JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 85-95<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0009<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THIẾT KẾ<br />
TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN TRONG DẠY HỌC<br />
HÓA HỌC CHƯƠNG HIĐRO - NƯỚC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Nguyễn Hữu Chung1 , Nguyễn Thị Phương2<br />
<br />
1 Trường<br />
<br />
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung học cơ sở Phúc Yên, Vĩnh Phúc<br />
<br />
2 Trường<br />
<br />
Tóm tắt. Phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường trung học cơ sở thông qua thiết<br />
kế môđun tự học có hướng dẫn giúp cho học sinh chủ động trong học tập, xác định đúng<br />
nhiệm vụ, và mục tiêu học tập, tự đánh giá quá trình học tập để từ đó lập ra kế hoạch học<br />
tập, điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp với năng lực riêng của bản thân. Học sinh<br />
có ý thức tự học để hiểu và nắm chắc kiến thức, chứ không phải học để đối phó với các kì<br />
thi hoặc kiểm tra, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng<br />
phát triển năng lực cho học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Tính khả thi của phương<br />
pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS được khẳng định qua thực nghiệm áp<br />
dụng dạy học môđun tự học có hướng dẫn Chương Hiđro - Nước (Hóa học 8) tại trường<br />
THCS Phúc Yên, Vĩnh Phúc.<br />
Từ khóa: Năng lực, năng lực tự học, tự học có hướng dẫn, tiếp cận môđun, Hiđro, Nước.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh<br />
bằng nhiều phương pháp, kĩ thuật và đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như: Thiết kế tài liệu tự học<br />
có hướng dẫn- một biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa phổ thông; Phát<br />
triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần hóa<br />
học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông [1, 2]. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu phát triển năng<br />
lực tự học cho đối tượng là học sinh trung học cơ sở thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc còn chưa được<br />
quan tâm nghiên cứu đúng mức, nơi còn nhiều học sinh không biết dùng thời gian ở nhà cho cách<br />
học thế nào để có kết quả tốt, phù hợp với năng lực của bản thân mỗi học sinh.<br />
Với ưu điểm của phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun giúp học sinh có khả năng<br />
học tập tại nhà hiệu quả, thuận lợi trong việc bổ sung nội dung và tài liệu dạy học nhờ các môđun<br />
phụ đạo, nâng cao được chất lượng dạy học. Sau khi học xong môđun nhỏ này học sinh sẽ học sang<br />
môđun nhỏ tiếp theo và cứ như thế học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh được<br />
tri thức. Do tính độc lập tương đối về nội dung dạy học, giáo viên có thể lắp ráp hoặc tháo gỡ các<br />
môđun tùy theo mục đích sử dụng để xây dựng những chương trình dạy học đa dạng, phong phú,<br />
gắn bó chặt chẽ với nhau, tránh được tình trạng bỏ trống hoặc trùng lặp nội dung dạy học [3, 4].<br />
Ngày nhận bài: 17/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/2/2017.<br />
Liên hệ: Nguyễn Hữu Chung, e-mail: chungnh@vnu.edu.vn<br />
<br />
85<br />
<br />
Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương<br />
<br />
Trên cở sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua<br />
thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học Chương Hiđro - Nước ở<br />
trường trung học cơ sở thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Năng lực tự học cho học sinh<br />
<br />
Năng lực tự học của học sinh có thể hiểu là khả năng tự thu nhận tri thức và vận dụng nó<br />
một cách hiệu quả trong hoạt động học tập. Học sinh thể hiện khả năng làm chủ quá trình học tập,<br />
nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực và kết nối chúng một cách<br />
hợp lí trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các vấn<br />
đề đặt ra. Một số biểu hiện năng lực tự học của học sinh như [4, 5]: Có khả năng nhận thức và tư<br />
duy trong học tập; Có khả năng thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, xử lí đánh giá, trình<br />
bày theo cách hiểu biết riêng của bản thân; Có khả năng ghi nhớ các kiến thức và vận dụng chúng<br />
trong việc giải quyết các vấn đề học tập mới; Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm, lắng nghe<br />
và giải quyết mọi xung đột, thể hiện trách nhiệm của bản thân trong giải quyết vấn đề học tập; Tự<br />
đánh giá những mặt mạnh và yếu và xây dựng kế hoặc học tập phù hợp với từng bài học, từng giai<br />
đoạn học tập.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun<br />
<br />
Tự học có hướng dẫn là cách học mà người học có thể tự lĩnh hội kiến thức trên cơ sở tài<br />
liệu tự học có hướng dẫn được biên soạn. Tài liệu gồm cả nội dung, cách xây dựng kiến thức và<br />
kiểm tra kết quả, giúp cho học sinh tự lĩnh hội được kiến thức. Tài liệu tự học có hướng dẫn sẽ làm<br />
thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, giáo viên định hướng tổ chức, học sinh<br />
chủ động nắm bắt kiến thức phương pháp đi tới kiến thức đó.<br />
Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun tuân theo một số nguyên tắc cơ bản là cá<br />
nhân hóa trong học tập, giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh sau quá trình<br />
tự học và đảm bảo hình thành kĩ năng tự học từ thấp đến cao. Các hoạt động của GV và HS liên<br />
hệ với nhau sao cho giáo viên kịp thời sửa chữa sai sót, động viên học sinh tự lực hoàn toàn làm<br />
được [5].<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Thiết kế tài liệu tự học môn hóa có hướng dẫn theo môđun<br />
<br />
Việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun cần đảm bảo nguyên tắc sau [6]: Đảm<br />
bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với nội dung kiến thức với đối tượng học sinh sử dụng tài<br />
liệu; Đảm bảo tính logic, tính hệ thống của kiến thức; Đảm bảo tăng cương vai trò chủ đạo của<br />
lí thuyết; Đảm bảo được tính hệ thống của các dạng bài; Trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ<br />
ràng, hướng dẫn cụ thể, thể hiện rõ nội dung kiến thức trong tâm, gây hứng thú cho học sinh.<br />
Cấu trúc của mô đun dạy học gồm ba hợp phần:<br />
Hệ vào của môđun gồm: Tên hoặc tiêu đề của môđun; giới thiệu vị trí tầm quan trọng và lợi<br />
ích của môđun; nêu rõ các kiến thức kĩ năng cần có trước; hệ thống mục tiêu của môđun; kiểm tra<br />
đầu vào của môđun.<br />
Thân của môđun gồm: Những tiểu môđun tương ứng vơi mục tiêu chung hoặc một loạt<br />
những mục tiêu muốn lĩnh hội. Chứa đầy đủ nội dung dạy học được trình bày theo cấu trúc rõ<br />
ràng kèm theo những chỉ dẫn cần thiết về cách học, giúp học sinh chiếm lĩnh được nội dung và<br />
hình thành được phương pháp tự học. Mỗi tiểu môđun gồm bốn phần: Mở đầu giúp học sinh tiếp<br />
cận với mục tiêu cụ thể; các tình huống, qua đó người học sẽ được dẫn tới nắm vững mục tiêu;<br />
86<br />
<br />
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn...<br />
<br />
tổng hợp nội dung; test trung gian cho phép người học đánh giá được những mục tiêu nào của tiểu<br />
môđun đã đạt và khi cần thiết có thể dẫn học sinh đến những mô đun phụ đạo giúp học sinh bổ<br />
sung những kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót, ôn tập và hệ thống hoá kiến thức.<br />
Hệ ra của môđun gồm: Một bản tổng kết chung; một test kết thúc nhằm kiểm tra mục tiêu<br />
toàn bộ của môđun; hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tùy theo kết quả tự học của học sinh. Nếu<br />
đạt tất cả mục tiêu của môđun, học sinh sẽ được hướng dẫn sang môđun tiếp theo, nếu không qua<br />
được phần lớn các test kết thúc thì học sinh sẽ được yêu cầu học lại môđun. Chúng tôi đã tiến hành<br />
thiết kế môđun tự học có hướng dẫn tương ứng với các tiểu môđun tự học có hướng dẫn kèm theo<br />
thuộc Chương 5 và 6 Chương trình hóa học lớp 8 trung học cơ sở.<br />
Cấu trúc nội dung tài liệu tự học cho một tiểu môđun gồm: Tên tiểu môđun; mục tiêu của<br />
tiểu môđun; tài liệu tham khảo; hướng dẫn học sinh tự học; bài tập tự kiểm tra kiến thức của học<br />
sinh; nội dung lí thuyết cần nghiên cứu; bài tập tự kiểm tra đánh giá sau khi đã nghiên cứu thông<br />
tin; bài tập áp dụng.<br />
Ví dụ thiết kế xây dựng môđun Bài Hiđro - Nước như sau:<br />
MÔĐUN 1: HIĐRO - NƯỚC<br />
I. Mục tiêu<br />
1. Kiến thức<br />
Trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản ban đầu về một số khái niệm và tính chất như:<br />
phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử, kim loại, phi kim, điều chế hiđro trong phòng thí<br />
nghiệm và trong công nghiệp.<br />
Giải thích được cơ bản kiến thức liên quan đến ứng dụng của hiđro trong cuộc sống.<br />
2. Kĩ năng<br />
Hình thành kĩ năng thao tác một số thiết bị thí nghiệm hóa học đơn giảm, quan sát hình ảnh,<br />
hiện tượng thí nghiệm xảy ra, từ đó có thể vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng hóa<br />
học thường gặp trong cuộc sống.<br />
Viết được phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của hiđro và của nước. Vận<br />
dụng lí thuyết vào giải một số bài toán hóa học theo công thức hóa học và phương trình hóa học.<br />
II. Tài liệu tham khảo<br />
1. Hóa học 8 – Nxb Giáo dục – 2007.<br />
2. Sách bài tập nâng cao hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2012 (tác giả Nguyễn Xuân Trường).<br />
3. Bài tập chọn lọc hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2011 (tác giả Huỳnh Văn Út).<br />
III. Hệ thống các tiểu môđun<br />
TIỂU MÔĐUN 1: HIĐRO<br />
A. Mục tiêu:<br />
1. Về kiến thức:<br />
Giải thích được một số biến đổi tính chất vật lí và hóa học của hiđro như: trạng thái, màu<br />
sắc, tính tan, nhẹ hơn không khí, chứng minh tính khử của hiđro qua phản ứng hóa học, hỗn hợp<br />
khí hiđro và oxi có thể gây nổ.<br />
Nắm được hiđro có nhiều ứng dụng trong đời sống như: trong công nghiệp hóa học, công<br />
nghiệp thực phẩm, công nghiệp luyện kim và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.<br />
2. Kĩ năng<br />
Sử dụng thành thạo các thao tác thí nghiệm chứng minh tính chất vật lí và tính chất hóa học<br />
87<br />
<br />
Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thị Phương<br />
<br />
của của hiđro; Hình thành kĩ năng viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của hiđro;<br />
Có kĩ năng tính toán thể tích khí hiđro khi tham gia hay tạo thành sau phản ứng.<br />
3. Năng lực<br />
Làm việc nhóm, tự học có hướng dẫn; Hình thành năng lực tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến<br />
thức lí thuyết từ nguồn tài liệu giáo viên cung cấp.<br />
4. Phương pháp dạy học<br />
Hướng dẫn tự học ở nhà: HS tự trả lời những câu hỏi định hướng kiến thức cần nắm vững<br />
(mục C) thông qua nghiên cứu tài liệu ở các trang giáo viên đánh dấu. Sau khi nghiên cứu tài liệu<br />
và trả lời xong các câu hỏi đó thì học sinh tự làm bài kiểm tra lần 1 (mục D) trong thời gian 15<br />
phút và nộp bài kiểm tra vào ngày hôm sau cho giáo viên.<br />
Sau khi kết thúc mỗi môđun đều có bài tập vận dụng. HS sẽ về nhà tự nghiên cứu bài tập<br />
có hướng dẫn và bài tập có đáp án.<br />
Trên lớp: Học sinh sẽ nghiên cứu phần kiến thức phản hồi của giáo viên cung cấp (mục E)<br />
khoảng 30 phút. Sau đó HS làm bài kiểm tra lần 2 (mục F) và nộp cho giáo viên. Sau đó giáo viên<br />
sẽ cung cấp đáp án và chữa cả 2 bài kiểm tra để HS tự đánh giá được kiến thức của mình.<br />
B. Tài liệu tham khảo<br />
1. Hóa học 8 – Nxb Giáo dục – 2007.<br />
2. Sách bài tập nâng cao hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2012 (tác giả Nguyễn Xuân Trường).<br />
3. Bài tập chọn lọc hóa học 8 - Nxb Giáo dục-2011 (tác giả Huỳnh Văn Út).<br />
C. Hướng dẫn học sinh tự học.<br />
Học sinh đọc tài liệu ở các trang đã hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau:<br />
Câu 1: Em hãy cho biết hiđro có những tính chất vật lí nào? Ứng dụng tính chất vật lí của<br />
hiđro? (SGK Hóa học 8 Tr 105)<br />
Câu 2: Em hãy trình bày tính chất hóa học của hiđro? (SGK Hóa học 8 Tr 105 - 107)<br />
- Hiđro tác dụng với oxi tạo ra sản phẩm gì? Gọi tên sản phẩm. Viết phương trình hóa học.<br />
- Khi nào phản ứng giữa hiđro và oxi gây ra tiếng nổ mạnh nhất? Nguyên nhân do đâu?<br />
- Hiđro tác dụng với oxit kim loại. Viết phương trình hóa học<br />
Câu 3: Hiđro có những ứng dụng gì trong đời sống? (SGK Hóa học 8 Tr 107)<br />
Câu 4: Người ta điều chế hiđro bằng những phương pháp nào? (SGK Hóa học 8 Tr -114 115)<br />
- Người ta thu khí hiđro bằng cách nào? Và nhận biết hiđro như thế nào?<br />
Câu 5: Nêu khái niệm phản ứng thế. Cho ví dụ. (SGK Hóa học 8 Tr 115)<br />
D. Bài tập tự kiểm tra kiến thức của học sinh (bài kiểm tra lần 1).<br />
Câu 1: Công thức phân tử của hiđro là<br />
A. H.<br />
B. H2 .<br />
Câu 2: Khí hiđro có màu gì?<br />
<br />
C. h.<br />
<br />
D. H2 O<br />
<br />
A. Xanh.<br />
B. Hồng.<br />
C. Vàng.<br />
D. Không màu<br />
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Hiđro có thể tác dụng với các nguyên tử oxi trong một số oxit kim loại.<br />
B. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.<br />
<br />
88<br />
<br />
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn...<br />
<br />
C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.<br />
D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.<br />
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ<br />
mạnh nhất.<br />
B. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.<br />
C. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ<br />
mạnh nhất.<br />
D. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.<br />
Câu 5: Trong các dịp lễ hội em thường thấy người ta thả những quả bóng bay. Những quả<br />
bóng bay đó có thể được bơm bởi khí gì?<br />
A. Oxi.<br />
B. Nitơ .<br />
C. Hiđro.<br />
D. Clo.<br />
Câu 6: Ứng dụng của hiđro trong đời sống là:<br />
A. Làm nhiên liệu đốt và nguyên liệu sản xuất nhiều hóa chất.<br />
B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.<br />
C. Bơm vào khinh khí cầu hoặc bóng thám không.<br />
D. Cả ba phương án trên.<br />
Câu 7: Phản ứng thế là<br />
A. Phản ứng giữa 2 đơn chất.<br />
B. Phản ứng giữa 2 hợp chất trong đó có sự thay thế nguyên tử giữa hai hợp chất.<br />
C. Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay<br />
thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.<br />
D. Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay<br />
thế nguyên tử trong hợp chất.<br />
Câu 8: Phản ứng hóa học nào dưới đây được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?<br />
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 .<br />
<br />
B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2 .<br />
<br />
điện phân<br />
<br />
D. 2Na + H2 SO4 → Na2 SO4 + H2 .<br />
C. 2H2 O −−−−−→ 2H2 + O2 .<br />
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?<br />
A. 2KClO3 → 2KCl + O2 .<br />
B. SO3 +H2 O → H2 SO4 .<br />
C. Fe2 O3 + 6HCl → -2FeCl3 +3 H2 O.<br />
D. Fe3 O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2 O.<br />
Câu 10: Cho 2,24 lít hiđro (đktc) tác dụng vừa đủ với m gam CuO. Giá trị của m là:<br />
A. 0,1.<br />
B. 0,8.<br />
C. 8,0.<br />
E. Nội dung lí thuyết cần nghiên cứu (Thông tin phản hồi)<br />
Vấn đề<br />
Câu 1: Hãy cho biết hiđro có những<br />
tính chất vật lí cơ bản nào? Ứng<br />
dụng tính chất vật lí của hiđro?<br />
<br />
D. 80,0.<br />
<br />
Nội dung<br />
1. Tính chất vật lí của hiđro<br />
- Chất khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong các<br />
chất khí, ít tan trong nước. Thường được bơm vào khinh<br />
khí cầu, bóng bay hoặc bóng thám.<br />
89<br />
<br />