạch, cây xanh<br />
cho đô thị. Sử dụng hiệu quả quỹ đất theo hình thức đô thị nén, tích hợp các không gian<br />
thương mại dịch vụ, ở, công ích, giải trí.. trong một khoảng cách phù hợp. Hạn chế giao<br />
thông cá nhân bằng việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng.<br />
Trong các công trình, chúng tôi khuyến khích các chủ đầu tư khai thác tốt về<br />
thông gió, ánh sáng tự nhiên trong công trình. Sử dụng các thiết bị, công nghệ tiết kiệm<br />
năng lượng, vật liệu xây dựng phù hợp, khuyến khích đưa nhiều cây xanh vào công trình.<br />
4. Về an sinh xã hội:<br />
<br />
Thành phố hướng đến việc xây dựng đồng bộ hệ thống công trình hạ tầng xã hội<br />
chất lượng, trật tự xã hội và giải quyết việc làm. Tạo sự cân bằng hài hòa về lợi ích, để<br />
người dân sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phát triển của đô thị.<br />
Thành phố chú trọng vào việc đào tạo và giới thiệu việc làm cho người dân, đặc<br />
biệt là người dân trong các vùng nông thôn.<br />
Tập trung quy hoạch và xây dựng giao thông nông thôn. Phát triển các vùng công<br />
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch sinh thái, để khuyến khích nông dân vừa sản xuất<br />
nông nghiệp vừa đa dạng hóa ngành nghề và tăng thu nhập tại địa phương.<br />
5. Về tính đặc trưng của đô thị:<br />
Cần Thơ sẽ cố gắng để tôn tạo và phát triển bản sắc của một đô thị sông nước.<br />
Trước đây, dòng sông được xem là trung tâm, là trục phát triển chính hình thành các làng<br />
xã, khu dân cư, đô thị trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là hệ thống giao thông có<br />
vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giữa đô thị, nông thôn, và các vùng miền. Chính<br />
vì lẽ đó từ lịch sử, văn hóa, lối sống đến cấu trúc, hình dáng, kiến trúc đô thị đều có sự<br />
ảnh hưởng và phát triển gắn kết với dòng sông.<br />
Do đó, ngày nay để xây dựng một thành phố có bản sắc mang tính đặc trưng, tôi<br />
nhận thấy rằng cần phải bắt đầu từ các dòng sông.<br />
Trên cơ sở đó, Thành phố chủ trương lấy các dòng sông để hình thành các trục<br />
cảnh quan cho đô thị, là không gian quan trọng trong cấu trúc của đô thị. Chúng tôi chủ<br />
trương giữ lại toàn bộ hệ thống kênh rạch hữu dụng để tôn tạo thông qua việc xây dựng<br />
bờ kè cứng hoặc kè mềm dọc tuyến kênh rạch, bố trí các không gian cây xanh, lối đi bộ<br />
và đường giao thông dọc các tuyến kè, từ đó hình thành những không gian xanh xuyên<br />
suốt tạo hành lang sinh thái đan xen trong đô thị. Qua đó tạo cơ hội để cư dân đô thị tiếp<br />
cận và gần gũi với dòng sông, tổ chức các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí, thư giãn, thể<br />
dục thể thao, tạo các trục đi bộ đặc trưng dọc các bờ sông trong đô thị.<br />
Sông nước, cây xanh sẽ lại trở thành không gian quen thuộc cho người dân đô thị.<br />
Không chỉ phát triển các hoạt động sinh hoạt gắn với sông nước, chúng tôi khuyến khích<br />
và tập trung xây dựng lại những hoạt động kinh tế, du lịch gắn với sông nước. Chính hình<br />
ảnh “trên bến dưới thuyền” mới thật sự thể hiện tính chất của một đô thị sông nước. Để<br />
làm sống lại những hoạt động trên, trong quy hoạch đã và sẽ chú ý đến việc phát triển hệ<br />
thống giao thông đường thủy, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, và đa dạng hóa hoạt động gắn<br />
kết với không gian sông nước.<br />
Quy hoạch cũng sẽ hướng đến các quy định về hình thể các công trình kiến trúc<br />
và chủng loại cây xanh bố trí trong đô thị. Đối với công trình, ngoài việc bảo tồn các di<br />
tích, công trình có ý nghĩa, chúng tôi cố gắng nghiên cứu đề xuất các hình thức kiến trúc<br />
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậu của thành phố trong các công trình mới. Hình<br />
thành những đặc điểm riêng cho các công trình, với mong muốn sẽ tạo được một sự đặc<br />
trưng phù hợp với sông nước với cảnh quan đô thị và với môi trường sống hiện đại.<br />
Đối với cây xanh, chúng tôi chủ trương “Đưa vườn cây ăn trái ở nông thôn ra<br />
thành thị” bằng việc nghiên cứu và phát triển các chủng loại cây ăn trái, các giống cây<br />
đặc trưng và các loại hoa để có thể trồng và phát triển trong điều kiện đô thị. Tạo ra<br />
những không gian xanh gần gũi, tự nhiên và nhiều ý nghĩa đúng với tính chất của một đô<br />
thị miệt vườn sông nước Cửu Long.<br />
<br />
Tóm lại, vấn đề phát triển đô thị bền vững và có đặc trưng là các nội dung rất<br />
quan trọng trong định hướng quy hoạch xây dựng của thành phố. Chúng tôi cố gắng khai<br />
thác tốt các thế mạnh của thành phố để phát triển nhanh, phát triển cao hơn, nhưng không<br />
phá vỡ sự cân bằng trong đô thị và không làm mất đi bản sắc của một đô thị vùng sông<br />
nước. Chính sự phát triển hài hòa giữa kinh tế gắn kết trong mối tương quan với an sinh<br />
xã hội, với môi trường được lồng ghép với tính đặc trưng của đô thị đã tạo nên một<br />
khung phát triển toàn diện và vững chắc tạo tính bền vững cho đô thị.<br />
<br />