VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 48-52; 56<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN<br />
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC TRONG DẠY HỌC<br />
HỌC PHẦN “LÍ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC (PHẦN ĐẠI CƯƠNG)”<br />
Phạm Thị Hồng Tú, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
Bùi Thị Minh Thu - Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên<br />
Ngày nhận bài: 05/03/2018; ngày sửa chữa: 07/03/2018; ngày duyệt đăng: 30/03/2018.<br />
Abstract: Developing self-study ability for students majoring in Biology Pedagogy in teaching<br />
module “Theory of teaching Biology” requires innovation in both contents and teaching methods.<br />
Teaching contents must be in associated with the practice of general education. Thus, besides<br />
traditional teaching methods, teaching methods towards learner’s competence development must<br />
be much more interested. Teachers assign the students tasks and design self-study documents with<br />
module instructions and use of utilities of information technology. In addition, the evaluation of<br />
students must also be carried out towards learner’s competence development.<br />
Keywords: Self-study ability, competence, self-study document, instruction, teaching methods,<br />
assign, manage, information technology.<br />
1. Mở đầu<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn<br />
diện GD-ĐT đã chỉ rõ “Chuyển mạnh quá trình giáo dục<br />
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện<br />
năng lực và phẩm chất người học” [1]. Trong Chương<br />
trình giáo dục phổ thông tổng thể đã chỉ rõ mục tiêu của<br />
giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là hướng tới<br />
hình thành các phẩm chất và các năng lực (kiến thức, kĩ<br />
năng, thái độ) bao gồm cả năng lực cốt lõi, năng lực<br />
chuyên môn. Để phát triển được năng lực cho người học,<br />
đòi hỏi người dạy (đội ngũ giáo viên) phải có được các<br />
năng lực đó ở mức độ cao. Vì vậy, việc phát triển cho<br />
sinh viên (SV) sư phạm những năng lực đáp ứng yêu cầu<br />
của giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ<br />
quan trọng hàng đầu của giảng viên (GV) các trường sư<br />
phạm. Trong các năng lực cần có của SV sư phạm, năng<br />
lực tự học (NLTH) có vai trò rất quan trọng, giúp SV vừa<br />
có thể chủ động tự học suốt đời, đồng thời có năng lực<br />
trong việc bồi dưỡng NLTH cho học sinh (HS) ở trường<br />
phổ thông. Thực tế hiện nay cho thấy, NLTH của SV<br />
ngành Sư phạm Sinh học còn hạn chế. Có nhiều nguyên<br />
nhân dẫn đến hạn chế hoạt động tự học (HĐTH) của SV<br />
trong đó có ảnh hưởng của GV trong việc giao nhiệm vụ,<br />
hướng dẫn và quản lí HĐTH của SV trong quá trình dạy<br />
học. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo<br />
dục phổ thông, đòi hỏi GV các trường sư phạm thấy được<br />
trách nhiệm của mình trong dạy môn học cần thực hiện<br />
được 2 mục tiêu là vừa trang bị kiến thức, vừa phát triển<br />
năng lực nói chung cho SV trong đó có NLTH. Trong<br />
khuôn khổ bài viết, tác giả đề cập việc phát triển NLTH<br />
cho SV Sư phạm ngành Sinh học trong dạy học học phần<br />
“Lí luận dạy học (LLDH) Sinh học (phần đại cương)”<br />
<br />
48<br />
<br />
đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông Việt<br />
Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Tự học và năng lực tự học<br />
Có thể hiểu, Tự học là tự mình động não, suy nghĩ sử<br />
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích,<br />
tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công<br />
cụ) cùng các phẩm chất, động cơ, cả nhân sinh quan, thế<br />
giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó<br />
thành sở hữu của mình [2] và “Học, cốt lõi là tự học, là<br />
quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện<br />
và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng<br />
cách thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành<br />
tri thức bên trong con người mình” [2; tr 64].<br />
“Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có<br />
trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề trong các<br />
tình huống xác định cũng như các tình huống thay đổi<br />
trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và<br />
các thuộc tính tâm lí khác như động cơ, ý chí, quan niệm,<br />
giá trị..., suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động”<br />
[3; tr 68]. Như vậy, năng lực là khả năng của mỗi cá nhân<br />
được thể hiện ở sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ<br />
năng và các thuộc tính tâm như hứng thú, niềm tin, ý<br />
chí,... để thực hiện thành công một loại công việc trong<br />
một bối cảnh nhất định.<br />
Từ các định nghĩa trên, “NLTH” có thể được hiểu là<br />
khả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các<br />
thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý<br />
chí,... để thực hiện thành công việc chiếm lĩnh tri thức<br />
khoa học cũng như thực hiện thành công việc vận dụng<br />
tri thức đã học đã giải quyết được các vấn đề thực tiễn có<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 48-52; 56<br />
<br />
liên quan trong một bối cảnh nhất định. Nói cách khác,<br />
NLTH là một khả năng, trong đó người học là chủ thể tự<br />
giác, tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hợp tác) chiếm<br />
lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong<br />
cuộc sống nhằm đạt được mục đích nhất định. Biểu hiện<br />
NLTH của người học nói chung đó là sự hứng thú, mức<br />
độ tích cực, chủ động tham gia HĐTH và khả năng thực<br />
hiện hiệu quả các hoạt động học tập đó. Do đó, việc dạy<br />
học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và<br />
NLTH nói riêng chính là “Mở rộng dạy học định hướng<br />
nội dung bằng cách tạo môi trường, bối cảnh cụ thể để<br />
người học được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến<br />
thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình một<br />
cách hiệu quả” [4; tr 121-122]. Trong đó, dạy học không<br />
những chú ý tích cực hóa hoạt động HS về hoạt động trí<br />
tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề<br />
gắn với những tình huống thực tiễn của cuộc sống, nghề<br />
nghiệp. Do vậy, việc dạy học môn học theo hướng phát<br />
triển năng lực nói chung và NLTH nói riêng chính là cần<br />
tích cực hóa cả về hoạt động trí tuệ lẫn chú ý rèn luyện<br />
năng lực thực hiện HĐTH gắn với giải quyết vấn đề của<br />
thực tiễn nghề nghiệp. Trên nguyên tắc, năng lực chỉ hình<br />
thành và phát triển thông qua hoạt động, vì vậy việc phát<br />
triển NLTH cho SV thực chất là giao nhiệm vụ, tổ chức<br />
và quản lí việc thực hiện nhiệm vụ tự học của SV ở nhà<br />
cũng như trên lớp. Thông qua việc sẵn sàng nhận nhiệm<br />
vụ và thực hiện các nhiệm vụ tự học, SV tự chiếm lĩnh<br />
tri thức ngành nghề cũng như hình thành các phẩm chất<br />
và phát triển được NLTH của bản thân.<br />
2.2. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm<br />
ngành Sinh học trong dạy học học phần “Lí luận dạy<br />
học Sinh học (phần đại cương)”<br />
Học phần “LLDH Sinh học (phần đại cương)” là môn<br />
học đầu tiên của khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm về<br />
phương pháp dạy học (PPDH), thường được bố trí học<br />
sau khi SV đã được học các môn như Tâm lí học giáo<br />
dục, Giáo dục học và giao tiếp sư phạm. Môn học bao<br />
gồm những lí luận chung về dạy học môn Sinh học ở<br />
trường phổ thông như: Nhiệm vụ, nguyên tắc, phương<br />
pháp, kĩ thuật dạy học (KTDH), hình thức tổ chức dạy<br />
học và cách thức kiểm tra, đánh giá.<br />
Để phát triển được NLTH cho SV trong dạy học học<br />
phần, GV có thể tổ chức các hoạt động của SV theo nhiều<br />
cách khác nhau. Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi đề<br />
cập việc thiết kế tài liệu tự học (TLTH) có hướng dẫn<br />
theo module, việc giao nhiệm vụ, quản lí HĐTH của SV<br />
và đổi mới PPDH học phần theo hướng tăng cường<br />
HĐTH - tự chủ của SV.<br />
2.2.1. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo module<br />
trong dạy học học phần “Lí luận dạy học Sinh học (phần<br />
đại cương)”<br />
<br />
49<br />
<br />
Việc dạy học theo module có ý nghĩa quan trọng<br />
trong việc nâng cao và rèn luyện tính tự học và tự chủ<br />
của người học. “Module dạy học là đơn vị chương trình<br />
dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc đặc biệt, chứa<br />
đựng mục tiêu, nội dung, PPDH và hệ thống công cụ<br />
đánh giá kết quả lĩnh hội. Chúng gắn bó với nhau như<br />
một chỉnh thể” [5; tr 130]. Module dạy học là TLTH có<br />
hướng dẫn, mỗi module tương ứng với một chủ đề dạy<br />
học xác định, tương đối độc lập, là một tài liệu tích hợp<br />
định hướng HĐTH của SV. Thông qua từng bước làm<br />
việc độc lập, khám phá và tự kiểm tra, đánh giá khả năng<br />
của bản thân, SV tự khai thác được nội dung bài học và<br />
đạt được mục tiêu đề ra.<br />
Việc thiết kế TLTH có hướng dẫn theo module dựa<br />
trên các nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, phù hợp với<br />
nội dung truyền đạt; đảm bảo tính khả thi; đảm bảo tính<br />
sư phạm; đảm bảo tính thẩm mĩ [6; tr 19]. Ngoài ra, việc<br />
thiết kế TLTH có hướng dẫn theo module học phần<br />
“LLDH Sinh học (phần đại cương)” phải gắn với thực<br />
tiễn đổi mới giáo dục phổ thông, mỗi hoạt động đều gắn<br />
với yêu cầu chuẩn đầu ra của môn học.<br />
Để tạo được TLTH có hướng dẫn theo module hợp lí,<br />
cần khai thác những tiện ích của công nghệ thông tin. Có<br />
thể sử dụng các phần mềm lập trình có sẵn để xây dựng tài<br />
liệu như phần mềm soạn bài giảng Elearning Adobe<br />
Presenter, phần mềm ghi và chụp màn hình FSCapture<br />
(FastStone Screen Capture). Các phần mềm này cho phép<br />
GV tạo bài giảng tích hợp cả âm thanh, dễ dàng liên kết<br />
với các hình ảnh, video và đặc biệt có thể tạo được những<br />
mối tương tác giữa người dạy - người học.<br />
TLTH có hướng dẫn theo module có vai trò định<br />
hướng SV tự học cho từng thành phần kiến thức. Do vậy,<br />
trong tài liệu có nhiều module, mỗi module là một phần<br />
kiến thức của học phần, được thiết kế gồm các vai trò<br />
chính sau: 1) Giới thiệu mục tiêu cần đạt được của<br />
module: Giúp SV xác định được những kiến thức, kĩ<br />
năng và năng lực cần đạt được của module; 2) Nguồn tài<br />
liệu học tập và tài liệu tham khảo; 3) Hệ thống bài tập tự<br />
học (nhiệm vụ tự học và những sản phẩm phải hoàn<br />
thành và nộp): Đây là phần quan trọng nhất của mỗi<br />
module, định hướng SV cần phải làm gì, làm như thế<br />
nào, sản phẩm cũng như thời gian và cách thức nộp sản<br />
phẩm cho GV; 4) Tri thức bổ trợ có tác dụng hỗ trợ SV<br />
trong việc thực hiện nhiệm vụ; 5) Bài tập tự kiểm tra kiến<br />
thức sau khi đã nghiên cứu module.<br />
Vận dụng quy trình thiết kế TLTH có hướng dẫn theo<br />
module [7; tr 25] chúng tôi thiết kế TLTH có hướng dẫn<br />
cho học phần “LLDH Sinh học (phần đại cương)” gồm<br />
6 module: 1) Nhiệm vụ dạy học Sinh học ở trường phổ<br />
thông; 2) Nguyên tắc dạy học Sinh học ở trường phổ<br />
thông; 3) PPDH Sinh học ở trường phổ thông; 4) Dạy<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 48-52; 56<br />
<br />
khái niệm, quá trình, quy luật sinh học ở trường phổ<br />
thông; 5) Hình thức tổ chức dạy học Sinh học ở trường<br />
phổ thông; 6) Tổ chức kiểm tra, đánh giá HS trong dạy<br />
học Sinh học ở trường phổ thông.<br />
Ví dụ về TLTH có hướng dẫn theo module phần<br />
“PPDH Sinh học ở trường phổ thông”:<br />
1) Mục tiêu của module: Căn cứ vào yêu cầu tối thiểu<br />
về kiến thức, kĩ năng của các tiêu chí cần hình thành cho<br />
SV trong đào tạo nghề [8; tr 197-200], thực tiễn đổi mới<br />
giáo dục phổ thông, nội dung học phần và căn cứ đối<br />
tượng SV chúng tôi xác định mục tiêu SV cần đạt được<br />
sau khi học xong module “PPDH Sinh học ở trường phổ<br />
thông” là: Nêu và phân biệt được khái niệm: quan điểm<br />
dạy học, PPDH và KTDH; Nêu được nội hàm và phân<br />
biệt được các phương pháp, KTDH phổ biến trong dạy<br />
học Sinh học (nội dung, phương pháp, kĩ thuật, quy trình<br />
thực hiện, ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng...); Nêu<br />
được cách phân loại PPDH, các căn cứ để lựa chọn được<br />
PPDH thích hợp; Phân tích được khái niệm kế hoạch bài<br />
học; Phân tích được cấu trúc của 1 kế hoạch bài học theo<br />
định hướng phát triển năng lực HS; Bước đầu xây dựng<br />
được kế hoạch bài học thể hiện được các phương pháp,<br />
KTDH phù hợp cho 1 nội dung sinh học theo hướng phát<br />
triển năng lực HS (viết mục tiêu, lựa chọn PPDH, KTDH<br />
phù hợp, thiết kế các hoạt động dạy, hoạt động học phù<br />
hợp,...) và bước đầu biết sử dụng phương pháp, KTDH,<br />
phương tiện dạy học để tổ chức dạy học cho 1 nội dung<br />
sinh học trên lớp học ở trường phổ thông.<br />
2) Tài liệu học tập, tham khảo chính: Sử dụng 3 tài<br />
liệu [11]; [12]; [3] trong danh mục tài liệu tham khảo.<br />
3) Định hướng HĐTH: Sử dụng hệ thống bài tập để<br />
giao nhiệm vụ tự học cho SV. Mỗi bài tập thiết kế đều<br />
hướng tới đạt được một mục tiêu của bài học, mỗi bài tập<br />
GV đưa ra những yêu cầu về sản phẩm của SV cần phải<br />
đạt được. Thông qua việc thực hiện yêu cầu của bài tập,<br />
SV tự chiếm lĩnh tri thức môn học đồng thời học được<br />
phương pháp học. Vận dụng quy trình thiết kế bài tập<br />
tình huống của tác giả Đinh Quang Báo và các cộng sự<br />
[8; tr 68], chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập giao cho<br />
SV trong dạy học học phần “PPDH Sinh học ở trường<br />
phổ thông” (xem bảng 1 trang sau).<br />
4) Tri thức bổ trợ: Là những thông tin phản hồi liên<br />
quan đến nội dung chính của module có thể tham khảo ở<br />
địa chỉ: https://classroom.google.com/LÝ LUẬN DẠY<br />
HỌC SINH HỌC - SINHK51 - ĐH SƯ PHẠM/Tri thức<br />
bổ trợ/Module PPDH Sinh học ở trường PT.<br />
5) Bài tập tự kiểm tra kiến thức sau khi đã nghiên cứu<br />
module: Bài kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm và 6 bài<br />
tập tình huống thực tiễn (bài tập về mục tiêu bài học, bài<br />
tập về lựa chọn phương pháp và KTDH cho một loại kiến<br />
<br />
50<br />
<br />
thức sinh học, bài tập về thiết kế hoạt động khởi động,<br />
hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động vận dụng và<br />
hoạt động hướng dẫn HS tự học ở nhà). SV tự làm bài<br />
kiểm tra và tự đánh giá kết quả qua phần hướng dẫn chấm<br />
điểm. Có thể tham khảo bài kiểm tra ở địa chỉ:<br />
https://classroom.google.com/LÝ LUẬN DẠY HỌC<br />
SINH HỌC - SINHK51 - ĐH SƯ PHẠM/Bài kiểm<br />
tra/Module PPDH Sinh học ở trường PT.<br />
Như vậy có thể thấy, TLTH có hướng dẫn theo module<br />
vừa chứa đựng yêu cầu cần đạt (hệ vào của module), nội<br />
dung (hoặc địa chỉ cụ thể đến nội dung) của module đồng<br />
thời chứa cả phương pháp hướng dẫn SV tự học và tài liệu<br />
bổ trợ (thân của module). Cuối cùng là bài kiểm tra kiến<br />
thức của mỗi module (hệ ra của module).<br />
2.2.2. Quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong dạy<br />
học học phần “Lí luận dạy học Sinh học (phần đại<br />
cương)”<br />
Để việc giao nhiệm vụ và quản lí, đánh giá việc thực<br />
hiện nhiệm vụ tự học của SV một cách hiệu quả cần có<br />
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Đơn giản nhất là sử<br />
dụng Gmail hoặc lập nhóm trên Facebook để gửi, nhận<br />
TLTH và các tệp đính kèm cũng như gửi nhận xét và<br />
đánh giá HĐTH của SV. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc<br />
quản lí HĐTH của SV cũng như tạo hứng thú tham gia<br />
HĐTH cho SV, nên sử dụng tính năng của Google<br />
classroom - đây là một công cụ tích hợp Google Docs,<br />
Google Drive và Gmail nhằm mục đích giúp GV đơn<br />
giản hóa công việc giảng dạy. Một trong những lợi ích<br />
nổi trội của Google classroom là giúp GV tổ chức và<br />
quản lí lớp học dễ dàng, thuận tiện trong đó có cả quản lí<br />
thời hạn nộp bài tập của SV. Tất cả tài liệu, bài tập và<br />
điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive), GV có<br />
thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo,<br />
hình ảnh lớp học... ngay trên Drive của lớp học này và<br />
chia sẻ cho SV. Đặc biệt sử dụng Google classroom giúp<br />
GV và SV có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở<br />
bất kì nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có<br />
kết nối internet), các thông báo và các trao đổi trên diễn<br />
đàn được thực hiện dễ dàng và thuận lợi [10].<br />
2.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá sinh<br />
viên trong dạy học học phần “Lí luận dạy học Sinh học<br />
(phần đại cương)”<br />
Bên cạnh sử dụng PPDH truyền thống, GV cần sử<br />
dụng PPDH tích cực trong quá trình dạy học theo hướng<br />
tăng cường các HĐTH, tự nghiên cứu của SV như dạy<br />
học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học theo<br />
tình huống thực tiễn, dạy học theo phương pháp nhập vai<br />
(vai HS phổ thông, người học việc, GV dự giờ phân tích<br />
bài học, nhà quản lí)... Dù sử dụng PPDH nào đều thực<br />
hiện theo nguyên tắc là phải tạo cho SV cơ hội được tự<br />
lực, chủ động và sáng tạo tham gia vào các hoạt động tự<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 48-52; 56<br />
<br />
Bảng 1. Hệ thống bài tập định hướng HĐTH cho SV trong module “PPDH Sinh học ở trường phổ thông”<br />
Mục tiêu<br />
<br />
SV tiếp cận với chương<br />
trình giáo dục phổ thông<br />
tổng thể, qua đó xác định<br />
được nhiệm vụ của GV<br />
tương lai.<br />
<br />
SV xác định được các<br />
PPDH Sinh học ở trường<br />
phổ thông, trình bày<br />
được ưu nhược điểm và<br />
cách sử dụng của mỗi<br />
loại PPDH.<br />
SV xác định được các<br />
KTDH tích cực, Trình<br />
bày được ưu nhược điểm,<br />
cách sử dụng của mỗi<br />
loại KTDH.<br />
<br />
SV nhận thức được vai<br />
trò của bản kế hoạch bài<br />
học khi lên lớp, Xác định<br />
được những yêu cầu<br />
chung của 1 kế hoạch bài<br />
học, SV xác định được<br />
quy trình thiết kế được 1<br />
kế hoạch bài học cho 1<br />
nội dung sinh học ở<br />
trường phổ thông.<br />
<br />
SV được học trực tiếp<br />
qua thực tiễn, được đóng<br />
vai GV để dự giờ và bước<br />
đầu biết phân tích giờ dạy<br />
qua đó tự rút ra được bài<br />
học cho bản thân trong<br />
việc sử dụng các phương<br />
pháp và KTDH trong dạy<br />
học môn học.<br />
<br />
Bài tập<br />
1. Khi nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, SV A cho rằng điểm<br />
mới cơ bản về mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là hình thành cho<br />
người học phẩm chất và năng lực (năng lực chung và năng lực chuyên môn). Ý<br />
kiến anh/chị như thế nào? Hãy liệt kê các phẩm chất, năng lực (năng lực chung và<br />
năng lực chuyên môn) cần hình thành cho HS trong dạy học nói chung và dạy học<br />
Sinh học ở trường phổ thông.<br />
Định hướng nghiên cứu tài liệu:<br />
1. Tải chương trình giáo dục phổ thông tổng thể<br />
https://moet.gov.vn/van-ban/vbdt/du thao ctgd pt tong the, du thao chuong trinh<br />
cac mon hoc/tải về<br />
2. Nghiên cứu về các PPDH (Thuyết trình, hỏi đáp, các phương pháp trong nhóm<br />
trực quan, PPDH giải quyết vấn đề...) cho biết: Tên phương pháp, ưu nhược điểm<br />
của mỗi phương pháp, quy trình sử dụng của mỗi phương pháp, những lưu ý khi<br />
sử dụng. Lấy 1 ví dụ cho việc sử dụng PPDH trong dạy học Sinh học ở trường<br />
phổ thông.<br />
Định hướng nghiên cứu tài liệu:<br />
- Tài liệu [11; tr 47-103], [12; tr 90-116], [3; tr 97-135]<br />
3. Nghiên cứu về các KTDH tích cực (kĩ thuật công não, khăn trải bàn, KWL,<br />
phòng tranh...) cho biết: Tên KTDH, ưu nhược điểm của mỗi KTDH, Quy trình<br />
sử dụng của mỗi KTDH, những lưu ý khi sử dụng. Lấy 1 ví dụ cho việc sử dụng<br />
KTDH trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.<br />
Định hướng nghiên cứu tài liệu:<br />
- Tài liệu [3; tr 177-189].<br />
4. Nghiên cứu một kế hoạch bài học (giáo án) cụ thể của 1 giáo viên ở trường phổ<br />
thông (Bài 30. Sự nhân lên của vi rut trong tế bào chủ (Sinh học 10) - mẫu do<br />
giáo viên cung cấp), từ đó xác định cấu trúc chung của một kế hoạch bài học môn<br />
Sinh học, cách viết mục tiêu bài học (sử dụng các động từ tương ứng với các mức<br />
độ nhận thức theo thang Bloom), chỉ ra các hoạt động chính trong một giờ lên lớp<br />
theo định hướng phát triển năng lực HS, chỉ ra những yêu cầu cần đạt của mỗi<br />
hoạt động đó, xác định những căn cứ để lựa chọn phương pháp và KTDH cho mỗi<br />
hoạt động. Từ đó hãy thử đưa ra quy trình thiết kế kế hoạch bài học cho 1 nội dung<br />
Sinh học.<br />
Định hướng nghiên cứu tài liệu:<br />
- file word: kế hoạch bài học Bài 30. Sự nhân lên của vi rut trong tế bào chủ (Sinh<br />
học 10)<br />
(https://classroom.google.com/LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC - SINHK51 ĐH SƯ PHẠM)<br />
- Tài liệu [11; tr 183-194], [12; tr 61-78]<br />
5. Dự giờ qua xem video tiết dạy Bài 30. Sự nhân lên của vi rut trong tế bào chủ<br />
(Sinh học 10) và thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
Nhiệm vụ 1: mô tả lại những hoạt động của giáo viên và HS trong việc thực hiện<br />
các nhiệm vụ dạy - học (hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận<br />
dụng mở rộng và hoạt động hướng dẫn HS tự học ở nhà).<br />
Nhiệm vụ 2: Ở mỗi hoạt động hãy cho biết: giáo viên đã giao nhiệm vụ cho HS<br />
như thế nào? Cách giao như vậy có tạo được hứng thú cho người học không? Có<br />
đảm bảo 100% HS nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện không? Trong<br />
khi HS hoạt động nhóm thì giáo viên làm gì? Nếu HS trả lời sai thì giáo viên xử lí<br />
như thế nào? Cách xử lí như vậy có kích thích được ham muốn học tập của HS<br />
không? Nếu em là giáo viên đó em sẽ làm như thế nào? Hoạt động cuối của giáo<br />
viên ở mỗi nội dung kiến thức là gì? Kết quả của mỗi hoạt động có đạt được mục<br />
tiêu đề ra không?<br />
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra các PPDH và KTDH đã sử dụng trong bài giảng và nêu cách<br />
tổ chức của mỗi phương pháp và KTDH đó.<br />
Định hướng nghiên cứu tài liệu:<br />
file video: Tổ chức dạy học Bài 30. Sự nhân lên của vi rut trong tế bào chủ (Sinh<br />
học 10) và file Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn về phân tích bài dạy - Bộ<br />
GD-ĐT (https://classroom.google.com/LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC SINHK51 - ĐH SƯ PHẠM)<br />
- Tài liệu [11; tr194-198], [12; tr 61-78]<br />
<br />
51<br />
<br />
Yêu cầu sản phẩm<br />
* Yêu cầu sản phẩm:<br />
(1) Chương trình giáo dục<br />
phổ thông tổng thể và<br />
chương trình môn Sinh học;<br />
(2) Đánh giá của SV về phát<br />
biểu của SV A: Đúng sai?<br />
Giải thích; (3) Danh sách các<br />
phẩm chất, các năng lực.<br />
* Thời gian nộp bài:<br />
* Yêu cầu sản phẩm: Bản<br />
báo cáo về PPDH: Tên, vai<br />
trò, Cách sử dụng của<br />
phương pháp. Cho 1 ví dụ<br />
trong dạy học môn Sinh học<br />
ở trường phổ thông.<br />
* Thời gian nộp bài:<br />
* Yêu cầu sản phẩm: Bản<br />
báo cáo về KTDH: Tên,<br />
vai trò, Cách sử dụng của<br />
KTDH. 1 ví dụ.<br />
* Thời gian nộp bài:<br />
<br />
* Yêu cầu sản phẩm:<br />
- Sơ đồ cấu trúc của 1 kế<br />
hoạch bài học.<br />
- Các hoạt động chính của 1<br />
kế hoạch bài học theo định<br />
hướng phát triển năng lực.<br />
- Quy trình thiết kế kế hoạch<br />
bài học.<br />
* Thời gian nộp bài:<br />
<br />
* Yêu cầu sản phẩm:<br />
- Biên bản dự giờ.<br />
- Phân tích các hoạt động<br />
dạy - học.<br />
- Đưa ra cách giải quyết của<br />
cá nhân.<br />
- Phân tích được cách sử<br />
dụng của các phương pháp<br />
và KTDH mà GV đã sử<br />
dụng trong bài giảng.<br />
* Thời gian nộp bài:<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 48-52; 56<br />
<br />
SV tiếp cận cách phân<br />
tích giờ dạy theo công<br />
văn của Bộ GD-ĐT, SV<br />
phân tích, xếp loại và cho<br />
ý kiến qua đó hiểu sâu<br />
sắc hơn những yêu cầu<br />
cần đạt của kế hoạch bài<br />
học, của các hoạt động<br />
GV và HS trong giờ dạy.<br />
SV vận dụng để tự thiết kế<br />
được 1 kế hoạch bài học<br />
cho 1 nội dung sinh học.<br />
SV bước đầu biết tổ chức<br />
dạy học theo kế hoạch<br />
bài học đã thiết kế.<br />
<br />
6. Tải công văn 5555 của Bộ GD-ĐT (công văn về việc biên soạn câu hỏi/bài tập,<br />
thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức dạy học và dự giờ, phân tích rút kinh nghiệm<br />
bài học) [9], nghiên cứu ba tiêu chuẩn: kế hoạch dạy học; Hoạt động của giáo viên,<br />
hoạt động của HS. Mỗi tiêu chuẩn có bốn tiêu chí, mỗi tiêu chí xác định được yêu<br />
cầu đạt được ở ba mức độ trong đó tập trung phân tích ở mức độ cao nhất (mức<br />
độ ba). Trên cơ sở các tiêu chuẩn hãy xếp loại với mức độ đạt được. Từ đó hãy đề<br />
xuất phương án tổ chức hoạt động của giáo viên và HS theo cách của bản thân.<br />
7. Thiết kế 1 bản kế hoạch bài học cho 1 nội dung Sinh học ở trường phổ thông<br />
(hiện tượng, khái niệm, quá trình...).<br />
8. Tổ chức dạy học 1 nội dung Sinh học theo kế hoạch bài học đã thiết kế (quay<br />
video).<br />
<br />
khám phá tri thức. Thông qua việc tự mình tham gia vào<br />
các hoạt động, SV có thể tự học được PPDH từ chính<br />
cách thức tổ chức của GV cũng như tự học thông qua tự<br />
nghiên cứu của bản thân và qua các báo cáo, thảo luận<br />
các sản phẩm học tập của SV trong lớp.<br />
Để phát triển NLTH cho SV, việc tổ chức các hoạt<br />
động học tập cần tiến hành đồng bộ, hài hòa giữa việc thực<br />
hiện HĐTH ở nhà với hoạt động học tập trên lớp. Có thể<br />
tiến hành các hoạt động của GV và SV theo bảng sau:<br />
Thời điểm<br />
thực hiện<br />
<br />
Ở nhà<br />
<br />
Trên lớp<br />
<br />
Hoạt động của GV<br />
- Giao nhiệm vụ tự học<br />
bằng cách cung cấp TLTH<br />
có hướng dẫn theo module<br />
và hướng dẫn SV tự học<br />
theo từng tuần qua Google<br />
Classsroom (hoặc Gmail<br />
của lớp).<br />
- Xử lí kết quả việc thực<br />
hiện nhiệm vụ tự học của<br />
SV (quản lí và đánh giá)<br />
trên Google Classroom.<br />
- Tổng hợp, đánh giá xác<br />
định những điểm SV còn<br />
yếu để có kế hoạch bổ sung<br />
trên lớp.<br />
- Tổ chức SV báo cáo và<br />
thảo luận sản phẩm tự học.<br />
- Giải đáp thắc mắc của SV.<br />
- Đánh giá công khai các<br />
sản phẩm của SV.<br />
- Trình bày những nội dung<br />
trọng tâm, cốt lõi.<br />
- Sử dụng câu hỏi/bài tập để<br />
kiểm tra mức độ lĩnh hội<br />
kiến thức, kĩ năng của SV<br />
sau mỗi module.<br />
- Hướng dẫn kế hoạch cho<br />
việc thực hiện nhiệm vụ tự<br />
học cho module tiếp theo.<br />
<br />
Hoạt động<br />
của SV<br />
<br />
- Nhận nhiệm vụ<br />
và thực hiện các<br />
HĐTH<br />
theo<br />
hướng dẫn của<br />
GV (hoạt động cá<br />
nhân hoặc hoạt<br />
động theo nhóm<br />
nhỏ).<br />
- Nộp sản phẩm<br />
theo đúng quy<br />
định của GV.<br />
<br />
- SV báo cáo sản<br />
phẩm, SV phản<br />
biện (đặt và trả<br />
lời câu hỏi) và<br />
đưa ra những vấn<br />
đề thắc mắc.<br />
- Ghi chép nội<br />
dung qua thảo<br />
luận, nghe giảng<br />
và tự rút ra bài học.<br />
- SV làm bài<br />
kiểm tra.<br />
<br />
* Yêu cầu sản phẩm:<br />
- Công văn 5555 Bộ GDĐT.<br />
- Đánh giá và xếp loại kế<br />
hoạch bài học và giờ dạy<br />
theo công văn.<br />
- Đề xuất phương án cho là<br />
hợp lí hơn.<br />
*Thời gian nộp bài:<br />
* Yêu cầu sản phẩm: kế<br />
hoạch bài học cho dạy 1 nội<br />
dung Sinh học.<br />
* Yêu cầu sản phẩm: Video<br />
tổ chức dạy học theo kế<br />
hoạch bài học đã xây dựng.<br />
<br />
Như vậy, để hoàn thành được các nhiệm vụ tự học thì<br />
SV cần phải nghiên cứu vấn đề theo cách của bản thân<br />
để thu thập thông tin, xử lí thông tin, làm báo cáo và thực<br />
hiện báo cáo một cách khoa học. SV có thể nghiên cứu<br />
tri thức bổ trợ (GV cung cấp trên Google classroom), đọc<br />
sách tham khảo, nghiên cứu tài liệu trên Internet; Tham<br />
gia thảo luận, chia sẻ ý kiến trên Google classroom và<br />
trên lớp; tham gia vào hoạt động như dự giờ, phân tích<br />
bài học. Đặc biệt SV vận dụng được những tri thức về<br />
PPDH Sinh học ở trường phổ thông để tạo ra sản phẩm<br />
của chính bản thân (là kế hoạch dạy học, là video tổ chức<br />
dạy học cho 1 nội dung sinh học). Như vậy, thông qua<br />
thực hiện nhiệm vụ học tập, SV vừa chiếm lĩnh được tri<br />
thức khoa học đồng thời phát triển được các năng lực cho<br />
bản thân như: NLTH, tự nghiên cứu; năng lực khai thác<br />
và sử dụng công nghệ thông tin; năng lực hợp tác; năng<br />
lực giải quyết vấn đề...<br />
Ngoài ra, để phát triển NLTH cho SV cần đổi mới cả<br />
hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá NLTH.<br />
Nội dung đánh giá toàn diện cả về kiến thức, kĩ năng, thái<br />
độ và đặc biệt là NLTH - tự chủ của SV thông qua việc<br />
thực hiện các nhiệm vụ tự học đã được giao. Việc thiết kế,<br />
sử dụng bài tập đánh giá năng lực - bài tập giải quyết tình<br />
huống thực tiễn giáo dục phổ thông và việc thiết kế, sử<br />
dụng các tiêu chí đánh giá quá trình có ý nghĩa quan trọng,<br />
vừa tạo hứng thú, động lực vừa đánh giá được năng lực<br />
SV. Có thể kể đến một số tiêu chí đánh giá như: Đánh giá<br />
HĐTH ở nhà (thời gian nộp bài, số bài tập được giao, mức<br />
độ thực hiện nhiệm vụ được giao) và đánh giá hoạt động<br />
trên lớp (thuyết trình sản phẩm, sự hợp tác, mức độ tích<br />
cực đặt và trả lời các câu hỏi của SV...) và đánh giá qua bài<br />
kiểm tra sau khi học xong mỗi module.<br />
3. Kết luận<br />
Như vậy, thực chất của đổi mới dạy học học phần học<br />
“LLDH Sinh học (phần đại cương)” theo hướng phát<br />
.............................................................(Xem tiếp trang 56)<br />
<br />
52<br />
<br />