intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển hoa, cây kiểng

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

104
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lan Mokara, hoa đồng tiền – một trong các loại hoa kiểng chủ lực được ưu tiên phát triển. Đánh giá về tình hình sản xuất (SX) hoa, cây kiểng TP.HCM năm 2010, TS. Trần Viết Mỹ - Trung tâm khuyến nông TP.HCM – cho biết, từ khi có quyết định số 718 của UBND TP ngày 25/2/2004 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hoa – cây kiểng, cá cảnh giai đoạn 2004 – 2010. Qua hơn 6 năm triển khai, đến tháng 6/2010 diện tích hoa kiểng đã tăng 135,4% (1.401 ha so với 591,5...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển hoa, cây kiểng

  1. Phát triển hoa, cây kiểng TP.HCM – cần nhiều yếu tố thúc đẩy Lan Mokara, hoa đồng tiền – một trong các loại hoa kiểng chủ lực được ưu tiên phát triển. Đánh giá về tình hình sản xuất (SX) hoa, cây kiểng TP.HCM năm 2010, TS. Trần Viết Mỹ - Trung tâm khuyến nông TP.HCM – cho biết, từ khi có quyết định số 718 của UBND TP ngày 25/2/2004 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hoa – cây kiểng, cá cảnh giai đoạn 2004 – 2010. Qua hơn 6 năm triển khai, đến tháng 6/2010 diện tích hoa kiểng đã tăng 135,4% (1.401 ha so với 591,5 ha vào năm 2003), trong đó, tăng đáng kể nhất là hoa
  2. lan với 179 ha (so với 2003 chỉ có 20 ha, tăng 795%), mai vàng (495 ha so với năm 2003 là 190 ha, tăng 160,5%). Bên c ạnh đó, các cơ sở kinh doanh dịch v ụ hoa kiểng cũng tăng nhanh, từ 264 điểm trong năm 2003, đến nay đã đạt trên 1.000 điểm. Theo đó, hoa, cây kiểng thành phố có chủng loại khá phong phú gồm mai vàng (chiếm 35,3% cơ cấu diện tích hoa kiểng thành phố); lan có rất nhiều chủng loại, trong đó 2 chủng loại được trồng nhiều nhất là Mokara (chiếm 44,8%) và Dendrobium (chiếm 39,6%); kiểng bonsai gồm nhiều chủng loại như sứ Thái, mai chiếu thủy, cần thăng, nguyệt quế, kiểng lá, kiểng công trình …; hoa nền trên 10 giống chính được SX trên địa bàn thành phố gồm cúc, vạn thọ, huệ, hướng dương, mào gà, mãn đình hồng v.v… với diện tích canh tác là 420 ha. Chỉ tính riêng trong dịp tết Canh Dần 2010 vừa qua, tổng giá trị sản lượng hoa, cây kiểng phục vụ khoảng 761,3 tỉ đồng. TP.HCM với lợi thế là một trung tâm thương mại, dịch vụ và khoa học kỹ thuật lớn nhất nước, đội ngũ nghệ nhân, lao động lành nghề và tập trung một lượng lớn các nhà khoa học, các viện trường liên quan đến hoa kiểng. Tuy nhiên, theo TS. Mỹ, mặc dù diện tích hoa kiểng có tăng nhưng mức tăng không đều ở các quận huyện do TP.HCM đang trên đà đô thị hóa với tốc độ quá nhanh, đất dành cho SX nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nên diện tích trồng hoa kiểng chủ yếu chỉ tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn …
  3. Vì lẽ trên, một số giải pháp phát triển hoa kiểng cần tập trung ưu tiên đó là đẩy mạnh xây dựng các trung tâm dịch vụ, giao dịch, triển lãm hoa kiểng làm đầu mối tăng cường công tác dịch vụ, xúc tiến thương mại cả về nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất; hỗ trợ cho người SX, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiế n thương mại, phát triển thương mại điện tử, cung cấp thông tin thương mại và thị trường; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ. Trong lĩnh vực SX, cần đẩy nhanh tiến độ chọn tạo, nhân giống hoa kiểng có giá trị để đưa ra thị trường, giới thiệ u các giống hoa, cây kiểng mới cho các vùng chuyên canh của thành phố; tổ chức lại SX từ quy mô nhỏ (kinh tế hộ) lên SX hàng hóa có hợp đồng và kênh phân phối, tiêu thụ. Về chủng loại, cần tập trung phát triển một số chủng loại hoa có khả năng phát triển lâu dài và có thị trường tiêu thụ, xuất khẩu lẫn nội địa như lan Dendrobium, lan Mokara, cúc, vạn thọ, huệ, layơn nhiệt đới, đồng tiền, mai chiếu thủy, cần thăng, vạn niên tùng, thiên tuế … Đối với hoa mai, cần tập trung phát triển mai thành phẩm, kết hợp với các tỉnh bạn có quỹ đất để SX mai nguyên liệu. Song song đó, nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp, đơn vị có năng lực thuê dài hạn để xây dựng những trang trại SX tập trung với quy mô lớn lên đến vài chục hecta. Các quận huyện còn lại có điều kiện SX đặc thù sẽ là các nông hộ SX nhỏ lẻ, các nông hộ được tổ chức lại theo hướng liên kết vớ i những loại hình phù hợp đã đề xuất để SX hàng hóa. Trong đó, chú trọng vai trò liên kết của tổ hợp tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp đầu đàn. Bên cạnh đó, có thể
  4. nghiên cứu xây dựng các làng hoa kiểng kết hợp du lịch sinh thái để phát huy sức mạnh tổng hợp và khả năng liên kết giữa các nông hộ. Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp TP.HCM, nếu so với Thái Lan thì kỹ thuật lai tạo, nhân giống các hoa kiểng của Việt Nam không hề thua kém nhưng Việt Nam vẫ n còn thiếu một cú hích để có thể vươn xa trên thị trường xuất khẩu. Những hạn chế đó, theo ông đầu tiên chính là do những rào cản thương hiệu; trong khâu tiếp thị, chúng ta chưa chú trọng khi vẫn chưa có catalogue về hoa để chào hàng; ý thức ký hợp đồng của người dân còn yếu và thụ động, các công nghệ sau thu hoạch vẫn còn kém, chưa được ứng dụng. Một điều đáng lưu ý là các phiên chợ đấu khảo ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện được. Với chủng loại nhiều tiềm năng như hoa kiểng thì các nhà nghiên cứu còn chưa khai thác hết gen bản địa, bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu vẫn còn tản mạn, chưa có những qui trình tối ưu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0