intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên nhằm hướng tới đạt chuẩn đầu ra chung của Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên như nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của kĩ năng mềm, phân loại về mức độ quan trọng của từng kĩ năng mềm, xây dựng chương trình đào tạo kĩ năng mềm chung cho sinh viên toàn trường và riêng cho từng chuyên ngành đào tạo, giải quyết các yếu tố tác động đến phát triển kĩ năng mềm không hiệu quả,… nhằm đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chung của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên nhằm hướng tới đạt chuẩn đầu ra chung của Trường Đại học Công nghệ Đông Á

  1. PHÁT TRIỂN Kĩ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NHẰM HƢỚNG TỚI ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA CHUNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á Vi Văn Thảo(1) TÓM TẮT: Giáo dục kĩ năng mềm có vai trò rất quan trọng Ďối với sinh viên, quyết Ďịnh Ďến hơn 70 thành công trong cuộc sống. Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á trở thành vấn Ďề cấp bách nhằm Ďáp ứng yêu cầu chuẩn Ďầu ra chung của chương trình Ďào tạo của nhà trường và thị trường lao Ďộng. Bài viết làm rõ thực trạng về phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á thông qua Ďiều tra, khảo Ďối với 315 sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3, cho thấy nhà trường Ďã quan tâm tới phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên thông qua việc Ďưa kĩ năng mềm trở thành học phần chính thức trong chương trình Ďào tạo. Tuy nhiên việc phát triển kĩ năng mềm vẫn còn nhiều hạn chế chưa Ďáp ứng Ďược yêu cầu Ďặt ra. Trên cơ sở Ďó, chúng tôi Ďề xuất các giải pháp nhằm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên như nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của kĩ năng mềm, phân loại về mức Ďộ quan trọng của từng kĩ năng mềm, xây dựng chương trình Ďào tạo kĩ năng mềm chung cho sinh viên toàn trường và riêng cho từng chuyên ngành Ďào tạo, giải quyết các yếu tố tác Ďộng Ďến phát triển kĩ năng mềm không hiệu quả,… nhằm Ďạt chuẩn Ďầu ra của chương trình Ďào tạo chung của nhà trường. Từ khoá: Phát triển, kĩ năng mềm, sinh viên, chuẩn Ďầu ra, Đại học Công nghệ Đông Á. ABSTRACT: Soft skills education plays a crucial role in students' success, contributing to over 70% of achievements in life. Developing soft skills for students at East Asia University of Technology has become an urgent issue to meet the common graduate outcomes required by the university's training program and the labor market. This article clarifies the current situation of developing soft skills for students at East Asia University of Technology through a survey and comparison of 315 second and third-year students. The findings show that the university has 1. Trường Đại học Công nghệ Đông Á. Email: vivanthaols@gmail.com 253
  2. paid attention to developing soft skills by incorporating them into the formal curriculum; however, there are still limitations in meeting the set requirements. Based on this, we propose solutions to develop soft skills for students, such as enhancing students' awareness of the significance of soft skills, classifying the importance of each soft skill, establishing a general soft skills training program for all students, and specific programs for each field of study. These measures aim to address ineffective factors influencing soft skills development and achieve the common graduate outcomes of the university's training program. Keywords: Development, soft skills, students, graduate outcomes, East Asia University of Technology. 1. Giới thiệu Hành trang Ďể thành công trong cuộc sống của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải Ďược trang bị những kĩ năng cần thiết Ďể giải quyết các vấn Ďề trong cuộc sống hiệu quả, Ďặc biệt trong công việc. Yếu tố quan trọng Ďể thành công không phải là kiến thức chuyên môn con người Ďược trang bị ở trường học, cũng không phải là chỉ số thông minh (IQ) hay nhiều năm kinh nghiệm, Ďó là nhờ trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người (Daniel Goleman, 2007). Kĩ năng mềm là một trong những hành trang quan trọng giúp sinh viên có thể Ďảm nhận tốt công việc chuyên môn Ďã Ďược Ďào tạo (Trần Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Bích Phượng, 2022, 59). Trường Đại học Công nghệ Đông Á hoạt Ďộng theo mô hình Ďào tạo gắn với doanh nghiệp, chú trọng phát triển kĩ năng cho sinh viên. Kĩ năng mềm Ďã Ďược nhà trường Ďưa vào chương trình Ďào tạo, trở thành học phần chính thức với khối lượng 45 tiết lí thuyết. Tuy nhiên, trong quá trình Ďào tạo vẫn còn một số hạn chế nhất Ďịnh chưa Ďáp ứng Ďược yêu cầu của sinh viên và thị trường lao Ďộng. Điều này xuất phát từ chương trình dạy học kĩ năng mềm chưa phù hợp, phương pháp giảng dạy của giảng viên còn hạn chế. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu Ďưa ra giải pháp nhằm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á là thật sự cần thiết, và là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh yêu cầu của sinh viên về trang bị kĩ năng mềm và thị trường lao Ďộng ngày càng cao về kĩ năng làm việc. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Tác giả Forland - Jeremy Ďịnh nghĩa: Kĩ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội Ďể chỉ những kĩ năng có liên quan Ďến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hoà nhập xã hội, thái Ďộ và hành vi ứng xử hiệu quả giao tiếp giữa người với người. Nói khác Ďi, Ďó là kĩ năng liên quan Ďến việc con người hoà mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng Ďồng (Forland - Jeremy, 2006). Còn tác giả Giusoppe Giusti thì cho rằng: Kĩ năng mềm là những 254
  3. biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, Ďặc biệt là những kĩ năng cá nhân hay kĩ năng con người. Kĩ năng mềm thường gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, Ďó là kĩ năng chuyên biệt rất ―người‖ của con người (Giusoppe Giusti, 2008). Từ các quan Ďiểm trên, tôi cho rằng: kĩ năng mềm là những hành vi cụ thể của cá nhân thể hiện năng lực trí tuệ và năng lực hành Ďộng Ďúng Ďắn, hiệu quả. Kĩ năng mềm là quá trình tích luỹ thông qua quá trình học tập, rèn luyện và trải nghiệm trong thực tiễn mà có Ďược. Theo Điều 11 về Quy chế Ďào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội Ďịnh nghĩa chuẩn Ďầu ra: Những quy Ďịnh về nội dung kiến thức, kĩ năng, thái Ďộ ý thức và phẩm chất của người học, công việc mà người học có thể Ďảm nhận Ďược sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu Ďặc thù khác Ďối với từng trình Ďộ Ďào tạo và hệ thống văn bằng (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010). Chuẩn Ďầu ra của một chương trình Ďào tạo là hệ thống những chuẩn mực về Ďào tạo và kết quả của quá trình Ďào tạo (output và outcomes) mà người học xong chương trình Ďào tạo Ďó phải Ďạt Ďược (Vũ Thị Thanh Nga, 2021). Như vậy, chuẩn Ďầu ra chương trình Ďào tạo là tập hợp các kĩ năng, kiến thức và năng lực mà sinh viên phải Ďạt Ďược sau khi hoàn thành chương trình, bao gồm sự hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành, khả năng tư duy phản biện, kĩ năng giao tiếp, sáng tạo, và khả năng giải quyết vấn Ďề. Chuẩn Ďầu ra giúp Ďảm bảo chất lượng giáo dục và Ďáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường lao Ďộng. Từ các quan Ďiểm trên, chúng tôi quan niệm như sau: Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên là quá trình tập trung vào việc nâng cao các kĩ năng chung của chương trình Ďào tạo của nhà trường và các kĩ năng riêng của từng chuyên ngành, bao gồm các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh Ďạo, quản lí thời gian, giải quyết vấn Ďề và sáng tạo,... Đây là những kĩ năng cần thiết Ďể sinh viên có thể thích ứng và thành công trong môi trường làm việc và cuộc sống. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp Ďiều tra, khảo sát Ďối với 315 sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 của Trường Đại học Công nghệ Đông Á thông qua phiếu hỏi Ďể thu thập các thông tin quan trọng về thực trạng phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên tại nhà trường. Các dữ liệu Ďiều tra, khảo sát Ďược chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lí trên phần mềm Microsoft Excel, tính tỉ lệ % và sử dụng thang Ďo 4 mức Ďộ Ďể phân tích kết quả khảo sát. Đồng thời, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương khác như giảng dạy trực tiếp, dự giờ, quan sát quá trình dạy học và phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên tại nhà trường Ďể có những Ďánh giá chính xác và khách quan nhất về thực trạng phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên. 255
  4. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả và thảo luận Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng mềm đối với sinh viên Mức độ quan trọng (%) Vai trò của kĩ năng mềm Có phần Không Rất quan Quan quan quan trọng trọng trọng trọng Giúp sinh viên có thể giao tiếp và 15,91 49,53 12,76 21,8 làm việc nhóm hiệu quả Sinh viên phát triển Ďược tư duy 34,65 32,19 23,65 9,51 logic và sáng tạo Sinh viên có kĩ năng quản lí thời 37,74 39,92 16,71 5,63 gian và lập kế hoạch tốt Tạo cho sinh viên sự linh hoạt và 41,28 31,65 17,89 9,18 thích ứng nhanh trong cuộc sống Từ kết quả khảo sát ở Bảng 1, cho thấy phần lớn sinh viên Ďều nhận thức Ďược vai trò quan trọng của kĩ năng mềm Ďối với sinh viên, cụ thể: - Vai trò giúp sinh viên có thể giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả, có 15.91% sinh viên cho rằng rất quan trọng, có 49,53% cho rằng quan trọng. Nhận thức Ďược Ďiều Ďó là do trong quá trình học tập cũng như trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, sinh viên Ďã thấy Ďược những thiếu sót của mình trong quá trình giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, cùng với Ďó là khả năng làm việc với tập thể không Ďược tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên cho rằng một phần quan trọng và không quan trọng, lần lượt chiếm 12,76% và 21,8 , nguyên nhân do sinh viên chưa quan tâm và thiếu ý thức trong rèn luyện, trau dồi kĩ năng sống cho bản thân. - Vai trò giúp sinh viên phát triển tư duy logic và sáng tạo, có 34,65% sinh viên cho rằng rất quan trọng và 32,19% cho rằng quan trọng, Ďiều này do sinh viên Ďã Ďược rèn luyện và giáo dục kĩ năng mềm thông qua các hoạt Ďộng tổ chức khác nhau và vận trong thực tiễn cuộc sống Ďem lại hiệu quả cao. Bên cạnh Ďó, vẫn còn tỉ lệ tương Ďối lớn sinh viên cho rằng chỉ một phần quan trọng chiếm 23,65% và 9,51% cho rằng không quan trọng, chính nhận thức này ảnh hưởng Ďến Ďến việc trau dồi kĩ năng của sinh viên, làm cho tư duy của sinh viên không thể hoàn thiện và phát triển trong giải quyết vấn Ďề có thể xảy ra trong cuộc sống. - Vai trò giúp sinh viên có kĩ năng quản lí thời gian và lập kế hoạch tốt, có 37,74% sinh viên cho rằng rất quan trọng và có 39,92% cho rằng quan trọng. Sinh viên có Ďược nhận thức như vậy là do trong quá trình thiết lập thời gian học tập và hoạt Ďộng khác của sinh viên gặp phải nhiều khó khăn, Ďiều cần thiết cần 256
  5. phải có kĩ năng mềm Ďể giải quyết hiệu quả vấn Ďề Ďó. Nhưng vẫn còn hơn 22 sinh viên lựa chọn là một phần quan trọng và không quan trọng, nhận thức chưa Ďúng Ďắn này xuất phát từ ý thức tự học, tự trau dồi kĩ năng của sinh viên chưa cao, Ďặc biệt chưa coi trọng vấn Ďề kĩ năng mềm trong học tập và cuộc sống. - Vai trò tạo cho sinh viên sự linh hoạt và thích ứng nhanh trong cuộc sống, có 41,28% sinh viên lựa chọn rất quan trọng, 31,65% sinh viên lựa chọn quan trọng, Ďiều này xuất phát từ việc sinh viên Ďã trải nghiệm Ďược cuộc sống khi là sinh viên phải xa nhà, nên yêu cầu về tính tự lập cần phải có kĩ năng Ďể xử lý vấn Ďề Ďể tồn tại trong môi trường học tập mới. Có 17,89% sinh viên cho rằng một phần quan trọng, Ďiều này xuất phát từ việc sinh viên chưa có nhận thức quyết Ďịnh vấn Ďề Ďúng hay không Ďúng, phù hợp hay không Ďể Ďưa ra nhận Ďịnh của mình chính xác. Có 9,18% sinh viên cho rằng không quan trọng, nguyên nhân do thiếu ý thức học tập và trải nghiệm hoạt Ďộng thực tiễn trong cuộc sống còn hạn chế nên chưa Ďánh giá Ďúng vai trò của kĩ năng mềm. Như vậy, phần lớn sinh viên Ďã nhận thức Ďược vai trò quan trọng của kĩ năng mềm Ďối với bản thân trong học tập và cuộc sống, Ďiều này tạo thuận lợi cho nhà trường, giảng viên trong việc phát triển kĩ năng mềm, hình thành cho các em các kĩ năng cần thiết Ďể có thể xử lý các vấn Ďề trong cuộc sống thành công. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên có nhận thức chưa Ďúng Ďắn về vai trò của kĩ năng mềm, xuất phát từ nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức tự học và trau dồi kĩ năng mềm của bản thân chưa tốt, Ďiều này làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên, Ďòi hỏi cần phải có sự thay Ďổi trong nhận thức của trước tiên nếu muốn phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Ďạt Ďược hiệu quả cao. Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các kĩ năng mềm đối với sinh viên Mức độ quan trọng (%) Các kĩ năng Rất quan Quan Có phần Không quan trọng trọng quan trọng trọng Kĩ năng giao tiếp và lắng 31.39 44.21 12.78 11.62 nghe tích cực Kĩ năng làm việc nhóm 41.52 45.87 6.64 5.97 Kĩ năng nhận thức bản thân 37.92 31.29 22.75 8.04 Kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu 51.62 39.89 5.91 2.58 và lập kế hoạch Kĩ năng làm chủ và kiểm 39.01 38.18 17.89 4.92 soát cảm xúc Kĩ năng quản lí thời gian 47.81 39.72 9.54 2.93 và tài chính cá nhân Kĩ năng thuyết trình 29.16 33.21 27.81 9.82 257
  6. Kĩ năng lãnh Ďạo 11.20 27.91 44.29 16.60 Kĩ năng tư duy phản biện 21.91 25.76 33.94 18.39 Kĩ năng giải quyết vấn Ďề 57.89 39.81 2.30 0.00 Kĩ năng Ďàm phán 9.01 27.91 44.89 18.19 Kết quả ở Bảng 2 cho chúng ta thấy tầm quan trọng của các kĩ năng mềm Ďối với sinh viên, cụ thể từng kĩ năng như sau: Kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực, có 31,39% sinh viên lựa chọn rất quan trọng, có 44,21% sinh viên lựa chọn quan trọng, Ďiều này có Ďược do trong quá trình học tập sinh viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ học và thuyết trình nên thấy Ďược tầm quan trọng của kĩ năng này trong thực tế. Nhưng vẫn có một tỉ lệ không nhỏ sinh viên có lựa chọn không chắc chắn và không quan trọng chiếm lần lượt là 12,78% và 11,62 . Điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển kĩ năng giao tiếp của sinh viên, bởi Ďây là một kĩ năng rất quan trọng trong việc Ďảm bảo Ďược chuẩn Ďầu ra về mặt năng lực cho sinh viên trong chương trình Ďào tạo của nhà trường. Đồng thời, Ďây là một kĩ năng mà con người luôn sử dụng nhiều nhất, phức tạp nhất và căn cứ vào từng Ďiều kiện cụ thể Ďể thực hiện. Kĩ năng làm việc nhóm Ďa số sinh viên Ďều lựa chọn rất quan trọng, chiếm 41,52%, quan trọng chiếm 45,87 , Ďiều này cho thấy, nhận thức của sinh viên Ďúng Ďắn về tầm quan trọng của kĩ năng này trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, con người không thể làm việc Ďộc lập mà cần phải có sự liên kết, tạo mối quan hệ với nhau trong xử lí công việc mang tính tập thể. Tuy nhiên, vẫn có hơn 12 sinh viên lựa chọn một phần quan trọng và không quan trọng, Ďiều này cần phải có giải pháp thay Ďổi nhận thức của sinh viên. Phần lớn sinh viên cũng cho rằng kĩ năng nhận thức bản thân rất quan trọng chiếm 37,92%, quan trọng chiếm 31,29 . Nhưng tỉ lệ sinh viên lựa chọn một phần quan trọng chiếm 22,75%, không quan trọng chiếm 8.04 cũng cần phải xem xét Ďể Ďưa ra giải nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc nhận thức tầm quan trọng của kĩ năng nhận thức bản thân. Hầu hết sinh viên Ďều cho rằng kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch là rất quan trọng chiếm 51,62%, quan trọng chiếm 39,89 , Ďiều này cho thấy kĩ năng này là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn Ďối với sinh viên, Ďòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm nhằm trang bị cho sinh viên kĩ năng này. Kĩ năng làm chủ và kiểm soát cảm xúc cũng Ďược phần lớn sinh viên cho rằng rất quan trọng chiếm 39,01% và quan trọng chiếm 38,18 , Ďiều này xuất phát từ việc sinh viên nhận thức Ďược trong cuộc sống có nhiều vấn Ďề áp lực xảy ra Ďối với sinh viên cần phải Ďối phó. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ sinh viên chiếm 17,89% lựa chọn một phần quan trọng, 4,92% lựa chọn không quan trọng, Ďiều này Ďòi hỏi cần phải có giải pháp nhằm thay Ďổi nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng này. 258
  7. Đối với kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân Ďa phần sinh viên Ďều cho rằng rất quan trọng chiếm 47,81% và quan trọng chiếm 39,72%, bởi Ďây là những kĩ năng cơ bản mà sinh viên cần phải thích nghi khi bắt Ďầu là sinh viên xa nhà. Nhưng vẫn có ít sinh viên chưa nhận thức Ďược tầm quan trọng của kĩ năng này như có 9,54% sinh viên lựa chọn một phần quan trọng và 2,93% lựa chọn không quan trọng. Phần lớn sinh viên cũng cho rằng kĩ năng thuyết trình là rất quan trọng chiếm 29,16% và quan trọng chiếm 33,21%, nguyên nhân trong quá trình tổ chức dạy học giảng viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực yêu cầu sinh viên cần phải tăng cường hoạt Ďộng học tập thông qua thuyết trình, trình bày vấn Ďề nên yêu cầu sinh viên cần phải có kĩ năng này. Nhưng vẫn có một bộ phận sinh viên cho rằng một phần quan trọng và không quan trọng, lần lượt là 27,81% và 9,82%, cần phải có giải pháp Ďể thay Ďổi nhận thức của bộ phận sinh viên này theo hướng tích cực. Đối với kĩ năng lãnh Ďạo thì tỉ lệ sinh viên lựa chọn rất quan trọng chiếm 11,20%, quan trọng chiếm 27,91%, một phần quan trọng chiếm 44,29% và không quan trọng chiếm 16,60 , như vậy tỉ lệ sinh viên lựa chọn rất quan trọng và quan trọng chiếm tỉ lệ ít hơn. Kĩ năng tư duy phản biện, tỉ lệ sinh viên lựa chọn rất quan trọng chiếm 21,91%, quan trọng chiếm 25,76%, một phần quan trọng chiếm 33,94% và không quan trọng chiếm 18,39%. Kĩ năng giải quyết vấn Ďề Ďược Ďa số sinh viên lựa chọn là rất quan trọng chiếm 57,89%, quan trọng chiếm 39,81%, một phần quan trọng chiếm 2,30% và không sinh viên nào lựa chọn không quan trọng. Kĩ năng Ďàm phán, tỉ lệ sinh viên lựa chọn rất quan trọng chiếm 9,01%, quan trọng chiếm 27,91%, một phần quan trọng chiếm 44,89% và không quan trọng chiếm 18,19 . Điều này xuất phát từ các chuyên ngành Ďào tạo trong nhà trường chưa thật sự yêu cầu cao về kĩ năng Ďàm phán. Như vậy, qua phân tích ở trên chúng ta thấy Ďược những kĩ năng Ďặc biệt quan trọng Ďối với sinh viên Ďược sinh viên lựa chọn Ďó là kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch, kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng nhận thức bản thân, kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân, kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn Ďề. Những kĩ năng Ďược phần lớn sinh viên lựa chọn một phần quan trọng và không quan trọng là kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng lãnh Ďạo và kĩ năng Ďàm phán, những kĩ năng Ďòi hỏi cao ở người quản lí nên phần lớn sinh viên nhà trường xuất phát từ Ďặc thù của các ngành Ďào tạo tại nhà trường không yêu cầu quá cao. 259
  8. Bảng 3. Mức độ thể hiện các kĩ năng mềm của sinh viên Mức độ thể hiện các kĩ năng (%) Các kĩ năng Có phần Không Rất tốt Tốt tốt tốt Kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực 13.91 22.97 29.57 33.55 Kĩ năng làm việc nhóm 19.81 29.27 27.95 22.97 Kĩ năng nhận thức bản thân 9.72 51.31 27.97 11.0 Kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế 11.73 19.56 33.71 35.0 hoạch Kĩ năng làm chủ và kiểm soát cảm 17.90 27.36 28.74 26.0 xúc Kĩ năng quản lí thời gian và tài chính 11.57 22.61 33.85 31.97 cá nhân Kĩ năng thuyết trình 7.80 27.78 33.91 30.51 Kĩ năng lãnh Ďạo 5.89 12.93 39.62 41.56 Kĩ năng tư duy phản biện 11.27 22.26 29.56 36.91 Kĩ năng giải quyết vấn Ďề 11.72 27.83 35.72 24.73 Kĩ năng Ďàm phán 11.73 27.88 40.50 19.89 Mức Ďộ thực hiện các kĩ năng mềm của sinh viên tại Bảng 3 cho thấy còn hạn chế, thể hiện ở việc sinh viên lựa chọn thực hiện rất tốt và tốt chiếm tỉ lệ rất nhỏ, trong khi Ďó lựa chọn có phần tốt và không tốt chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số sinh viên Ďược khảo sát. - Thực hiện rất tốt: Kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực chiếm 13,91 , kĩ năng làm việc nhóm thực hiện rất tốt chiếm 19,81 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 11,57 , kĩ năng thuyết trình chiếm 7,80 , kĩ năng lãnh Ďạo chiếm 5,80 , các kĩ năng khác chiếm Ďều chiếm hơn 10 . - Thực hiện tốt: Kĩ năng nhận thức bản thân chiếm 51,31 , kĩ năng làm chủ và kiểm soát cảm xúc chiếm 27,36 . Còn kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu lập kế hoạch chỉ chiếm 19,56 , kĩ năng lãnh Ďạo chiếm 12,92 . Như vậy, tỉ lệ lựa chọn thực hiện các kĩ năng tốt ở mức Ďộ tương Ďối thấp. - Thực hiện có phần tốt: Kĩ năng Ďàm phán chiếm 40,50 , kĩ năng giải quyết vấn Ďề chiếm 35,72 , kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch chiếm 33,97%, kĩ năng thuyết trình chiếm 33,91 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 33,85 , kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực chiếm 29,57%. 260
  9. - Thực hiện không tốt: Kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực chiếm 33,55 , kĩ năng lãnh Ďạo chiếm 41,56 , kĩ năng tư duy phản biện chiếm 36,91 , kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch chiếm 35.0 , kĩ năng thuyết trình chiếm 30,51 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 31,97 . Đây là tỉ lệ lựa chọn rất cao, Ďòi hỏi giảng viên cần phải có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trang bị kĩ năng này cho sinh viên. Như vậy, phần lớn sinh viên Ďều lựa chọn mức Ďộ có phần tốt và không tốt rất cao so với lựa chọn các mức Ďộ thực hiện rất tốt và tốt. Chính vì vậy, cần có giải pháp xây dựng chương trình nhằm nâng cao khả năng thực hành các kĩ năng này cho sinh viên. Bảng 4. Mức độ hài lòng về phát triển kĩ năng mềm của nhà trƣờng cho sinh viên thông qua các hoạt động dạy học Mức độ hài lòng (%) Các kĩ năng Rất hài Hài Có phần Không lòng lòng hài lòng hài lòng Kĩ năng giao tiếp và lắng nghe 21.91 23.83 31.81 22.45 tích cực Kĩ năng làm việc nhóm 18.92 19.37 33.15 28.56 Kĩ năng nhận thức bản thân 7.36 24.42 35.06 33.16 Kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và 15.72 35.77 32.3 16.21 lập kế hoạch Kĩ năng làm chủ và kiểm soát 32.78 29.81 17.85 19.56 cảm xúc Kĩ năng quản lí thời gian và 25.98 31.63 18.30 24.09 tài chính cá nhân Kĩ năng thuyết trình 32.74 47.31 11.63 8.32 Kĩ năng lãnh Ďạo 0.00 9.72 38.02 52.26 Kĩ năng tư duy phản biện 0.00 18.35 25.34 56.31 Kĩ năng giải quyết vấn Ďề 19.93 21.75 17.67 40.65 Kĩ năng Ďàm phán 9.17 18.32 31.39 41.12 Bảng 4 cho thấy mức Ďộ hài lòng của sinh viên về phát triển kĩ năng mềm của nhà trường cho sinh viên: - Tỉ lệ sinh viên lựa chọn cao mức Ďộ rất hài lòng ở việc tổ chức dạy học các kĩ năng thuyết trình chiếm 32,74 , kĩ năng làm chủ và kiểm soát cảm xúc chiếm 32,78 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 25,98%. Qua số liệu 261
  10. trên chúng ta có thể thấy, nội dung và phương pháp dạy học của giảng viên cần phải thay Ďổi nhằm Ďáp ứng yêu cầu của sinh viên. - Tỉ lệ sinh viên lựa chọn mức Ďộ hài lòng cao kĩ năng thuyết trình chiếm 47,31 , kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch chiếm 35,77 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 31,63 , còn các kĩ năng khác tỉ lệ sinh viên lựa chọn thấp. - Tỉ lệ sinh viên lựa chọn ở mức Ďộ có phần hài lòng cao ở các kĩ năng lãnh Ďạo chiếm 38,02 , kĩ năng nhận thức bản thân chiếm 33,15 , kĩ năng làm việc nhóm chiếm 33,15 , kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực cùng với kĩ năng Ďàm phán chiếm khoảng 31%. - Tỉ lệ sinh viên lựa chọn mức Ďộ không hài lòng cao ở các kĩ năng tư duy phản biện chiếm 56,31 , kĩ năng lãnh Ďạo chiếm 52,26 , kĩ năng Ďàm phán chiếm 41,12%, kĩ năng giải quyết vấn Ďề chiếm 40,65 , kĩ năng nhận thức bản thân chiếm 33,16 , kĩ năng làm việc nhóm chiếm 28,56 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 24.09%. Như vậy, phần nhiều sinh viên lựa chọn sự hài lòng của việc phát triển kĩ năng mềm tại nhà trường ở mức Ďộ có phần hài lòng và không hài lòng, tỉ lệ sinh viên lựa chọn rất hài lòng và hài lòng ít hơn. Điều này Ďặt ra vấn Ďề cần phải thay Ďổi chương trình kĩ năng mềm, phương pháp tổ chức dạy học là cần thiết. Bảng 5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên tại nhà trƣờng chƣa hiệu quả Mức độ ảnh hƣởng (%) Các kĩ năng Rất ảnh Ảnh Có phần Không ảnh hƣởng hƣởng ảnh hƣởng hƣởng Kĩ năng mềm chưa phải là môn học chính thức trong chương trình 14.03 11.93 34.63 39.41 Ďào tạo Sự quan tâm của nhà trường tới 13.67 21.72 27.4 37.21 phát triển kĩ năng sống Nội dung giáo dục kĩ năng mềm 31.76 34.61 13.06 20.57 chưa phù hợp Phương pháp giáo dục kĩ năng 31.89 37.72 17.18 13.21 mềm còn nhàm chán Môi trường giáo dục của nhà 35.82 39.59 13.45 11.14 trường chưa tốt Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng mềm còn 39.83 32.72 13.30 14.15 hạn chế 262
  11. Sinh viên chưa có Ďộng cơ, hứng 32.74 47.31 11.63 8.32 thú với giáo dục kĩ năng mềm Thái Ďộ học tập của sinh viên 35.61 38.70 11.43 14.26 chưa cao Không có sự phối hợp giữa Nhà trường, Đoàn Thành niên và Hội Sinh 34.67 41.89 16.52 6.92 viên trong phát triển kĩ năng mềm Bảng 5 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng Ďến phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên tại nhà trường chưa hiệu quả: - Các yếu tố ảnh hưởng lớn Ďến phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên bao gồm: nội dung giáo dục kĩ năng mềm chưa phù hợp, rất ảnh hưởng chiếm 31.76%, ảnh hưởng chiếm 34.61 ; phương pháp giáo dục còn hạn chế, rất ảnh hưởng chiếm 31.76%, ảnh hưởng chiếm 37.72 ; môi trường giáo dục của nhà trường chưa tốt, rất ảnh hưởng chiếm 35.82%, ảnh hưởng chiếm 39.59%; nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng mềm, rất ảnh hưởng chiếm 39.83% và ảnh hưởng chiếm 32.72 ; sinh viên chưa có Ďộng cơ, hứng thú với giáo dục kĩ năng mềm, rất ảnh hưởng chiếm 32.74% và ảnh hưởng chiếm 47.31%; thái Ďộ học tập của sinh viên chưa cao, rất ảnh hưởng chiếm 35.61% và ảnh hưởng chiếm 38.70%; không có sự phối hợp giữa Nhà trường, Đoàn Thành niên và Hội Sinh viên trong phát triển kĩ năng mềm, rất ảnh hưởng chiếm 34.67% và ảnh hưởng chiếm 41.89%. - Các yếu tố ít ảnh hưởng Ďến phát triển kĩ năng mềm bao gồm kĩ năng mềm chưa phải là môn học chính thức trong chương trình Ďào tạo có tới 39.41% lựa chọn không ảnh hưởng và chỉ có 14.03% lựa chọn rất ảnh hưởng và 11.93% lựa chọn ảnh hưởng, Ďiều này là do tại nhà trường, kĩ năng mềm Ďã Ďược Ďưa vào chương trình Ďào tạo trở thành học phần chính thức trong chương trình Ďào tạo nhưng hạn chế là chưa có giáo trình của học phần. Yếu tố ảnh hưởng của sự quan tâm của nhà trường tới phát triển kĩ năng mềm Ďược 37.21% lựa chọn không ảnh hưởng, Ďiều này dễ hiểu bởi nhà trường luôn coi trọng việc giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên. 3.2. Một số giải pháp phát triển ĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại h c Công nghệ Đông Á - Nâng cao nhận thức hơn nữa cho giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của phát triển kĩ năng mềm: Hiện nay, vẫn còn bộ phận nhỏ sinh viên chưa nhận thức Ďúng Ďắn về vai trò, ý nghĩa của kĩ năng mềm Ďối với sinh viên. Chính vì vậy, cần giáo dục Ďể hình thành cho sinh viên nhận thức Ďược kĩ năng mềm là hành trang không thể thiếu khi tham gia vào thị trường lao Ďộng. Nâng cao Ďược ý thức tự học và trau dồi kĩ năng mềm của sinh viên thông qua các hoạt Ďộng thực tiễn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. 263
  12. - Phát triển, phân loại về mức độ quan trọng của từng kĩ năng mềm phù hợp với chương trình đào tạo chuẩn đầu ra của nhà trường: Căn cứ vào kết quả Ďiều tra khảo sát ở mức Ďộ quan trọng của từng kĩ năng cũng như chuẩn Ďầu ra chung của chương trình Ďào tạo nhà trường cần phải lựa chọn các kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch, kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng nhận thức bản thân, kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn Ďề. Đối với các kĩ năng này, nhà trường cần phải chú trọng xây dựng chương trình hoàn thiện Ďào tạo, ngoài chương trình kĩ năng mềm Ďại cương dành cho sinh viên toàn trường, các khoa chuyên ngành cần xây dựng riêng chương trình với một số kĩ năng thành học phần riêng phù hợp với chương trình Ďào tạo chuyên ngành của mình Ďể nhằm Ďưa vào chương trình giảng dạy bắt buộc trang bị cho sinh viên. Chẳng hạn, một số khoa chuyên ngành có thể xây dựng kĩ năng Ďặc thù thành học phần kĩ năng mềm riêng như khoa Điều dưỡng, Quản trị kinh doanh xây dựng học phần kĩ năng giao tiếp, khoa Luật xây dựng học phần kĩ năng tư duy phản biện. Đối với những kĩ năng ở mức Ďộ quan trọng thấp cũng cần có sự hướng dẫn, Ďịnh hướng cho sinh viên việc tự trang bị cho mình thông qua tự học, tự trau dồi kiến thức thông qua các nguồn thông tin khác nhau. - Tăng cường giáo dục, trang bị cho sinh viên các kĩ năng mềm quan trọng và cần thiết phù hợp với chuẩn đầu ra chung của chương trình đào tạo nhà trường: Qua khảo sát, vẫn còn phần lớn sinh viên chưa thực hiện tốt và không tốt phần lớn các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp và lắng nghe tích cực chiếm 33.55%, kĩ năng lãnh Ďạo chiếm 41.56 , kĩ năng tư duy phản biện chiếm 36.91 , kĩ năng xác Ďịnh mục tiêu và lập kế hoạch chiếm 35.0 , kĩ năng thuyết trình chiếm 30.51 , kĩ năng quản lí thời gian và tài chính cá nhân chiếm 31.97%. Trong khi Ďó, Ďây là những kĩ năng vô cùng cần thiết và không thể thiếu Ďối với sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường và tham gia vào thị trường lao Ďộng yêu cầu cao không chỉ về mặt kiến thức mà còn Ďòi hỏi cao về mặt kĩ năng xử lý vấn Ďề (kĩ năng giải quyết vấn Ďề Ďòi hỏi sự tổng hợp của nhiều kĩ năng khác nhau như giao tiếp, hợp tác, phát hiện vấn Ďề, ra quyết Ďịnh,…). Để trang bị tốt các kĩ năng mềm mà sinh viên còn hạn chế, giảng viên cần phải căn cứ vào yêu cầu chung về chuẩn Ďầu ra của chương trình Ďào tạo của nhà trường, sinh viên từng chuyên ngành Ďể có biện pháp tổ chức hoạt Ďộng dạy học phù hợp, kích thích Ďược tính hứng thú cho sinh viên trong quá trình dạy học. Đồng thời, giảng viên cần tích cực sử dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin Ďể tổ chức dạy học theo Ďịnh hướng phát triển năng lực, Ďể không chỉ hình thành cho sinh viên về mặt kiến thức mà còn phát triển các kĩ năng cần thiết Ďể có thể vận dụng trong thực tiễn cuộc sống thành công. Qua Ďó, tạo Ďược sự hài lòng, Ďáp ứng Ďược yêu cầu về phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên. - Giải quyết các yếu tố tác động tiêu cực hoặc cản trở đến hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên thông qua khảo sát đã chỉ ra: Một là, xây dựng nội dung kĩ năng mềm chung phù hợp sinh viên chung toàn trường và 264
  13. học phần kĩ năng mềm riêng cho sinh viên từng chuyên ngành Ďào tạo. Hai là, vận dụng phương pháp dạy học tích cực, hiện Ďại nhằm tạo Ďược sự hứng thú, hấp dẫn, sinh Ďộng Ďể tạo Ďược Ďộng lực thôi thúc sinh viên tích cực học tập, trau dồi kĩ năng mềm. Ba là, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, ở Ďó sinh viên sẵn sàng giúp Ďỡ nhau trong học tập kĩ năng mềm. Bốn là, nâng cao nhận thức của sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng và không thể thiếu của kĩ năng mềm trong học tập và cuộc sống. Năm là, sinh viên cần xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập nhằm hình thành Ďộng cơ và hứng thú trong học tập. Sáu là, sinh viên cần có thái Ďộ, ý thức học tập Ďúng Ďắn, nhất là trong việc trau dồi phẩm chất và kĩ năng sống. Bảy là, tăng cường sự phối hợp giữa Nhà trường, Đoàn Thành niên và Hội Sinh viên trong phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên. 4. Kết luận Kĩ năng mềm chính là hành trang quan trọng cho sinh viên khi bước vào thị trường lao Ďộng không chỉ yêu cầu cao về mặt kiến thức chuyên môn mà còn Ďòi hỏi phải có kĩ năng giải quyết các vấn Ďề trong công việc và cuộc sống. Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á sẽ giúp cho sinh viên có Ďược những lí thuyết cơ bản về kĩ năng mềm nhằm áp dụng trong thực tiễn cuộc sống thành công. Hiện nay, thực trạng phát triển kĩ năng mềm tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á Ďã Ďược nhà trường và các giảng viên giảng dạy trực tiếp quan tâm và Ďạt Ďược một số Ďiểm nổi bật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục Ďể có thể phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Ďạt Ďược hiệu quả hơn như còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa nhận thức Ďúng Ďắn về tầm quan trọng của kĩ năng mềm, hình thức tổ chức dạy học kĩ năng mềm chưa Ďáp ứng Ďược yêu cầu của sinh viên, khả năng kĩ năng mềm của sinh viên vẫn còn hạn chế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng làm cho phát triển kĩ năng mềm chưa hiệu quả. Chính vì vậy, việc Ďề xuất các giải pháp nhằm phát triển kĩ năng mềm là cần thiết như nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của kĩ năng mềm cho sinh viên, xây dựng nội dung chương trình kĩ năng mềm chung cho sinh viên toàn trường và riêng cho từng chuyên ngành Ďào tạo, Ďổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,… nhằm hình thành cho sinh viên các kĩ năng cần thiết Ďể xử lý thành công các vấn Ďề trong thực tiễn cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Daniel Goleman (2007). Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc (nhóm dịch giả), Nxb Tri thức, Hà Nội. 2. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Quy chế Ďào tạo Ďại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết Ďịnh số 3079/QĐ-ĐHQGHN, tháng 10/2010. 3. Vũ Thị Thanh Nga (2021). Giải pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên ngành công tác xã hội theo tiếp cận chuẩn Ďầu ra, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 6-2021, 79. 265
  14. 4. Trần Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Bích Phượng (2022). Nghiên cứu thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng mềm theo mô hình SEL cho sinh viên các trường cao Ďẳng nghề tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Giáo dục, (2020), 22 (23), 59. 5. Forland - Jeremy (2006). Managing Teams and Technology, UC Davis, Graduate School of Management. 6. Giusoppe Giusti (2008). Soft skills for Lawyer, Chelsea Publisher. 7. Nguyễn Văn Tuân (2022). Giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên Ďại học dựa trên dạy và học chính khoá, Tạp chí Khoa học giáo dục, tập 18, số 12, 2022. 266
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0