Phát triển doanh nghiệp bằng con đường cải tiến năng suất
lượt xem 38
download
Xét ở khía cạnh phát triển bền vững, có thể nói, nếu một doanh nghiệp muốn thực sự tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và nền kinh tế đang có xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, doanh nghiệp đó phải khẳng định được các yếu tố:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển doanh nghiệp bằng con đường cải tiến năng suất
- Phát triển doanh nghiệp bằng con đường cải tiến năng suất Xét ở khía cạnh phát triển bền vững, có thể nói, nếu một doanh nghiệp muốn thực sự tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và nền kinh tế đang có xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, doanh nghiệp đó phải khẳng định được các yếu tố: Ý nghĩa sự tồn tại của doanh nghiệp: mang lại lợi ích cho xã hội, cho cộng • đồng; Đảm bảo sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế; • Có lợi cho các bên liên quan. • Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, tổ chức phải đem lại lợi ích cho khách hàng, cho người lao động trong doanh nghiệp và cho cộng đồng thông qua các hoạt động tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng, không có tác động xấu tới xã hội và môi trường, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội và cộng đồng ... Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp phải tính toán được hiệu quả kinh tế, tức là đầu tư vào đâu? sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? quản lý như thế nào?... để đem lại được lợi nhuận và tăng vốn chủ sở hữu, tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Vậy năng suất có vai trò gì trong việc khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp? Quay lại vấn đề khái niệm, theo cách tiếp cận mới thì năng suất bao gồm những nội dung sau: 1. Nhấn mạnh vào đầu ra: Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của o khách hàng, kể cả những mong muốn hiện tại và tương lai, hiện có hoặc còn tiềm ẩn. Giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, đóng góp vào sự phát triển o kinh tế, xã hội. Thoả mãn người lao động trong doanh nghiệp. o 2. Nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp quản lý, các tính toán chi phí hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- 3. Hướng vào việc tạo ra giá trị: giảm thiểu những khâu/ công đoạn không tạo ra giá trị gia tăng; không ngừng nghiên cứu, tái thiết kế, phát triển sản phẩm để nâng cao giá trị cho sản phẩm. 4. Làm đúng việc ngay từ đầu và luôn làm đúng: đảm bảo định hướng đúng sản phẩm, kiểm soát quá trình chế tạo theo đúng hướng. Như vậy, nếu quan tâm đến khái niệm năng suất một cách đúng đắn và vận dụng những triết lý cơ bản của nó, thì sự phát triển của năng suất sẽ thực sự khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chỉ có ý nghĩa khi được gắn liền với cụm từ "cải tiến". "Cải tiến", "phát triển" hay "nâng cao" là những yếu tố rất quan trọng thể hiện sự tiến lên không ngừng của nhân loại. Cũng cần xem xét những yếu tố tác động tới năng suất. Những yếu tố tác động tới năng suất: Năng suất chịu tác động của nhiều yếu tố: môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tình hình thị trường, trình độ công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, mối quan hệ lao động - quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn lực... Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất có thể được chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước; nhóm yếu tố bên trong bao gồm lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng tổ chức quản lý sản xuất. Ngoài các yếu tố bên ngoài tác động, các yếu tố tác động từ bên trong nội bộ tổ chức hoàn toàn có thể cải tiến và thay đổi được để tăng năng suất của doanh nghiệp. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu năng suất, trong các yếu tố nêu trên có 3 yếu tố được coi là cơ bản nhất trong cải tiến năng suất, đó là: a. Người lao động: Con người được coi là nguồn gốc của sự cải tiến. Nâng cao năng suất là quá trình tư duy và tạo ra sự thay đổi trong thiết kế, sản xuất, phân phối, sử dụng, duy trì và loại bỏ sản phẩm. Trong suốt quá trình này, con người đóng vai trò quan trọng nhất vì chỉ con người mới nghĩ ra được các thay đổi và thực hiện chúng. Đặc biệt, trong thời đại mà kiến thức, sự sáng tạo và đổi mới được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh nhất thì vai trò của con người - hay nói cụ thể
- hơn là người lao động - càng trở nên quan trọng hơn trước nhiều. Cách thức họ nghĩ về tổ chức, vai trò, mong muốn của họ, công việc, giá trị và tầm nhìn của họ hình thành nên hành vi và sự tham gia vào các quá trình hoạt động, mà năng suất phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, hành vi và sự tham gia vào các quá trình như vậy. b. Vai trò của Lãnh đạo Người lãnh đạo thúc đẩy và thực hiện cải tiến. Người lãnh đạo tổ chức chính là người ra quyết định và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, hệ thống, phương pháp; là người huy động và phát triển nguồn lực, định hướng cho tổ chức và tạo ra môi trường quyết định sự phát triển. c. Công nghệ và các quá trình kinh doanh Công nghệ và các quá trình kinh doanh là các yếu tố then chốt. Công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công vì một lý do đơn giản, một công ty khó có thể đứng vững được nếu trang bị cho mình những thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu giữa một thời đại phát triển nhanh chóng về công nghệ. Bên cạnh đó, các quá trình kinh doanh cũng có vai trò quan trọng vì chỉ có định hướng tốt, quản lý tốt mới tạo được những cơ hội thích ứng với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, nhu cầu của con người và xã hội. Cải tiến năng suất như thế nào? Từ ý nghĩa năng suất gắn với sự phát triển doanh nghiệp có thể thấy rằng cải tiến năng suất chỉ có thể đạt được thông qua: (1) Thoả mãn nhu cầu xã hội; (2) Thoả mãn nhu cầu khách hàng; (3) Thoả mãn chủ doanh nghiệp; (4) Thoả mãn người lao động trong doanh nghiệp. Cần phải đưa vấn đề năng suất vào "văn hoá công ty" thông qua: Khuyến khích người lao động phát huy khả năng sáng tạo của họ; • Đặt năng suất làm trung tâm của mọi quyết định quản lý; • Xúc tiến việc học hỏi và tiếp cận và áp dụng những kiến thức mới. • Trong những hoạt động cải tiến có một nguyên tắc, đó là việc quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan tới một doanh nghiệp. Hãy là một doanh nghiệp với các hoạt động có ý nghĩa, có hiệu quả và đem lại lợi ích. Đó cũng là mục tiêu chính của cải tiến năng suất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Tập 3 Phần 1
57 p | 579 | 341
-
Làm giàu bằng đầu tư quan hệ trong kinh doanh
4 p | 412 | 179
-
Bài giảng Quản trị chiến lược (ThS.Lê Thị Bích Ngọc) - Chương 5: Chiến lược cấp doanh nghiệp
43 p | 113 | 24
-
Bài học kinh doanh từ Bố Già Corleone
4 p | 119 | 18
-
Hướng đi mới phát triển thương hiệu bằng social marketing
4 p | 110 | 16
-
Chọn đúng thời điểm để khởi nghiệp
7 p | 78 | 14
-
Để trở thành doanh nhân thành đạt
6 p | 112 | 13
-
KINH DOANH HIỆU QUẢ HƠN VỚI WEBSITE (PHẦN 2)
3 p | 120 | 11
-
Doanh nghiệp: Tìm đường sống
3 p | 83 | 11
-
Năm bí quyết về tài chính giúp doanh nghiệp phát triển tốt trong tương lai
8 p | 88 | 9
-
Sự lợi hại của thất bại
4 p | 86 | 8
-
Tái tạo doanh nghiệp bằng nghiên cứu và phát triển
5 p | 105 | 7
-
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Khái niệm và các phương diện
12 p | 26 | 6
-
Bài học từ cuộc đua của Thỏ và Rùa
5 p | 102 | 5
-
4 công cụ tăng hiệu suất làm việc của doanh nghiệp
5 p | 86 | 4
-
Doanh nghiệp vẫn nào “sống khoẻ” trong khủng hoảng?
3 p | 58 | 4
-
Quản trị doanh nghiệp của các công ty Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và kiến nghị
8 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn