intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học thông qua phương pháp dạy học theo góc cho sinh viên khoa Hóa học - ĐHSP Huế

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo giới thiệu cơ sở lí luận của PPDH theo góc, áp dụng PPDH này vào một tiết học cụ thể trong chương trình THPT và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lâp ṿà thưc hiện ḳế hoạch dạy hoc̣ cho sinh viên sư phạm Hóa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học thông qua phương pháp dạy học theo góc cho sinh viên khoa Hóa học - ĐHSP Huế

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC<br /> THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC<br /> CHO SINH VIÊN KHOA HÓA HỌC - ĐHSP HUẾ<br /> NGUYỄN THỊ THÙY TRANG<br /> Khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Năng lực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch dạy ho ̣c là năng lực sư phạm<br /> tất yếu không thể thiế u đối với sinh viên ngành sư phạm, được rèn luyện<br /> thông qua học phần thực hành phương pháp da ̣y ho ̣c (PPDH) Hóa ho ̣c.<br /> PPDH theo góc - là mô ̣t trong những phương pháp phát huy tính tić h cực, tự<br /> giác, chủ động, sáng tạo cho người ho ̣c. Tuy nhiên qua khảo sát, sinh viên<br /> chưa áp dụng nhiều PPDH tić h cực vào kế hoa ̣ch dạy ho ̣c. Bài báo giới thiệu<br /> cơ sở lí luận của PPDH theo góc, áp dụng PPDH này vào một tiết học cụ thể<br /> trong chương trình THPT và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng<br /> lực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch dạy ho ̣c cho sinh viên sư phạm Hóa học.<br /> Từ khóa: Năng lực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch bài ho ̣c, phương pháp dạy<br /> học, dạy học theo góc<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo điều 24.2 của Luật Giáo dục, "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính<br /> tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp<br /> học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào<br /> thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [5].<br /> Để thực hiện mục tiêu đó, việc đổi mới PPDH là cần thiết.<br /> Muốn đổi mới cách dạy, cách học trước hết người giáo viên phải đổi mới chính PPDH<br /> của mình, thông qua việc hình thành và trau dồi các kĩ năng thiết kế bài dạy theo hướng<br /> tích cực hóa người học, đổi mới cách thức tổ chức một tiết dạy phát huy tính chủ động<br /> cho học sinh cũng như nhiều kĩ năng sư phạm khác. Trong đó đổi mới năng lực lâ ̣p và<br /> thực hiê ̣n kế hoa ̣ch bài ho ̣c [1] là khâu then chốt đầu tiên, quyết định sự thành công hay<br /> không của tiết dạy. Do đó việc hình thành năng lực này là thiết yếu, bởi đây là năng lực<br /> gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm làm phù hợp tối đa<br /> với đặc điểm lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic sư phạm.<br /> Năng lực này sinh viên được tiếp cận nhiều hơn thông qua học phần thực hành PPDH<br /> Hóa ho ̣c. Qua khảo sát giáo án và tập giảng của sinh viên cho thấy: Giáo án được thiết<br /> kế theo kiểu đường thẳng từ trên xuống nên nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính<br /> logic cao. Tuy nhiên giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống<br /> và học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép, suy nghĩ theo, thụ động tiếp thu kiến thức.<br /> Trong lớp học, học sinh ngồi theo các dãy bàn hướng về phía bảng và giáo viên, giáo<br /> viên điều khiển mọi hoạt động. Mă ̣c dù, nhiều sinh viên đã tích cực đổi mới PPDH, chủ<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 23-31<br /> Ngày nhận bài: 20/8/2016; Hoàn thành phản biện: 09/9/2016; Ngày nhận đăng: 13/9/2016<br /> <br /> 24<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THÙY TRANG<br /> <br /> động trong việc tìm tòi những cách thức mới như chuyển từ sử dụng phấn và bảng kết<br /> hợp với máy chiếu truyền thống sang dùng Powerpoint và các trang web. Tuy nhiên,<br /> suy cho cùng đây cũng mới chỉ là những cải tiến đôi chút về kĩ thuật mà không làm thay<br /> đổi bản chất của quá trình dạy học thụ động.<br /> Chúng ta đang hướng tới các PPDH tích cực - một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều<br /> nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,<br /> chủ động, sáng tạo của người học. Nó không phải là một PPDH cụ thể, chuyên biệt nào<br /> đó, cũng không phải là sự phủ nhận các PPDH truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một<br /> định hướng khai thác mặt tích cực của các PPDH hiện có. Ở đó, giáo viên là người giữ<br /> vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri<br /> thức mới, nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập<br /> của học sinh từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức<br /> cần nắm vững. Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang<br /> theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò, không có mục<br /> tiêu chung, đồ dùng dạy học chung cho từng hoạt động như PPDH truyền thống. Ưu<br /> điểm của PPDH tích cực rất chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết các<br /> vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học.<br /> Bên cạnh đó, mỗi cá nhân người học có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, có nhu cầu<br /> nhận thức và khả năng phát triển trí tuệ khác nhau, có những phong cách học tập khác<br /> nhau. Do đó PPDH truyền thống khó đáp ứng được nhu cầu nhận thức cho các nhóm<br /> học sinh có năng lực khác nhau. Mặt khác, do đặc thù môn Hóa học là môn khoa học<br /> thực nghiệm, nếu học sinh được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thì<br /> giờ học sẽ hấp dẫn, sinh động hơn, học sinh sẽ nhanh chóng hiểu bài, khắc sâu kiến thức<br /> hơn. Vận dụng PPDH theo góc nhằm phát triển năng lực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch dạy<br /> cho sinh viên khoa Hóa học trường ĐHSP Huế là một việc làm cần thiết.<br /> 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC<br /> 2.1. Khái niệm<br /> Thuật ngữ tiếng Anh "Working in corners" được dịch là học theo góc, có thể hiểu là làm<br /> việc theo góc, làm việc theo khu vực. Học theo góc là một PPDH mà trong đó giáo viên<br /> tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không<br /> gian lớp học đảm bảo cho học sinh học sâu [3], [4].<br /> 2.2. Ưu điểm<br /> Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở người học. Học sâu và<br /> hiệu quả bền vững; tương tác cá nhân cao giữa thầy và trò, người học lựa chọn hoạt<br /> động; các góc khác nhau – cơ hội học tập khác nhau. Người dạy có nhiều thời gian hơn<br /> cho hoạt động hướng dẫn riêng từng người học, hoặc hướng dẫn từng nhóm nhỏ người<br /> học [3],[4].<br /> 2.3. Qui trình thực hiện [3], [4].<br /> Bước 1. Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng học sinh<br /> <br /> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC...<br /> <br /> 25<br /> <br /> Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học<br /> Bước 3. Tổ chức dạy học theo góc<br /> Bước 4. Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)<br /> 3. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC<br /> 3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung: cần đảm bảo ba nguyên tắc sau<br /> - Tính chính xác<br /> - Tính điển hình<br /> - Tính cơ bản<br /> Ngoài ra PPDH theo góc cần lưu ý thêm: Nội dung kiế n thức cần chú ý đến sự tương<br /> thích về khối lượng và thời gian hoạt động học tập do hoạt động theo góc mất khá nhiều<br /> thời gian dành cho sự luân chuyển giữa các góc nên tùy nội dung kiế n thức mà có thể áp<br /> dụng. Với bộ môn hóa học ở trường THPT thì PPDH theo góc được áp dụng tốt trong<br /> các bài về chất, có các thí nghiệm hoặc các video thí nghiệm cho học sinh quan sát.<br /> 3.2. Thiết kế bài học theo PPDH theo góc<br /> Xác định mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu theo chuẩn kiế n thức, kĩ năng [2] có thể nêu<br /> thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của học sinh<br /> khi thực hiện học theo góc.<br /> Xác định các PPDH chủ yếu: PPDH theo góc cần phối hợp thêm phương pháp học tập<br /> hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện…<br /> Chuẩn bị: Căn cứ vào nội dung cụ thể mà học sinh cần lĩnh hội và cách thức hoạt động<br /> để khai thác thông tin, sinh viên cần:<br /> - Xác định số góc và tên mỗi góc.<br /> - Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho mỗi góc.<br /> - Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho mỗi góc hoạt động.<br /> - Hướng dẫn để học sinh chọn góc xuất phát phù hợp với trình độ của mình và luân<br /> chuyển sang các góc tiếp theo thành vòng tròn nối tiếp.<br /> - Bước chuẩn bị quan trọng và vất vả nhất của sinh viên là thiết kế các nhiệm vụ học tập<br /> thông qua các phiếu học tập; nhiệm vụ của mỗi góc phải thể hiện được sự phân hóa<br /> trình độ để học sinh có thể tự đọc hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình.<br /> - Sinh viên thiết kế và chuẩn bị sao cho học sinh có thể trình bày kết quả một cách trực<br /> quan rõ ràng cho các học sinh khác có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét<br /> 3.3. Tổ chức dạy học theo góc<br /> Theo kế hoạch bài học đã thiết kế, sinh viên tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm<br /> học theo góc.<br /> <br /> 26<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THÙY TRANG<br /> <br /> + Trước khi vào giờ học sinh viên bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã<br /> thiết kế.<br /> + Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu PPDH theo góc và hướng dẫn học sinh chọn góc<br /> xuất phát. Sinh viên hướng dẫn điều chỉnh để có số lượng học sinh chọn góc xuất phát<br /> cho phù hợp.<br /> + Trong quá trình học sinh hoạt động, sinh viên phải thường xuyên theo dõi, phát hiện<br /> khó khăn của học sinh để có hỗ trợ kịp thời.<br /> + Cuối bài học, mỗi nhóm học sinh sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc cuối cùng hoặc có<br /> thể treo và trình bày kết quả ở trên bảng. học sinh cần tập trung nghe và đưa thông tin<br /> phản hồi. Sinh viên chốt lại những điểm cần chỉnh sửa. Các nhóm học sinh tự đánh giá<br /> kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng và chỉnh sửa nếu có. Sinh viên có thể chốt<br /> ngắn gọn và đánh giá cho điểm.<br /> 4. MINH HỌA VỀ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO PPDH THEO GÓC<br /> Bài 45. AXIT SUNFURIC (Hóa học 10 nâng cao)<br /> Kiến thức ho ̣c sinh đã biết<br /> <br /> Kiến thức cần hình thành cho ho ̣c sinh<br /> <br /> - Công thức phân tử axit sunfuric.<br /> - Dung dịch H2SO4 loãng có tính axit mạnh,<br /> dung dịch đặc còn tác dụng được với một số<br /> kim loa ̣i đứng sau H trừ Au, Pt giải phóng<br /> khí SO2 (không giải phóng khí H2).<br /> <br /> - Axit loãng có tính axit mạnh, axit đặc có<br /> thêm tính oxi hóa mạnh, tính háo nước.<br /> - Điều chế H2SO4, ứng dụng, nhận biết ion<br /> sunfat.<br /> <br /> Các hoạt động dạy học<br /> Hoạt động 1: 30 phút<br /> Hoạt động của giáo<br /> viên<br /> Hoạt động tại các góc:<br /> - Giáo viên phát mục<br /> tiêu, nhiệm vụ, phiếu<br /> học tập tại các góc học<br /> tập cho mỗi học sinh.<br /> - Giải đáp các thắc mắc<br /> của học sinh, nhóm học<br /> sinh, trợ giúp nếu cần<br /> thiết.<br /> - Nhắc nhở học sinh<br /> luân chuyển góc học tập<br /> trong trật tự.<br /> <br /> Hoạt động của học sinh<br /> <br /> Đồ dùng – thiết bị dạy học<br /> <br /> - Học sinh bắt buộc phải<br /> trải qua 2 góc: phân tích<br /> và trải nghiệm. Thực hiện<br /> theo nhóm.<br /> Tự giác nghiên cứu cá<br /> nhân trước khi làm việc<br /> theo nhóm.<br /> -Thực hiện nghiêm túc<br /> theo đúng hướng dẫn với<br /> những thí nghiệm học<br /> sinh.<br /> - Luân chuyển góc học<br /> tập trong trật tự.<br /> <br /> Góc trải nghiệm:<br /> + Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ,<br /> sách giáo khoa.<br /> + Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, sơ<br /> đồ điều chế H2SO4 trong công<br /> nghiê ̣p.<br /> + Hóa chất: H2SO4 đặc, quỳ tím, Cu,<br /> CaCO3, Mg.<br /> Góc phân tích:<br /> + SGK Hóa học 10 nâng cao.<br /> + Phiếu học tập .<br /> + Bút dạ, giấy A4, A0.<br /> Góc áp dụng:<br /> - Bảng hỗ trợ kiến thức.<br /> - Phiếu học tập, giấy A4, A0.<br /> <br /> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC...<br /> <br /> 27<br /> <br /> GÓC PHÂN TÍCH<br /> 1. Mục tiêu<br /> - Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit sunfuric, sản xuất axit<br /> sunfuric, cách nhận biết ion sunfat<br /> - Hiểu H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh<br /> 2. Nhiệm vụ<br /> - Cá nhân nghiên cứu SGK bài axit sunfuric và muối sunfat<br /> - Làm theo việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1<br /> PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1<br /> I. Axit sunfuric<br /> - Viết CTCT của H2SO4 và xác định số oxi hóa của S trong H2SO4<br /> - Cho biết một số tính chất vật lí của H2SO4: trạng thái, màu sắc, tính tan<br /> - Từ đặc điểm cấu tạo của H2SO4 và số oxi hóa của S trong H2SO4 cho biết tính chất<br /> hóa học cơ bản của:<br />  Axit H2SO4 loãng (Viết PTHH minh họa)<br />  Axit H2SO4 đặc (Viết PTHH minh họa)<br /> - Viết sơ đồ điều chế H2SO4 trong công nghiệp<br /> II. Muối sunfat<br />  Tính tan<br />  Phương pháp nhận biết ion sunfat và viết PTHH minh họa<br /> <br /> GÓC ÁP DỤNG<br /> 1. Mục tiêu: Từ kiế n thức rút ra trong 2 góc học tập áp dụng hoàn thành các bài tập<br /> 2. Nhiệm vụ<br /> PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2<br /> Bài 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau (cá nhân)<br /> FeS2→SO2→SO3→H2SO4→SO2→Na2SO3→Na2SO4→NaCl→NaNO3<br /> →HCl→H2S→H2SO4<br /> Bài 2. Phân biệt các dung dịch không màu sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2 mà<br /> không dùng thêm thuố c thử nào khác.<br /> Bài 3. Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có<br /> 2 chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với H2SO4<br /> loãng, nhưng cháy trong không khí sinh ra chất khí C làm mất màu dung dịch kali<br /> pemanganat<br />  Cho biết các chất A, B, C<br />  Viết phương triǹ h hóa ho ̣c của các phản ứng đã xảy ra<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1