Phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam: Mô hình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
lượt xem 3
download
Bài viết "Phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam: Mô hình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững" đánh giá một số hạn chế trong phát triển du lịch sức khỏe của Việt Nam và giải pháp thúc đẩy du lịch sức khỏe sau đại dịch, tiến tới phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam: Mô hình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỨC KHỎE TẠI VIỆT NAM: MÔ HÌNH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Tô Quang Long Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội / Email: longkdl72@gmail.com Tóm tắt: Sau nhiều năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các loại dịch bệnh gia tăng đã khiến con người ngày càng quan tâm chăm sóc sức khỏe, mong muốn giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống bằng các hoạt động du lịch khác nhau, trong đó có du lịch sức khỏe. Tại Việt Nam, xu hướng du lịch sức khỏe cũng đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn sau đại dịch. Tuy nhiên, thị trường, sản phẩm du lịch sức khỏe tại Việt Nam còn bỏ ngỏ, chưa đa dạng và tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có. Khung khổ bài viết đánh giá một số hạn chế trong phát triển du lịch sức khỏe của Việt Nam và giải pháp thúc đẩy du lịch sức khỏe sau đại dịch Covid-19, tiến tới phát triển bền vững. Từ khóa: du lịch, sức khỏe, phát triển, bền vững, đại dịch Covid-19, Việt Nam. 1. Du lịch sức khỏe và nội hàm của nó Khái niệm du lịch sức khỏe không phải là mới. Du lịch sức khỏe xuất hiện hàng nghìn năm trước khi những người hành hương Hy Lạp đi từ vùng Địa Trung Hải rộng lớn đến vùng lãnh thổ nhỏ bé có tên gọi Epidauria thuộc vịnh Saronic. Vùng đất này vốn là nơi thờ Asklepios, vị thần chữa bệnh trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Epidauria dần trở thành điểm du lịch sức khỏe đầu tiên trên thế giới. Các dịch vụ như suối nước khoáng cho bệnh nhân đến nghỉ ngơi, tắm và hồi phục cũng có thể được coi là dạng đầu tiên của loại hình du lịch này. Ngày nay, khái niệm về sức khỏe trong du lịch dần được mở rộng hơn, khi bệnh tật vật lý không còn là mối quan tâm duy nhất. Sức khỏe tâm lý, tinh thần, cảm xúc dần trở thành yếu tố được con người quan tâm. Du lịch sức khỏe trong tiếng Anh là Wellness Tourism hàm chứa ý nghĩa của hai từ “Healthy” và “Spiritual” tức ám chỉ sự khỏe mạnh về mặt thể chất và sự khỏe mạnh về mặt tinh thần. Có khá nhiều nghiên cứu về du lịch sức khỏe, theo Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu (2014), du lịch sức khỏe là loại hình du lịch kết hợp với việc duy trì hoặc tăng cường sức khỏe cá nhân. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 1973) đã đưa ra khái niệm về du lịch sức khỏe là “việc các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe, sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là nước khoáng và khí hậu”. Các hoạt động du lịch sức khỏe ngày càng mở rộng và đa dạng hơn. Trong nghiên cứu này, du lịch sức khỏe có thể hiểu là việc đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong hoạt động thực tế, du lịch sức khỏe còn bị đồng nhất với du 314 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP lịch chữa bệnh. Tuy nhiên, du lịch sức khỏe khác với du lịch chữa bệnh ở nhiều khía cạnh (Bảng 1). Bảng 1: Sự khác nhau giữa du lịch sức khỏe và du lịch chữa bệnh Tiêu chí Du lịch sức khỏe Du lịch chữa bệnh Dành cho những người muốn chăm sóc, nâng cao Dành cho những người đã có bệnh trong Đối tượng sức khỏe. Hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh, người và có nhu cầu đến nơi có các điều nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm căng thẳng. kiện về y tế, khám chữa bệnh tốt hơn. Mục đích Phòng bệnh Khám và chữa bệnh - Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch chăm sóc sức - Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch khám khỏe nội địa và du lịch chăm sóc sức khỏe quốc tế. chữa bệnh nội địa và du lịch khám chữa - Theo xuất phát điểm của mục đích, du lịch sức bệnh quốc tế. Phân loại khỏe bao gồm: du lịch sức khỏe sơ cấp (mục đích - Theo tiêu thức khám, điều trị và chăm ban đầu là chăm sóc cải thiện sức khỏe) và du lịch sóc sức khỏe: du lịch y tế khám chữa sức khỏe thứ cấp (mục đích chăm sóc sức khỏe bệnh và du lịch y tế chăm sóc sức khỏe nảy sinh trong chuyến đi). (du lịch chăm sóc sức khỏe). Mức độ Ít phổ biến Ít phổ biến phổ biến Nguồn: Tổng hợp của tác giả Sản phẩm du lịch sức khỏe là sự kết hợp những dịch vụ, hàng hóa và tiện nghi cung ứng để thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của du khách trong chuyến đi du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp các tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và con người. Spa và tắm nước khoáng, nước nóng là những sản phẩm du lịch sức khỏe truyền thống trên thế giới. Nhưng sản phẩm du lịch sức khỏe không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi thư giãn hay ngâm mình trong nước nóng mà còn phải chủ ý hoặc có đóng góp tích cực đến tâm lý, tinh thần và cảm xúc của khách du lịch. Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham gia các khóa thể dục dưỡng sinh, thiền, yoga, phục hồi sức khỏe, dưỡng bệnh, phòng bệnh hoặc giảm căng thẳng trong cuộc sống, cai thuốc lá hay giảm cân hiện đang là xu hướng trên thế giới khi cuộc sống con người ngày càng đối mặt với nhiều áp lực. Tuy nhiên, vượt ra ngoài khuôn khổ của một loại hình du lịch thông thường, các hoạt động của du lịch sức khỏe còn có vai trò gắn liền mục đích duy trì hoặc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân. Du lịch sức khỏe chính là sự kết hợp của hai hoạt động du lịch và chăm sóc sức khỏe. Du khách lựa chọn loại hình du lịch này nhằm tìm kiếm những dịch vụ giúp thư giãn, nghỉ ngơi, xóa bỏ tâm lý tiêu cực, chán nản. Khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, nhu cầu được giải tỏa của con người ngày càng cao thì thị phần du lịch sức khỏe cũng vì thế càng rộng mở. Bên cạch đó, các sản phẩm du lịch sức khỏe gắn với suối khoáng nóng, ngoài việc khai thác triệt để các công dụng của suối khoáng nóng vào việc chữa bệnh, phục hồi, chăm sóc sức khỏe, còn có thể kết hợp nhiều liệu pháp chăm sóc, làm đẹp truyền thống khác mà Việt Nam sẵn có, như: spa sử dụng thảo dược thiên nhiên, tắm thuốc lá người Dao, xông hơi thảo dược trước khi tắm khoáng nóng… Như vậy, ở góc độ an sinh, du lịch sức khỏe đã Economy and Forecast Review 315
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hướng đến phục vụ việc nâng cao sức khỏe cho cộng đồng dân cư Việt Nam và thu hút khách du lịch nước ngoài, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ về nghỉ dưỡng, các khách sạn 5 sao, các khu resort có thêm cơ hội gia tăng doanh thu. 2. Xu hướng phát triển du lịch sức khỏe trên thế giới và tiềm năng phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam Trong những năm gần đây, du lịch sức khỏe nổi lên như một làn sóng mới và thu hút phần đông du khách lựa chọn, thay vì chọn những gói du lịch thông thường. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Wellness Tourism Association (2022), 70% người được hỏi cho biết họ đang thực hiện nhiều mục tiêu gắn liền với sức khoẻ hơn những năm trước đại dịch, 76% cho biết muốn chi tiêu nhiều hơn cho việc đi du lịch để cải thiện sức khoẻ và 55% cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ trong các kỳ nghỉ tương lai [4]. Thị phần du lịch sức khỏe ngày càng gia tăng, theo Tổ chức Global Spa and Wellness, nếu loại hình này duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm sẽ đóng góp 18% tỷ trọng cho ngành du lịch toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch sức khoẻ ở mức 20,9% từ năm 2020 đến năm 2025, lớn hơn các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ thông thường như kinh doanh làm đẹp, spa [1]. Đây là mô hình đang phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ đem đến xu hướng du lịch mới cho toàn cầu. Khu vực phát triển nhanh và thành công nhất hình thức du lịch sức khỏe chính là châu Á. Các quốc gia dẫn đầu xu hướng này là Nhật Bản với hình thức tắm onsen, Trung Quốc với hình thức tắm suối khoáng nóng, và Yoga tại Ấn Độ. Nhật Bản hiện đã phát triển khoảng 27.000 điểm tắm khoáng nóng (Onsen) và loại hình du lịch sức khỏe này trở thành “ngành kinh doanh tỷ đô” với doanh số khoảng 13 tỷ USD/ năm. Tại Trung Quốc, trong những năm gần đây đã tăng cường phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, tiếp thị cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế về sự đa dạng của hoạt động cải thiện sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp trên toàn quốc, đặc biệt là các dịch vụ có nguồn gốc từ truyền thống y học cổ truyền Trung Hoa. Điều này là dễ hiểu bởi Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời, cùng một số truyền thống riêng phù hợp để phát triển du lịch sức khỏe như truyền thống Y học Trung Quốc, khí công, thiền định và võ thuật, thiền phật giáo... Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia lâu đời nhất về du lịch sức khỏe. Nhiều truyền thống của Ấn Độ đang được đem sang các nước khác và được giới thiệu trong các chương trình du lịch sức khỏe trên toàn thế giới như: Ayurveda, yoga, thiền... Ấn Độ cũng đang tận dụng sự quan tâm của toàn cầu đối với yoga, thiền và sức khỏe Ayurveda để thu hút khách du lịch trên toàn thế giới đến trải nghiệm các bộ môn trên. Năm 2016, Ấn Độ thành lập ban Xúc tiến Du lịch Chữa bệnh và Sức khỏe Quốc gia để cung cấp các chính sách và tư vấn về các lĩnh vực này. Không chỉ gia tăng tốc độ và tỷ trọng đóng góp cho du lịch toàn cầu, doanh thu du lịch sức khỏe cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19. Trước đại dịch Covid-19, nhóm các quốc gia tạo ra doanh thu du lịch quốc tế, 316 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP liên quan đến sức khỏe từ 200 triệu USD đến 800 triệu USD như: Jordan, Pháp, Hungary, Bỉ, Thái Lan, Hàn Quốc, Costa Rica, Mexico, Cộng hòa Séc và Ấn Độ (UNWTO, ETC, 2018). Sau một thời gian đóng băng của du lịch trong đại dịch Covid-19, ngành du lịch nói chung và du lịch sức khỏe nói riêng đã bùng nổ trở lại do nhiều người sẵn sàng chi tiền đi du lịch để cải thiện cảm giác căng thẳng, mệt mỏi do đại dịch. Theo ước tính của Global Wellness Institute (2022), loại hình du lịch sức khỏe ước đạt 919 tỷ USD vào năm 2022. Trung bình cứ 6 USD chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu, thì 1USD được dành cho thị trường du lịch sức khỏe [1]. Tại Việt Nam, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, tiềm năng phát triển loại hình này cũng rất lớn. Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, với nhiều bãi tắm biển rất đẹp và thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra, việc phát hiện khoảng 400 nguồn nước khoáng nóng đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng. Cùng với đó, Việt Nam có hệ thống cây dược liệu vô cùng đa dạng, có nền y học dân tộc cổ truyền nổi tiếng; hệ thống di tích lịch sử phong phú, có nhiều chùa, tịnh xá, với hệ thống thiền viện rất đặc sắc, cảnh quan hấp dẫn có thể khai thác để phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch sức khỏe nói riêng. Ngành du lịch của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch (2019), ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 22% mỗi năm trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2019. Năm 2019, Việt Nam phục vụ 18 triệu khách du lịch quốc tế (tăng 16% so với năm 2018) và 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6% so với năm 2018). Việt Nam được vinh danh là một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 khiến tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 78,7% so với năm 2019, trong đó, hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD) [3]. Do ngành du lịch gắn liền với nhiều ngành khác nên sự sụt giảm lượng khách và doanh thu du lịch đã ảnh hưởng đến một số ngành dịch vụ liên quan. Theo đó, doanh thu dịch vụ du lịch, lưu trú và ăn uống trong 5 tháng đầu năm 2020 giảm 8,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch Covid-19 vừa là thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam. Để thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, trong đại dịch, thị trường du lịch đã được cơ cấu lại theo hướng bền vững, tập trung phát triển phân khúc thị trường khách du lịch nội địa và thực hiện chuyển đổi số. Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều phương án, giải pháp được đưa ra nhằm khôi phục và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới, đáp ứng cầu du lịch đang bị kìm nén sau khi mở cửa nền kinh tế trở lại. Đón đầu một trong những xu hướng về loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch không gì khác đó chính là loại hình du lịch sức khỏe. Theo đó, loại hình du lịch sức khỏe tại Việt Nam thực sự bùng nổ kể từ sau đại dịch Covid-19, khi mà người dân ngày càng Economy and Forecast Review 317
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP quan tâm tới sức khỏe và sau một thời gian dài giãn cách trong đại dịch. Du lịch sức khỏe ở Việt Nam đã phát triển nhiều sản phẩm và mô hình du lịch hấp dẫn, như: du lịch spa; chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền; du lịch thiền, yoga; du lịch giảm cân. Một số mô hình du lịch sức khỏe điển hình tại Việt Nam, gồm có: (i) Mô hình nghỉ dưỡng khoáng nóng chăm sóc sức khỏe tại Serena Kim Bôi Hòa Bình; (ii) Mô hình du lịch sức khỏe ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: trải nghiệm Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã và mô hình Detox kết hợp Yoga ở suối khoáng nóng Thanh Tân; (iii) Mô hình du lịch “Detox kết hợp thiền, yoga” tại Cát Tiên Jungle Lodge ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế, phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng. Thực tiễn phát triển các mô hình du lịch sức khỏe tại Việt Nam giai đoạn qua đã cho thấy, một số hạn chế khiến hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, như: (i) Du lịch sức khỏe đang là vấn đề tương đối mới tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước chưa có định hướng phát triển cụ thể. Cộng đồng và thị trường chưa có một hệ thống kiến thức tiêu chuẩn và nghiên cứu chuyên sâu về du lịch sức khỏe, dẫn đến hoạt động đầu tư và triển khai tự phát. (ii) Công tác truyền thông quảng bá cho du lịch sức khỏe chưa được đẩy mạnh, một số điểm du lịch chưa xúc tiến đúng mức để thu hút du khách tìm đến, trải nghiệm những dịch vụ. Du lịch sức khỏe hiện nay phần lớn mới chỉ tận dụng các hương liệu thiên nhiên, chưa tận dụng được lợi thế về y học cổ truyền kết hợp với phát triển du lịch. (iii) Thị trường du lịch chuyên biệt về chăm sóc sức khỏe chưa được các doanh nghiệp tập trung khai thác. Chi phí kinh tế của một chương trình du lịch sức khỏe tương đối cao so với các loại hình du lịch khác. Ngoài ra, bản thân khách du lịch chưa có đủ thông tin và sự thông hiểu về sản phẩm du lịch sức khỏe, do đó, còn nhiều e ngại về dịch vụ. (iv) Nguồn nhân lực trong du lịch sức khỏe còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách tham gia vào du lịch sức khỏe. Mặc dù bước đầu đã có một số các dịch vụ bổ trợ như các spa, massage, xông hơi,… nhưng cách thức hoạt động một số nơi còn nhỏ lẻ, chưa thực sự bài bản và mang tính đồng bộ, điều này khiến du khách chưa có được sự trải nghiệm liền mạch. (v) Hệ thống hoạt động quảng bá cho mô hình du lịch sức khỏe vẫn chưa có. Hầu hết du khách trong và ngoài nước biết đến loại hình du lịch này rất ít. Thiếu vắng sự liên kết của đơn vị lữ hành với các nhà đầu tư cùng quan tâm trực tiếp đến lĩnh vực này, do đó tính quảng bá chưa cao, chưa thu hút được du khách. Đây là bài toán đặt ra cho lĩnh vực du lịch sức khỏe Việt Nam trong thời gian tới. 3. Một số giải pháp phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Để có thể tận dụng được lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam, các chủ thể phát triển ngành cần triển khai một số giải pháp sau đây: 318 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Một là, có cơ chế chính sách định hướng ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch sức khỏe. Để phát triển du lịch sức khỏe, ngành du lịch cần phải thực hiện nghiên cứu, điều tra toàn diện về tiềm năng, thực trạng và nhu cầu của thị trường du lịch sức khỏe tại Việt Nam. Đồng thời, hoạch định các chính sách, kế hoạch, đề án phát triển du lịch sức khỏe cho từng giai đoạn, từng khu vực, từng vùng. Đặc biệt, đối với những nơi có tiềm năng phát triển du lịch sức khỏe, tạo cơ chế thúc đẩy sự tham gia đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, địa phương tham gia một cách tích cực, bài bản mang tính bền vững. Hai là, tăng mức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là các cơ sở du lịch có chuỗi hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Một trong những yếu tố mang đến thành công trong phát triển du lịch sức khỏe ở Trung Quốc, Nhật Bản là họ chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch. Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, nhưng một trong những hạn chế hiện nay của chúng ta là hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch sức khỏe nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng du khách. Vậy nên, cần ưu tiên, chú trọng lồng ghép đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch với các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội chung cho cả nước là rất cần thiết. Ba là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, đặc biệt là đối với nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp phục vụ cho loại hình du lịch sức khỏe. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nói chung và du lịch sức khỏe nói riêng còn thiếu, từ bộ phận chuyên môn đến quản lý, nhân lực phục vụ du lịch sức khỏe càng là vấn đề lớn. Hiện nay, nhân lực có trình độ đại học về chuyên môn du lịch trở lên chỉ chiếm 4%, nhân lực thông thạo ngoại ngữ chỉ chiếm ½ đội ngũ nhân lực hiện có, đội ngũ hướng dẫn viên thiếu hụt trầm trọng… Đây là rào cản lớn kìm hãm sự phát triển của du lịch Việt Nam và du lịch sức khỏe. Trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đủ về lượng lẫn về chất. Chú trọng phát triển cơ cấu, số lượng hợp lý cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng. Bốn là, tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao, chuyển đổi số trong du lịch. Đối với loại hình du lịch mới, sự tiếp cận và thông tin còn hạn chế, thì việc vận dụng, giới thiệu, cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ đến các thị trường, khách hàng có nhu cầu là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt, rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng môi trường có xu hướng gia tăng, việc chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ cao, chuyển đổi số góp phần cho ngành du lịch phát triển tiếp cận với các quốc gia phát triển. Công nghệ làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện, thoải mái, dễ dàng hơn, và chúng ta có thể nhận được nhiều thứ chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Những thay đổi này cũng xảy ra trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sức khỏe nói riêng, với các thông tin đầy đủ, truyền tải nhanh, sản phẩm mới theo xu hướng phát triển, khách Economy and Forecast Review 319
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hàng không phải suy nghĩ nhiều trước khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm du lịch mang lại. Năm là, tăng cường công tác quảng bá về du lịch sức khỏe cả ở trong và ngoài nước. Hiện nay, hình ảnh du lịch sức khỏe của Việt Nam được du khách biết đến còn hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới ngành du lịch Việt Nam bằng nhiều hình thức, cách thức cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh các điểm đến và sản phẩm du lịch sức khỏe cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thúc đẩy gia tăng lượng khách này trong thời gian tới. Các cơ quan đảm nhiệm về công tác xúc tiến du lịch từ trung ương tới địa phương và các doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch sức khỏe, chú trọng quảng bá du lịch nói chung và du lịch sức khỏe nói riêng thông qua nhiều hoạt động, hình thức khác nhau. Sáu là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sức khỏe gắn liền với lợi thế, tiềm năng phát triển loại hình du lịch này của Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng cả tiềm năng về tự nhiên và những giá trị văn hóa, các kinh nghiệm dân gian, truyền thống trong việc chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp đông y và đông tây y kết hợp. Xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp phát triển du lịch sức khỏe, các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, mang dấu ấn riêng, tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách với những giá trị vật chất và tinh thần, sức khỏe trên nền tảng lợi thế thiên nhiên và bản sắc văn hóa vốn có của Việt Nam. 4. Kết luận Du lịch sức khỏe là xu hướng phát triển mới trên thế giới và Việt Nam. Tận dụng được tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, nền y học cổ truyền, văn hóa truyền thống dân tộc, du lịch sức khỏe Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển. Song để du lịch sức khỏe phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì cần có các giải pháp đồng bộ từ định hướng chính sách của nhà nước, sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác xây dựng nền tảng kết nối, hỗ trợ du lịch sức khỏe phát triển bền vững trong giai đoạn tới.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Global Wellness Institute (2022). Global Wellness Trends Report: The Future of Wellness 2022, retrieved from https://globalwellnessinstitute. org/2022-global-wellness-press-event 2. UNWTO (2018). UNWTO Tourism Highlights, 2018 Edition, In UNWTO Tourism Highlights, retrieved from https://doi.org/10.18111/9789284411900 3. Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2020). Thống kê du lịch năm 2020 4. Wellness Tourism Association (2022). Wellness Travel Consumer Survey, retrieved from https://wellnesstourismassociation.org/2022/04/04/2022- wellness-travel-consumer-survey 320 Kinh tế và Dự báo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển bền vững và chăm sóc sức khỏe ở miền núi: Phần 1
103 p | 99 | 13
-
Kiến thức về thực phẩm chức năng: Phần 1
580 p | 53 | 13
-
Chính sách y tế công cộng và vai trò của nó trong hệ thống phát triển ngành y tế
5 p | 98 | 6
-
Tiêm phòng và theo dõi cho trẻ sau tiêm chủng
5 p | 102 | 4
-
Lương y chữa người, đốc tờ chữa bệnh
5 p | 60 | 4
-
Thời điểm tiêm chủng cho trẻ
8 p | 70 | 4
-
Thời điểm tiêm chủng cho trẻ nhỏ
7 p | 69 | 2
-
Thực trạng kiến thức về an toàn thực phẩm và các yếu tố liên quan của người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
7 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn