intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế số: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khái quát lại một số quan điểm về kinh tế số hiện nay, phân tích những thành công trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam đã đạt được cũng như đánh giá những thách thức từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế số: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Mai TÓM TẮT Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi các nền kinh tế trên thế giới, định hình lại các mô hình và lĩnh vực kinh doanh. Bước chuyển đổi này dẫn đến sự xuất hiện của nền kinh tế số. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, là quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, hạ tầng số của Việt Nam được đánh giá có những cơ hội lớn để phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, để khai thác các lợi ích tiềm năng của nền kinh tế số, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhận diện bản chất kinh tế số, nắm bắt đúng thời cơ trong bối cảnh mới, lựa chọn chiến lược thích hợp để bắt kịp xu hướng hiện đại đang là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Bài viết khái quát lại một số quan điểm về kinh tế số hiện nay, phân tích những thành công trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam đã đạt được cũng như đánh giá những thách thức từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. Từ khóa: kinh tế số, Thách thức kinh tế số, giải pháp kinh tế số, Việt Nam. ABSTRACT DIGITAL ECONOMY DEVELOPMENT: THEORETICAL AND PRACTICAL IN VIET NAM The development of the Industrial Revolution 4.0 is changing economies around the world, reshaping business models and fields. This transformation led to the emergence of the digital economy. Vietnam is not an exception to that trend, as a country with a fast-growing economy. Vietnam's digital infrastructure is considered to have great opportunities to develop the digital economy. However, in order to exploit the potential benefits of the digital economy, Vietnam still faces many challenges. Recognizing the nature of the digital economy, seizing the right opportunities in the new context, and choosing an appropriate strategy to catch up with modern trends are urgent requirements for Vietnam. The article summarizes some current perspectives on the digital economy, analyzes the successes in digital economy development in Vietnam, as well as assesses challenges, thereby suggesting some solutions to development digital economy in Vietnam. Keywords: digital economy, Digital economy challenges, digital economy solutions, Vietnam. 1. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ SỐ VÀ QUAN ĐIỂM KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM Kinh tế số (đôi khi được gọi là Kinh tế Internet, Kinh tế web, Kinh tế mới) là nền kinh tế dựa vào các công nghệ số. Thuật ngữ “nền kinh tế số” lần đầu tiên được một giáo sư kinh tế học người Nhật đề cập đến trong bối cảnh nước này rơi vào tình trạng suy thoái vào những năm 1990. Đến năm 1995, ở phương Tây, thuật ngữ này đã được nhắc đến trong cuốn sách Kinh tế số của Don Tapscott có tên là: “Triển vọng và Rủi ro trong kỷ nguyên của trí tuệ mạng”. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên xem xét khả năng ảnh hưởng của Internet đến hoạt động kinh doanh. Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Internet vạn vật vào kinh doanh kéo theo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số - Theo Deloitte (1), hoạt động kinh tế là kết quả của hàng tỷ kết nối trực tuyến hàng ngày giữa con người, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Xương sống của nền 204
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” kinh tế kỹ thuật số chính là là siêu kết nối. Sự kết nối ngày càng tăng của con người, tổ chức và máy móc, chính là kết quả của việc phát triển Internet, công nghệ di động và Internet vạn vật (IoT). - Theo khái niệm của Rouse (2016) (2) “Nền kinh tế số là mạng lưới các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nó cũng có thể được định nghĩa đơn giản hơn là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số”. - Knickrehm et al. (2016) (3), Digital Disruption (Accenture) cho rằng, nền kinh tế kỹ thuật số là tỷ trọng của tổng sản lượng kinh tế thu được từ một số đầu vào “kỹ thuật số” rộng rãi. Các đầu vào kỹ thuật số này bao gồm các kỹ năng kỹ thuật số, thiết bị kỹ thuật số (phần cứng, phần mềm và thiết bị truyền thông), hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số trung gian được sử dụng trong sản xuất. Các thước đo rộng như vậy phản ánh nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số. - Nhóm công tác kinh tế số (The Digital Economy Task Force - DETF) của G20 (2016) (4) đưa ra khái niệm: Kinh tế số là một loạt các hoạt động kinh tế bao gồm sử dụng thông tin và tri thức về kỹ thuật số làm yếu tố chính cho việc sản xuất. Mạng lưới thông tin hiện đại đóng vai trò như một không gian hoạt động quan trọng và việc sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng năng suất và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế. - Nhà xuất bản đại học Oxford OUP (Oxford University Press) (2017) (5) đưa ra khái niệm: Nền kinh tế số là nền kinh tế hoạt động chủ yếu bằng công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là các giao dịch điện tử được thực hiện bằng Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng…) mà công nghệ số được áp dụng. Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2013) (6) kinh tế số là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các thị trường tập trung vào các công nghệ số, thuật ngữ này được dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của con người có sự hỗ trợ của Internet và CNTT&TT. Các thị trường trong nền kinh tế số thường liên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa hoặc dịch vụ thông tin thông qua thương mại điện tử. Hoạt động này được thực hiện với nhiều phân khúc riêng biệt phục vụ việc vận chuyển dữ liệu và các ứng dụng. - R.Bukht và R. Heeks nhận thấy các định nghĩa kinh tế số đều bao gồm kinh tế công nghệ thông tin - truyền thông (khu vực CNTT – TT) cùng một danh mục tiêu dùng/ứng dụng CNTT –TT, chính danh mục này điểm khác biệt giữa các định nghĩa (7). Từ đó, hai nhà kinh tế đã tổng hợp 21 định nghĩa điển hình về kinh tế số và đề xuất khung khái niệm kinh tế số gồm ba phạm vi bao gồm kinh tế số lõi (Core Digital Economy), kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy) (8) 205
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Phạm vi rộng: Kinh tế số hóa Phạm vi hẹp: Kinh tế số Kinh tế lõi: IT/ICT Kinh doanh điện tử Thương mại điện tử công Dịch vụ số Chế tạo Phần mềm nghiệp 4.0 Phần cứng và tư vấn Kinh tế hạ tầng CNTT Nông nghiệp chính xác Kinh tế chia sẻ Dịch vụ Truyền thông Thông tin Kinh tế thuật Kinh tế gắn kết lỏng toán Hình 1. Khái niệm kinh tế số theo R.Bukht và R. Heeks Nguồn: Rumana Bukht and Richard Heeks. Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy. Paper No. 68, Centre for Development Informatics, Global Development Institute, SEED, 2017. Trong đó: (1) Kinh tế số lõi bao gồm chế tạo phần cứng, dịch vụ thông tin, phần mềm và tư vấn công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT); Kinh tế số ICT/VT (Kinh tế số ICT) là lĩnh vực công nghiệp điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin, hay còn gọi là ICT (2) Kinh tế số bổ sung dịch vụ số (Digital services) và kinh tế nền tảng (Platform Economy) vào kinh tế số lõi. Hơn nữa, kinh tế số phạm vi hẹp còn bao gồm một bộ phận của kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), kinh tế gắn kết lỏng (Gig Economy); Kinh tế số Internet/nền tảng (Kinh tế số Internet) gồm các hoạt động kinh tế dựa trên mạng Internet như: Kinh doanh bằng nền tảng số (như Uber, Grab, Airbnb...), kinh doanh dựa trên dữ liệu số, kinh doanh các dịch vụ số trực tuyến và các hình thức kinh doanh dựa trên mạng Internet khác. (3) Kinh tế số hóa bổ sung kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0 (Industry 4.0), nông nghiệp chính xác (Precision agriculture), kinh tế thuật toán (Algorithmic Economy), phần còn lại của kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng vào kinh tế số. Kinh tế số ngành/lĩnh vực (Kinh tế số ngành) là các hoạt động kinh tế dựa trên việc áp dụng các công nghệ số, nền tảng số vào các ngành, lĩnh vực truyền thống nhằm tăng năng suất lao động, tạo giá trị kinh tế mới, tăng thêm gồm các hoạt động như quản trị điện tử, thương mại điện tử, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh, du lịch thông minh. Không có một định nghĩa chung đồng thuận về khu vực số, sản phẩm và giao dịch số, hoặc đơn giản định nghĩa về nền kinh tế số nói riêng (IMF, 2018) (9). “Kinh tế số” thi thoảng được định nghĩa hẹp là các nền tảng trực tuyến và hoạt động hiện hữu trên các nền tảng này, tuy nhiên, theo nghĩa rộng thì nền kinh tế số là tất cả các hoạt động sử dụng dữ liệu số, trong nền kinh tế hiện tại là toàn bộ nền kinh tế. Được nhấn mạnh trong báo cáo của UNCTAD, nền kinh tế số có thể được 206
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” gắn với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại như robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data), và in ba chiều (3D). Ở Việt Nam, những năm 90 của thế kỷ XX thuật ngữ “kinh tế số” chưa được nói nhiều, tại các văn kiện Đại hội XI, XII, khái niệm kinh tế số chưa được nhắc đến, thay vào đó là khái niệm kinh tế tri thức. Dưới sự tác động mạng mẽ của cuộc CMCN lần thứ trên thế giới và những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới cho thấy quan điểm, chủ trương của Đảng về những vấn đề liên quan đến kinh tế số là phù hợp xu thế thời đại và tình hình thực tiễn, đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hiện đại. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội XIII (10), kinh tế số đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cả mục tiêu lẫn chiến lược Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế số trên nền tảng và khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, đây là một trong những định hướng lớn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Điều này cho thấy KTS là một nội dung mới của Đại hội XIII so với các Đại hội trước và khẳng định vai trò của KTS đối với phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết đối với nước ta, phù hợp với xu thế của thời đại Từ kinh tế tri thức tới kinh tế số là một bước chuyển đổi mang tính rõ ràng, cụ thể hơn, dễ định lượng và dễ thực hiện, phù hợp với xu thế hơn. Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (2019) (11) diễn ra vào ngày 2/5/2019, tại Hà Nội do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì đưa ra khái niệm “kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới” (phạm vi rộng) Trong báo cáo “Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và 2045” do Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) (2019) cấp phép cho Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đưa ra khái niệm về nền kinh tế số như sau: “Nền kinh tế số bao gồm tất cả các doanh nghiệp, dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số hoặc các thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.” Như vậy, có thể hiểu, nền kinh tế số là các hoạt động kinh tế được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông thông qua Internet, điện thoại thông minh, mạng di động và mạng không dây, mạng quang học, Internet of Things (IoT), lưu trữ đám mây và điện toán đám mây, dịch vụ chia sẻ, ứng dụng phần mềm và tiền điện tử. Quy mô và tác động của nền kinh tế số được đo lường thông qua mọi người sử dụng và áp dụng những công nghệ này trong các hoạt động về kinh tế và xã hội (12) và có thể nhận diện nền kinh tế số qua đặc điểm đặc thù sau: - Điểm khác biệt lớn nhất trong Phát triển kinh tế số là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như: dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây”( Cloud Computing,), Internet vạn vật - IOT, blockchain - Chuỗi khối, Trí tuệ nhân tạo AI, mạng không dây 5G (Theo đánh giá của Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung Úc (CSIRO - Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization), - Nền kinh tế số bao gồm các công nghệ mới nổi như mạng lưới dựa vào blockchain, nền tảng số và truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử. Công nghệ mới cho phép con người xử lý khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số. Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. - Hoạt động của nền kinh tế số là kết quả của hàng tỷ kết nối trực tuyến giữa con người, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Do đó, xương sống của nền kinh tế số là siêu kết 207
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nối, tạo liên kết giữa con người, các tổ chức và máy móc trên nền tảng Internet, công nghệ di động và Internet kết nối vạn vật. Internet kết nối vạn vật, được gọi là hạ tầng của xã hội thông tin kết nối các thiết bị thực tế, thiết bị thông minh, tòa nhà và các thành phần khác được tích hợp vào thiết bị điện tử, phần mềm, cảm biến… để tham gia trao đổi dữ liệu. - Dữ liệu sẽ là nguồn tài nguyên giá trị trong nền kinh tế số. Sự phát triển của các công nghệ số cho phép thu thập dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ điện thoại thông minh của mỗi cá nhân cho đến hàng triệu thiết bị cảm biến trong các nhà máy, phương tiện giao thông. Những luồng dữ liệu cùng với khả năng phân tích dữ liệu tạo ra giá trị trong hoạt động của cá nhân và cộng đồng. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác giả đã dựa trên bộ công cụ G20 đo lường nền kinh tế kỹ thuật số. Bộ công cụ đưa ra hơn 30 chỉ tiêu và phương pháp luận chính hiện có để theo dõi và đánh giá quy mô mức độ thâm nhập của nền kinh tế kỹ thuật số, các chỉ số này được sắp xếp theo bốn chủ đề gồm có: 1. Cơ sở hạ tầng (bao gồm các chỉ số về sự phát triển cơ sở hạ tầng vật lý, dịch vụ và an ninh nền tảng cho nền kinh tế kỹ thuật số, mức độ truy cập mạng di động và mạng cố định, sự phát triển của mạng internet, cơ sở hạ tầng máy chủ, cơ sở hạ tầng cho internet vạn vật 2. trao quyền cho xã hội (bao gồm các chỉ tiêu thể hiện mức độ tiếp cận và sử dụng công nghệ kỹ thuật số của mọi người, của hoạt động giáo dục, tài chính) 3. Đổi mới và áp dụng công nghệ (bao gồm các chỉ số phản ánh mức độ đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ trong các doanh nghiệp, trong cơ quan quản lý Nhà nước) 4. Việc làm và tăng trưởng (bao gồm các chỉ số đánh giá mức độ đóng góp của công nghệ kỹ thuật vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, tăng năng suất, tác động đến sự phát triển của các ngành như thương mại, thương mại điện tử) Dựa trên các chỉ tiêu đo lường nền kinh tế số được xây dựng bởi G20, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu trong bốn chủ đề trên để đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu trong bài viết: tác giả sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu, bằng việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu có liên quan về kinh tế số như các văn bản pháp quy, các nghiên cứu trong và ngoài nước về kinh tế số, các báo cáo về chuyển đổi số của Việt Nam đề có được dữ liệu nghiên cứu, qua đó tác giả hệ thống lại lý luận về kinh tế số trên thế cũng như quan điểm về kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. Tiến hành tổng hợp các số liệu về kinh tế số ở Việt Nam, đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận định về các cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, dựa trên việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế số cùng với định hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam tác giả đề xuất một giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tới 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Kinh tế số ở Việt Nam với những thuận lợi Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, kinh tế số của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, nhiều triển vọng so với khu vực và thế giới. Là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhờ vào định hướng phát triển nền kinh tế số, Việt Nam đứng thứ 22/60 về tốc độ số hóa và thứ 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới (2020). Kinh tế số tạo ra không gian phát triển mới, mở ra cơ hội cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số. 208
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Theo Báo cáo e-Conomy SEA năm 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN sau Indonesia là nước có doanh thu kinh tế số Internet/nền tảng cao nhất với 44 tỷ USD năm 2020, tiếp theo là Thái Lan với 18 tỷ USD, nhưng là nước có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này cao nhất với mức tăng trưởng hai con số đạt 16%, nước có mức tăng cao tiếp theo là Indonesia với 11%, và Thái Lan 7%. Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng tổng giá trị hàng hóa kinh tế số lớn nhất trong khu vực, đạt 4% GDP; đứng thứ 2 là Singapore 3,2% GDP; Indonesia 2,9% GDP; Thái Lan và Malaysia 2,7% GDP; Philippines 1,6% GDP (năm 2020). Đối với quy mô nền kinh tế số, Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực, đạt giá trị 9 tỷ USD (sau Indonesia và Thái Lan). Báo cáo này cũng dự báo đến năm 2025, kinh tế số Internet/nền tảng Việt Nam sẽ đạt mức 52 tỷ USD (13). Có được những thành quả này là nhờ những thuận lợi mà Việt Nam có được như: - Hệ thống chính trị và nền kinh tế vĩ mô Việt Nam luôn duy trì ổn định. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh và một nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, sự gia tăng thu nhập của người dân, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân với tỷ lệ dân số trẻ cao cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Với lợi thế dân số trẻ, cách thức tiêu dùng, có nền tảng toán học và công nghệ thông tin tương đối tốt, người Việt Nam lại yêu thích và nhanh nhạy tiếp cận với công nghệ mới. Đây thực sự là nền tảng thúc đẩy kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng phát triển. - Nền tảng hạ tầng kinh tế số của Việt Nam khá thuận lợi cho việc chuyển đổi và ứng dụng số. Việt Nam có nhiều ưu thế nổi trội về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), có mạng lưới hạ tầng mạng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp và hiện đại không thua kém các nước tiên tiến trên thế giới, Thống kê từ Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, tính đến tháng 1/2020, Việt Nam có trên 125,5 triệu thuê bao điện thoại đi động có phát sinh lưu lượng, trong đó hơn 64,6 triệu thuê bao di động đang hoạt động có sử dụng dữ liệu, tương ứng với 64,6 triệu người dùng sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có kết nối internet, chiếm trên 67,2% dân số cả nước. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm mạng 5G và báo cáo "5G tại Đông Nam Á" của Cisco - Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung nhận định, Việt Nam là một trong hai quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á triển khai 5G, dự báo đến năm 2025 sẽ có khoảng 6,3 triệu thuê bao kết nối 5G (14). - Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, thể hiện quyết tâm lớn trong định hướng, hành động và tận dụng mọi cơ hội của cuộc CMCN 4.0 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay, hàng loạt bộ luật được ban hành bao gồm các điều khoản, Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến việc phát triển kinh tế số. Trong đó phải kể đến các bộ luật như: Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Công nghệ thông tin (2006), Luật Công nghệ cao (2008), Luật Viễn thông (2009), Luật An toàn thông tin mạng (2015), Luật Chuyển giao công nghệ cao và Luật An ninh mạng (2018)… Để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng internet, Việt Nam tập trung toàn lực cho việc phủ sóng kết nối trên toàn quốc theo quyết định số 74/2006/QĐ-TTg. Chương trình cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng theo Quyết định số 868/QĐ-TTg. Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, bao gồm: Cơ quan Công nghệ Quốc gia, Doanh nhân và Phát triển thương mại hóa, Quỹ Đổi mới sáng tạo công nghệ quốc gia, Trung tâm Dịch vụ Công nghệ cao Hòa Lạc và Trung tâm Thành phố Silicon Sài Gòn. Chính phủ đã thông qua quyết định thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Trung tâm Khởi nghiệp Quốc gia, Nghị 209
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quyết số 1&2/2019/NĐ-CP về việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/6/2020. Với mục tiêu rất cao mà Chương trình đề ra, cần phải quyết liệt phấn đấu mới thực hiện được như: Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 80% dân số. 3.2. Thách thức trong phát triển kinh tế số của Việt Nam Mặc dù, đã đạt được một số thành công trong phát triển kinh tế số, song, so với khu vực và thế giới, thành tựu của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế số trong Nghị quyết số 52-NQ/TW hành trình chuyển dịch sang nền kinh tế số của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: - Môi trường pháp lý và thể chế cho phát triển kinh tế số chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ: Mặc dù khuôn khổ pháp lý có những bước tiến nhất định với nhiều bộ luật. Tuy nhiên, thể chế của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, sự chuẩn bị luôn ở thế bị động, các quy định pháp luật cho các hoạt động kinh tế số chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhan chóng của khoa học - công nghệ, kinh tế số cùng các phương thức kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo mới như: vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng qua thế giới mạng; việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về lợi ích của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, và dân sự trên môi trường số; việc bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet; việc rò rỉ dữ liệu, mua bán và khai thác dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp cũng đang là vấn đề đáng quan tâm trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay; vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương mại trực tuyến. - Nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số: Quy mô nguồn nhân lực của Việt Nam hiện khá dồi dào, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. (ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM), Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2020, quy mô dân số cả nước đạt 97,6 triệu người. Lực lượng người lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước khoảng gần 55,5 triệu người (chiếm tỷ lệ gần 57,7% so với tổng dân số) . Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của lực lượng lao động khoảng 76,2% mặc dù có số lượng lớn, nhưng nguồn nhân lực Việt đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2017 và thuộc nhóm các nước có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới (khoảng 17-20 năm) (15). Đối với chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công nghệ thông tin còn ít về số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Việt Nam đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Việt Nam hiện có khoảng 900.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong đó có số lượng lớn kỹ sư về AI, IoT, khoa học dữ liệu và mức độ thiếu hụt kỹ năng được dự báo sẽ lên đến 1 triệu lao động ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào năm 2023. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt nhân tài còn trầm trọng hơn do chảy máu chất xám khi nhiều người lao động có kỹ năng trong nước đi làm việc ở các thị trường nước ngoài (16). - Hạ tầng và dịch vụ số phục vụ quá trình chuyển đổi số còn hạn chế: Hạ tầng viễn thông mặc dù là điểm mạnh nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của kinh tế số, đặc biệt là vấn đề an ninh mạng. Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số an toàn an ninh thông tin ở 210
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” mức thấp, đặc biệt là ở khối doanh nghiệp, nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới với tổng cộng 70,7 triệu lượt máy tính bị tấn công bởi virus, gây thiệt hại khoảng 24.400 tỷ đồng năm 2021(17). Nếu không bảo đảm an ninh mạng và an toàn thông tin sẽ cản trở mục tiêu đưa kinh tế số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Về dịch vụ số, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều bộ, ngành xây dựng cơ sở dữ liệu còn phân tán và thiếu sự kết nối liên thông đã làm giảm rất nhiều khả năng kết nối thành công các giao dịch kinh tế số. - Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; lực lượng doanh nghiệp nền tảng số đông nhưng chưa mạnh: Ngoại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực bắt buộc phải chuyển đổi số như tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin và truyền thông, phần lớn các doanh nghiệp vẫn mới chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm chứ chưa thực sự triển khai chuyển đổi số. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chiếm 97% với năng lực đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ còn hạn chế chưa đủ điều kiện để chuyển đổi số, 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số, và 72% chưa biết bắt đầu từ đâu (18). Ngoài ra các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về khó khăn về nguồn tài chính phục vụ chuyển đổi số; khó khăn trong thay đổi văn hoá tổ chức; khó khăn về năng lực triển khai; khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số. 4. GIẢI PHÁP Để kịp thời nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đưa kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh, đạt mục tiêu mà Đảng, Chính phủ đề ra, Việt Nam cần khẩn trương triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi sang nền kinh tế số ở Việt Nam cần có những điều kiện cần thiết về thể chế, bộ máy thực hiện và các nguồn lực để triển khai các đột phá chiến lược. 4.1. Giải pháp về thể chế, chính sách tạo khuôn khổ pháp lý đẩy mạnh phát triển kinh tế số Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số không phải là cuộc cách mạng về công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Khung thể chế và pháp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình số hóa. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số. - Hoàn thiện nền tảng, thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số thông qua sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số. Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông như sửa đổi Luật Giao dịch điện tử theo hướng bổ sung các nội dung mới về kinh tế số phù hợp với yêu cầu phát triển của lĩnh vực; hoàn thiện và ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử; hoàn thiện và trình phê duyệt Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân sao cho đạt mục tiêu kép vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân, vừa thúc đẩy phát triển được kinh tế số. - Cần luật hóa những nội dung về kinh tế số, xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ vừa tạo điều kiện cho quá trình số hóa trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ là hết sức cần thiết như xây dựng Luật Công nghiệp Công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số, ban hành các văn bản quy định về quản lý kinh doanh bằng nền tảng số; các quy tắc ứng xử trên môi trường số cũng như các quy định nhằm tạo lập niềm tin, đánh giá tín nhiệm trên không gian mạng, các nghị định về 211
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chia sẻ dữ liệu, xác thực điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân cũng như việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số. - Cần thiết phải sớm xây dựng một chiến lược toàn diện mới về kinh tế số theo nhận thức mới và có một cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quá trình hiện thực hóa nó với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ người đứng đầu Chính phủ với các Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số; Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Chiến lược dữ liệu số quốc gia; Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng, ban hành các chiến lược, chương trình tạo dựng hạ tầng, nền tảng số để hỗ trợ phát triển như: Chiến lược Chính phủ số; Chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia; Chiến lược phát triển bưu chính; Chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia. 4.2. Các giải pháp về nguồn nhân lực - Cần phát triển đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số, kinh tế số trong tất cả các ngành, lĩnh vực; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng số cho người sử dụng thông thường; nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế số thông qua các chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hoá số cho người lao động - Tập trung vào đổi mới, cập nhập nội dung, giáo trình, phương pháp đào tạo, xây dựng và bổ sung các chương trình đào tạo về công nghệ ICT, công nghệ số, đặc biệt là các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing). Bên cạnh đó, cần tăng cường cần hợp tác với các với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp cận được với công nghệ mới gắn với thực tiễn yêu cầu của công nghệ và thị trường kinh tế số hiện nay. 4.3. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng - Xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao nhằm tăng tốc độ truyền tải thông tin, xây dựng các trung tâm dữ liệu và cơ sở dữ liệu cho các dịch vụ điện toán đám mây…. Nhằm tạo động lực thúc đẩy các dịch vụ thông minh. Nâng cấp mạng di động 4G, phát triển mạng di động 5G để có thể theo kịp xu hướng thế giới. - Chính phủ và doanh nghiệp cần khẩn trương nâng cấp hạ tầng số, ứng dụng các các giải pháp công nghệ số hiện đại để triển khai ứng dụng số kết nối thông minh, tập trung phát triển chính phủ điện tử, đi tiên phong trong quá trình số hóa bộ máy quản trị quốc gia giúp cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đơn giản và minh bạch hóa thông tin hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. 4.4. Các giải pháp khác hỗ trợ phát triển kinh tế số - Có cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển, chuyển gia, ứng dụng và đổi mớ công nghệ nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tích hợp công nghệ số trong việc xây dựng chiến lược và phát triển mô hình sản xuất kinh doanh dựa nhằm tối ưu hóa mô hình kinh doanh. - Tiếp tục hợp tác với các nước để xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển đúng hướng, hiệu quả và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội. chú trọng đối ngoại đa phương với các tổ chức từ cấp độ toàn cầu (WTO, WB, IMF…), liên khu vực (ASEM, APEC, 212
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” FEALAC…), khu vực (ASEAN, ADB…) nhằm xây dựng những quy tắc phối hợp và ứng xử chung, các hiệp định, công ước và thỏa thuận hợp tác, phối hợp trên những vấn đề liên quan nảy sinh từ sự phát triển của kinh tế số nhằm bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng. Ngoài ra, cần tăng cường kết nối cộng đồng khoa học công nghệ giữa các quốc gia, khu vực để nâng cao trình độ kỹ năng số. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sâu rộng trên toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần xác định số hóa nền kinh tế là động lực đặc biệt quan trọng và chủ yếu cho mô hình tăng trưởng kinh tế mới, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định trong tiến trình chuyển đổi số, nhưng cũng còn nhiều thách thức trong khuôn khổ, pháp lý chưa hoàn thiện; năng lực chuyển đổi số còn hạn chế. Để số hóa nền kinh tế thành công bên cạnh các giải pháp như: xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; nâng cấp hạ tầng số, ứng dụng các các giải pháp công nghệ số hiện đại để triển khai ứng dụng số kết nối thông minh; phát triển nguồn nhân lực kinh tế số; có các cơ chế thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển, chuyển gia, ứng dụng và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo thì còn cần phải đổi mới tuy duy, nâng cao nhận thức về phát triển nền kinh tế số, qua đó có sự chuẩn bị tốt nhất để thích ứng với xu hướng phát triển này. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN (1) https://www2.deloitte.com/mt/en/pages/technology/articles/mt-what-is- digitaleconomy.html (2) https://diodeweb.files.wordpress.com/2017/08/diwkppr68-diode.pdf (3) https://www.researchgate.net/publication/327356904_Defining_Conceptualising_and_ Measurig_the_Digital_Economy (4) https://www.mofa.go.jp/files/000185874.pdf (5) https://diodeweb.files.wordpress.com/2017/08/diwkppr68-diode.pdf (6) https://diodeweb.files.wordpress.com/2017/08/diwkppr68-diode.pdf (7) Karolin Frankenberger, Hannah Mayer, Andreas Reiter, Markus Schimdt. The digital Transformer’s Dilema, Wiley, 2020: How to energize your core Business While building Disruptive Product and services. (8) Rumana Bukht and Richard Heeks, Centre for Development Informatics, Global Development Institute, SEED, 2017. Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy. Paper No. 68 (9) IMF. 2018. Measuring the Digital Economy. (10) Đảng Cộng sản Việt Nam. 2021. “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, NXBCTQG - Sự thật, Hà nội 2021, tập 1, tr.115; “Phát triển kinh tế số trên nền tảng và khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” (11) https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=36939&l=TinTucSuKien. (12) T.S Nguyễn Trí Duy, Ths Nguyễn Thị Minh Ánh; 2021; Nghiên cứu đo lường kinh tế số ở Việt Nam, Thông tin Khoa học thống kê, số 02/2021, Viện Nghiên cứu Thống kê. (13) https://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-trong-boi- canh-covid-19.htm 213
  11. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” (14) Nguyễn Thị Phương Thảo; 2020; Triển vọng kinh tế số tại Việt Nam. Tạp chí con số sự kiện T04/2020. (15) https://m.vcci.com.vn/hinh-thanh-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-san-sang-dap-ung- chuyen-doi-so. (16) https://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-trong-boi- canh-covid-19.htm. (17) https://cand.com.vn/Cong-nghe/hon-70-7-trieu-luot-may-tinh-nhiem-virus-thiet-hai- 24-4-nghin-ty-vnd-i642044/. (18) Vinasa; 2020; Ngày chuyển đổi số Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2020). Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; NXB Thống kê; Hà Nội. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020). Sổ tay hướng dẫn các bộ chỉ số, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần đánh giá, xếp hạng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của các tổ chức quốc tế. 3. Bùi Thanh Tuấn (2020). Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3100-mot-so-kho-khan- thach-thuc-trong-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam.html. (tạp chí online) 4. Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” 5. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2019). Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2019 và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. 6. Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tuấn Hoa (2020); Chuyển đổi số - Từ khái niệm đến thực tiễn. 7. Google, Temasek, Bain & Company (2020); Báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”. E-Conomy Southeast Asia 2020. 8. Lê Văn Thắng (2020). An ninh thông tin ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay - Vấn đề đặt ra và giải pháp. https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/05/12/an-ninh-thong-tin-o-viet-nam- trong-dieu-kien-hien-nay-van-de-dat-ra-va-giai-phap/. (tạp chí online) 9. Nguyễn Đức (2019). Lo ngại nhân lực doanh nghiệp Việt "đuối" trong nền kinh tế số. https://thegioitiepthi.vn/lo-ngai-nhan-luc-doanh-nghiep-viet-duoi-trong-nen-kinh-te-so- 166323.html. (tạp chí online) 10. Phạm Việt Dũng (2020). Kinh tế số Cơ hội “bứt phá”cho Việt Nam; http://hdll.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/kinh-te-so-co-hoi-but-phacho-viet-nam.html. (tạp chí online) 11. Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Minh Hiền (2019). Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/quan-ly-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-so- 314825.html. (tạp chí online) 12. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018). Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam; Cổng thông tin kinh tế Việt Nam - VNEP (https://Vnep.org.vn). Hà Nội. 13. World Bank. (2021). “Capturing the impacts of digitalization on jobs through a CGE model - an application to Vietnam.” 214
  12. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 14. World Bank, Washington, DC, July. World Bank Group (2021). World Development Report 2021: Data for Better Lives. Washington, DC: World Bank. --- Thông tin tác giả Th.s Nguyễn Thị Mai, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Thương mại. Email: ntmai212@tmu.edu.vn, Số điện thoại: 0975415788 Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Quản lý kinh tế, Thống kê Kinh tế - Xã hội 215
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2